Vùng biển khai thác sẽ xác lập hải giới EEZ cho các quốc gia ven biển?

22 Tháng Mười Một 20187:11 CH(Xem: 12732)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ SÁU 23 NOV 2018


Sự kiện Bắc Kinh - Manila hợp tác khai thác


Vùng biển khai thác sẽ xác lập hải giới EEZ cho các quốc gia ven biển?


Bắc Kinh - Manila khai thác dầu khí ở vùng biển Tây Philippines, South China Sea hay biển Đông?


image002image003

Lý Kiến Trúc


VĂN HÓA

23/11/2018


Nếu dựa vào hải đồ trên, lưỡi bò đoạn số 9 liếm sâu vào vùng EEZ của Philippines, Brunei, Malaysia hơn vùng EEZ Việt Nam.


Tuy nhiên, hải đồ trên chưa chính xác do đường lưỡi bò 9 đoạn chỉ là hải đồ tự vẽ mơ hồ của Trung Hoa Dân Quốc mà Trung Quốc nay sử dụng làm yêu sách chủ quyền phi lý.


Lưỡi bò 9 đoạn đã bị Tòa trọng tài thường trực La Haye phủ nhận toàn bộ nào ngày 12/7/2016.


Bản ghi nhớ về hợp tác khai thác dầu khí ký kết giữa hai ông Tập Cận Bình và Rodrigo Duterte ngày 21/11/2018 ở Manila không công bố vị trí - tọa độ khai thác dầu khí ở vùng biển nào.


Nếu vị trí khai thác nằm trong vùng biển Tây EEZ của Philippines thì ông Duterte thực hiện đúng theo luật biển UNCLOS1982.


Ngược lại, nếu vị trí khai thác nằm ở rìa lưỡi bò hay nằm bên trong lưỡi bò thì vấn đề trở nên phức tạp. Ví dụ như vụ công ty Repsol ở mỏ Cá Rồng Đỏ, tập đoàn dầu khí Nga Rosneft ở mỏ Lan Đỏ, tập đoàn dầu khí Mỹ Exxon Mobil ở mỏ Cá Voi Xanh ...


Báo Văn Hóa Online nêu lên nghi vấn có thể đã có sự thỏa thuận "ngầm" giữa Bắc Kinh và Manila xác lập rõ ràng đường ranh hải giới EEZ biển Tây của Philippines. Thỏa thuận này có thể không nằm trong bản ghi nhớ.   


Sự kiện Bắc Kinh và Manila hợp tác khai thác khai thác tài nguyên, dầu khí ở Biển nói chung, đánh dấu thời điểm đã tới lúc quốc tế cần xác lập đường ranh hải giới chủ quyền EEZ của các quốc gia ven biển.


Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường nội thủy của quốc gia ven biển ra ngoài khơi xa dựa trên luật biển UNCLOS 1982 (chưa xác định chính xác), tùy thuộc rất lớn vào quyền chủ quyền và lợi nhuận khai thác các mỏ dầu khí nằm ở tọa độ chồng lấn, ví dụ như ở Vịnh Bắc Việt, ví dụ như tọa độ mỏ Cá Voi Xanh (Blue Whale) có trữ lượng ước tính 150 tỉ mét khối, sẽ đóng góp vào ngân sách Việt Nam gần 20 tỉ đô la.


Khu vực mỏ Cá Voi Xanh nằm tại lô 118, nằm trọn trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của Việt Nam. Tuy nhiên với đường lưỡi bò tự vẽ, và đã bị Tòa án Trọng tài Thường trực phán quyết là vô căn cứ, Bắc Kinh cũng yêu sách khu vực này. Đường 9 đoạn của Trung Quốc cách bờ biển miền Trung Việt Nam có 50 hải lý, trùm lên một phần ba phía đông của lô 118 (theo RFI).


image004


Đặc biệt, vùng đặc quyền kinh tế EEZ của Việt Nam tập trung rất nhiều mỏ dầu khí. Có nhiều mỏ nằm sát rìa đường lưỡi bò 9 đoạn, Bắc Kinh thường lấy cớ đó làm khó dễ các tập đoàn dầu khí quốc tế khi hợp đồng khai thác với Việt Nam.


Xuyên qua các hội nghị thảo luận về COC giữa ASEAN + Trung Quốc, Việt Nam + Trung Quốc, chưa có bản ghi nhớ hay "nghị quyết" cụ thể nào quy định đường ranh hải giới EEZ của các quốc gia ven biển.


Đường lưỡi bò 9 đoạn có còn tồn tại sau phán quyết PCA? Lưỡi bò 9 đoạn đối với quốc tế chính là Vùng Biển Quốc Tế? Vùng biển quốc tế rộng bao nhiêu và nó sẽ bao trùm, chồng lấn, hay riêng biệt ở vùng biển nào? Toàn bộ chu vi vùng biển rộng 3,5 triệu km2 sẽ được ASEAN + Trung Quốc + Quốc tế phân chia, định luật ra sao?


Việt Nam đã có thỏa thuận "ngầm" nào chưa với Trung Quốc xác lập đường ranh hải giới EEZ? Đặc biệt ở vùng biển Hoàng Sa - Đà Nẵng, Lý Sơn Quảng Ngãi.


Khi "Quyền" EEZ của các quốc gia ven biển được xác lập thì "Lợi" chỉ còn trên các hợp đồng thương mại.


image005


- Sau vụ Repsol đến Lan Đỏ: Độc kế xác định hải giới chữ U?


- Ông Duterte: Cứ để dành Phán quyết đấy, sẽ hành động nếu Trung Quốc...


- Vụ Repsol: Việt Nam đừng mong Mỹ quan tâm?


- Dầu khí và những toan tính chính trị - quân sự.


- Mỏ khí Cá Voi Xanh có nằm trong vùng tranh chấp?


- Liệu TQ sẽ phá dự án Cá Voi Xanh của ExxonMobil tại VN?


image006


Lưỡi bò số 1 xuất phát từ vùng biển phía nam Cao Hùng - Taiwan, lưỡi bò đoạn số 9 chấm dứt ở vùng biển tây Hoàng Sa, gần rìa ranh hải giới Vịnh Bắc Việt. (Chú thích của Văn Hóa)
19 Tháng Năm 2016(Xem: 14550)
- Đề nghị lập một phái đoàn điều tra các trại tù giam giữ tù nhân chính trị (giống như thời VNCH đã có một phái đoàn Quốc hội Mỹ đi điều tra trại tù đảo Côn Sơn). - 'Một nước Việt Nam thiếu dân chủ đang chờ Tổng Thống Obama'.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 16768)
- Cá biển độc, cá sông-suối độc, thịt heo độc, rau độc... - "Cách mạng cá chết" lan tới kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè Sàigon.
15 Tháng Năm 2016(Xem: 16273)
Cá chết 4 tỉnh miền Trung
13 Tháng Năm 2016(Xem: 14622)
- "Không một bóng dáng con cá nào, không một bóng dáng con cua nào, không một dấu hiệu đàn cá nào có thế hồi sinh sau thảm họa cá chết vừa rồi ở biển xã Quang Phú, thành phố Đồng Hới". - Tom Malinowski: “Một vài ngày nữa, Tổng thống Obama sẽ đến Việt Nam. Tổng thống luôn muốn được đến thăm nhiều đất nước. Chắc ông ấy sẽ cảm thấy ghen tỵ với chúng tôi vì không thể thực hiện được chuyến thám hiểm Sơn Đoòng lần này".
12 Tháng Năm 2016(Xem: 12755)
VN "thất vọng" hay "vui mừng" đón TT Obama? - “Chúng tôi hoan nghênh việc Mỹ thúc đẩy quá trình dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển quan hệ đối tác toàn diện, thể hiện sự tin tưởng giữa hai nước”, Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 12/5 trả lời câu hỏi của Reuters". - (nhatbaovanhoa.com) - Hoa Kỳ trở lại Đông Dương không phải bằng 3,500 Thủy quân Lục chiến đổ bộ lên bờ biển Đà Nẵng vào tháng Ba năm 1965 mà bằng Hải quân. Chiến hạm USS Vandegrift-54 là chiến hạm đầu tiên sau chiến tranh Việt Nam đã cập cảng Sàigon ngày 19/11/2003. Đây là một tàu hộ vệ thuộc lớp Oliver Hazard Perry".
10 Tháng Năm 2016(Xem: 15378)
"Chim sắt khổng lồ" này là máy bay vận tải siêu hạng C-17 Globemaster III, chuyên phục vụ Tổng thống Mỹ. Ngày 22 tháng 5, 2016, Tổng thống Mỹ sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Chiếc Boeing C-17 xuất hiện ở sân bay Nội Bài có lẽ là "người tiềm trạm" để chuẩn bị cho chuyến thăm".
09 Tháng Năm 2016(Xem: 15598)
"Tại thời điểm chúng tôi có mặt, không còn thấy nước thải nữa, nhưng đâu đó vẫn còn vũng nước trùng với màu nước đang bao phủ sông Bưởi, gây ra cái chết hàng loạt của hàng chục tấn cá trên con sông này".
03 Tháng Năm 2016(Xem: 14591)
"Lãnh đạo xuống tắm biển hay ăn cá, đó không phải là câu trả lời. Câu trả lời phải là bằng chứng khoa học mà nhiều bộ, ban, ngành đã đi tìm suốt cả tháng qua, nay vẫn còn nợ người dân, vẫn còn đó câu hỏi lớn đang chờ lời đáp: Nước biển miền Trung có bị nhiễm độc không? Vì sao cá chết? Hải sản ở các vùng biển miền Trung Bộ có an toàn?"
02 Tháng Năm 2016(Xem: 24381)
- Tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn tìm ra thủ phạm. - Nếu tìm ra nguyên nhân chính vụ cá chết do Formosa có nên "đuổi" khu gang thép 9,9 tỉ đô này không? - Ai ký giấy phép cho Formosa năm 2014 đầu tư thuê đất Vũng Áng 70 năm? - Tin và Video biểu tình ở Hà Nội, Hà Tĩnh, Saigon "Thủ tướng cũng yêu cầu điều tra làm rõ nguyên nhân gây thảm họa này. “Dù bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào vi phạm pháp luật cũng phải làm rõ trên căn cứ khoa học, không ai bao che cả. Cần có kết luận cụ thể vì đây là nguyện vọng của nhân dân nhưng phải chặt chẽ, khoa học” -Thủ tướng chỉ đạo". (Theo Tuổi Trẻ 01/5/2016)
28 Tháng Tư 2016(Xem: 17299)
"Theo các nhà khoa học đi thực tế khảo sát về ảnh hưởng của dòng chảy ven bờ khu vực biển miền Trung, theo đánh giá của Viện Địa chất và Địa vật lý Biển, vào thời gian này dòng chảy ven bờ có đặc trưng của thời kỳ gió mùa Đông Bắc, dòng chảy ven bờ có hướng từ Bắc xuống Nam. Nếu thực sự độc tố phát xuất từ Vũng Áng Hà Tĩnh, theo hải lưu từ Bắc xuống Nam độc tố tràn lan chảy ven theo bờ biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, và có thể tới ... bãi tắm Long Hải Vũng Tàu".