Vùng biển khai thác sẽ xác lập hải giới EEZ cho các quốc gia ven biển?

22 Tháng Mười Một 20187:11 CH(Xem: 13001)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ SÁU 23 NOV 2018


Sự kiện Bắc Kinh - Manila hợp tác khai thác


Vùng biển khai thác sẽ xác lập hải giới EEZ cho các quốc gia ven biển?


Bắc Kinh - Manila khai thác dầu khí ở vùng biển Tây Philippines, South China Sea hay biển Đông?


image002image003

Lý Kiến Trúc


VĂN HÓA

23/11/2018


Nếu dựa vào hải đồ trên, lưỡi bò đoạn số 9 liếm sâu vào vùng EEZ của Philippines, Brunei, Malaysia hơn vùng EEZ Việt Nam.


Tuy nhiên, hải đồ trên chưa chính xác do đường lưỡi bò 9 đoạn chỉ là hải đồ tự vẽ mơ hồ của Trung Hoa Dân Quốc mà Trung Quốc nay sử dụng làm yêu sách chủ quyền phi lý.


Lưỡi bò 9 đoạn đã bị Tòa trọng tài thường trực La Haye phủ nhận toàn bộ nào ngày 12/7/2016.


Bản ghi nhớ về hợp tác khai thác dầu khí ký kết giữa hai ông Tập Cận Bình và Rodrigo Duterte ngày 21/11/2018 ở Manila không công bố vị trí - tọa độ khai thác dầu khí ở vùng biển nào.


Nếu vị trí khai thác nằm trong vùng biển Tây EEZ của Philippines thì ông Duterte thực hiện đúng theo luật biển UNCLOS1982.


Ngược lại, nếu vị trí khai thác nằm ở rìa lưỡi bò hay nằm bên trong lưỡi bò thì vấn đề trở nên phức tạp. Ví dụ như vụ công ty Repsol ở mỏ Cá Rồng Đỏ, tập đoàn dầu khí Nga Rosneft ở mỏ Lan Đỏ, tập đoàn dầu khí Mỹ Exxon Mobil ở mỏ Cá Voi Xanh ...


Báo Văn Hóa Online nêu lên nghi vấn có thể đã có sự thỏa thuận "ngầm" giữa Bắc Kinh và Manila xác lập rõ ràng đường ranh hải giới EEZ biển Tây của Philippines. Thỏa thuận này có thể không nằm trong bản ghi nhớ.   


Sự kiện Bắc Kinh và Manila hợp tác khai thác khai thác tài nguyên, dầu khí ở Biển nói chung, đánh dấu thời điểm đã tới lúc quốc tế cần xác lập đường ranh hải giới chủ quyền EEZ của các quốc gia ven biển.


Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường nội thủy của quốc gia ven biển ra ngoài khơi xa dựa trên luật biển UNCLOS 1982 (chưa xác định chính xác), tùy thuộc rất lớn vào quyền chủ quyền và lợi nhuận khai thác các mỏ dầu khí nằm ở tọa độ chồng lấn, ví dụ như ở Vịnh Bắc Việt, ví dụ như tọa độ mỏ Cá Voi Xanh (Blue Whale) có trữ lượng ước tính 150 tỉ mét khối, sẽ đóng góp vào ngân sách Việt Nam gần 20 tỉ đô la.


Khu vực mỏ Cá Voi Xanh nằm tại lô 118, nằm trọn trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của Việt Nam. Tuy nhiên với đường lưỡi bò tự vẽ, và đã bị Tòa án Trọng tài Thường trực phán quyết là vô căn cứ, Bắc Kinh cũng yêu sách khu vực này. Đường 9 đoạn của Trung Quốc cách bờ biển miền Trung Việt Nam có 50 hải lý, trùm lên một phần ba phía đông của lô 118 (theo RFI).


image004


Đặc biệt, vùng đặc quyền kinh tế EEZ của Việt Nam tập trung rất nhiều mỏ dầu khí. Có nhiều mỏ nằm sát rìa đường lưỡi bò 9 đoạn, Bắc Kinh thường lấy cớ đó làm khó dễ các tập đoàn dầu khí quốc tế khi hợp đồng khai thác với Việt Nam.


Xuyên qua các hội nghị thảo luận về COC giữa ASEAN + Trung Quốc, Việt Nam + Trung Quốc, chưa có bản ghi nhớ hay "nghị quyết" cụ thể nào quy định đường ranh hải giới EEZ của các quốc gia ven biển.


Đường lưỡi bò 9 đoạn có còn tồn tại sau phán quyết PCA? Lưỡi bò 9 đoạn đối với quốc tế chính là Vùng Biển Quốc Tế? Vùng biển quốc tế rộng bao nhiêu và nó sẽ bao trùm, chồng lấn, hay riêng biệt ở vùng biển nào? Toàn bộ chu vi vùng biển rộng 3,5 triệu km2 sẽ được ASEAN + Trung Quốc + Quốc tế phân chia, định luật ra sao?


Việt Nam đã có thỏa thuận "ngầm" nào chưa với Trung Quốc xác lập đường ranh hải giới EEZ? Đặc biệt ở vùng biển Hoàng Sa - Đà Nẵng, Lý Sơn Quảng Ngãi.


Khi "Quyền" EEZ của các quốc gia ven biển được xác lập thì "Lợi" chỉ còn trên các hợp đồng thương mại.


image005


- Sau vụ Repsol đến Lan Đỏ: Độc kế xác định hải giới chữ U?


- Ông Duterte: Cứ để dành Phán quyết đấy, sẽ hành động nếu Trung Quốc...


- Vụ Repsol: Việt Nam đừng mong Mỹ quan tâm?


- Dầu khí và những toan tính chính trị - quân sự.


- Mỏ khí Cá Voi Xanh có nằm trong vùng tranh chấp?


- Liệu TQ sẽ phá dự án Cá Voi Xanh của ExxonMobil tại VN?


image006


Lưỡi bò số 1 xuất phát từ vùng biển phía nam Cao Hùng - Taiwan, lưỡi bò đoạn số 9 chấm dứt ở vùng biển tây Hoàng Sa, gần rìa ranh hải giới Vịnh Bắc Việt. (Chú thích của Văn Hóa)
27 Tháng Mười 2016(Xem: 19852)
- Theo vết xe Nguyễn Phú Trọng, ông Đinh Thế Huynh sẽ qua Mỹ cuối tháng 10? - Ông Đinh Thế Huynh có lọt vào "mắt xanh" Mỹ?
25 Tháng Mười 2016(Xem: 14184)
- ‘Nguyên tắc ba điểm’ quan hệ Việt–Trung 2014
18 Tháng Mười 2016(Xem: 14958)
VN ủng hộ Mỹ "can dự" vào Biển Đông Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS John S. McCain tại cảng Cam Ranh.
16 Tháng Mười 2016(Xem: 16203)
05 Tháng Mười 2016(Xem: 13912)
Cảng Cam Ranh chụp ngày 17/8/16. Ảnh minh họa
29 Tháng Chín 2016(Xem: 13426)
- Tại họp báo ở Hà Nội ngày 29/9, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay tiết lộ ông Duterte đã bàn về vấn đề Biển Đông khi gặp Chủ tịch Trần Đại Quang. - Tin mới nhất từ trang rappler.com cho biết, phía Philippines cho rằng đàm phán song phương với Trung Quốc là cần thiết, nhưng có vẻ phía Việt Nam hướng về đàm phán đa phương trong vấn đề Biển Đông.
27 Tháng Chín 2016(Xem: 12719)
VH: Từ Hiệp định Paris 1973 đến Phán quyết PCA 12/7/2016: "Sau chiến tranh VN là Philippines?" Trước báo giới, ông Rodrigo Duterte phát biểu : « Tôi thật sự không muốn cắt đứt quan hệ với Hoa Kỳ nhưng tôi sẽ lập thêm liên minh mới với Trung Quốc và ông Medvedev (thủ tướng Nga) đang chờ chuyến thăm của tôi ». Ông nói tiếp : « Tôi đang trên đường vượt qua lằn ranh giới hạn trong quan hệ giữa tôi và Hoa Kỳ. Đây là điểm quyết định, không lùi lại được ».