Bên lề cuộc họp báo của Bắc Hàn lúc nửa đêm

03 Tháng Ba 20197:44 CH(Xem: 10784)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NONG B  - THỨ HAI 04 MAR 2019


Bên lề cuộc họp báo của Bắc Hàn lúc nửa đêm


03/3/2019


TP - Gần nửa đêm ngày 28/2/2019 sang ngày 1/3/2019, nhiều nhà báo tác nghiệp tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên nhận được tin nhắn hoặc điện thoại báo đến ngay dự họp báo của Đoàn Triều Tiên!


image010

Nhà báo trong nước và quốc tế hành nghề trước Melia ảnh: XB


Chuông điện thoại dồn mấy hồi. Đầu dây bên kia tiếng một người quen báo là đang sắp có cuộc họp báo do Đoàn Triều Tiên tổ chức tại khách sạn Melia!


 Mắt cay xè ngó vội đồng hồ. 12 giờ kém 8 phút. Sao lại có cuộc họp báo vào đêm hôm khuya khoắt này? Gạn gấp thì anh bạn bảo không biết…


Melia là đại bản doanh của Đoàn Triều Tiên trú ngụ cũng là nơi ở của Chủ tịch Kim Jong Un.


Lại đang mưa nhỏ. Lao ra đường. May quá có taxi. Tôi tót lên với cảm giác hú họa. Bởi có Thẻ Thượng đỉnh đây nhưng nếu can dự vào bất cứ hoạt động nào thì phải có thẻ sự kiện kèm theo. Chắc gì đã được dự cuộc họp báo bất thường này? Nhưng cứ tới…


 Nói đến Melia, ông tài lắc đầu quầy quậy bảo cấm đường. Nói bừa bảo cấm đâu thì tôi xuống. Trả gấp đôi chịu không? May hè thoáng, đường thông.


Không khí trước KS Melia đường Lý Thường Kiệt chẳng có vẻ gì giống ngày thường vào thời điểm khuya khoắt cả. Dồn tụ trước sảnh là một đám nghị các nhà báo nước ngoài lỉnh kỉnh đồ nghề đang dập dềnh bởi chen nhau. Mưa lúc này hơi nặng hạt. Họ để đầu trần nhưng lấy áo, mảnh ni lông bọc máy. Ánh đèn đường soi hắt lên bao nhiêu là ánh mắt chờ đợi, hy vọng. Và cả bực giận nữa. Họ không được vào! Mà không rõ lý do. Một báo Việt quát bên tôi phòng chật không đủ chỗ…


Hồi lâu, đám đông cũng giãn ra. Đụng mấy chú em gặp may lọt vào từ đầu. Loáng thoáng câu được câu chăng là ông Ri (sau mới biết là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ri Yong-ho) chủ trì cuộc họp báo chỉ ít phút. Bộ trưởng Ri nói gì? Đại khái là nói Triều Tiên đòi bỏ cấm vận hoàn toàn là chưa chính xác. Rằng không phải Triều Tiên đòi bỏ toàn bộ lệnh cấm vận mà chỉ một phần. Rằng ông Ri chỉ vắn tắt vậy rồi đi ra và không trả lời bất cứ câu hỏi nào của nhà báo.


Bà thứ trưởng (sau mới hay đó là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui) có nán lại nhưng không có phiên dịch nào cả. Bà lại nói bằng tiếng Triều Tiên nên ít người hiểu trừ phóng viên Hàn Quốc!


Duyên do của cuộc họp báo lúc nửa đêm này là gì vậy? Tại sao lại cách xa cuộc họp của Tổng thống Donald Trump tới hơn 10 tiếng đồng hồ? Gạn mấy anh bạn đồng nghiệp họ chỉ lắc!  Biết hỏi ai bây giờ? Ngó mấy ông nhà báo Tây được bác tài thương tình cho chui hẳn vào cái gầm xe cứu thương đậu tít xa tránh mưa mở máy tác nghiệp mà thầm phục cho cung cách nghiêm cẩn hết mình khi hành nghề của họ. Chôn chân suốt ngày đêm bên vỉa hè ngó chéo (chứ không được chĩa thẳng ống kính) vào mặt tiền khách sạn Melia. Tạnh ráo còn đỡ chứ lây rây mưa bụi rồi bất chợt rào rào như đêm nay cũng phải trần mình chịu trận để đợi sự kiện. Không có thời gian ghé Trung tâm báo chí ở Cung Văn hóa Việt Xô ăn uống miễn phí, đa số họ dằn bụng bằng bánh mỳ đồng nghiệp mua hộ.


Mấy anh em dạt lên phố cổ. May trên đó còn hiệu cà phê sáng đèn. Lại đụng với mấy ông ký giả nước ngoài máy móc lỉnh kỉnh. Hơn 3.000 ký giả ngoại quốc hành nghề Thượng đỉnh chẳng hay họ ngủ nghê sinh hoạt hành nghề như thế nào mà dân Hà thành vẫn thường chạm mặt bất cứ lúc nào với họ? Đám này cũng vừa hụt cuộc họp báo ở Melia hồi nãy. Đó là mấy ông truyền hình Nhật Bản.  Chuyện vãn một hồi. Qua chú em thạo tiếng mới biết họ có thêm một cái tiếc nữa ngoài cú sổng mất cuộc họp báo.


Hình như bên Du lịch mời các phóng viên nước ngoài dự Thượng đỉnh đi Vịnh Hạ Long miễn phí vào thời điểm mấy hôm trước. Nhưng bố bảo cũng chả dám đi vì đó là thời gian cao điểm của Thượng đỉnh để các ký giả hành nghề. Cà phê dần vơi, việc mấy chú em mở laptop truyền về tòa soạn chút thông tin ít ỏi về cuộc họp báo cũng đã xong. Bình minh. Ngó đồng hồ mới 5 giờ sáng. Giờ này gọi điện thoại thì quả bất tiện.


Tôi mạo muội cầu cứu bằng tin nhắn với người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Cũng mở chút ngoặc những năm xa khi còn là chuyên viên Vụ Báo chí Bộ Ngoại giao, Lê Thu Hằng luôn tận tình chu đáo thậm chí nhẫn nhịn trong việc cung cấp thông tin kể cả việc thu xếp sinh hoạt đối với anh em trong nhóm báo chí tháp tùng lãnh đạo trong những chuyên đi công tác xa. Giờ ở cương vị Vụ trưởng kiêm chức việc người phát ngôn cũng vậy!


Bảy giờ sáng. Một email của Lê Thu Hằng. Mở đầu là những lời hỏi thăm chân tình cố hữu. Rồi lời lý giải rằng muộn còn hơn không, Đoàn Triều Tiên chỉ muốn thể hiện quan điểm của họ. Còn vào thời điểm nào thì không quan trọng!


Tiếp nữa toàn văn nội dung cuộc họp báo của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong-ho trong thời điểm khuya khoắt giờ Việt Nam.


Coi kỹ thì điều mà mấy anh bạn đồng trao đổi lúc nửa đêm cũng đã toát lên điều cốt yếu trong nội dung của ông Bộ trưởng.


Xin trích ra ít dòng:


"Với quan điểm rằng chúng tôi sẵn sàng đóng cửa vĩnh viễn tất cả các cơ sở sản xuất vật chất hạt nhân bao gồm cả uranium và plotunium tại Yongbyon dưới sự giám sát của các chuyên gia Mỹ, các chuyên gia hai nước sẽ cùng phối hợp thực hiện hủy bỏ vĩnh viễn các cơ sở đó nếu Mỹ gỡ bỏ một phần các chế tài của LHQ, tức các hạng mục về kinh tế dân sự, đặc biệt là các hạng mục gây trở ngại cho cuộc sống người dân.


Điều chúng tôi yêu cầu là không phải gỡ bỏ tất cả các chế tài, mà chỉ là một phần, cụ thể là trong số 11 nghị quyết của LHQ thì gỡ bỏ 5 NQ đã thông qua từ năm 2016 đến 2017, trong đó ưu tiên gỡ bỏ trước các hạng mục đang gây khó khăn cho nền kinh tế dân sự và cuộc sống người dân.



Tại hội đàm lần này, để giảm bớt sự lo ngại của Mỹ, chúng tôi đã bày tỏ sẵn sàng cam kết bằng văn bản về việc dừng vĩnh viễn việc thử hạt nhân và tên lửa tầm xa.


Nếu vượt qua được bước xây dựng lòng tin với mức độ như vậy, thời gian tới, quá trình phi hạt nhân hóa sẽ có thể tiến triển nhanh chóng.


Tuy nhiên, trong quá trình hội đàm, phía Mỹ nhất quyết yêu cầu chúng tôi phải làm thêm gì đó ngoài biện pháp hủy bỏ cơ sở hạt nhân Yongbyon, điều đó cho thấy rằng Mỹ chưa sẵn sàng tiếp nhận đề xuất của chúng tôi.


Trong giai đoạn hiện nay, thật khó có thể nói rằng có thỏa thuận nào tốt hơn đề xuất mà chúng tôi đưa ra.


Cơ hội như thế này thật khó gặp lại.


Trên con đường phi hạt nhân hóa hoàn toàn, không thể tránh được việc phải qua một quy trình như vậy, vậy nên phương án hiện thực nhất mà chúng tôi đưa ra cần phải được thúc đẩy thực hiện.


Lập trường nguyên tắc đó sẽ chẳng mảy may suy chuyển, sau này, dù phía Mỹ có đề xuất hiệp thương lại thì phương án đó vẫn sẽ không thay đổi".


Đồng nghiệp hồi đêm cũng nhắn tin về phần trả lời của bà Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Choe Son-hui về sau với các phóng viên rằng, mặc dù hai bên vẫn để ngỏ nối lại các cuộc đàm phán song hiện tại chưa có lịch trình nào được ấn định.


Trước đó gần 10 tiếng đồng hồ, Tổng thống Mỹ Trump và Bộ trưởng Ngoại giao Pompeo họp báo nói rằng Triều Tiên muốn được gỡ bỏ lệnh trừng phạt trước khi tháo dỡ cơ sở hạt nhân, song Mỹ không đồng ý.


Cũng tại cuộc họp báo, hai yếu nhân Mỹ nói rằng hai bên đã đạt được những bước tiến triển thực sự nhưng chưa thể đi đến cuối con đường, rằng nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã có những thay đổi nhất định trong vấn đề phi hạt nhân hóa.


Tổng thống Mỹ nói: “Ông ấy có tầm nhìn nhất định, không thực sự giống như tầm nhìn của chúng tôi, nhưng đã xích lại gần hơn rất nhiều so với một năm trước.” Ông cũng nói: “Chủ tịch Kim Jong-un là một người có tính cách thú vị, quan hệ giữa chúng tôi rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, đôi khi bạn phải đi một cách chậm rãi… Chúng tôi thấy việc ký kết một thỏa thuận vào thời điểm này không thực sự phù hợp.”


Tổng thống Mỹ nói rằng: "nhà lãnh đạo Kim Jong-un tỏ ý sẵn sàng dỡ bỏ cơ sở hạt nhân Yongbyon, nhưng muốn mọi lệnh cấm vận phải được dỡ bỏ trước".


Ngoại trưởng Pompeo sau đó nói thêm: "ngay cả khi cơ sở Yongbyon bị tháo dỡ, Triều Tiên vẫn còn nhiều cơ sở hạt nhân và kho vũ khí khác".


Ông này nói đàm phán đã không đạt được những điều có ý nghĩa cho Mỹ. “Chúng tôi yêu cầu nhà lãnh đạo Triều Tiên làm nhiều hơn, nhưng Chủ tịch Kim Jong-un chưa sẵn sàng để làm điều đó. Tuy nhiên, tôi vẫn rất lạc quan.” – Ông nói.


Tổng thống Mỹ thể hiện quan điểm: “Tôi muốn làm theo cách đúng đắn chứ không phải theo cách nhanh chóng.”


Dù không đi tới kết quả nào, Tổng thống Trump cho biết có nhiều bước tiến đã đạt được khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un nói rằng Triều Tiên sẽ không tiến hành thử hạt nhân thêm.

image011

Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho họp báo lúc nửa đêm, bên cạnh là bà Thứ trưởng ngoại giao Bắc Hàn Choe Son-hui. ảnh: Reuters


Thở phào qua một đêm trắng.


(theo Tiền Phong)

04 Tháng Tư 2016(Xem: 16188)
- “Quốc hội đã làm được nhiều việc, nhưng đáng tiếc là chưa có thêm quyết sách, quyết định công bố trước toàn dân về quyết tâm bảo vệ chủ quyền, nhất là trong thời điểm nhiều thách thức. Nếu làm được vậy thì nhân dân, cử tri cả nước sẽ hài lòng hơn với Quốc hội".
03 Tháng Tư 2016(Xem: 17454)
Miền Nam ngóng "Mùa nước lũ"
03 Tháng Tư 2016(Xem: 21363)
(VH) - Trong dòng lịch sử đảng CSVN, cuối tháng Ba đầu tháng Tư 2016, một sự kiện khác lạ diễn ra, đó là sự xuất hiện của ngôi sao "Venus" sáng rực trong vòm trời "tứ trụ triều đình" khô khốc. Ngôi sao "venus" có tên rất đẹp: Kim Ngân. Xưng hô cho phải phép: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, tân Chủ tịch Quốc hội VNCS, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Danh xưng và nhiệm vụ của "Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia" ở đây khoan nói tới nội dung - bản chất của hội đồng này, chỉ nói tới hai chữ "Quốc gia", ai cũng cảm thấy nhá nhem đâu đó cái ánh sáng lờ mờ về điều gọi là đổi mới thể chế chính trị.
31 Tháng Ba 2016(Xem: 14814)
- "Hoạt động của ông Thường Vạn Toàn trên lãnh thổ Việt Nam kéo dài 4 ngày, trên lãnh thổ Trung Quốc sát biên giới với Việt Nam 2 ngày, một chuyến thăm khá dài và hiếm gặp". - "Trung Quốc cũng là một đối tác bình đẳng của Việt Nam như Hoa Kỳ hay Nhật Bản, Singapore, Philippines...Để dư luận khu vực và thế giới hiểu lầm Việt Nam và Trung Quốc "nói riêng" với nhau gì đó trên Biển Đông sẽ vô cùng nguy hại".
29 Tháng Ba 2016(Xem: 13502)
- "Theo ghi nhận của Reuters, bản thông cáo không đề cập trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông giữa hai bên, nhưng cho biết là tư lệnh Hạm Đội Nam Hải của Trung Quốc có mặt trong cuộc gặp giữa phái đoàn Trung Quốc và Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngày 27/03". (Xem thêm ở mục NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG)
27 Tháng Ba 2016(Xem: 20433)
"(Một trong) “Thủ phạm” chính là việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong của Lào, Thái Lan, và Cambodia; lên đến 2.991 m3/sec tức 49% lưu lượng sông Mekong tại Kratié. Đó là chưa kể lượng nước do Cambodia sử dụng cho các dự án thủy nông ở hạ lưu Kratié".
27 Tháng Ba 2016(Xem: 16592)
- "Cũng tại phiên họp Chính phủ ngày 26-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian để phát biểu về “cá nhân tôi”. Thủ tướng nói: ... Chúc các đồng chí kỳ này sẽ nghỉ chính sách và chúc cho cả tôi nữa ráng giữ gìn sức khỏe, bởi sức khỏe là quan trọng nhất, đồng thời làm một công dân tốt, đảng viên tốt. Làm sao ráng làm được theo tên chương trình như anh Trần Bình Minh (tổng giám đốc Đài truyền hình VN) nói là “Người tử tế”. Sống tử tế.... (Theo Tuổi Trẻ) - (Xem thêm bài diễn văn (chống đế quốc Mỹ trứ danh) của TT Dũng ngày 30/4/2015 tại Saigon. TT Dũng qua tận Nga mua vũ khí hàng tỉ đô. Mục TÀI LIỆU).
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13013)
"Trong số 6 quốc gia chia sẻ sông Mekong, chỉ có 4 nước là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là thuộc Ủy ban sông Mekong (MRC) nên các quy tắc của MRC trong việc sử dụng con sông chỉ áp dụng cho các nước này mà không được áp dụng cho Trung Quốc và Myanmar".
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13491)
"Hôm qua, Thượng Nghị Sĩ Bob Menendez (Dân Chủ, NJ) cùng với 18 vị đồng viện thuộc Đảng Dân Chủ cùng lên tiếng kêu gọi Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, Đại Sứ Micheal Froman, không đưa bản Hiệp Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào Quốc Hội cho đến khi Việt Nam, Malaysia và Brunei đã đáp ứng thoả đáng các cam kết của họ với Hoa Kỳ".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 14025)
"Lãnh đạo của 6 nước có liên quan đến sông Mekong sẽ họp thượng đỉnh vào ngày 23/3 tại thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam, Trung Quốc. Các bên tham gia gồm có Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia, 4 thành viên Ủy hội Sông Mekong, cùng với Trung Quốc và Myanmar, đối tác đối thoại của Ủy hội".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 14583)
"Bốn trạm bơm tạm thời đã bắt đầu hút 47 triệu mét khối nước từ sông Mekong bơm vào sông Huai Luang ở tỉnh Nong Khai của Thái Lan".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 15197)
"Trong bài trả lời phỏng vấn của hãng tin Anh Reuters hôm 17/03, đô đốc John Richardson, tư lệnh Hải Quân Mỹ xác nhận là đang thăm dò cơ hội tăng cường việc sử dụng hải cảng ở các nước như Philippines hay Việt Nam, trong đó có cả căn cứ Hải Quân Mỹ trước đây tại Việt Nam là Cam Ranh".
17 Tháng Ba 2016(Xem: 16962)
"Không khó để nhận ra, cả Trung Quốc và Thái Lan đang biến nguồn nước sông Mê Kông thành thứ vũ khí lợi hại trong chiến tranh kinh tế. Chính vì thế kêu gọi Trung Quốc xả nước có thể là hành động mang tính cảnh báo quốc tế chứ không phải là việc cần làm, càng không nên có bất kỳ ảo tưởng nào vào lòng tốt của chính quyền các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông".
15 Tháng Ba 2016(Xem: 14495)
“Trong tình thế như vậy”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói, “chính phủ Trung Quốc đã quyết định vượt qua khó khăn riêng của mình và sẽ làm hết sức để giúp các nước láng giềng. Trung Quốc đã quyết định mở các cửa xả lũ tại đập thủy điện Cảnh Hồng từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 để đưa nước xuống hạ nguồn với hy vọng giúp giảm bớt nạn hạn hán ở Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam”. - Đập Cảnh Hồng (Jinghong) và đập Tiểu Loan (Xiao Wan)
13 Tháng Ba 2016(Xem: 15377)
- “Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với những thách thức to lớn,” Ngoại trưởng John Kerry nói “Chúng ta phải gìn giữ và bảo vệ hệ sinh thái mong manh ở đây.” - "Tôi vẫn có thể nhắm mắt và hình dung ra hình ảnh đất nước mà tôi đã thấy trong cuộc chiến: hình ảnh những con trâu, những con rạch hẹp đến không ngờ, rừng đước, những người giăng câu trên ghe. Trước đây tôi có nuôi một con chó ..." - "Ông nói và cam kết khoản viện trợ trị giá 17 triệu đô la cho chương trình thích nghi với biến đổi khí hậu".
13 Tháng Ba 2016(Xem: 14352)
“Trùm” tình báo Mỹ James Clapper cho biết, những hải đảo ở Biển Đông bị Trung Quốc tranh đoạt chủ quyền và bồi đắp làm căn cứ quân sự sẽ giúp Bắc Kinh có “năng lực đáng kể để nhanh chóng triển khai sức mạnh tấn công đáng kể trên toàn khu vực”. Khả năng tấn công quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông đã vượt xa những gì mà Bắc Kinh nói là “tiền đồn phòng thủ”.
10 Tháng Ba 2016(Xem: 20457)
"Theo Nikkei Asian Review, Hải quân Mỹ đang có ý định cạnh tranh với Nga trong việc sử dụng vùng vịnh này. Việt Nam có thể thay đổi cán cân sức mạnh trên vùng biển châu Á – Thái Bình Dương chỉ bằng cách cho phép Mỹ hoặc Nga có mặt tại vịnh Cam Ranh". "Ông Hiroyuki Noguchi nhấn mạnh, nếu kết hợp với vịnh Subic của Philippines, Cam Ranh sẽ tạo thành 2 cánh kéo sắc có thể khống chế sự bành trướng của đường lưỡi bò Trung Quốc". "Việt Nam hoàn toàn biết rõ lợi thế quân sự và chiến lược của Cam Ranh và sẽ tiếp tục tăng cường sử dụng tiềm năng quốc phòng của căn cứ quân sự này phục vụ cho lợi ích của đất nước, chứ không bao giờ cho phép nước khác sử dụng Cam Ranh chống lại nước thứ ba".