Biển Đông, một trong những điểm nóng nhất của Mỹ năm 2019

23 Tháng Mười Hai 20185:15 CH(Xem: 10820)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ HAI 24  DEC 2018


image002image003


Biển Đông, một trong những điểm nóng nhất của Mỹ năm 2019


Trọng Nghĩa 19-12-2018

image004

Chiến hạm Mỹ USS Cowopens ghé cảng Philippines. (Ảnh chụp ngày 13/03/2013).JAY DIRECTO / AFP


Cho dù ở cách xa nước Mỹ hàng vạn cây số, Biển Đông có thể trở thành một trong những cuộc khủng hoảng lớn - thậm chí một cuộc xung đột võ trang với đối thủ là Trung Quốc - mà chính quyền Donald Trump phải đối mặt trong năm 2019. Đây là thẩm định của giới chuyên gia đối ngoại Mỹ được nêu bật trong báo cáo công bố hôm 18/12/2018 của trung tâm tham vấn CFR, tức Hội Đồng Đối Ngoại (Council on Foreign Relations).


Trong bản báo cáo thường niên, Trung Tâm Nghiên Cứu Hành Động Dự Phòng (Centre for Preventive Action), thuộc CFR, như thông lệ từ năm 2008 đến nay đã liệt kê 30 « điểm » nóng đang tồn tại hoặc sắp xảy ra tại Mỹ hay trên thế giới, được cho là có tác động đến lợi ích quốc gia của Mỹ. Mục tiêu là giúp cho các nhà hoạch định chính sách của Mỹ có cơ sở để đề ra cách thức ngăn chặn xung đột bùng nổ.


Đứng đầu danh sách các nguy cơ hạng 1 là 5 điểm nóng, được cho là các tác động mạnh nhất đến Mỹ. Trong số này, các chuyên gia Mỹ đã nêu lên trường hợp Biển Đông, với nguy cơ « Xung đột vũ trang bùng nổ do tranh chấp chủ quyền trên biển giữa Trung Quốc với một hay nhiều nước Đông Nam Á cũng có yêu sách chủ quyền (Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam) hoặc là Đài Loan.


Theo bản nghiên cứu, khả năng xảy ra một cuộc xung đột ở Biển Đông được xếp vào diện « vừa phải », nhưng sẽ có tác động thuộc diện « cao » đối với Mỹ, có nghĩa là một « tình huống đe dọa trực tiếp Hoa Kỳ, một đồng minh có hiệp ước phòng thủ với Hoa Kỳ, hoặc lợi ích chiến lược quan trọng của Hoa Kỳ, và do đó có khả năng buộc Mỹ phải phản ứng mạnh bằng quân sự ».


Phải nói là trong thời gian một năm nay, căng thẳng Mỹ-Trung ở Biển Đông có xu hướng leo thang, với việc chính quyền Donald Trump gia tăng chỉ trích các hành vi của Trung Quốc « quân sự hóa » vùng biển này, hù dọa các nước nhỏ trong vùng, và khiêu khích lực lượng Mỹ có mặt tại chỗ.


Hồi tháng 9 vừa qua, tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc còn suýt va chạm nhau ở Biển Đông.


Đặc biệt, dưới thời tổng thống Trump, Washington đã cho tiến hành tổng cộng 9 đợt tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông để thách thức các yêu sách chủ quyền "quá đáng" của Trung Quốc, cả ở khu vực Trường Sa, nơi Trung Quốc đã xây dựng nhiều tiền đồn mới, lẫn ở quần đảo Hoàng Sa, đã bị Bắc Kinh chiếm trọn từ năm 1974.


Mặc dù có căng thẳng như trên, cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn tránh một cuộc xung đột quân sự ở vùng biển Biển Đông. Thế nhưng, các chuyên gia Mỹ không loại trừ xung đột nổ ra.


Báo cáo của CPA ghi nhận : « Chính quyền Donald Trump đến nay chưa phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng quốc tế nghiêm trọng nào, trong đó tổng thống phải đau đầu với quyết định khó khăn về việc có nên để Mỹ bắt đầu một chiến dịch can thiệp quân sự mới và tốn kém hay không... Tuy nhiên, chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi chính quyền Trump phải đối phó với một cuộc khủng hoảng lớn đầu tiên ».


Vấn đề Biển Đông được cho là đáng quan ngại nhất đối với Mỹ tương tự như 4 điểm nóng khác là môt cuộc tấn công mạng quy mô lớn phá hoại hệ thống cơ sở hạ tầng và các mạng thông tin thiết yếu của Mỹ, căng thẳng do đàm phán Mỹ-Bắc Triều Tiên thất bại ; xung đột võ trang giữa Iran với Mỹ hoặc đồng minh của Mỹ ; một vụ khủng bố gây tổn thất nhân mạng cực lớn tại Mỹ hay một nước đồng minh của Mỹ.


Điểm đáng chú ý là Biển Đông đã thế vào chỗ của Biển Hoa Đông, từng được xem là mối quan ngại hàng đầu của Mỹ trong những năm trước đây.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 14721)
VN ủng hộ Mỹ "can dự" vào Biển Đông Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS John S. McCain tại cảng Cam Ranh.
16 Tháng Mười 2016(Xem: 15906)
05 Tháng Mười 2016(Xem: 13645)
Cảng Cam Ranh chụp ngày 17/8/16. Ảnh minh họa
29 Tháng Chín 2016(Xem: 13211)
- Tại họp báo ở Hà Nội ngày 29/9, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay tiết lộ ông Duterte đã bàn về vấn đề Biển Đông khi gặp Chủ tịch Trần Đại Quang. - Tin mới nhất từ trang rappler.com cho biết, phía Philippines cho rằng đàm phán song phương với Trung Quốc là cần thiết, nhưng có vẻ phía Việt Nam hướng về đàm phán đa phương trong vấn đề Biển Đông.
27 Tháng Chín 2016(Xem: 12424)
VH: Từ Hiệp định Paris 1973 đến Phán quyết PCA 12/7/2016: "Sau chiến tranh VN là Philippines?" Trước báo giới, ông Rodrigo Duterte phát biểu : « Tôi thật sự không muốn cắt đứt quan hệ với Hoa Kỳ nhưng tôi sẽ lập thêm liên minh mới với Trung Quốc và ông Medvedev (thủ tướng Nga) đang chờ chuyến thăm của tôi ». Ông nói tiếp : « Tôi đang trên đường vượt qua lằn ranh giới hạn trong quan hệ giữa tôi và Hoa Kỳ. Đây là điểm quyết định, không lùi lại được ».
27 Tháng Chín 2016(Xem: 12772)
* Tổng Thống Philipines Duterte sẽ thảo luận với VN về Biển Đông Nam Á ra sao? * Ngoại trưởng Mỹ John Kerry họp với các Ngoại trưởng ASEAN ở New York về những gì? Hải đồ bàn cờ mặt trận biển nam Trung Hoa / biển Đông VN / biển Tây Phi / biển Malaysia-Brunei / biển Indonesia. VĂN HÓA MAP
15 Tháng Chín 2016(Xem: 13240)
Hậu chấn PCA - Philippines: Manila công nhận không có đủ phương tiện để đương đầu với các quốc gia cùng đòi hỏi chủ quyền trong vùng Biển Đông. Ngày 14/09/2016, điều trần trước Ủy ban Quốc phòng của Hạ viện về ngân sách quốc phòng cho năm 2017, bộ trưởng Philippines Delfin Lorenzana tuyên bố Manila chủ trương « giữ nguyên trạng » trong vùng biển Tây Philippines, nơi có tranh chấp chủ quyền với một số quốc gia trong khu vực. - Việt Nam: 11. Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí tiếp tục tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”; 12. ủng hộ sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hoạt động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức, không phát triển bất kỳ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập t