Phát hiện châu bản triều Nguyễn về chủ quyền liên tục của Việt Nam ở Hoàng Sa

27 Tháng Mười Hai 20187:19 CH(Xem: 11399)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ SÁU 28 DEC 2018


image002

Hồ sơ Châu bản triều Nguyễn của Việt Nam đã chính thức được công nhận là Di sản tư liệu Chương trình Ký ức thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO năm 2014. Ảnh minh họa.

Phát hiện châu bản triều Nguyễn về chủ quyền liên tục của Việt Nam ở Hoàng Sa


Theo vietnamplus.vn


25/12/18


 (GDVN) - Một nhà nghiên cứu văn hóa Huế đã phát hiện thêm bộ châu bản gồm hai văn bản có giá trị chứng thực về mặt pháp lý việc thực thi chủ quyền liên tục của Việt Nam


Một nhà nghiên cứu văn hóa Huế đã phát hiện thêm bộ châu bản gồm hai văn bản có giá trị chứng thực về mặt pháp lý việc thực thi chủ quyền liên tục của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Hai văn bản là các tờ châu bản của nhà nghiên cứu văn hóa Huế Phan Thuận An phát hiện tại phủ thờ Công chúa Ngọc Sơn, con gái vua Đồng Khánh, là cô ruột của vua Bảo Đại. 

Tờ châu bản thứ nhất được lập ngày 15/2 năm Bảo Đại thứ 13 (tức năm 1939), do quan Tổng lý Ngự tiền văn phòng Phạm Quỳnh tấu lên. Sau khi xem xét, vua Bảo Đại phê hai chữ “Chuẩn y” với bút phê màu đỏ và ký hai chữ “BĐ” (Bảo Đại).

Nội dung của tờ châu bản ghi "Vào ngày 10/ 2/1939, Tòa Khâm sứ Trung Kỳ có đề nghị Nam Triều nên thưởng huy chương Long Tinh hạng 5 cho đơn vị lính khố xanh ở Trung kỳ, vì họ đã có công trong việc dẹp loạn 'man di' ở miền núi và có công trong việc 'lập đồn phòng thủ ở Hoàng Sa'."

Tờ châu bản thứ hai ghi ngày 3/2/1939, đính kèm là văn bản bằng tiếng Pháp của Khâm sứ Trung kỳ trình lên Nam triều. 

Nội dung của tờ châu bản này như sau: "Vào ngày 2/2/1939, Khâm sứ Trung Kỳ Graffeuil gửi cho Tổng lý Ngự tiền văn phòng Phạm Quỳnh một văn thư đề nghị tâu xin Hoàng đế Bảo Đại truy tặng Huy chương Long Tinh của Nam triều cho ông Louis Fontan, người vừa qua đời đúng ngày hôm ấy."


image003

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế bàn giao châu bản thời Nguyễn liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam cho Bộ Ngoại giao. (Ảnh: Quốc Việt/Vietnam+).


Rất tiếc chú thích ảnh không ghi rõ ai là người tàng trữ, hiến tặng Châu bản mới phát hiện (vô giá) cho Sở Văn Hóa để nhận bằng khen (VH).



Trước đó, ông này giữ chức vụ Chánh cai đội hạng nhất của đội lính khố xanh trú đóng tại đảo Hoàng Sa. Trong thời gian công tác tại đây, ông đã bị nhiễm bệnh sốt rét, rồi mất tại Nhà thương lớn ở Huế.


Ngay trong ngày 3/2/1939, tờ phiến và bản sao văn thư này được Ngự tiền Văn phòng dâng lên vua Bảo Đại. Đọc xong tờ phiến và văn thư đính kèm, Vua Bảo Đại chấp nhận ngay lời đề nghị, liền phê hai chữ "Chuẩn y" và ký tắt hai chữ "BĐ" bằng bút chì màu đỏ. 

Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, cả hai tờ châu bản này đều có giá trị về mặt lịch sử, đặc biệt là tờ châu bản thứ hai được ban cho Louis Fontan là người Pháp, ông đã bất chấp gian khổ để giữ gìn đảo Hoàng Sa.

Nhà nghiên cứu Phan Thuận An cho rằng: “Với những ngày tháng cụ thể, nhân vật cụ thể cho chúng ta thấy rằng, trước khi chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra, thì chủ quyền của Việt Nam vẫn được khẳng định một cách rõ ràng trên vùng biển Đông nói chung và Trường Sa, Hoàng Sa nói riêng.


Và tất nhiên, sau khi chiến tranh chấm dứt, sau khi người Nhật đại bại trên thế giới và khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thì họ trả lại cho chính quyền Đông Dương." 


image004

Bản đồ Đại Việt Quốc


Nhà nghiên cứu Phan Thuận An: “Khi tôi công bố những văn bản này, chúng tôi muốn góp phần rất nhỏ chứng cứ khẳng định một lần nữa chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Đó là điều không thể thay đổi, bàn luận, bởi vì lịch sử đã chứng minh một cách rõ ràng, chân xác." 


Lịch sử có giá trị bất biến, vì vậy châu bản vừa được phát hiện một lần nữa khẳng định giá trị trên. 

Với con người ở vùng đất giàu bản sắc văn hóa như Thừa Thiên-Huế, thì tinh thần yêu nước gần như đã ăn sâu vào tâm thức và đó là giá trị văn hóa quý giá.

Hoàng Sa, Trường Sa trong dòng chảy văn hóa Huế còn sáng tỏ hơn khi về làng Mỹ Lợi, xã Vinh Mỹ (huyện Phú Lộc). Tại đây, hiện còn lưu giữ văn bản bằng chữ Hán, được lập cách đây 250 năm, khẳng định thêm một lần nữa chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam. 

Ông Trần Văn Luyến, Bí thư Đảng ủy xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc, cho biết văn bản liên quan Hoàng Sa nói trên có nội dung xử lý việc kiện tụng của phường An Bằng (nay là làng An Bằng, xã Vinh An, huyện Phú Vang) và làng Mỹ Lợi, lập ngày 19/9 năm Cảnh Hưng 20 (6/11/1759) về việc tranh chấp giữa hai làng liên quan đến một con thuyền và tiền trợ cấp cho đội thuyền phục vụ Hoàng Sa. 

Nội dung văn bản này cho thấy cách đây 250 năm, nhà Nguyễn đã có quân trấn giữ quần đảo Hoàng Sa. Văn bản liên quan đến chủ quyền Việt Nam ở làng Mỹ Lợi đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế bàn giao cho Bộ Ngoại giao để bổ sung thêm bằng chứng khẳng định chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. 


Người già làng Mỹ Lợi kể, làng được thành lập năm 1562, do các ngài khai canh, là ngư dân di cư bằng đường biển từ Bắc vào Nam, chọn mảnh đất nơi đầu sóng ngọn gió này để lập làng. Hiện làng Mỹ Lợi có diện tích 896ha với 1.400 hộ, 6.000 nhân khẩu. Đình làng Mỹ Lợi, được xây dựng năm 1808, hiện là nơi lưu giữ văn bản liên quan Hoàng Sa nói trên. 

Khẳng định Triều Nguyễn xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với biển, đảo, phó giáo sư, tiến sỹ Đỗ Bang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên-Huế, cho biết các vua triều Nguyễn bấy giờ đã xác lập và khẳng định chủ quyền đối với biển, đảo Tổ quốc.


Bằng chứng là ngôi chùa có tên Hoàng Sa tự trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa là do cai đội Phạm Văn Nguyên cùng lính và phu dân hai tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi chuyên chở vật liệu từ đất liền ra xây dựng.


image005

Bản đồ Trung Quốc năm 1910 không hề có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


Tháng 6 âm lịch năm Ất Mùi niên hiệu Minh Mạng 16 (năm 1835), sách Đại Nam thực lục chép rằng: "Dựng đền thờ thần ở đảo Hoàng Sa thuộc Quảng Ngãi. Hoàng Sa ở hải phận Quảng Ngãi, có một chỗ nổi cồn cát trắng, cây cối xanh um, giữa cồn cát có giếng, phía tây nam có miếu cổ, bờ Đông, Tây, Nam đều đá san hô thoai thoải uốn quanh mặt nước.


Phía Bắc, giáp với một cồn toàn đá san hô, sừng sững nổi lên, chu vi 340 trượng, cao 1 trượng 3 thước, ngang với cồn cát, gọi là Bàn Than thạch. Năm ngoái vua toan dựng miếu lập bia ở chỗ ấy, bỗng vì sóng gió không làm được.


Đến đây, mới sai cai đội Thủy quân là Phạm Văn Nguyên đem lính thợ giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, chuyên chở vật liệu đến dựng miếu. Bên tả miếu dựng bia đá; phía trước miếu xây bình phong. Mươi ngày làm xong rồi về."

Như vậy, có thể khẳng định, triều Nguyễn đã thực thi chủ quyền Việt Nam liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


Đồng quan điểm này, tiến sỹ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, cho rằng có thể nói, triều Nguyễn là triều đại đã vẽ nên một hình thể lãnh thổ đất nước thống nhất từ đất liền đến biển đảo để có một nước Việt Nam hoàn chỉnh hiện nay.

Biển, đảo dưới thời Nguyễn luôn được xem là một phần lãnh thổ quan trọng của đất nước. Triều Nguyễn đã ban hành và thực thi cả một hệ thống chính sách về quân sự, quốc phòng, ngoại giao, kinh tế… về biển đảo nhằm bảo vệ, khai thác vùng lãnh thổ này.


Các chính sách ấy bao gồm việc xây dựng hệ thống phòng thủ ven biển, xây dựng lực lượng hải quân, ban hành và thực hiện các chính sách về quản lý thuyền bè, tuần tra, cứu hộ, cứu nạn và chống hải tặc trên biển.

Tại kinh đô Huế, ngoài tuyến phòng thủ từ xa và tuyến phòng thủ trung tâm trên đường bộ, triều Nguyễn còn đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng hệ thống đồn lũy, cửa tấn ven biển.


Năm 1813, vua Gia Long cho xây Trấn Hải thành ở cửa biển Thuận An (thuộc thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế ngày nay).


Đây là một pháo đài quân sự kiên cố hình tròn, chu vi 285m, cao 6,3m, dày 4m; xung quanh có hào nước sâu bao bọc, trên đắp 99 ụ súng, ngoài đóng cọc, xây kè và cho trồng 4000 cây dừa để ngăn sóng biển.

Ngoài pháo đài này là một hệ thống đồn lũy khác bên cạnh cửa Thuận An, gồm đồn Hòa Duân, đồn Côn Sơn, đồn Hạp Châu và đập chắn Thuận An.


Hệ thống đồn lũy này đều được bố trí một lực lượng lớn binh lính với các vũ khí mạnh nhất của triều Nguyễn. Cuối năm 1861, tại khu vực này có 1.961 binh lính, 308 đại bác các loại (đại pháo, Oanh sơn, Quá sơn, Thần công, Vũ công, Đăng uy, Thắng cơ, Chấn uy); đến những năm 1881-1882, số binh lính và vũ khí còn được tăng cường nhiều hơn nữa.


Ngoài cửa Thuận An, triều Nguyễn còn cho xây dựng hệ thống đồn lũy phòng thủ ở các cửa biển Hải Vân, Chu Mãi (Chân Mây), Cảnh Dương và cửa Tư Hiền để bảo vệ các vùng biển quan trọng thuộc kinh đô.

Tại cửa biển Đà Nẵng-Quảng Nam, khu vực được xem là cửa ngõ mặt nam của kinh đô Huế, nơi có cảng quốc tế Hội An vốn đã hoạt động từ hàng trăm năm trước, triều Nguyễn cũng đặc biệt chú ý đến vấn đề phòng thủ cửa biển.


Vua Gia Long quy định việc đón tiếp các đoàn sứ ngoại quốc đến quan hệ với vương triều bắt buộc phải qua cảng Đà Nẵng. Các vua triều Nguyễn kế tiếp sau như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức... đều nhất quán thực thi luật định này một cách nghiêm túc.

Với ý thức sâu sắc về tầm quan trọng của biển đảo cả về vị trí chiến lược quân sự, giao thông, mậu dịch, lẫn khai thác các nguồn lợi thủy hải sản… triều Nguyễn đã có một hệ thống chính sách bài bản và khá nhất quán về biển đảo, cũng như xác lập và thực thi chủ quyền liên tục đối với Việt Nam trên các đảo nói chung và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng…


Theo vietnamplus.vn


++++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


image002

Hồ sơ Châu bản triều Nguyễn của Việt Nam đã chính thức được công nhận là Di sản tư liệu Chương trình Ký ức thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO năm 2014.


Tại phiên họp thứ hai Hội nghị toàn thể lần thứ 6 của Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP) đang tổ chức tại Quảng Châu, Trung Quốc với sự tham gia của 54 đại biểu đến từ 17 quốc gia, hồ sơ Châu bản triều Nguyễn của Việt Nam đã chính thức được công nhận là Di sản tư liệu Chương trình Ký ức thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO năm 2014.


image006


‘ Trong Châu bản, nhiều nội dung liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Đó là việc hàng năm, nhà Nguyễn đều cử người ra Hoàng Sa khảo sát, đo đạc và vẽ bản đồ. Ảnh: Hue.vnn


Với các giá trị nổi bật về mặt nội dung, hình thức và phong cách, hồ sơ Châu bản triều Nguyễn đã thuyết phục được Ban Tư vấn cũng như dành được đa số phiếu bầu của các nước thành viên tham dự hội nghị để lọt vào danh sách 16/21 hồ sơ đề cử được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Các chuyên gia của Tiểu ban đăng ký của MOWCAP đã đánh giá cao tính xác thực, độc đáo, duy nhất, giá trị nội dung và tầm ảnh hưởng của Châu bản triều Nguyễn đối với khu vực cũng như quốc tế.


Như vậy tính đến nay, Châu bản triều Nguyễn là Di sản tư liệu thứ tư của Việt Nam được UNESCO công nhận sau Mộc bản triều Nguyễn (2007), 82 Bia đá Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (2010) và Mộc bản Chùa Vĩnh Nghiêm (2012). Điều đó đồng nghĩa với việc thế giới từ nay có thêm một nguồn sử liệu quý giá phục vụ công tác nghiên cứu khoa học của cộng đồng, bởi thông qua Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO, các di sản tư liệu sẽ có nhiều cơ hội để phát huy giá trị của tài liệu và ngày càng đến gần hơn với công chúng. (14/05/2014)
04 Tháng Chín 2015(Xem: 23456)
Grant Deed là bằng khoán được công nhận bởi luật pháp Mỹ người đứng tên trong đó là sỡ hữu chủ một tài sản vật chất. Chữ ký chứng nhận trong tờ bằng khoán Grant Deed ký ngày 3 tháng 9, 2014 công nhận sở hữu chủ của tòa nhà (ngôi chùa Tung Shin) mang tên là UBCV-Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
04 Tháng Chín 2015(Xem: 21037)
Từ ngày 03/7/2014 đến ngày 20/8/2015.
02 Tháng Chín 2015(Xem: 20049)
"Kết liễu" Giáo hội Mẹ ở hải ngoại, tội đồ này thuộc về những ai?
31 Tháng Tám 2015(Xem: 17629)
* Tóm tắt bối cảnh lịch sử ra đời GHPGVNTN. * Những quỷ kế hãm hại các Thầy và đưa GHPGVNTN vào bế tắc. * Tình thế ứng xử "lúng túng" hiện nay của GHPGVNTN. * 15 năm Bồ Tát cô đơn giữa bốn bức tường Thanh Minh Thiền Viện.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 26281)
- Thầy ban rằng: "Con thuyền Giáo hội đang trong cơn phong ba bão táp, những ai không muốn gánh vác con thuyền trong giai đoạn này thì cứ bước sang thuyền khác. Chỉ xin để lại những người còn lại quyết sống chết với con thuyền, chứ đừng nhẫn tâm tìm cách nhận chìm con thuyền đã từng một thời đưa quí vị lên đỉnh vinh quang..." - Đệ tử chúng con xin phụ họa: "Hiện nay, giới quan sát cho rằng GHPGVNTN đang có dấu hiệu "suy tàn" theo áp lực của thời thế. Chúng con không tin như vậy. Đức Đệ ngũ Tăng thống tuổi hạc đã cao, tuy Ngài vẫn kiên cường dẫn thuyền chở đạo vượt qua khổ ải, vẫn giương buồm từ bi chuyển hóa nhất thống nền Việt Phật ngàn năm văn hiến; nhưng bóng tối không tha, bọn tài công tìm mọi cách bẻ lái con thuyền vào vòng xoáy triệt tiêu. May thay, nhờ lượng hải hà của Đức Thế Tôn che chở, nhờ đức Bi Trí Dũng của vị Thuyền trưởng tối cao thề đứng thẳng hai chân, con thuyền Giáo hội tuy rạn vỡ, rách nát, vẫn đưa tứ chúng về nơi bến bờ an lạc."
26 Tháng Tám 2015(Xem: 20584)
- "Tháng 8 Năm 1995 HT Thích Quảng Độ, Nhật Thường, Thích Nhật Ban, Đồng Ngọc, Thích Trí Lực, Thích Không Tánh bị "tòa án nhân dân" TPHCM kết án tù và lưu đầy quản chế. Kể từ đó, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong nước phát động lời kêu gọi Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam." - Loạt bài chia làm 3 kỳ.
23 Tháng Tám 2015(Xem: 17505)
"Đây là loại mặt hàng thuộc danh mục cấm nhập khẩu theo quyết định của Bộ Quốc Phòng Việt Nam và hiện đang được lực lượng hải quan lập biên bản tạm giữ và phối hợp với các cơ quan chức năng để làm rõ mục đích nhập vào Việt Nam."
20 Tháng Tám 2015(Xem: 20716)
* Trận đấu Võ Văn Ái-Ỷ Lan / Giác Đẳng-Ngọc Hân, ai thắng ai? * được quyền kiểm soát sự minh bạch của chương mục Giáo hội, ngoài cô Ngọc Hân ?! * Nếu tài chánh bất minh, VHĐ sẽ nhờ luật pháp Hoa Kỳ can thiệp. Viện Hóa Đạo đã ra Thông Tư số 34, ngày 21.7.2015 gởi đến Thượng Tọa Thích Giác Đẳng, yêu cầu Thượng Tọa phải minh bạch hóa những việc sau : - công bố hồ sơ đăng bạ Pháp Lý VPII/VHĐ. - công bố việc đăng ký sở hửu chủ Chùa Phật Quang. - công bố rõ ràng tài chánh trong việc vận động mua Chùa Phật Quang. - công bố việc cứu trợ Philippines (đã hai năm qua). - công bố cuộc cứu trợ Nepal gần đây.
18 Tháng Tám 2015(Xem: 20240)
- TRÍCH: "Chương mục « Văn Phòng II Viện Hóa Đạo - GHPGVNTN » không được ghi tên Thượng tọa và Sư Bà Thích Nữ Nguyên Thanh, Tổng thủ qũy Văn Phòng II VHĐ, hoặc Sư Bà Thích Nữ Tịnh Thường, Tổng thủ qũy Hội đồng Điều hành GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa Kỳ, mà là Thượng Tọa và cô Ngọc Hân." - "Viện Hóa Đạo cũng biết rằng việc đăng ký sở hữu chủ chùa Phật Quang theo lời yêu cầu của TT Giác Đẳng và đã được Giáo hôi trong nước chuẩn y, gồm 3 chức danh : Đức Tăng Thống, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, và Chủ Tịch VPII VHĐ, nhưng Thượng Tọa chỉ đăng ký tên Thượng Tọa mà thôi."
16 Tháng Tám 2015(Xem: 20242)
Ảnh bên: trích từ "Tiếng nói lương tri"
13 Tháng Tám 2015(Xem: 18239)
(trích) Thông Tư ngày 21-7-2015: (theo PTTPGQUỐC TẾ) Kính xin Thượng tọa báo trình cho Viện Hóa Đạo biết về việc quản trị Chùa Phật Quang như thế nào: - Ai giữ chức vụ Trú trì?- Hội Đồng Quản Trị gồm những ai? - Hội Đồng Điều Hành gồm những ai? - Ban thường trực, nếu có? - Ban nghi lễ, nếu có? - Số tiền Phật Tử cúng dường? - Số tiền Phật Tử cho mượn ngắn hạn? - Số tiền Phật tử cho mượn dài hạn? và ...
11 Tháng Tám 2015(Xem: 19486)
Trích Quyết Định, trang 2: "Dù không còn giữ các nhiệm vụ nói trên, nhưng yêu cầu Thượng tọa làm Báo cáo chi tiết về tài chánh trong việc tạo mãi chùa Phật Quang, giấy tờ chứng minh sở hữu chùa Phật Quang, và chi tiết tài chánh chi thu trong việc cứu trợ Phi Luật Tân và Nepal, đúng theo yêu sách đề qua Thông Tư Viện Hóa Đạo gởi Thượng tọa Quyền Chủ TịchVăn Phòng II Viện Hóa Đạo ngày 21.7.2015". Nghĩa là những sự việc xẩy ra trong thời gian Thượng tọa đảm trách nhiệm vụ Giáo hội giao phó, nhưng chưa hề được báo cáo hay phúc trình về trong nước một lần nào."
10 Tháng Tám 2015(Xem: 20283)
Sàigon 05/08/2015 - HT Quảng Độ:“Chấp nhận đa nguyên chính trị. Đa nguyên là của báu, chứ không là sự hăm doạ”. - “Đây là sức mạnh đòn bầy mà Hoa Kỳ giúp Việt Nam bước lên đường cải cách. Có rất nhiều quốc gia thường đãi bôi chuyện nhân quyền nhưng lại tránh né giải quyết thực tế để làm ăn với chế độ Cộng sản. Tôi thì tin cậy và tín nhiệm Hoa Kỳ không đi vào con đường này”.
06 Tháng Tám 2015(Xem: 21420)
"Với văn kiện thứ nhất, là Thông Tư, Viện Hoá Đạo cũng yêu cầu trong vòng 2 tuần lễ mà Thượng toạ Giác Đẳng không gửi Báo cáo tài chánh về, thì Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế ra Thông cáo báo chí công bố cho đồng bào Phật tử được biết sự minh bạch của Giáo hội trong việc chi thu tài chánh đến từ đạo tâm đóng góp, hậu thuẫn của đồng bào Phật tử trong và ngoài nước." XEM THÊM: Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế Paris: Báo cáo tổng số tiền mua Chùa Phật Quang Chùa Phật Quang: (657) 464-9335, (281) 216-3588, (310) 951-8863.
03 Tháng Tám 2015(Xem: 18016)
"Thứ trưởng Giao thông Malaysia Abdul Aziz Kaprawi vừa xác nhận với AFP rằng mảnh vỡ máy bay trôi dạt vào đảo Reunion ở Ấn Độ Dương đúng là của máy bay Boeing 777, qua đó gần như đã đặt dấu chấm hết cho số phận của chuyến bay MH370 thuộc Malaysia Airlines." "Nhạc ngu dốt"-"Nhạc bố láo" chơi xỏ Chủ tịch. Những thông báo "nẩy lửa" của Đại sứ Ted Osius tại nhà hàng Zen-Bolsa.
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 19835)
(VOA) - Ông Phan Tất Thành: "Thực ra trong sâu thẳm tôi vẫn cho rằng đây chỉ là một sự nhầm lẫn ngu dốt của các biên tập viên đài truyền hình mà thôi. Tôi đặt ra câu hỏi “Giặc đã ở trong đài?”, câu hỏi đó là để nâng sự việc lên ở tầm khác, chỉ là một cách nói thôi, chứ còn chưa, chưa có giặc nào vào được Đài truyền hình Việt Nam để mà ngồi phát nhạc Trung Quốc, ca ngợi Trung Quốc theo cách đụng chạm đến danh dự, đến lòng tự trọng, quốc thể Việt Nam của chúng tôi đâu. Đây chỉ là sự ngu dốt của biên tập viên thôi; ... - "Nhận xét được là Trung Quốc nó đã xâm nhập vào đến đâu trong đất nước này. Không có gì để chắc chắn để nói “có” hoặc “không” cả." (BBC) - Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: "Việc Chủ tịch [Trương Tấn Sang] vừa phát biểu nghiêm chỉnh về thương binh liệt sỹ thì anh lại tấu cái bài hát của Trung Quốc thì cái đó là bố láo." - “Rằng hay thì thật là hay – Nhưng tay đạo diễn phim này là ai?” (Nhại Kiều)
28 Tháng Bảy 2015(Xem: 17897)
- Đại sứ Osius: “Mỹ không can thiệp vào thể chế chính trị Việt Nam”. - Đô đốc Paul Zukunft Tư lệnh duyên hải Mỹ sẽ đến thăm VN. - Làm việc chung với tướng Nguyễn Chí Vịnh về việc Việt Nam cử quân y và công binh gìn giữ hòa bình. Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh đã tiếp tôi trong một cuộc gặp trước phiên khai mạc Hội thảo LHQ về Triển khai Lực lượng Tham gia Gìn giữ Hoà bình diễn ra trong tuần này. (Xem tiếp. Dự kiến các hoạt động nêu trên sẽ lần lượt được triển khai trong năm 2016, chậm nhất cuối năm 2016 đơn vị công binh Việt Nam sẽ lên đường." (Ảnh trích từ facebook Đại sứ).
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 15959)
Khai mạc vũ đài biển Đông - "Phát biểu nhân Diễn đàn An ninh Aspen, tổ chức ở tiểu bang Colorado (Hoa Kỳ) hôm 24/07/2015, Đô đốc Harry B. Harris Jr., Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đã xác định rằng Trung Quốc « chủ yếu đang làm ra chủ quyền giả tạo » tại vùng Biển Đông, bằng cách bồi đắp đảo nhân tạo trên những rạn san hô, và bãi cạn." - Trong khi đó cánh chuyên gia quân sự và hàng hải Trung Quốc nói với tờ South China Morning Post ngày 15/5 rằng, kể cả Mỹ điều máy bay và tàu chiến tiến vào 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Bắc Kinh đang xây dựng (bất hợp pháp), Trung Quốc sẽ vẫn không dừng tay."
23 Tháng Bảy 2015(Xem: 17774)
"Hai Thủ tướng Việt - Thái cùng chứng kiến Lễ ký kết các thỏa thuận hợp tác, gồm: Tuyên bố chung về cuộc họp Nội các chung Việt Nam-Thái Lan lần thứ 3; Bản Ghi nhớ về hợp tác lao động; Thỏa thuận về tuyển dụng lao động; Bản Ghi nhớ về hợp tác giữa tỉnh Long An (Việt Nam) và tỉnh Trat (Thái Lan); Bản Ghi nhớ về hợp tác giữa tỉnh Kon Tum (Việt Nam) và tỉnh Ubon Ratchathani (Thái Lan). Hai bên khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc cam kết không cho phép bất cứ cá nhân, tổ chức nào sử dụng lãnh thổ nước này thực hiện các hoạt động chống phá nước kia." (Xem bản đồ Việt - Thái trang trong).