Đất hiếm

11 Tháng Sáu 20199:08 CH(Xem: 14536)
VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG B - THỨ TƯ  12 JUNE 2019

Đất hiếm

Việt Nam nằm ở đâu trong “bản đồ đất hiếm” của thế giới?

12/06/2015 Tổng trữ lượng tài nguyên đất hiếm toàn cầu ước tính là 99 triệu tấn. Vậy Việt Nam có trữ lượng bao nhiêu trên "bản đồ đất hiếm" của thế giới?

Đất hiếm là nhóm nguyên tố có hàm lượng ít trong vỏ trái đất và rất khó tách ra từng nguyên tố riêng biệt. Trên thế giới những nước có trữ lượng đất hiếm nhiều phải kể đến là Trung Quốc (27 triệu tấn, chiếm 30,6% của thế giới),  Mỹ (13 triệu tấn, chiếm 14,70%), Australia (5,2 triệu tấn), Ấn Độ (1,1 triệu tấn)... Tổng trữ lượng tài nguyên đất hiếm toàn cầu ước tính là 99 triệu tấn, sản lượng khai thác hàng năm là khoảng 125.000 tấn.
 
Các nhà khoa học Nhật cũng ước tính lượng trữ lượng đất hiếm dưới đáy biển đạt khoảng 6,8 triệu tấn, đủ cho Nhật Bản sử dụng trong vòng 220-230 năm.
Các nhà khoa học Nhật cũng ước tính lượng trữ lượng đất hiếm dưới đáy biển đạt khoảng 6,8 triệu tấn, đủ cho Nhật Bản sử dụng trong vòng 220-230 năm.

Năm 2012, có thông tin cho rằng Công ty Tư nhân SRE Minerals đã phát hiện mỏ đất hiếm trị giá hàng nghìn tỷ USD này ở mỏ “Jongju”, nằm ở tỉnh Pyongan cách Bình Nhưỡng (Triều Tiên) 150 km về phía Tây Bắc. Mỏ đất hiếm có trữ lượng khoảng khoảng 216,2 triệu tấn. Đây là mỏ đất hiếm lớn nhất được phát hiện từ trước tới nay. Nếu các thông tin trên được xác nhận, phát hiện này sẽ phần nào khiến vị thế của Trung Quốc bị lung lay bởi hiện nay nước này thống trị thị trường xuất khấu đất hiếm trên toàn cầu với 90% thị phần.

Theo Báo Petro Times, ở Việt Nam nguồn tài nguyên đất hiếm được đánh giá có trữ lượng 11 triệu tấn và dự báo là 22 triệu tấn, phân bố chủ yếu ở miền Tây Bắc, gồm các vùng Nậm Xe, Đông Pao, Mường Hum và Yên Bái.

Trung Quốc là nước có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 55% tổng trữ lượng đất hiếm trên toàn thế giới. Từ năm 2005 đến nay sản lượng khai thác hàng năm là 120.000 tấn đất hiếm.

Trung Quốc cũng khống chế khoảng 95% sản lượng đất hiếm xuất khẩu của thế giới. Vị trí của Trung Quốc trên thị trường đất hiếm thế giới được giới doanh nhân Trung Quốc mô tả “Trung Đông có dầu mỏ, Trung Quốc có đất hiếm”. Do vậy, Trung Quốc gần như độc quyền đối với loại nguyên liệu này.

Thứ hai, vì nhiều nguyên nhân, Mỹ và châu Âu đã giảm đáng kể cả sản lượng và thị phần đất hiếm trên thị trường thế giới, trong khi Trung Quốc trở thành quốc gia chủ yếu cung cấp nguyên liệu đất hiếm trên phạm vi toàn cầu.

Nhu cầu toàn cầu về đất hiếm đang gia tăng nhanh chóng. Dự báo nhu cầu đến năm 2015 sẽ tăng thêm 50%, lên 185.000 tấn.

Giá các kim loại đất hiếm, sau nhiều lần điều chỉnh nhờ phát hiện các trữ lượng bổ sung và cải tiến công nghệ sản xuất, cho đến nay vẫn còn rất cao và vì thế còn hạn chế nhiều phạm vi ứng dụng. Giá bán mỗi ký kim loại lanthanum và cerium năm 2003 lần lượt là 25 và 30 USD, gadolinium và yttrium là 78 và 96 USD, erbium và ytterbium là 180 và 484 USD, đặc biệt lên đến 1.600 USD, 3.000 USD và 4.000 USD đối với europium, thullium và lutetium!

Nhưng, do tính chất không độc hại và các tính năng hóa lý không thể thay thế nên các nguyên tố đất hiếm vẫn chiếm thế độc tôn trong rất nhiều ứng dụng công nghệ cao: Nhóm Y, La, Ce, Eu, Gd và Tb cho kỹ nghệ huỳnh quang, đặc biệt, các màn hình tinh thể lỏng; nhóm Nd, Sm, Gd, Dy và Pr cho kỹ thuật nam châm vĩnh cửu trong các thiết bị điện, điện tử, phương tiện nghe nhìn, các máy vi tính và các loại dĩa multi-gigabyte hiện nay; đặc biệt Er trong sản xuất cáp quang và nhóm Gd, Tb, Dy, Ho, Er, Tm có moment từ cực mạnh khả dĩ phát triển kỹ thuật làm lạnh từ tính thay thế phương pháp làm lạnh truyền thống bằng khí ép như hiện nay.

Đất hiếm chứa nhiều nguyên tố quý hiếm phục cho sản xuất trong công nghiệp, nông nghiệp. Đất hiếm là những nguyên tố quý, hiếm có trong lòng đất bao gồm 17 nguyên tố. 17 nguyên tố này đều là những nguyên tố dạng hiếm và có trong bảng tuần hoàn Men-đê-lê-ép như: Dysprosium (Dy), Erbium (Er), Europium (Eu), Gadolinium (Gd), Holmium (Ho), Lutetium(Lu), Terbium (Tb),...

Minh Cường (MOITRUONG.COM.VN/TH)

++++++++++

Đất hiếm tiềm năng chưa được đánh thức

LĐO | 22/12/2018
 
Mỏ đất hiếm tại Việt Nam
Mỏ đất hiếm tại Việt Nam

Đất hiếm là tài nguyên đặc biệt mà không nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ có khoáng sản quý này. Tại Việt Nam trữ lượng đất hiếm có khoảng trên 20 triệu tấn, phân bố chủ yếu ở vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, tài nguyên này vẫn chưa được “đánh thức” do công nghệ lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu khai thác.

Đất hiếm là khoáng sản chiến lược, có giá trị đặc biệt không thể thay thế và đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các lĩnh vực từ điện tử, kỹ thuật nguyên tử, chế tạo máy, công nghiệp hóa chất đến lĩnh vực luyện kim và cả chăn nuôi trồng trọt. Hiện nhiều nước coi đất hiếm là vàng của thế kỷ 21, thậm chí của cả thế kỷ 22. Hiện, Việt Nam là một trong những nước sở hữu nguồn tài nguyên đất hiếm, kết quả nghiên cứu, tìm kiếm thực hiện từ năm 1958 đến nay đã phát hiện được nhiều điểm tụ khoáng đất hiếm ở Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe, Đông Pao (Lai Châu), Mường Hum (Lào Cai) và Yên Phú (Yên Bái) với trữ lượng lớn, trong đó hàm lượng tổng REO trong quặng nguyên khai từ 0,5 đến trên 10%. Đây là nguồn cung cấp đất hiếm có ý nghĩa công nghiệp lớn, nhưng do điều kiện khai thác, tuyển đơn giản nên cần được đánh giá, thăm dò, khai thác khi có nhu cầu. Trung bình, Việt Nam mới chỉ khai thác nhỏ, cỡ vài chục tấn quặng banexit ở Đông Pao và vài ngàn tấn quặng monazit hàm lượng 35-45% R203 ở sa khoáng ven biển miền Trung và chỉ xuất theo đường tiểu ngạch.

Với tiềm năng lớn nhưng hiện tại Việt Nam nguồn tài nguyên này đang khai thác ở mức độ khai thác nhỏ lẻ do công nghệ lạc hậu, phần lớn là khai thác thủ công. Dẫn đến tổn thất tài nguyên lớn, nhiều nơi tổn thất tới 60%, công suất thấp, không tách được hết thành phần nguyên tố hiếm. Nhiều chuyên gia về môi trưởng đã cho rằng, cần phải xem xét lại việc khai thác đất hiếm vì đây là loại tài nguyên đòi hỏi trình độ khai thác ở mức cao không để tình trạng khai thác thủ công gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường như hiện nay. Cùng đó, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng ngoài vấn đề về môi trường, nếu trình độ kỹ thuật khai thác chỉ dừng lại ở việc bán nguyên liệu thô chưa qua chế biến thì cũng gây thất thoát lớn về kinh tế.

Theo Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng đất hiếm giai đoạn 2015 có xét đến năm 2025 đã được phê duyệt theo Quyết định số 25/2008/QĐ-BCT của Bộ Công thương dự báo nhu cầu sử dụng đất hiếm trong tương lai sẽ là rất lớn. Việc phát triển ngành công nghiệp khai khoáng đất hiếm đã được Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản ký Thỏa thuận thành lập Liên doanh khai thác, chế biến đất hiếm ở Việt Nam giữa hai Tập đoàn của Nhật với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Nhưng có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hoạt động chế biến đất hiếm hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa có cơ sở chế biến đất hiếm gắn với nguồn nguyên liệu khai thác từ mỏ đất hiếm trong nước.

Được biết, hiện Việt Nam, đến nay đã có 4 mỏ đất hiếm với quy mô lớn nằm tại khu vực Tây Bắc đã hoàn thành công tác thăm dò, trong đó có 2 mỏ đã được cấp phép khai thác là Đông Pao và Nậm Xe. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả loại khoáng sản này, đồng thời đảm bảo an toàn môi trường, chất lượng công tác đánh giá tác động môi trường đối với các dự án khai thác cần phải phòng ngừa ô nhiễm ngay từ khi xem xét đầu tư dự án cũng như kiểm soát ô nhiễm sau khi dự án đi vào vận hành. Minh Hạnh


03 Tháng Năm 2016(Xem: 14817)
"Lãnh đạo xuống tắm biển hay ăn cá, đó không phải là câu trả lời. Câu trả lời phải là bằng chứng khoa học mà nhiều bộ, ban, ngành đã đi tìm suốt cả tháng qua, nay vẫn còn nợ người dân, vẫn còn đó câu hỏi lớn đang chờ lời đáp: Nước biển miền Trung có bị nhiễm độc không? Vì sao cá chết? Hải sản ở các vùng biển miền Trung Bộ có an toàn?"
02 Tháng Năm 2016(Xem: 24655)
- Tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn tìm ra thủ phạm. - Nếu tìm ra nguyên nhân chính vụ cá chết do Formosa có nên "đuổi" khu gang thép 9,9 tỉ đô này không? - Ai ký giấy phép cho Formosa năm 2014 đầu tư thuê đất Vũng Áng 70 năm? - Tin và Video biểu tình ở Hà Nội, Hà Tĩnh, Saigon "Thủ tướng cũng yêu cầu điều tra làm rõ nguyên nhân gây thảm họa này. “Dù bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào vi phạm pháp luật cũng phải làm rõ trên căn cứ khoa học, không ai bao che cả. Cần có kết luận cụ thể vì đây là nguyện vọng của nhân dân nhưng phải chặt chẽ, khoa học” -Thủ tướng chỉ đạo". (Theo Tuổi Trẻ 01/5/2016)
28 Tháng Tư 2016(Xem: 17549)
"Theo các nhà khoa học đi thực tế khảo sát về ảnh hưởng của dòng chảy ven bờ khu vực biển miền Trung, theo đánh giá của Viện Địa chất và Địa vật lý Biển, vào thời gian này dòng chảy ven bờ có đặc trưng của thời kỳ gió mùa Đông Bắc, dòng chảy ven bờ có hướng từ Bắc xuống Nam. Nếu thực sự độc tố phát xuất từ Vũng Áng Hà Tĩnh, theo hải lưu từ Bắc xuống Nam độc tố tràn lan chảy ven theo bờ biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, và có thể tới ... bãi tắm Long Hải Vũng Tàu".
26 Tháng Tư 2016(Xem: 17812)
1. Bài của tác giả Giao Chỉ Vũ Văn Lộc đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ tác giả và bạn đọc gởi về tòa soạn). 2. Bài của tác giả Tiến sĩ Trần Huy Bích đăng trên báo Văn Hóa ngày 17/4/16. (Từ thân hữu gởi về tòa soạn). 3. Bài của tác giả Nguyễn Văn Lục đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn). 4. Bài của tác giả Giáo sư Phạm Cao Dương đăng trên báo Văn Hóa ngày 22/4/2016. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn). 5. Đặc biệt về bài viết của Gs Phạm Cao Dương trên BBC tựa đề: Đính chính sai lầm về 'Nam Hải'.
24 Tháng Tư 2016(Xem: 17346)
"... Kết luận phần biên khảo này, tôi chỉ xin được trích dẫn quan điểm của sử gia Taylor, nó tóm tắt tất cả cái trách nhiệm của một đất nước trước sự xâm lăng của người Pháp là sự bất lực của một triều đình..."
24 Tháng Tư 2016(Xem: 17678)
30 Tháng Tư, 41 Năm Sau, Tưởng Niệm Big Minh: "Tại sao ông lại ra nhận trách nhiệm vào 2 ngày sau cùng. Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu tướng Minh cũng theo đoàn tầu hải quân VNCH tách bến Sài Gòn ra đi đêm 29 tháng 4-1975. Nhưng ông quyết định ở lại chỉ để lãnh đòn thù trước mặt và sự sỉ nhục của bạn sau lưng..."
22 Tháng Tư 2016(Xem: 16034)
Ông Nguyễn Điểm (58 tuổi) trú tại Phú Hải, Lộc Vĩnh, Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) cho hay: “Do người dân không còn vớt mang về, cùng với đó số lượng cá chết quá nhiều, sau mấy ngày cá chết đọng lại đã tạo ra một mùi hôi khó chịu. Một số hộ dân xúc cá mang về cho vịt ăn khiến đàn vịt cũng chết theo”.
22 Tháng Tư 2016(Xem: 17693)
Tài liệu cho ngày 30 tháng Tư "...Có điều là cho đến tận bây giờ người Cộng Sản Việt Nam vẫn không chịu nhận ra những sai lầm của họ để sửa đổi, đặc biệt là từ bỏ truyền thống bạo lực để quan tâm tới cuộc sống của người dân. Cuối cùng ta cũng nên để ý tới những nhận định của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình..." - Lê Duẩn: "Bè lũ phản động Bắc Kinh đều muốn xâm lược VN và Đông Nam Á". - BBC phỏng vấn ông Võ Văn Kiệt. - VĂN HÓA phỏng vấn ông Hoàng Minh Chính. - Xem thêm mục XÃ HỘI "Đêm tưởng nhớ Sàigon" do Montreal, Canada tổ chức.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 16379)
12/04/2016: Chiến hạm Nhật "bám" Cam Ranh. 14/04/2016: Hoa Kỳ và Philippines tuần tra chung. 15/04/2016: Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter hành quân trên USS John C. Stennis. 15/04/2016: Trung cộng điều 16 máy bay quân sự ra Phú Lâm-Hoàng Sa. 17/04/2016: Phó chủ tịch quân ủy Trung cộng thị sát đảo nhân tạo ở Trường Sa. 18/04/2016: Chiến đấu cơ Trung cộng hiện diện ở Đá Chữ Thập- Trường Sa. 19/04/2016: Mỹ phản đối Chiến đấu cơ Trung cộng đáp ở Chữ Thập.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 15863)
"Qua e-mail của một niên trưởng, tòa soạn Văn Hóa nhận được hai bài viết của Bác sĩ Nguyễn Lương Tuyền ở Montréal, Québec, Canada. Một bài viết vào tháng 12/2013 và một bài viết ngày 11/4/2016. Để rộng đường dư luận trong bối cảnh tình hình Việt Nam trước và sau 1975, Văn Hóa đăng tải bài viết năm 2013. Kính mời quý bạn đọc xem thêm một tài liệu của cựu TBT Lê Duẩn". Ảnh dưới: Từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình.
17 Tháng Tư 2016(Xem: 15176)
" bộ Quốc Phòng Trung Quốc hôm 15/04 đã loan báo rằng tướng Phạm Trường Long, phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc vừa thực hiện một chuyến đi thị sát Biển Đông". "thông tin về chuyến đi được loan báo đúng vào hôm bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ cùng đồng nhiệm Philippines bay ra thăm tàu sân bay Mỹ John C. Stennis đang hoạt động trên Biển Đông". (Xem chú thích bản đồ chiến sự Biển Đông trang trong)
17 Tháng Tư 2016(Xem: 15683)
"Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Man Nhiên vừa cho chúng ta biết nhà nghiên cứu sử Tạ Chí Đại Trường không phải là người nhận thấy và lên tiếng sớm nhất đính chính sự sai lầm của nhóm phiên dịch và giới thiệu sách Hồng Đức Bản Đồ năm 1962 về tác giả của “Giáp ngọ niên Bình Nam đồ".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 13517)
"Phát ngôn nhân Lục Khảng ngày 12/4 cho hay đợt xả nước lần hai từ đập thủy điện Cảnh Hồng (tỉnh Vân Nam) được khởi sự đầu tuần này và sẽ kéo dài cho tới hết mùa nước thấp. Bắc Kinh đã tiến hành đợt xả nước lần thứ nhất từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 sau khi Việt Nam lên tiếng yêu cầu hỗ trợ".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 15441)
Bài bổ túc hoàn chỉnh của Gs Trần Huy Bích và Gs Trần Anh Tuấn LỜI TÒA SOẠN: - Trong loạt bài về Văn hóa - Văn học đăng tải mấy ngày qua , tòa soạn nhận được hai bài mới của Gs Trần Anh Tuấn và Gs Trần Huy Bích bổ túc thêm cho hoàn chỉnh. Xin giới thiệu cùng quý bạn đọc. Văn Hóa xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt đến với báo Văn Hóa. Các ý kiến đóng góp, vui lòng gởi điện thư về tòa soạn / E-mail: lykientrucvaama@gmail.com - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.
12 Tháng Tư 2016(Xem: 18077)
LỜI TÒA SOẠN: - Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa.(Xem thêm : Gs Phạm Cao Dương) - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.
10 Tháng Tư 2016(Xem: 15558)
Thiên tai "hạn hán" và Nhân tai "Mekong nghẽn mạch" (chữ của Bs Ngô Thế Vinh) hiện đang gây cơn "sốt" thời sự; nhưng bất ngờ khi đọc cuốn Tuyển tập Nguyễn Thanh Liêm (Tiến sĩ Trần Huy Bích viết lời tựa) mới thấy rằng Giáo sư Liêm đã khảo cứu Địa lý - Nhân văn - Văn hóa khu vực Đồng Nai - Cửu Long như một lời báo động về miền đất "trời cho".
10 Tháng Tư 2016(Xem: 16212)
Những khuôn mặt văn hóa tháng Tư "Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa".