Vị trí chiến lược của bãi đá Tư Chính và ý đồ chiến lược

01 Tháng Tám 201911:01 CH(Xem: 13227)
VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ SÁU 02 AUGUST 2019

Vị trí chiến lược của bãi đá Tư Chính và ý đồ chiến lược

image002 
Lý Kiến Trúc
Kỳ 2

image001
Hải đồ minh họa Vị trí chiến lược của bãi đá Tư Chính nằm phía tây-nam quần đảo Trường Sa. Bãi đá Tư Chính chưa xác định được cách Vũng Tàu 160 hải lý, 200 hải lý hay 220 hải lý?. Hải đồ cho thấy hệ thống hỏa lực liên hoàn 7 đảo nhân tạo/căn cứ quân sự của Bắc Kinh xây dựng từ năm 2013 (năm Tập Cận Bình lên ngôi Trung Nam Hải).

Bãi đá Tư Chính là cái đuôi của 7 căn cứ hỏa lực nhòm ngó về khu vực cực nam biển Trường Sa gồm có lãnh thổ biển - đảo của Indonesia, Malaysia và Brunei. Không ai có thể cấm Bắc Kinh xây dựng thêm một đảo nhân tạo ở bãi đá Tư Chính. Hải đồ Văn Hóa Online đã từng vẽ dự phóng sẽ có một hỏa điểm phía cực nam của đường lưỡi bò trong các số báo trước. (lkt/VĂN HÓA MAP.

Xem thêm: www.nhatbaovanhoa.com. Mở Google Images gõ vào: biendongnhatbaovanhoa, hoặc: tiến sĩ biendong nhatbaovanhoa, hoặc lý kiến trúc, hoặc trên báo Văn Hóa Online mục phỏng vấn.  

Sau gần hai năm bộ máy chiến tranh của TT Trump lấy lại thế cân bằng ở Biển Đông (biển China South, Biển Quốc Tế) bằng chiến thuật Tự do hàng hải và chiến lược Ấn độ - Thái bình dương; nay đến lúc Bắc Kinh sử dụng "Thanh kiếm Nam Hải" phản công bằng chiêu võ cực kỳ lợi hại: điều con tàu Hải Dương địa chất 8 làm mũi tên xung kích đến "thăm dò", triển khai âm mưu lấn chiếm " bãi đá Tư Chính trong chiến lược "chủ quyền"đường lưỡi bò 9 đoạn và kết nối Tư Chính vào mạng lưới hỏa lực 7 đảo nhân tạo.

"Đây là diễn biến tiếp theo các hoạt động cải tạo bồi đắp quy mô lớn và quân sự hoá các cấu trúc tranh chấp trên biển" (*). Nhưng ai là tác giả khui ngòi vụ Tư Chính trong lúc VN và TQ đang "gườm gườm" nhau kín đáo ở tọa độ lửa Tư Chính cả tuần. VN nên nói ra sự thật.

Bãi Tư Chính là một cụm rạn san hô ở phía nam quần đảo Trường Sa, cách đất liền Việt Nam 220 hải lý về phía đông nam và cách bãi Phúc Nguyên 30 hải lý về phía nam tây nam. Bãi này nằm gần lộ trình hàng hải quốc tế, cách lộ trình Hồng Kông - Singapore 60 hải lý về hướng đông nam. Bãi dài 63 km, rộng 11 km. Phần mặt bằng rạn quan sát được có diện tích 33,88 km². Nơi nông nhất so với mặt biển nằm đầu mút phía bắc, có độ sâu 16 m, lên xuống tùy vào chế độ thủy triều. (**)

Vì sao và dựa vào yếu tố nào Bắc Kinh động binh nổ ra vụ bãi rạn đá Tư Chính vào thời điểm sau khi đã hoàn thành 7 đảo nhân tạo/căn cứ hỏa lực giữa biển Trường Sa, trong lúc Việt Nam, Mỹ và ASEAN đều lên án các diễn biến nghiêm trọng, kêu gọi giải pháp đàm phán hòa bình, kiểm soát đúng đắn thông qua tham vấn và đối thoại song phương  (***) tình hình diễn ra trên trên thực địa.  

image003
Nhà giàn DK1 do Việt Nam dựng trong bãi đá chìm Tư Chính. DK1 có thể được dựng ở nơi cao nhất của bãi đá. DK1 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam theo Công ước luật Biển 1982. Ngoài mốc 200 hải lý là vùng Biển Quốc Tế. Bãi đá chìm Tư Chính rộng lớn (dài 63 km, rộng 11 km) có thể nằm giữa ranh giới EEZ 200 hải lý và Biển Quốc Tế, nhưng chưa được xác lập bởi một văn kiện quốc tế nào, gần đây nhất là các hội nghị bàn về Biển Đông/COC giữa Trung Quốc với ASEAN. (LKT/Văn Hóa Online. Nguồn ảnh Tiền Phong/VOV).

(*) Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao VN Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono đồng chủ trì Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN-Nhật Bản sáng 01.8.2019, tại Bangkok, Thái Lan. (theo Thanh Niên)

(**) theo Wikipedia.

(***) Vương Nghị nói với Phạm Bình Minh tại Bangkok hôm thứ Năm, 1/8/2019. (theo BBC 01/8/19)

Xem tiếp:

- Ai khui ngòi và Diễn tiến nổ ra vụ bãi đá Tư Chính.
- Bãi đá Tư Chính: Bắc Kinh "bắt nạt" hay ép Hà Nội "thỏa hiệp"?
- Khai thác dầu khí ở khu vực Tư Chính, Vũng Mây.
- Kết quả hội nghị Ngoại trưởng ASEAN/Bangkok.   

31 Tháng Bảy 2016(Xem: 13555)
"Một số nhận định cho rằng Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi vào TPP, và Đảng Cộng sản Việt Nam đã ủng hộ ký kết hiệp định này". "Bà Laura Rosenberger nhấn mạnh: “Nghĩa là hiện nay bà không thể ủng hộ nó, cũng không ủng hộ nó sau bầu cử tháng 11, cũng như tháng Giêng năm sau”.
28 Tháng Bảy 2016(Xem: 14824)
Bàn cờ "biển Quốc tế Đông nam á" quyết đấu
27 Tháng Bảy 2016(Xem: 13050)
Trung Quốc tiếp tục lớn tiếng đả kích tất cả các nước dám kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông. Trong một thông báo công bố hôm nay, 27/07/2016, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) đã đả kích bản tuyên bố chung Mỹ-Nhật-Úc về Biển Đông vừa được đưa ra sau cuộc họp tay ba, bên lề các hội nghị ASEAN tại thủ đô Lào.
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 14208)
- Vũ Cao Phan: "Trung Quốc đã cưỡng chiếm Hoàng Sa (từ tay Việt Nam) và đang quản lí quần đảo này, Việt Nam yêu cầu đàm phán, nhiều lần yêu cầu đàm phán. Trung Quốc át giọng bác bỏ, bằng thái độ nước lớn, rằng không có tranh chấp ở đây, không đàm phán. Vấn đề do đó, đã hầu như bế tắc". - Xem mục BỘ ẢNH NHÂN VĂN: 74 hay 77 Chiến sĩ VNCH tử trận Hoàng Sa 1/1974? - Số đặc biệt: Tổng hợp tin tức và hình ảnh về trận thủy chiến Hoàng Sa 19/1/1974 giữa Hải quân VNCH và hải quân Trung cộng.
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 18614)
- Một chuyến Palawan Hoàng Sa - Trường Sa có lọt trong vùng "Biển Quốc Tế" không?
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 14327)
"Gần đây một số học giả – sử gia kiến nghị đổi tên thành “Biển Đông Nam Á” (Southeast Asia Sea) là khá phù hợp vì đây là một tên biển không phụ thuộc vào địa lý của một quốc gia".
14 Tháng Bảy 2016(Xem: 15611)
- Toàn văn phán quyết PCA. - Xem tiếp kỳ sau: Những điểm chính trong Toàn văn phán quyết.
14 Tháng Bảy 2016(Xem: 14891)
Văn Hóa tổng hợp * Những nội dung quan trọng của phán quyết tòa PCA. * PCA làm đảo lộn và chấm hết mọi tư duy về biển Nam Trung Hoa trước đây. * Việt Nam "ngư ông đắc lợi" về lãnh thổ và lãnh hải đảo nguyên trạng tự nhiên ở Trường Sa (ví dụ: đảo Trường Sa lớn, Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn ...) * Việt Nam có thể kiện lên tòa PCA về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và làm rõ yêu sách trên biển của VN phù hợp với luật pháp quốc tế. * Có sự hiểu khác nhau cơ bản về các quyền của nước mình theo Công ước đối với các vùng nước thuộc Biển Đông. - Toàn văn phán quyết của tòa PCA. - Xem số báo tới: - Bảng phân tích đặc tính của các vùng biển và thực thể ở Hoàng Sa - Trường Sa. - Những điểm cốt lõi trong Toàn văn phán quyết.
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 13310)
7 đảo nhân tạo trên hải đồ Văn Hóa Map là: Su Bi, Chữ Thập, Châu Viên, Gaven, Gạc Ma, Tư Nghĩa, và Vành Khăn không có yếu tố hưởng đặc khu kinh tế EEZ (200 hải lý); nhưng dường như tòa gián tiếp công nhận sự hiện diện nguyên trạng của 7 thực thể nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp ba năm qua. Chấm xanh vòng trắng: Ngoài vụ Scarborough, bãi đá Cỏ Mây hiện vẫn là tâm điểm tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines. (VH)
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 14774)
Gián tiếp công nhận sự hiện diện "nguyên trạng" 7 đảo nhân tạo của TQ nhưng không có hưởng EEZ? VĂN HÓA Tổng hợp - Vào lúc 11 giờ trưa ngày 12/7/16 tại La Haye ,Tòa quốc tế ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền và đường chín đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông. “Tòa kết luận không có căn cứ pháp l‎ý để Trung Quốc đòi quyền lịch sử với các vùng biển nằm trong ‘đường chín đoạn’,” theo thông cáo của Tòa Trọng tài Thường trực ở Hague. - Ảnh trên: 5 Thầm phán phiên tòa thường trực La Haye - từ trái: Thẩm phán Jean - Pierre Cot (Pháp);Thẩm phán StanislawPawlak (Ba Lan); Thầm phán; Thomas A. Mensah (Ghana); Thầm phán Rudiger Wolfrum (Đức); Thầm phán Alfred Soons (Hà Lan). Google
11 Tháng Bảy 2016(Xem: 14064)
Thắng trận với tỉ số 1-0 sau 120 phút thi đấu, Bồ Đào Nha lần đầu tiên bước lên bục vinh quang với chức vô địch Euro 2016.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 16099)
Chấm xanh: Mạng lưới liên hợp Hải quân Mỹ trải dài từ Philippines đến Malaysia, Bunei, Indonesia, Singapore, Thái Lan. Chấm đỏ: Bộ tư lệnh Hải quân tiền phương thứ hai Phú Lâm đứng sau căn cứ tàu ngầm nguyên tử Du Lâm Hải Nam tỏa xuống 7 căn cứ đảo nhân tạo thuộc khu vực trung tâm quần đảo Trường Sa. Chấm đen: Bãi đá Scaborough và bãi Cỏ Mây thuộc biển tây Philippines; hai bãi đá này nằm gần Manila và Palawan khoảng hơn 100 hải lý. Chấm xanh lá cây: căn cứ hải quân Natuna của Indonesia nằm về phía cực nam quần đảo Trường Sa. Hải đồ VĂN HÓA MAP
03 Tháng Bảy 2016(Xem: 13651)
Biển xanh biển sâu Formosa: TTO - Từ việc giải quyết thảm họa cá chết ở các tỉnh miền Trung Việt Nam, chúng ta cần nhìn thấu đáo cả hai khía cạnh: “vượt qua sự cố” và “lớn lên từ thất bại”.
30 Tháng Sáu 2016(Xem: 14926)
Sau nhiều ngày chờ đợi, thủ phạm gây cá chết hàng loạt ở miền Trung được công bố với kết quả không bất ngờ: Formosa! Kết quả này được công bố ngày 30-6, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ.