Tại sao Việt Nam hủy giao lưu quốc phòng với Mỹ?

13 Tháng Mười Hai 20187:39 CH(Xem: 10163)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ SÁU  14 DEC 2018


Tại sao Việt Nam hủy giao lưu quốc phòng với Mỹ?


Posted on 13/12/2018 by The Observer


image001

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis và Bộ trưởng Quốc phòng VN Ngô Xuân Lịch.


Tác giả: Lê Hồng Hiệp


Giữa tháng 10 năm 2018, nhà nghiên cứu Việt Nam Carlyle A. Thayer đưa tin rằng Việt Nam đã lặng lẽ hủy bỏ mười lăm hoạt động giao lưu quốc phòng với Hoa Kỳ đã được lên kế hoạch cho năm 2019, bao gồm các trao đổi về lục quân, hải quân và không quân. Nếu xét sự hợp tác chiến lược mạnh mẽ giữa hai nước trong những năm gần đây, bất chấp những bất định mà chính quyền Trump tạo ra, thì quyết định của Việt Nam đã khiến nhiều người băn khoăn. Vậy điều gì có thể lý giải cho sự thay đổi thái độ đột ngột này của Việt Nam?


Quyết định này có thể liên quan đến những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm vận động Việt Nam giảm mua thiết bị quân sự và vũ khí của Nga và chuyển sang mua từ Mỹ. Việt Nam có thể đã xem động thái này như là một sự can thiệp vào công việc nội bộ của mình. Lý do này hoàn toàn có cơ sở bởi Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật chống lại các đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA) nhằm trừng phạt các quốc gia mua sắm vũ khí và thiết bị quân sự từ Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Jim Mattis đã tìm cách thuyết phục Quốc hội miễn áp dụng luật này đối với Việt Nam, vốn đã nhập tới 90% số vũ khí và thiết bị quân sự từ Nga. Tuy nhiên vẫn chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra. Do đó, Việt Nam có thể đã hủy các giao lưu quốc phòng dự kiến với Mỹ như một chiến thuật đàm phán để đảm bảo rằng Washington sẽ không áp dụng đạo luật này đối với Việt Nam.


Đồng thời, quyết định này cũng có thể là một trong những phản ứng của Hà Nội đối với sự cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Khi cuộc đối đầu giữa hai người khổng lồ ngày càng trở nên rõ ràng hơn, Hà Nội có thể thấy nhận thấy khó có thể củng cố quan hệ quốc phòng với một cường quốc này mà không làm cho cường quốc kia phật lòng. Đối mặt với rủi ro này, Hà Nội có thể đã chọn trì hoãn hợp tác quốc phòng với Mỹ, ít nhất là tạm thời, để không làm Bắc Kinh phật ý.


Cuối cùng, tình hình tương đối tĩnh lặng hơn ở Biển Đông trong những tháng gần đây và các động thái ngoại giao của Bắc Kinh, như việc nêu mục tiêu đạt được thỏa thuận với các nước ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông trong vòng ba năm tới, có thể là một yếu tố khác khuyến khích Hà Nội làm chậm lại việc tăng cường quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ. Suy cho cùng, miễn là lợi ích quốc gia của Việt Nam ở Biển Đông được đảm bảo, Hà Nội sẽ không muốn từ bỏ chính sách lâu nay trong việc duy trì sự cân bằng giữa Bắc Kinh và Washington. Nói cách khác, nếu Trung Quốc chấp nhận một lập trường mang  tính thỏa hiệp hơn đối với tranh chấp Biển Đông, Hà Nội sẽ không sẵn sàng xích lại quá gần Hoa Kỳ.


Quyết định của Hà Nội sẽ tác động tới triển vọng hợp tác chiến lược giữa Mỹ và Việt Nam tới đâu vẫn là một điều chưa rõ ràng. Liệu Việt Nam có đảo ngược quyết định trên và tiếp tục đẩy mạnh quan hệ quốc phòng với Mỹ hay không sẽ phụ thuộc vào chính các yếu tố có thể đã làm chậm lại quá trình đó: a) liệu Hoa Kỳ có miễn áp dụng Đạo luật CAATSA đối với Việt Nam hay không; b) xu hướng tương lai của cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung, và c) liệu Trung Quốc có hung hăng trở lại trên Biển Đông hay không.


Trong khi câu hỏi đầu tiên là một câu hỏi ngắn hạn có thể sớm được trả lời thì hai câu hỏi còn lại có nhiều sự bất định hơn. Trong trường hợp Washington đồng ý miễn áp dụng Đạo luật CAATSA cho Việt Nam nhưng Hà Nội vẫn tiếp tục hủy bỏ hoặc trì hoãn các hoạt động hợp tác quân sự có ý nghĩa với Hoa Kỳ thì chúng ta có thể kết luận rằng lý do chính khiến Việt Nam không muốn tăng cường hợp tác quốc phòng với Washington là vì sợ làm phật lòng Bắc Kinh. Trong trường hợp đó, do cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc rất có thể sẽ tiếp tục tồn tại lâu dài, các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông có thể trở thành yếu tố quan trọng nhất quyết định quỹ đạo tương lai của quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ.


Một phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được đăng trên ISEAS Commentary.

21 Tháng Sáu 2016(Xem: 14248)
"BBC theo một chuyến du lịch của Trung Quốc ra quần đảo Hoàng Sa, được Bắc Kinh bắt đầu tổ chức từ ba năm qua".
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 17026)
Diễn tiến SUKHOI, CASA lâm nạn; vài giả định; tạm dừng tìm kiếm SU-30; Airbus nhập cuộc tìm CASA. - Bộ quốc phòngVN: "Tạm dừng tìm kiếm SU-30; Airbus nhập cuộc.
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 16699)
"Vừa rồi ở hội nghị Singapore với tọa đàm ba bên Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Về phần quan hệ Việt Trung, tôi có nói rằng chúng tôi là “ba không” đấy nhưng mà có “một có”. Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 21527)
Diễn tiến Su-30, CASA-212 "lâm nạn" và vài giả định
14 Tháng Sáu 2016(Xem: 15765)
NGUYỄN QUANG DY: - Từ đám cháy Bình Dương và Vũng Áng. - Đến biểu tình “cá cần biển sạch, dân cần minh bạch”. - Hiện tượng Tạ Bích Loan và Tôn Nữ Thị Ninh. - Và những chuyện lạ khác… - Hệ quả không định trước. - 'Đổi mới thể chế hay là chết'. XEM THÊM: - Đại sứ TEd Osius lên tiếng về vụ cá chết và vụ ông Bob Kerrey
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 15916)
Ảnh trái: Bà Tôn nữ thị Ninh; ảnhphải: Chủ tịch Hội đồng Tín thác Đại học Fulbright Việt Nam Bob Kerrey đón nhận quyết định thành lập trường từ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong. Bà Đàm Bích Thủy (thứ hai bên phải), tân Hiệu trưởng FUV. Ảnh: Trung Dũng / nguoidothi.vn.
09 Tháng Sáu 2016(Xem: 13210)
"đây là đất nước của họ [phía Việt Nam] và là quyết định của họ".
07 Tháng Sáu 2016(Xem: 13283)
- Bộ trưởng Ashton Carter: “Dựng lên Vạn lý Trường thành của tự cô lập” - Đô đốc Tôn Kiến Quốc: "Trung Quốc sẽ không bị cô lập" - Việt Nam có nhiều cuộc tiếp xúc song phương; Tướng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu đoàn VN tham dự Shangri-La gặp riêng Thượng nghị sĩ McCain. - Thứ trưởng Bộ Công An Bùi Văn Nam dẫn đầu đoàn công an tham dự Shangri-La 2016.
05 Tháng Sáu 2016(Xem: 13879)
"Trả lời câu hỏi về các hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông, Tướng Vịnh cho rằng mọi hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông của tất cả các nước cần cân nhắc rất kỹ vì nếu không kiềm chế, thì đến một lúc nào đấy các hoạt động quân sự sẽ nhiều lên, dẫn đến xung đột, va chạm, tạo ra những tình huống bất thường không kiểm soát được".
02 Tháng Sáu 2016(Xem: 14453)
Trước ngày diễn ra Hội nghị Shangri-La từ 03 đến 05/6/2016 Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Tướng Ngô Xuân Lịch, ai dẫn đầu đoàn VN đi dự Shangri-La?
01 Tháng Sáu 2016(Xem: 15966)
Bộ ảnh TT Obama "làm mưa làm gió" ở Việt Nam Tổng hợp ảnh từ các nguồn báo chí trong nước và quốc tế theo thứ tự thời gian và địa điểm. (Văn Hóa trân trọng cảm tạ quý cơ quan truyền thông và ảnh Fb cá nhân đã rộng lượng cho sử dụng).
30 Tháng Năm 2016(Xem: 13536)
CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: (Như đã được phiên dịch.) Tôi xin trả lời câu hỏi liên quan tới Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP. TPP, theo chúng tôi,... - TỔNG THỐNG OBAMA: Ngài Chủ tịch nước, xin lỗi ngắt lời của Ngài. Tôi không nghe được phiên dịch. - PHIÊN DỊCH: A-lô, 1-2-3. Ngài Tổng thống có nghe được không ạ? - TỔNG THỐNG OBAMA: Được rồi. Vì tôi chắc rằng Ngài Chủ tịch đang nói đến điều gì đó rất thông thái và quan trọng, và chúng tôi muốn đảm bảo là tất cả chúng ta đều nghe thấy.
26 Tháng Năm 2016(Xem: 12858)
- Trích từ Đại sứ quán Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
26 Tháng Năm 2016(Xem: 13354)
- "Mối quan hệ lâu dài của hai đất nước chúng ta, bắt đầu từ Thomas Jefferson từ hơn hai thế kỷ trước, bây giờ bắt đầu một chu kỳ mới". - "Thế hệ trẻ trước đây của người Mỹ đến Việt Nam để chiến đấu, nhưng thế hệ sau của chúng tôi lại đến để đóng góp cho sự phát triển, dạy học và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị hai nước". - "Nhưng giờ đây quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam cho thấy có thể tạo ra sự thay đổi để có tương lai tốt đẹp hơn, nếu chúng ta không chấp nhận làm tù nhân của quá khứ". (Tổng thống Barack Obama) "Đưa em về dưới mưa, nói năng chi cũng thừa Như mưa đời phất phơ, chắc ta gần nhau chưa? Tay ta từng ngón tay, vuốt tóc em lưng dài Đôi ta vào quán trưa, nhắc nhau tình phôi pha..." (thơ Nguyễn Tất Nhiên)
24 Tháng Năm 2016(Xem: 15445)
- Tổng thống Obama: “Ngoài nước, thuốc lá, kẹo cao su, chị còn bán gì nữa không?” - “Tôi không nghĩ mình bán hàng ở quán nước tuềnh toàng thế này mà Tổng thống Mỹ bắt tay tôi tới hai lần, nói chuyện và còn đề nghị chụp ảnh lưu niệm nữa” – Chủ quán trà đá nơi Tổng thống Obama ghé qua chia sẻ. - "Ông Obama niềm nở vẫy tay chào, rồi sang bắt tay hết cả mọi người hai bên đường mà chẳng mũ nón gì, dù lúc đó trời đang mưa to” - Từ sáng sớm ngày 24/5/2016, dân Sàigon đã tập trung đông nghẹt ở quanh khu vực chùa Ngọc Hoàng (Đakao), và đứng dọc hàng cây số hai bên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Công Lý cũ) ngóng chờ TT Obama trên chuyến bay Air Force One từ Hànội vào Sàigon.
24 Tháng Năm 2016(Xem: 13846)
- Tổng thống Obama dẫn lời bài thơ thần Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt: "Sông núi nước Nam vua nam ở, rành rành định phận tại sách trời". - ... và trích dẫn hai câu Kiều của Nguyễn Du: "Rằng trăm năm nữa từ đây, của tin gọi một chút này làm ghi”. - TT Barack Obama nói: "Sự thân thiện đã chạm đến trái tim của tôi. Nhiều người chào tôi bên đường. Tôi đã ăn nhiều món ngon như bún chả Việt Nam, uống một số chai bia Hà Nội". - "Nhưng phải nói rằng chưa bao giờ nhìn thấy nhiều xe máy như vậy ở Trung tâm TP Hà Nội. Nếu có dịp quay lại Việt Nam, tôi phải học cách qua đường như thế nào".
23 Tháng Năm 2016(Xem: 12528)
Ngay trong ngày đầu tiên ở Hà Nội, sáng 23/5/16, phái đoàn Tổng thống Mỹ Barack Obama và phái đoàn Chủ tịch nước VN Trần Đại Quang đã gặp nhau trong buổi hội đàm tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội. Sau hội nghị, hai ông đã chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước, nổi bật là việc hãng hàng không VietJet Air ký hợp đồng đặt mua 100 chiếc phi cơ với nhà sản xuất máy bay Boeing trị giá hơn 11 tỷ đôla. Trong buổi họp báo, Tổng thống Obam đã thông báo: Mỹ chính thức dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam sau 41 năm.