Marine One Trump sẽ đi thăm "Biển Đông", Xe lửa Un sẽ đi thăm "Nguyên Tử" VN?

21 Tháng Hai 20197:51 CH(Xem: 10099)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ SÁU 22 FEB 2019


Marine One Trump sẽ đi thăm "Biển Đông", Xe lửa Un sẽ đi thăm "Nguyên Tử" VN?


VĂN HÓA


22/2/2019


Tới cuối ngày 22/2/2019 (VN) tổng cộng đã có 6 "ngựa thồ" tức siêu vận tải cớ C-17 hạ cánh xuống sân bay Nội Bài mang theo hàng trăm thiết bị tiền trạm và hậu cần phục vụ cho TT Trump trong kỳ họp với Chủ tịch Un Bắc Hàn tại Hà Nội.


Theo tin riêng chưa kiểm chứng của Văn Hóa,TT Trump sẽ di chuyển nhiều nơi bằng chiếc Marine One đã đậu sẵn tại Nội Bài, ngược lại, ông Un cũng không bỏ lỡ bày tỏ "tình đồng chí anh em" đi thăm nhiều nơi hữu ích để có dịp quan sát về cơ chế nhà nước - chính sách quản trị hành chánh của Việt Nam thời hậu chiến.


Giới quan sát cho rằng họ Kim sẽ học hỏi được nhiều tiến bộ ở Việt Nam, đặc biệt về vấn đề nhân quyền và đối lập, nhưng Việt Nam có học được điều gì ở "lãnh tụ cộng sản" 34 tuổi nổi tiếng về tên lửa hạt nhân tầm xa này không?


Một trong các tọa độ ông Trump có thể đến quan sát là Đà Nẵng, địa đầu hướng về quần đảo Hoàng Sa cách Hà Nội 1giờ20 phút bay.


image002

Khoảng cách Hà Hội - Đà Nẵng - Hải Nam và Hoàng Sa. Google map

image003

Chấm xanh: vành đai quân sự Mỹ bao vây Biển Đông; Chấm đỏ: 7 đảo nhân tạo - căn cứ quân sự Trung Quốc ở giữa biển Trường Sa. Hải đồ minh họa của Văn Hóa Online.


 image004

Hàng không Mẫu hạm USS Carl Vinson tại vịnh Đà Nẵng 05 Mar 2018.


Một trong các tọa độ Chủ tịch Un - ông trùm nguyên tử tên lửa hạt nhân tầm xa đến thăm và "lên lớp" cho các chuyên gia nguyên tử Việt Nam:


Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt


Đến cuối năm 2013, lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã có 37.800 giờ hoạt động an toàn và khai thác hiệu quả phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học – công nghệ hạt nhân…


Sáng 20/3, tại Đà Lạt, Viện Nghiên cứu hạt nhân (thuộc Viện Năng lượng nguyên tử - Bộ Khoa học và Công nghệ) đã tổ chức kỷ niệm 30 năm khánh thành công trình khôi phục và mở rộng lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt.


image005

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt


Lò phản ứng hạt nhân TRIGA- Mark 2 được xây dựng năm 1960 công suất 250 kWt, vận hành được 5 năm (từ năm 1963 – 1968). Năm 1982, với sự giúp đỡ của Liên Xô, lò phản ứng được khởi công khôi phục, mở rộng và đến năm 1984 khánh thành, tái hoạt động với tên mới là IVV-9 (gọi theo địa danh là lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt), công suất nâng lên 500 kWt.


Đến cuối năm 2013, lò đã có 37.800 giờ hoạt động an toàn và khai thác hiệu quả phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học – công nghệ hạt nhân vào phát triển kinh tế xã hội và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực hạt nhân.


image006

Chưng cất I-ốt phục vụ điều trị bệnh tuyến giáp tại Viện Nghiên cứu hạt nhân


image007

Các kỹ sư vận hành lò phản ứng


Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Đình Tiến đánh giá cao sự giúp đỡ của chính phủ và các chuyên gia Liên bang Xô Viết trước đây đã tận tình giúp đỡ để Việt Nam khôi phục, mở rộng và tái khởi động lò phản ứng nghiên cứu tại Đà Lạt và trang bị thêm các thiết bị hiện đại.


Thứ trưởng Lê Đình Tiến tin tưởng rằng, trên cơ sở các kết quả, thành tựu đã đạt được trong 30 năm qua, Viện Nghiên cứu hạt nhân nói riêng và Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam nói chung, sẽ tiếp tục đảm bảo vận hành an toàn và khai thác có hiệu quả hơn nữa lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, cũng như xúc tiến Dự án xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân mới, với lò phản ứng nghiên cứu công suất cao, đa mục tiêu với vốn đầu tư 500 triệu đô la Mỹ do Liên bang Nga hỗ trợ tín dụng.


Dịp này, Viện Nghiên cứu hạt nhân đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Độc lập hạng Ba. KP 20/3/2014


Nga ký bản ghi nhớ với Việt Nam về trung tâm nghiên cứu hạt nhân


RFA2017-07-05


image008

Một triển lãm thiết bị hạt nhân quốc tế tại Hà Nội, 2012. AFP


Mạng World Nuclear News loan tin vào ngày 4 tháng 7 cho biết vào cuối tháng Sáu vừa qua, tại Moscow, văn bản vừa nêu được ký kết giữa tập đoàn nhà nước Rosatom của chính phủ Nga với Bộ Khoa Học Công Nghệ Việt Nam, liên quan đến việc xây dựng một trung tâm khoa học- công nghệ nguyên tử tại Việt Nam.


Đại diện phía Nga là ông Alexey Likhachov, tổng giám đốc Rosatom và đại diện phía Việt Nam là thứ trưởng Bộ Khoa Học Công Nghệ, ông Trần Đại Thanh, có sự chứng kiến của tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch nước Việt Nam ông Trần Đại Quang.


Tháng Mười Một  năm 2011, Nga và Việt Nam  ký thỏa thuận xây dựng một trung tâm khoa học- công nghệ nguyên tử cho  Đại Học Bách Khoa ở Hà Nội, qua đó Moscow thuận đầu tư một số vốn cho vay 500 triệu đô la.


Vào tháng 10 năm 2010, Nga đã ký một văn bản thỏa thuận liên chính phủ với Việt Nam về việc xây dựng một nhà máy điện nguyên tử  đầu tiên cho Việt Nam tại tỉnh Ninh Thuận.


Tuy nhiên vào tháng 11 năm ngoái, Quốc Hội Việt Nam chuẩn thuận quyết định của chính phủ trong việc bỏ kế hoạch xây nhà máy điện hạt nhân mà hướng đến nguồn năng lượng tái tạo cũng như nhập điện từ nước ngoài./


Dừng dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận


Công KhanhThắng Quang


22/11/2016


Đa số đại biểu Quốc hội đã biểu quyết tán thành thông qua Nghị quyết dừng xây dựng dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.


Chiều 22/11, với trên 92% đại biểu biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc dừng thực hiện dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.


Ngay sau đó, Chính phủ đã tổ chức họp báo chuyên đề về nội dung này.


Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, việc dừng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận (dự án) được xem xét kỹ lưỡng, căn cứ trên cơ sở pháp luật. 


Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định công nghệ hạt nhân của Liên bang Nga và Nhật Bản dự kiến sử dụng cho dự án đều là công nghệ tiên tiến nhất và có mức độ an toàn rất cao.


"Việc dừng thực hiện dự án không phải với lý do công nghệ mà là do điều kiện kinh tế nước ta hiện nay", Người phát ngôn Chính phủ nói. 


Cụ thể, tình hình phát triển kinh tế vĩ mô của Việt Nam có nhiều thay đổi so với thời điểm quyết định chủ trương đầu tư (năm 2009), dư địa về tiết kiệm điện còn nhiều, khả năng liên kết lưới điện khu vực để trao đổi mua bán điện với các nước láng giềng dự kiến sẽ tăng cường trong thời gian tới. 


"Mặt khác, nước ta đang cần nguồn vốn lớn để đầu tư phát triển các dự án cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại để tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như nguồn vốn để giải quyết các vấn đề do biến đổi khí hậu gây ra", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho hay. 


Tiếp tục phát triển hợp lý các nguồn năng lượng thay thế


Ông Mai Tiến Dũng thông tin việc dừng thực hiện dự án không làm ảnh hưởng đến an ninh cung ứng điện do có thể bổ sung các loại hình nguồn điện khác trong hệ thống như các nguồn điện than, nguồn điện năng lượng tái tạo, nguồn điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).


Bên cạnh đó, Chỉnh phủ cũng xem xét biện pháp tăng cường mua điện từ các nước láng giềng, nhất là từ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. 


image009

Mô hình nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Ảnh: Năng lượng mới.


Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, Chính phủ xem xét đầu tư thay thế nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận bằng các nhà máy nhiệt điện than có công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường và các nhà máy tua bin khí sử dụng LNG nhập khẩu với tổng công suất khoảng 6.000 MW. 


"Các dự án này đảm bảo thay thế sản lượng điện sản xuất của các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định. 


Cũng theo Người phát ngôn Chính phủ, giai đoạn sau 2030, Việt Nam tiếp tục phát triển hợp lý các nguồn điện than và LNG nhập khẩu, xem xét đẩy mạnh phát triển nguồn năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời. 


Đối với các cơ sở hạ tầng đã đầu tư, Chính phủ sẽ chỉ đạo thực hiện các biện pháp nhằm sử dụng tối đa, có hiệu quả đối với các cơ sở hạ tầng đã đầu tư thuộc phạm vi dự án để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. 


Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho hay dù đối tác Nga và Nhật Bản đều bày tỏ sự đáng tiếc song về mặt cơ bản họ đều bày tỏ sự cảm thông và tôn trọng quyết định của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cũng đánh giá cao và cảm ơn sâu sắc thiện chí, sự hỗ trợ của Chính phủ Liên bang Nga và Nhật Bản.


Ông Mai Tiến Dũng khẳng định Chính phủ tiếp tục quan tâm đến việc phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận, có giải pháp để sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất đã đầu tư tại tỉnh này khi dừng dự án. 


Dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư năm 2009, dự kiến gồm 2 nhà máy. Mỗi nhà máy có 2 tổ máy, công suất 2.000 MW.


Nhà máy Ninh Thuận 1 đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, được khởi công vào năm 2014 và đưa tổ máy đầu tiên vận hành vào năm 2020.


Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, thời gian lập dự án đầu tư kéo dài thêm khoảng hai năm và tiến độ tổng thể cũng phải điều chỉnh so với dự kiến ban đầu.


Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng việc dừng dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận là bất khả kháng, do bối cảnh khó khăn kinh tế chung của quốc tế và trong nước./

29 Tháng Ba 2016(Xem: 13318)
- "Theo ghi nhận của Reuters, bản thông cáo không đề cập trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông giữa hai bên, nhưng cho biết là tư lệnh Hạm Đội Nam Hải của Trung Quốc có mặt trong cuộc gặp giữa phái đoàn Trung Quốc và Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngày 27/03". (Xem thêm ở mục NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG)
27 Tháng Ba 2016(Xem: 20139)
"(Một trong) “Thủ phạm” chính là việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong của Lào, Thái Lan, và Cambodia; lên đến 2.991 m3/sec tức 49% lưu lượng sông Mekong tại Kratié. Đó là chưa kể lượng nước do Cambodia sử dụng cho các dự án thủy nông ở hạ lưu Kratié".
27 Tháng Ba 2016(Xem: 16401)
- "Cũng tại phiên họp Chính phủ ngày 26-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian để phát biểu về “cá nhân tôi”. Thủ tướng nói: ... Chúc các đồng chí kỳ này sẽ nghỉ chính sách và chúc cho cả tôi nữa ráng giữ gìn sức khỏe, bởi sức khỏe là quan trọng nhất, đồng thời làm một công dân tốt, đảng viên tốt. Làm sao ráng làm được theo tên chương trình như anh Trần Bình Minh (tổng giám đốc Đài truyền hình VN) nói là “Người tử tế”. Sống tử tế.... (Theo Tuổi Trẻ) - (Xem thêm bài diễn văn (chống đế quốc Mỹ trứ danh) của TT Dũng ngày 30/4/2015 tại Saigon. TT Dũng qua tận Nga mua vũ khí hàng tỉ đô. Mục TÀI LIỆU).
24 Tháng Ba 2016(Xem: 12730)
"Trong số 6 quốc gia chia sẻ sông Mekong, chỉ có 4 nước là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là thuộc Ủy ban sông Mekong (MRC) nên các quy tắc của MRC trong việc sử dụng con sông chỉ áp dụng cho các nước này mà không được áp dụng cho Trung Quốc và Myanmar".
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13250)
"Hôm qua, Thượng Nghị Sĩ Bob Menendez (Dân Chủ, NJ) cùng với 18 vị đồng viện thuộc Đảng Dân Chủ cùng lên tiếng kêu gọi Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, Đại Sứ Micheal Froman, không đưa bản Hiệp Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào Quốc Hội cho đến khi Việt Nam, Malaysia và Brunei đã đáp ứng thoả đáng các cam kết của họ với Hoa Kỳ".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 13817)
"Lãnh đạo của 6 nước có liên quan đến sông Mekong sẽ họp thượng đỉnh vào ngày 23/3 tại thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam, Trung Quốc. Các bên tham gia gồm có Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia, 4 thành viên Ủy hội Sông Mekong, cùng với Trung Quốc và Myanmar, đối tác đối thoại của Ủy hội".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 14337)
"Bốn trạm bơm tạm thời đã bắt đầu hút 47 triệu mét khối nước từ sông Mekong bơm vào sông Huai Luang ở tỉnh Nong Khai của Thái Lan".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 14963)
"Trong bài trả lời phỏng vấn của hãng tin Anh Reuters hôm 17/03, đô đốc John Richardson, tư lệnh Hải Quân Mỹ xác nhận là đang thăm dò cơ hội tăng cường việc sử dụng hải cảng ở các nước như Philippines hay Việt Nam, trong đó có cả căn cứ Hải Quân Mỹ trước đây tại Việt Nam là Cam Ranh".
17 Tháng Ba 2016(Xem: 16716)
"Không khó để nhận ra, cả Trung Quốc và Thái Lan đang biến nguồn nước sông Mê Kông thành thứ vũ khí lợi hại trong chiến tranh kinh tế. Chính vì thế kêu gọi Trung Quốc xả nước có thể là hành động mang tính cảnh báo quốc tế chứ không phải là việc cần làm, càng không nên có bất kỳ ảo tưởng nào vào lòng tốt của chính quyền các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông".
15 Tháng Ba 2016(Xem: 14255)
“Trong tình thế như vậy”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói, “chính phủ Trung Quốc đã quyết định vượt qua khó khăn riêng của mình và sẽ làm hết sức để giúp các nước láng giềng. Trung Quốc đã quyết định mở các cửa xả lũ tại đập thủy điện Cảnh Hồng từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 để đưa nước xuống hạ nguồn với hy vọng giúp giảm bớt nạn hạn hán ở Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam”. - Đập Cảnh Hồng (Jinghong) và đập Tiểu Loan (Xiao Wan)
13 Tháng Ba 2016(Xem: 15134)
- “Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với những thách thức to lớn,” Ngoại trưởng John Kerry nói “Chúng ta phải gìn giữ và bảo vệ hệ sinh thái mong manh ở đây.” - "Tôi vẫn có thể nhắm mắt và hình dung ra hình ảnh đất nước mà tôi đã thấy trong cuộc chiến: hình ảnh những con trâu, những con rạch hẹp đến không ngờ, rừng đước, những người giăng câu trên ghe. Trước đây tôi có nuôi một con chó ..." - "Ông nói và cam kết khoản viện trợ trị giá 17 triệu đô la cho chương trình thích nghi với biến đổi khí hậu".
13 Tháng Ba 2016(Xem: 14103)
“Trùm” tình báo Mỹ James Clapper cho biết, những hải đảo ở Biển Đông bị Trung Quốc tranh đoạt chủ quyền và bồi đắp làm căn cứ quân sự sẽ giúp Bắc Kinh có “năng lực đáng kể để nhanh chóng triển khai sức mạnh tấn công đáng kể trên toàn khu vực”. Khả năng tấn công quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông đã vượt xa những gì mà Bắc Kinh nói là “tiền đồn phòng thủ”.
10 Tháng Ba 2016(Xem: 20190)
"Theo Nikkei Asian Review, Hải quân Mỹ đang có ý định cạnh tranh với Nga trong việc sử dụng vùng vịnh này. Việt Nam có thể thay đổi cán cân sức mạnh trên vùng biển châu Á – Thái Bình Dương chỉ bằng cách cho phép Mỹ hoặc Nga có mặt tại vịnh Cam Ranh". "Ông Hiroyuki Noguchi nhấn mạnh, nếu kết hợp với vịnh Subic của Philippines, Cam Ranh sẽ tạo thành 2 cánh kéo sắc có thể khống chế sự bành trướng của đường lưỡi bò Trung Quốc". "Việt Nam hoàn toàn biết rõ lợi thế quân sự và chiến lược của Cam Ranh và sẽ tiếp tục tăng cường sử dụng tiềm năng quốc phòng của căn cứ quân sự này phục vụ cho lợi ích của đất nước, chứ không bao giờ cho phép nước khác sử dụng Cam Ranh chống lại nước thứ ba".
08 Tháng Ba 2016(Xem: 16409)
"TT Nguyễn Tấn Dũng: “Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc chống hạn, mặn” "Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu cả hệ thống chính trị cấp bách cùng người dân miền Tây ứng phó thiên tai; đề nghị Trung Quốc xả đập trên sông Mekong". "Tại các khu vực sông Vàm Cỏ, sông Tiền, sông Hậu, ven biển Tây, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền 45-93 km; nhiều nơi có độ mặn cao nhất đạt 20,3-31,5g/l". "Hạ nguồn sông Mekong là Đồng bằng sông Cửu Long lãnh đủ! Thủ phạm là ai?"
08 Tháng Ba 2016(Xem: 18301)
"Cảng quốc tế Cam Ranh đủ sức tiếp nhận Hàng không Mẫu hạm 110.000 tấn. Các điểm vàng tròn trên hải đồ Văn Hóa là các hải cảng quốc tế Subic, Cota Kinobalu, Singapore, Klang, đáp ứng đủ tiêu chuẩn về một hải cảng quốc tế, có khả năng tiếp nhận các loại Hàng không Mẫu hạm thường hoặc nguyên tử đến tu bổ hoặc thăm viếng ... Bốn trong 5 hải cảng trên Hải đồ HkMh Mỹ đã ghé đến ngoại trừ Cam Ranh".
06 Tháng Ba 2016(Xem: 16287)
"Và như để tăng thêm phần thách thức, theo hãng Reuters, ông Quang A đang chờ lãnh đạo đảng Nguyễn Phú Trọng có ra tái cử vào Quốc Hội hay không, để ông có thể đối mặt với vị tổng bí thư trong cùng một đơn vị bầu cử". - Luật bầu cử của VN.
03 Tháng Ba 2016(Xem: 15871)
"Báo Văn Hóa-California vô cùng xúc động khi biết tin Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích đột ngột qua đời trên chuyến bay đi thủ đô Manila tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông lần thứ hai. Xin thành kính chia sẻ sự mất mát to lớn đến với Gs Nguyễn Thị Hợi, một phu nhân không lúc nào không sát cánh, yểm trợ con đường sự nghiệp phục vụ xã hội, cộng đồng của Gs Nguyễn Ngọc Bích". "Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích là một cây bút dũng mãnh từ nhiều năm qua đã hỗ trợ cho báo Văn Hóa những tin tức quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ.Trong dịp cùng di tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tại Manila lần thứ nhất, bổn báo Lý Kiến Trúc có dịp gần gũi Gs Bích và phỏng vấn ông trong hội nghị". Xin trân trọng - Lý Kiến Trúc
01 Tháng Ba 2016(Xem: 14473)
- Việt Nam: "Tậu" vũ khí gì để đương đầu với Trung Quốc? - Đô Đốc Harry Harris: "Cần tháo gỡ toàn bộ lệnh cấn vận vũ khí sát thương" - Hoa Kỳ sẽ phải làm gì việc TQ quân sự hóa Biển Đông?