Thách thức hai bờ eo biển Đài Loan

13 Tháng Giêng 201911:12 CH(Xem: 10395)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ HAI 14 JAN 2019


Thách thức hai bờ eo biển Đài Loan


image002

Văn Khoa


14/01/2019


Giới phân tích nhận định thông điệp về Đài Loan của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể dẫn mối quan hệ tay ba Đài - Trung - Mỹ vào thời kỳ căng thẳng.


image001

Chiến đấu cơ Đài Loan theo dõi máy bay ném bom H-6K (lớn) của Trung Quốc tuần tra sát Đài Loan.


Cơ quan Phòng vệ Đài Loan


Trong bài phát biểu đầu năm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi Đài Loan bắt đầu đàm phán về tái thống nhất nhằm chấm dứt nhiều thập niên thù địch, theo tờ South China Morning Post (SCMP). Ông Tập nhấn mạnh Đài Loan phải được thống nhất với Trung Quốc theo mô hình “một quốc gia hai chế độ” tương tự Hồng Kông và Macau.


Mặt khác, ông Tập cũng khẳng định sẽ không từ bỏ lựa chọn sử dụng vũ lực để chống lại “các lực lượng đòi độc lập” ở Đài Loan và “sự can thiệp của lực lượng bên ngoài”, vốn được cho là ám chỉ Mỹ.


Tuy nhiên, đề xuất đàm phán thống nhất gặp phải sự phản đối kịch liệt ở Đài Loan, theo SCMP. Lãnh đạo Thái Anh Văn nhanh chóng cáo buộc Bắc Kinh gây tổn hại quá trình dân chủ và kêu gọi ông Tập tôn trọng sự tồn tại của vùng lãnh thổ này. Ngoài ra, khi được yêu cầu bình luận về phát biểu của ông Tập, phát ngôn viên Viện Mỹ tại Đài Loan (AIT) Amanda Mansour nhấn mạnh Mỹ có lợi ích trong sự ổn định và hòa bình ở hai bên bờ eo biển Đài Loan, theo Hãng tin CNA.


 Với phát biểu của ông Tập, phản ứng từ bà Thái và bình luận của AIT, giới phân tích dự đoán căng thẳng có thể leo thang trong vài tháng tới vì Đài Bắc nhiều khả năng tiến tới gần gũi hơn với Washington, nhờ hỗ trợ chống lại chiến dịch gây sức ép từ Bắc Kinh.


Các chuyên gia còn cho rằng giới lãnh đạo ở Đài Bắc và Washington có thể sẽ thể hiện lập trường cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh trước các cuộc bầu cử lãnh đạo Đài Loan và tổng thống Mỹ trong năm 2020, theo SCMP.


Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thượng Hải về Đài Loan Du Tân Thiên cảnh báo về những thách thức nghiêm trọng phía trước đối với quan hệ 3 bên Mỹ - Trung - Đài. “12 tháng tới sẽ là khoảng thời gian không chắc chắn trong quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan vì cả Mỹ và Đài Loan đều có cuộc bầu cử quan trọng trong năm 2020. Tôi không lạc quan chút nào về quan hệ Mỹ - Trung cũng như giữa hai bờ eo biển, vốn không thể có sự cải thiện đáng kể”, bà Du nhấn mạnh.


Bên cạnh đó, Giáo sư Chu Chí Quần, Giám đốc Viện Nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Bucknell (Mỹ) cho rằng ngoài việc gửi thông điệp rõ ràng tới lãnh đạo Thái và đảng Dân tiến cầm quyền của bà này, phát biểu của ông Tập cũng được xem là lời cảnh báo đối với Washington. “Mục tiêu thứ hai rất có thể là Mỹ, đặc biệt kể từ khi Tổng thống Donald Trump ký ban hành nhiều dự luật ủng hộ Đài Loan trong năm 2018, bao gồm Đạo luật đi lại Đài Loan và Đạo luật sáng kiến trấn an châu Á (ARIA)”, ông Chu nói rõ. ARIA tái khẳng định sự ủng hộ chính trị của Washington đối với Đài Loan, bao gồm tăng cường các cuộc trao đổi chính thức và bán vũ khí. Vì vậy, Bắc Kinh cực lực phản đối ARIA, cáo buộc Washington vi phạm chính sách “một Trung Quốc” và can thiệp nội bộ nước này.


Cũng bình luận về vấn đề này, bà Du cho rằng đứng từ quan điểm của Trung Quốc, ARIA đã tiết lộ chiến lược của Washington là dùng lá bài Đài Loan trong cuộc cạnh tranh sức mạnh với Bắc Kinh và can thiệp vào quan hệ Đài - Trung. Nhà nghiên cứu Arthur Ding tại Viện Nghiên cứu an ninh và chính sách phát triển ở Thụy Điển thì nhận định ARIA thể hiện quyết tâm của Washington không chỉ làm cho Đài Loan trở thành một trong những đồng minh của mình ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mà còn duy trì quan hệ gần gũi với Đài Loan. Ông Ding cho rằng căng thẳng Mỹ - Trung sẽ tiếp tục leo thang nếu quan hệ Đài - Mỹ ngày càng tốt đẹp.


Đô đốc Mỹ thăm Trung Quốc


Ngày 13.1, Tham mưu trưởng hải quân Mỹ John Richardson bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc 4 ngày, trong lúc hai nước tìm cách giảm nguy cơ đối đầu quân sự, theo AFP. Ông Richardson sẽ đến Bắc Kinh và thành phố Nam Kinh, gặp tư lệnh hải quân Trung Quốc Thẩm Kim Long. Mục tiêu của chuyến thăm là tiếp tục các cuộc đối thoại quân sự tập trung giảm nguy cơ đụng độ giữa hai bên./ (Thanh Niên)
26 Tháng Tư 2016(Xem: 17582)
1. Bài của tác giả Giao Chỉ Vũ Văn Lộc đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ tác giả và bạn đọc gởi về tòa soạn). 2. Bài của tác giả Tiến sĩ Trần Huy Bích đăng trên báo Văn Hóa ngày 17/4/16. (Từ thân hữu gởi về tòa soạn). 3. Bài của tác giả Nguyễn Văn Lục đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn). 4. Bài của tác giả Giáo sư Phạm Cao Dương đăng trên báo Văn Hóa ngày 22/4/2016. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn). 5. Đặc biệt về bài viết của Gs Phạm Cao Dương trên BBC tựa đề: Đính chính sai lầm về 'Nam Hải'.
24 Tháng Tư 2016(Xem: 17057)
"... Kết luận phần biên khảo này, tôi chỉ xin được trích dẫn quan điểm của sử gia Taylor, nó tóm tắt tất cả cái trách nhiệm của một đất nước trước sự xâm lăng của người Pháp là sự bất lực của một triều đình..."
24 Tháng Tư 2016(Xem: 17427)
30 Tháng Tư, 41 Năm Sau, Tưởng Niệm Big Minh: "Tại sao ông lại ra nhận trách nhiệm vào 2 ngày sau cùng. Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu tướng Minh cũng theo đoàn tầu hải quân VNCH tách bến Sài Gòn ra đi đêm 29 tháng 4-1975. Nhưng ông quyết định ở lại chỉ để lãnh đòn thù trước mặt và sự sỉ nhục của bạn sau lưng..."
22 Tháng Tư 2016(Xem: 15775)
Ông Nguyễn Điểm (58 tuổi) trú tại Phú Hải, Lộc Vĩnh, Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) cho hay: “Do người dân không còn vớt mang về, cùng với đó số lượng cá chết quá nhiều, sau mấy ngày cá chết đọng lại đã tạo ra một mùi hôi khó chịu. Một số hộ dân xúc cá mang về cho vịt ăn khiến đàn vịt cũng chết theo”.
22 Tháng Tư 2016(Xem: 17464)
Tài liệu cho ngày 30 tháng Tư "...Có điều là cho đến tận bây giờ người Cộng Sản Việt Nam vẫn không chịu nhận ra những sai lầm của họ để sửa đổi, đặc biệt là từ bỏ truyền thống bạo lực để quan tâm tới cuộc sống của người dân. Cuối cùng ta cũng nên để ý tới những nhận định của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình..." - Lê Duẩn: "Bè lũ phản động Bắc Kinh đều muốn xâm lược VN và Đông Nam Á". - BBC phỏng vấn ông Võ Văn Kiệt. - VĂN HÓA phỏng vấn ông Hoàng Minh Chính. - Xem thêm mục XÃ HỘI "Đêm tưởng nhớ Sàigon" do Montreal, Canada tổ chức.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 16104)
12/04/2016: Chiến hạm Nhật "bám" Cam Ranh. 14/04/2016: Hoa Kỳ và Philippines tuần tra chung. 15/04/2016: Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter hành quân trên USS John C. Stennis. 15/04/2016: Trung cộng điều 16 máy bay quân sự ra Phú Lâm-Hoàng Sa. 17/04/2016: Phó chủ tịch quân ủy Trung cộng thị sát đảo nhân tạo ở Trường Sa. 18/04/2016: Chiến đấu cơ Trung cộng hiện diện ở Đá Chữ Thập- Trường Sa. 19/04/2016: Mỹ phản đối Chiến đấu cơ Trung cộng đáp ở Chữ Thập.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 15621)
"Qua e-mail của một niên trưởng, tòa soạn Văn Hóa nhận được hai bài viết của Bác sĩ Nguyễn Lương Tuyền ở Montréal, Québec, Canada. Một bài viết vào tháng 12/2013 và một bài viết ngày 11/4/2016. Để rộng đường dư luận trong bối cảnh tình hình Việt Nam trước và sau 1975, Văn Hóa đăng tải bài viết năm 2013. Kính mời quý bạn đọc xem thêm một tài liệu của cựu TBT Lê Duẩn". Ảnh dưới: Từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình.
17 Tháng Tư 2016(Xem: 14915)
" bộ Quốc Phòng Trung Quốc hôm 15/04 đã loan báo rằng tướng Phạm Trường Long, phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc vừa thực hiện một chuyến đi thị sát Biển Đông". "thông tin về chuyến đi được loan báo đúng vào hôm bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ cùng đồng nhiệm Philippines bay ra thăm tàu sân bay Mỹ John C. Stennis đang hoạt động trên Biển Đông". (Xem chú thích bản đồ chiến sự Biển Đông trang trong)
17 Tháng Tư 2016(Xem: 15419)
"Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Man Nhiên vừa cho chúng ta biết nhà nghiên cứu sử Tạ Chí Đại Trường không phải là người nhận thấy và lên tiếng sớm nhất đính chính sự sai lầm của nhóm phiên dịch và giới thiệu sách Hồng Đức Bản Đồ năm 1962 về tác giả của “Giáp ngọ niên Bình Nam đồ".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 13274)
"Phát ngôn nhân Lục Khảng ngày 12/4 cho hay đợt xả nước lần hai từ đập thủy điện Cảnh Hồng (tỉnh Vân Nam) được khởi sự đầu tuần này và sẽ kéo dài cho tới hết mùa nước thấp. Bắc Kinh đã tiến hành đợt xả nước lần thứ nhất từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 sau khi Việt Nam lên tiếng yêu cầu hỗ trợ".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 15287)
Bài bổ túc hoàn chỉnh của Gs Trần Huy Bích và Gs Trần Anh Tuấn LỜI TÒA SOẠN: - Trong loạt bài về Văn hóa - Văn học đăng tải mấy ngày qua , tòa soạn nhận được hai bài mới của Gs Trần Anh Tuấn và Gs Trần Huy Bích bổ túc thêm cho hoàn chỉnh. Xin giới thiệu cùng quý bạn đọc. Văn Hóa xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt đến với báo Văn Hóa. Các ý kiến đóng góp, vui lòng gởi điện thư về tòa soạn / E-mail: lykientrucvaama@gmail.com - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.
12 Tháng Tư 2016(Xem: 17935)
LỜI TÒA SOẠN: - Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa.(Xem thêm : Gs Phạm Cao Dương) - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.
10 Tháng Tư 2016(Xem: 15431)
Thiên tai "hạn hán" và Nhân tai "Mekong nghẽn mạch" (chữ của Bs Ngô Thế Vinh) hiện đang gây cơn "sốt" thời sự; nhưng bất ngờ khi đọc cuốn Tuyển tập Nguyễn Thanh Liêm (Tiến sĩ Trần Huy Bích viết lời tựa) mới thấy rằng Giáo sư Liêm đã khảo cứu Địa lý - Nhân văn - Văn hóa khu vực Đồng Nai - Cửu Long như một lời báo động về miền đất "trời cho".
10 Tháng Tư 2016(Xem: 16056)
Những khuôn mặt văn hóa tháng Tư "Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa".
04 Tháng Tư 2016(Xem: 15923)
- “Quốc hội đã làm được nhiều việc, nhưng đáng tiếc là chưa có thêm quyết sách, quyết định công bố trước toàn dân về quyết tâm bảo vệ chủ quyền, nhất là trong thời điểm nhiều thách thức. Nếu làm được vậy thì nhân dân, cử tri cả nước sẽ hài lòng hơn với Quốc hội".
03 Tháng Tư 2016(Xem: 17213)
Miền Nam ngóng "Mùa nước lũ"
03 Tháng Tư 2016(Xem: 21113)
(VH) - Trong dòng lịch sử đảng CSVN, cuối tháng Ba đầu tháng Tư 2016, một sự kiện khác lạ diễn ra, đó là sự xuất hiện của ngôi sao "Venus" sáng rực trong vòm trời "tứ trụ triều đình" khô khốc. Ngôi sao "venus" có tên rất đẹp: Kim Ngân. Xưng hô cho phải phép: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, tân Chủ tịch Quốc hội VNCS, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Danh xưng và nhiệm vụ của "Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia" ở đây khoan nói tới nội dung - bản chất của hội đồng này, chỉ nói tới hai chữ "Quốc gia", ai cũng cảm thấy nhá nhem đâu đó cái ánh sáng lờ mờ về điều gọi là đổi mới thể chế chính trị.
31 Tháng Ba 2016(Xem: 14583)
- "Hoạt động của ông Thường Vạn Toàn trên lãnh thổ Việt Nam kéo dài 4 ngày, trên lãnh thổ Trung Quốc sát biên giới với Việt Nam 2 ngày, một chuyến thăm khá dài và hiếm gặp". - "Trung Quốc cũng là một đối tác bình đẳng của Việt Nam như Hoa Kỳ hay Nhật Bản, Singapore, Philippines...Để dư luận khu vực và thế giới hiểu lầm Việt Nam và Trung Quốc "nói riêng" với nhau gì đó trên Biển Đông sẽ vô cùng nguy hại".