Tàu thương mại khả nghi tại bãi Tư Chính

28 Tháng Bảy 20198:33 CH(Xem: 10455)
VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ HAI 29 JULY 2019

Tàu thương mại khả nghi tại bãi Tư Chính

Thạc sĩ Nguyễn Thế Phương (*)

(*) Nghiên cứu viên cộng tác tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế, Đại học KHXH-NV, Đại học Quốc gia TP.HCM, cộng tác viên dự án Đại sự ký Biển Đông

29/07/2019  

Hành vi của nhóm tàu Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa VN một lần nữa khẳng định tính nguy hiểm của chiến thuật “vùng xám” mà nước này đang tiến hành ở Biển Đông.
 
Nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc ngang nhiên hoạt động ở khu vực bãi Tư Chính . Ảnh: Ngư dân cung cấp
Nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc ngang nhiên hoạt động ở khu vực bãi Tư Chính . Ảnh: Ngư dân cung cấp

Chiến thuật “vùng xám”, hay còn được gọi là những hành động “dưới ngưỡng chiến tranh”, tức là không sử dụng hải quân mà thay bằng những lực lượng quân sự hoặc bán quân sự trá hình tiến hành các hoạt động trên biển nhưng không vượt qua một giới hạn nào đó để không kéo theo phản ứng quá mạnh từ các nước trong khu vực và trên thế giới.

Bộ mặt đại diện của “vùng xám” mà ai cũng có thể nhìn thấy một cách rõ ràng chính là những tàu hải cảnh mà Trung Quốc đang sử dụng. Ngoài ra còn là các tàu dân quân biển ngụy trang dưới dạng tàu cá. Tính đến thời điểm hiện tại, theo dữ liệu theo dõi tàu biển, có khoảng 6 tàu hải cảnh đang tiến hành bảo vệ tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc trên thực địa.

Tuy nhiên còn một yếu tố khác cần được theo dõi và nghiên cứu nhiều hơn, đó là sự tham gia của các tàu thương mại dân sự. Tàu thương mại dân sự cũng đã xuất hiện trong vụ giàn khoan HD-981 năm 2014, tham gia trực tiếp chặn đường ngăn cản các tàu kiểm ngư VN tiếp cận giàn khoan.
 
Vị trí các tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển VN tối 28.7.2019 . Nguồn: Dự án Đại sự ký Biển Đông/Marine Traffic-  Đồ họa: Thái Nguyên
Vị trí các tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển VN tối 28.7.2019 . Nguồn: Dự án Đại sự ký Biển Đông/Marine Traffic- Đồ họa: Thái Nguyên


Nguy cơ “dân quân hỗn hợp”

Theo dõi tín hiệu vệ tinh qua trang Marine Traffic, chúng tôi phát hiện dấu vết của một tàu dân sự Trung Quốc quanh quẩn xung quanh tàu Hải Dương Địa chất 8 cùng đoàn hộ tống. Thông tin từ các công cụ theo dõi tàu thuyền cho thấy đây là tàu thương mại Mei Cheng 822, bắt đầu rời cảng ở Châu Hải thuộc tỉnh Quảng Đông ngày 28.6.2019. Cần lưu ý là tàu Hải Dương Địa chất 8 bắt đầu có mặt ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa VN từ ngày 3.7. Các dữ liệu điểm về vị trí của tàu Mei Cheng 822 trong những ngày qua cho thấy đây khó có thể chỉ là một tàu thương mại bình thường đang đi ngang qua khu vực này.

Đây không phải là một hành động quá mới của Trung Quốc. Theo dữ liệu của nhóm nghiên cứu C4ADS tại Mỹ, đã có tới khoảng 30 tàu thương mại dân sự được cho là hiện diện quanh giàn khoan HD-981 hồi năm 2014, trong đó chỉ có 10 tàu có thể xác định danh tính. Trong báo cáo được đăng trên trang của Trung tâm an ninh hàng hải quốc tế (CIMSEC), nhóm tác giả cho biết đã có ít nhất 3 tàu thương mại quốc doanh Trung Quốc tiến hành các hành vi phun nước, đâm va và rượt đuổi các tàu VN đang làm nhiệm vụ bảo vệ quyền chủ quyền của VN. Theo dõi đường đi của các con tàu cho thấy chúng phối hợp với nhau, cũng như phối hợp với các tàu Trung Quốc khác trên thực địa.

Lâu nay, dân sự - quân sự hỗn hợp luôn là một khái niệm chủ đạo trong quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc và là một cấu phần quan trọng của chiến lược “vùng xám”. Nói một cách đơn giản, trong thời chiến cũng như thời bình, nước này cố gắng kết hợp các lực lượng dân sự (nhân lực, vật lực, tài lực) vào hệ thống hậu cần quân sự chung.

Quan hệ giữa các chủ thể dân sự và quân sự được thể hiện thông qua quan hệ chặt chẽ giữa lực lượng hỗ trợ hậu cần của quân đội Trung Quốc và các công ty dân sự. Vụ HD-981 đã cho thấy một thực tế là Bắc Kinh xem các công ty quốc doanh và các tài sản của họ (cũng như các công ty tư nhân) mang tính lưỡng dụng, có thể tận dụng những tài sản này để đạt mục đích bảo đảm quyền và lợi ích ở nước ngoài.

Toan tính độc chiếm

Theo chúng tôi, có những lý do sau để Trung Quốc sử dụng tàu thương mại dân sự trong những vụ xâm phạm như HD-981 và, như chúng tôi nghi ngờ, ở Tư Chính.

Thứ nhất, có thể Bắc Kinh yêu cầu các công ty quốc doanh tham gia tranh chấp để đổi lấy được thực hiện các dự án ngoài khơi. Cần lưu ý 2 công ty đóng góp tàu thương mại nhiều nhất trong vụ HD-981 đều là doanh nghiệp dầu khí: Công ty kỹ thuật ngoài khơi thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (5 tàu) và Công ty dịch vụ dầu Trung Quốc (2 tàu). Khả năng nữa là các tàu này được triển khai để hỗ trợ lực lượng dân quân biển.

Thứ hai, Trung Quốc muốn kiểm tra năng lực của đội tàu thương mại dân sự trong trường hợp xung đột cũng như phản ứng của các bên khác. Hàm ý của việc “thử lửa” này thậm chí vượt ra ngoài khuôn khổ tranh chấp Biển Đông khi Trung Quốc có ý định sử dụng tàu thương mại trong hoạt động quân sự viễn dương, bao gồm hậu cần hay trinh sát.

Thứ ba, là một phần trong tổng thể chiến lược “vùng xám”, sự tham gia của các tàu thương mại (cũng như tàu dân quân biển) giúp Trung Quốc chủ động hơn trong việc tăng hay giảm mức độ căng thẳng theo ý muốn. Ngoài ra, nước này có thể thử nghiệm các đảo nhân tạo bồi đắp phi pháp ở Biển Đông về hậu cần, duy trì hỗ trợ tác chiến...

Cuối cùng, là tăng cường kinh nghiệm phối hợp hoạt động của toàn bộ các cấu phần của “cây cải bắp”: hải cảnh, dân quân biển, tàu thương mại. Đặt trong bản chất “vùng xám”, tức là giữ căng thẳng dưới ngưỡng chiến tranh, có thể thấy càng sở hữu nhiều “lớp bắp cải”, Trung Quốc càng có thêm sức mạnh cưỡng ép trên thực địa.

Vì vậy, sự hiện diện của các con tàu thương mại dân sự càng khẳng định những toan tính của Trung Quốc, về chiến thuật cũng như chiến lược, nhằm độc quyền kiểm soát Biển Đông.

Trung Quốc có thể điều tàu nghiên cứu mới xuống Biển Đông

Bộ Tài nguyên Trung Quốc vừa nhận chiếc tàu nghiên cứu mới mang tên Đại Dương, với chiều dài 98,5 m, chiều rộng 17 m và lượng giãn nước gần 4.600 tấn, theo tờ South China Morning Post. Với vận tốc tối đa 29,6 km/giờ và tầm hoạt động gần 26.000 km, tàu Đại Dương có khả năng tiến hành hoạt động thăm dò nước sâu ở bất kỳ đại dương nào của thế giới. Truyền thông Trung Quốc khoe rằng việc nhận tàu Đại Dương “đánh dấu thời kỳ mới trong nghiên cứu và thăm dò nguồn thủy sản cũng như giúp duy trì lợi ích của quốc gia ở vùng biển quốc tế”.

Một số nhà quan sát dự đoán rất có khả năng tàu Đại Dương sẽ được triển khai đến Biển Đông giữa lúc Trung Quốc liên tục có hành động gây quan ngại nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý. Trong đó, tiến sĩ Koh Swee Lean Collin (Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam, Singapore) nhận định nếu được đưa xuống Biển Đông, tàu Đại Dương sẽ giúp Trung Quốc tăng cường hiện diện ở khu vực. Ông Koh còn lưu ý “việc thu thập thông tin và dữ liệu đại dương quan trọng của tàu có thể giúp Bắc Kinh hiểu rõ hơn về Biển Đông, hỗ trợ tối ưu hóa các hoạt động dân sự và quân sự của nước này - tất cả đều nhằm hỗ trợ Trung Quốc củng cố tuyên bố chủ quyền”. (Văn Khoa/Thanh Niên)

23 Tháng Sáu 2016(Xem: 13236)
Tầu khựa thượng cờ đỏ ở Hoàng Sa "Hôm nay, 22/06/2016, báo chí Nhà nước Trung Quốc loan tin là nước này sẽ mở các chuyến du lịch thường xuyên đến quần đảo Trường Sa".
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 13770)
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ 6/2016
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 14461)
"BBC theo một chuyến du lịch của Trung Quốc ra quần đảo Hoàng Sa, được Bắc Kinh bắt đầu tổ chức từ ba năm qua".
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 17250)
Diễn tiến SUKHOI, CASA lâm nạn; vài giả định; tạm dừng tìm kiếm SU-30; Airbus nhập cuộc tìm CASA. - Bộ quốc phòngVN: "Tạm dừng tìm kiếm SU-30; Airbus nhập cuộc.
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 16873)
"Vừa rồi ở hội nghị Singapore với tọa đàm ba bên Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Về phần quan hệ Việt Trung, tôi có nói rằng chúng tôi là “ba không” đấy nhưng mà có “một có”. Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 21814)
Diễn tiến Su-30, CASA-212 "lâm nạn" và vài giả định
14 Tháng Sáu 2016(Xem: 15975)
NGUYỄN QUANG DY: - Từ đám cháy Bình Dương và Vũng Áng. - Đến biểu tình “cá cần biển sạch, dân cần minh bạch”. - Hiện tượng Tạ Bích Loan và Tôn Nữ Thị Ninh. - Và những chuyện lạ khác… - Hệ quả không định trước. - 'Đổi mới thể chế hay là chết'. XEM THÊM: - Đại sứ TEd Osius lên tiếng về vụ cá chết và vụ ông Bob Kerrey
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 16111)
Ảnh trái: Bà Tôn nữ thị Ninh; ảnhphải: Chủ tịch Hội đồng Tín thác Đại học Fulbright Việt Nam Bob Kerrey đón nhận quyết định thành lập trường từ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong. Bà Đàm Bích Thủy (thứ hai bên phải), tân Hiệu trưởng FUV. Ảnh: Trung Dũng / nguoidothi.vn.
09 Tháng Sáu 2016(Xem: 13431)
"đây là đất nước của họ [phía Việt Nam] và là quyết định của họ".
07 Tháng Sáu 2016(Xem: 13482)
- Bộ trưởng Ashton Carter: “Dựng lên Vạn lý Trường thành của tự cô lập” - Đô đốc Tôn Kiến Quốc: "Trung Quốc sẽ không bị cô lập" - Việt Nam có nhiều cuộc tiếp xúc song phương; Tướng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu đoàn VN tham dự Shangri-La gặp riêng Thượng nghị sĩ McCain. - Thứ trưởng Bộ Công An Bùi Văn Nam dẫn đầu đoàn công an tham dự Shangri-La 2016.
05 Tháng Sáu 2016(Xem: 14034)
"Trả lời câu hỏi về các hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông, Tướng Vịnh cho rằng mọi hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông của tất cả các nước cần cân nhắc rất kỹ vì nếu không kiềm chế, thì đến một lúc nào đấy các hoạt động quân sự sẽ nhiều lên, dẫn đến xung đột, va chạm, tạo ra những tình huống bất thường không kiểm soát được".
02 Tháng Sáu 2016(Xem: 14674)
Trước ngày diễn ra Hội nghị Shangri-La từ 03 đến 05/6/2016 Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Tướng Ngô Xuân Lịch, ai dẫn đầu đoàn VN đi dự Shangri-La?
01 Tháng Sáu 2016(Xem: 16196)
Bộ ảnh TT Obama "làm mưa làm gió" ở Việt Nam Tổng hợp ảnh từ các nguồn báo chí trong nước và quốc tế theo thứ tự thời gian và địa điểm. (Văn Hóa trân trọng cảm tạ quý cơ quan truyền thông và ảnh Fb cá nhân đã rộng lượng cho sử dụng).
30 Tháng Năm 2016(Xem: 13767)
CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: (Như đã được phiên dịch.) Tôi xin trả lời câu hỏi liên quan tới Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP. TPP, theo chúng tôi,... - TỔNG THỐNG OBAMA: Ngài Chủ tịch nước, xin lỗi ngắt lời của Ngài. Tôi không nghe được phiên dịch. - PHIÊN DỊCH: A-lô, 1-2-3. Ngài Tổng thống có nghe được không ạ? - TỔNG THỐNG OBAMA: Được rồi. Vì tôi chắc rằng Ngài Chủ tịch đang nói đến điều gì đó rất thông thái và quan trọng, và chúng tôi muốn đảm bảo là tất cả chúng ta đều nghe thấy.
26 Tháng Năm 2016(Xem: 13064)
- Trích từ Đại sứ quán Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
26 Tháng Năm 2016(Xem: 13570)
- "Mối quan hệ lâu dài của hai đất nước chúng ta, bắt đầu từ Thomas Jefferson từ hơn hai thế kỷ trước, bây giờ bắt đầu một chu kỳ mới". - "Thế hệ trẻ trước đây của người Mỹ đến Việt Nam để chiến đấu, nhưng thế hệ sau của chúng tôi lại đến để đóng góp cho sự phát triển, dạy học và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị hai nước". - "Nhưng giờ đây quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam cho thấy có thể tạo ra sự thay đổi để có tương lai tốt đẹp hơn, nếu chúng ta không chấp nhận làm tù nhân của quá khứ". (Tổng thống Barack Obama) "Đưa em về dưới mưa, nói năng chi cũng thừa Như mưa đời phất phơ, chắc ta gần nhau chưa? Tay ta từng ngón tay, vuốt tóc em lưng dài Đôi ta vào quán trưa, nhắc nhau tình phôi pha..." (thơ Nguyễn Tất Nhiên)
24 Tháng Năm 2016(Xem: 15665)
- Tổng thống Obama: “Ngoài nước, thuốc lá, kẹo cao su, chị còn bán gì nữa không?” - “Tôi không nghĩ mình bán hàng ở quán nước tuềnh toàng thế này mà Tổng thống Mỹ bắt tay tôi tới hai lần, nói chuyện và còn đề nghị chụp ảnh lưu niệm nữa” – Chủ quán trà đá nơi Tổng thống Obama ghé qua chia sẻ. - "Ông Obama niềm nở vẫy tay chào, rồi sang bắt tay hết cả mọi người hai bên đường mà chẳng mũ nón gì, dù lúc đó trời đang mưa to” - Từ sáng sớm ngày 24/5/2016, dân Sàigon đã tập trung đông nghẹt ở quanh khu vực chùa Ngọc Hoàng (Đakao), và đứng dọc hàng cây số hai bên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Công Lý cũ) ngóng chờ TT Obama trên chuyến bay Air Force One từ Hànội vào Sàigon.
24 Tháng Năm 2016(Xem: 14025)
- Tổng thống Obama dẫn lời bài thơ thần Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt: "Sông núi nước Nam vua nam ở, rành rành định phận tại sách trời". - ... và trích dẫn hai câu Kiều của Nguyễn Du: "Rằng trăm năm nữa từ đây, của tin gọi một chút này làm ghi”. - TT Barack Obama nói: "Sự thân thiện đã chạm đến trái tim của tôi. Nhiều người chào tôi bên đường. Tôi đã ăn nhiều món ngon như bún chả Việt Nam, uống một số chai bia Hà Nội". - "Nhưng phải nói rằng chưa bao giờ nhìn thấy nhiều xe máy như vậy ở Trung tâm TP Hà Nội. Nếu có dịp quay lại Việt Nam, tôi phải học cách qua đường như thế nào".