Dự thảo COC 2019: VN + TQ sẽ ra sao?

02 Tháng Giêng 20197:14 CH(Xem: 11726)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ NĂM  03 JAN 2019


image002

Tranh hí họa Biển Đông : cường quốc và nước nhỏ.


image003

Mặt trận Biển Đông: Mũi tên đỏ: thế lực của Trung Quốc.       Mũi tên xanh: vành đai bao vây của Mỹ. VĂN HÓA MAP.


image004

Đảo nhân tạo Chữ Thập, căn cứ hỏa lực chiến lược do Trung Quốc bồi đắp án ngữ con đường hàng hải quốc tế, cách bờ biển VN khoảng 550km.VĂN HÓA MAP


Dự thảo COC 2019: VN + TQ sẽ ra sao?


Việt Nam dự kiến sẽ có các cuộc đàm phán cứng rắn về vấn đề Biển Đông trong khi đang tích cực thúc đẩy các điều khoản có thể khiến Bắc Kinh không hài lòng, theo bản dự thảo COC đang đàm phán mà Reuters được tiếp cận.


Việt Nam 'cứng rắn hơn trong vấn đề Biển Đông'?

image005

Bản quyền hình ảnh DigitalGlobe/ScapeWare3d Image caption Đá Chữ Thập ở Biển Đông là một trong các điểm Bắc Kinh tiếh hành bồi đắp, xây cất trong những năm gần đây


Việt Nam đang nỗ lực kiềm chế các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, Reuters bình luận dựa trên bản dự thảo Bộ quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) mà hãng tin này tiếp cận được.


Việt Nam dự kiến sẽ có các cuộc đàm phán cứng rắn về vấn đề Biển Đông trong khi đang tích cực thúc đẩy các điều khoản có thể khiến Bắc Kinh không hài lòng, theo bản dự thảo COC đang đàm phán mà Reuters được tiếp cận.


Hà Nội muốn định chế hóa hàng loạt hành động mà Trung Quốc đã thực hiện trên vùng biển Biển Đông đang tranh chấp là các hành động bất hợp pháp, bao gồm việc xây dựng đảo nhân tạo, phong tỏa và triển khai các vũ khí tấn công như tên lửa, Reuters dẫn chiếu tới nội dung bản dự thảo COC mà các bên đang đàm phán. Tuy nhiên, Reuters không nêu rõ bản dự thảo mà họ có được là bản nào.


Dự thảo cũng cho thấy Hà Nội đang thúc đẩy lệnh cấm đối với bất kỳ tuyên bố mới nào về Khu vực Nhận dạng Phòng không - điều mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố trên Biển Hoa Đông hồi năm 2013.


Các quan chức Trung Quốc không bác bỏ khả năng sẽ có tuyên bố tương tự đối với Biển Đông.


Bản dự thảo cho thấy Hà Nội cũng đang đòi các nước phải làm rõ những yêu sách của họ đối với tuyến giao thương huyết mạch trên Biển Đông theo luật pháp quốc tế, một nỗ lực rõ ràng nhằm phá vỡ Đường Chín Đoạn gây tranh cãi mà Trung Quốc tự tuyên bố.


"Sẽ có một số trao đổi đầy thử thách giữa Việt Nam và Trung Quốc nói riêng qua văn bản của thỏa thuận này," Reuters dẫn lời ông Ian Storey, một chuyên gia kỳ cựu ở Biển Đông, người đã xem bản dự thảo này, nói.


"Phía Việt Nam muốn bộ quy tắc COC sẽ bao gồm những điểm hoặc hoạt động bị cấm vì Trung Quốc đã thực hiện những điều/hoạt động này trong 10 năm qua."


Bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho biết các cuộc đàm phán về COC đã có một số tiến bộ gần đây, với việc Việt Nam tích cực tham gia và các quốc gia khác thể hiện tinh thần xây dựng và hợp tác.


'Cấm nước ngoài tập trận trên Biển Đông'


image006


Bản quyền hình ảnh TRUONG GIANG


Dự thảo cũng xác nhận thông tin từ các báo cáo trước đó rằng Trung Quốc muốn các cuộc tập trận quân sự của các cường quốc 'bên ngoài' khác trên Biển Đông sẽ bị cấm trừ phi được sự đồng ý của tấn cả các bên ký kết COC.


Bắc Kinh cũng muốn không cho các hãng dầu khí nước ngoài vào hoạt động tại Biển Đông với việc hạn chế các thỏa thuận phát triển chỉ trong phạm vi khai thác chung giữa Trung Quốc và Đông Nam Á.


Giới chuyên gia trông đợi là cả hai nội dung trên sẽ bị một số nước ASEAN phản đối mạnh mẽ.


Vòng đàm phán tiếp theo dự kiến sẽ diễn ra tại Myanmar trong quý một 2019, Reuters dẫn nguồn một nhà ngoại giao Đông Nam Á cho biết.


Vào tháng Tám, các quan chức Trung Quốc và ASEAN đã ca ngợi biên bản đàm phán ban đầu là một cột mốc và một bước đột phá khi được các bộ trưởng ngoại giao của ASEAN và Trung Quốc ủng hộ.


COC sẽ được đàm phán trong năm tới bởi các quan chức cấp cao của ASEAN và Trung Quốc và chưa được công bố công khai.


Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tháng trước kêu gọi các bên ký kết hiệp ước vào năm 2021, một thời gian biểu mà một số đặc phái viên và các nhà phân tích cho là khó có thể đạt được.


Đòi hỏi của Trung Quốc


Bộ quy tắc COC được xây dựng dựa trên Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) vốn được ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002.


Tuy nhiên, tài liệu chính trị đầu tiên mà ASEAN và Trung Quốc đạt được trong vấn đề Biển Đông này đã không ngăn chặn được việc khu vực có tuyến giao thương đường biển quốc tế quan trọng này trở thành nơi tranh chấp gay gắt giữa các bên.


Trung Quốc kể từ 2014 đã tăng cường hiện diện quân sự và gia tăng việc xây cất, bồi đắp các đảo nhân tạo tại vùng biển có tranh chấp.


Hoa Kỳ và các cường quốc khu vực khác, trong đó có Nhật Bản và Ấn Độ, không phải là các bên tham gia đàm phán, nhưng có mối quan tâm to lớn đối với tuyến hải hành nối Đông Bắc Á với Trung Đông và Châu Âu.


Một số quốc gia, bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Anh và Úc, đã cùng Hoa Kỳ tăng cường triển khai các hoạt động hải quân trên Biển Đông. Tuy nhiên, các hoạt động này thường bị hải quân Trung Quốc theo sát.


Mỹ đang thúc đẩy các nước đồng minh Thái Bình Dương tăng cường sự hiện diện quân sự trên Biển Đông trong nỗ lực đối đầu với Trung Quốc, theo Stars and Stripes.


Bản thảo dài 19 trang vẫn còn chưa làm rõ các lĩnh vực chính bao gồm phạm vi địa lý chính xác, liệu nó có ràng buộc về mặt pháp lý hay không và các tranh chấp sẽ được giải quyết như thế nào, Reuters nói./ ((theo BBC 01/1/ 2019)


- Sòng bạc Quốc tế biển Đông: "Át chủ bài" nào sẽ làm chủ An ninh Biển Đông?
21 Tháng Tám 2016(Xem: 12958)
"Đây là 10 tàu tuần duyên đầu tiên của Philippines được làm tại Nhật Bản với tiền viện trợ của nước này".
21 Tháng Tám 2016(Xem: 17078)
Hải dồ dự phóng phân dịnh ranh giới biển Đông Nam Á Nov/17/2015. VĂN HÓA MAP
18 Tháng Tám 2016(Xem: 12980)
Bộ trưởng Nội Vụ Đài Loan Diệp Tuấn Vinh (Yeh Jiunn Rong) ngày 16/08/2016 đã dẫn đầu một đoàn quan chức và nhà nghiên cứu Đài Loan đến đảo Ba Bình (mà Đài Loan gọi là Thái Bình) để tái khẳng định chủ quyền tại hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa.
16 Tháng Tám 2016(Xem: 12677)
"Một số hãng truyền thông Việt ngữ ở hải ngoại quan tâm và đặt câu hỏi với cá nhân tôi rằng, liệu sự kiện Philippines chủ động tìm cách đàm phán song phương, trực tiếp với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông có tác động, ảnh hưởng gì đến Việt Nam hay không".
14 Tháng Tám 2016(Xem: 14660)
" nếu cuộc thao diễn hải quân Nga Trung được tiến hành xa xuống phía nam, về phía quần đảo Trường Sa, và sử dụng một số cơ sở mới mà Trung Quốc vừa thiết lập ở đó, thì đấy sẽ là một dấu hiệu đáng báo động ..." Ảnh minh họa: Em bé Trung Quốc tặng hoa cho sĩ quan hải quân Nga.
14 Tháng Tám 2016(Xem: 14649)
Subi, Chữ Thập, Vành Khăn: tam giác hỏa lực Hải đồ mặt trận Trường Sa: Tam giác hỏa lực của Trung Quốc ở SuBi, Chữ Thập, Vành Khăn khống chế quần đảo Trường Sa. Minh Họa VĂN HÓA MAP
11 Tháng Tám 2016(Xem: 15839)
Mặt trận Biển Đông Phóng đồ minh họa hệ thống giàn phóng tên lửa VN.
09 Tháng Tám 2016(Xem: 15250)
"Một nhiếp ảnh gia của hãng thông tấn Reuters đã ghi lại được khoảnh khắc 2 nữ VĐV vui vẻ chụp hình cùng nhau. "Vận động viên Bắc Hàn Hong Un Jong, 27 tuổi khi trở về Triều Tiên có thể sẽ phải chịu những hình phạt khắc nghiệt nhất, thậm chí có thể là “án tử.”
09 Tháng Tám 2016(Xem: 15002)
07 Tháng Tám 2016(Xem: 14317)
"RAND cũng giả định đây là cuộc chiến theo quy ước, có nghĩa sẽ đấu với nhau bằng tàu chiến, máy bay, tên lửa và chiến binh mạng mà không sử dụng vũ khí hạt nhân".
01 Tháng Tám 2016(Xem: 13390)
"Tự do hàng không" "Máy bay ném bom Trung Quốc bay qua khu vực gần bãi cạn Scarborough của Philippines trên Biển Đông hồi tuần qua". Ảnh: Xinhua
01 Tháng Tám 2016(Xem: 12638)
"Tự do hàng không" "Không quân Hoa Kỳ, ngày 28/07/2016, ra thông báo cho biết sẽ tiến hành triển khai máy bay ném bom chiến lược B-1 tại căn cứ Guam, Thái Bình Dương, cách Biển Đông khoảng 2000 hải lý. Đây là lần đầu tiên kể từ 10 năm qua, Không quân Mỹ đưa máy bay B-1 đến Guam".
31 Tháng Bảy 2016(Xem: 13546)
"Một số nhận định cho rằng Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi vào TPP, và Đảng Cộng sản Việt Nam đã ủng hộ ký kết hiệp định này". "Bà Laura Rosenberger nhấn mạnh: “Nghĩa là hiện nay bà không thể ủng hộ nó, cũng không ủng hộ nó sau bầu cử tháng 11, cũng như tháng Giêng năm sau”.
28 Tháng Bảy 2016(Xem: 14815)
Bàn cờ "biển Quốc tế Đông nam á" quyết đấu
27 Tháng Bảy 2016(Xem: 13038)
Trung Quốc tiếp tục lớn tiếng đả kích tất cả các nước dám kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông. Trong một thông báo công bố hôm nay, 27/07/2016, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) đã đả kích bản tuyên bố chung Mỹ-Nhật-Úc về Biển Đông vừa được đưa ra sau cuộc họp tay ba, bên lề các hội nghị ASEAN tại thủ đô Lào.