Ông Trọng chưa cần đi Mỹ vội. "Quốc tế hóa bãi Tư Chính", "Mời cả Mỹ lẫn Tầu vào khai thác"

17 Tháng Mười 20199:31 SA(Xem: 9596)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ SÁU 18 OCT 2019


Kỳ 2 (Phần B) - Bãi Tư Chính: Làm gì?


Ông Trọng chưa cần đi Mỹ vội. "Quốc tế hóa bãi Tư Chính", "Mời cả Mỹ lẫn Tầu vào khai thác"


image003

Lý Kiến Trúc


VĂN HÓA

18/10/2019


Như Văn Hóa Online-California nhận định trong hai bài "Ông Trọng đến Mỹ; Nếu Washington và Hanoi "OK tin lẫn nhau", chiến hạm và giàn khoan Mỹ sẽ kéo vào Tư Chính? số ra ngày 01 Tháng Mười 2019 và "Ông Trọng có cần gấp đi W. DC. không?; hay vấn đề là "những hiệp ước Mỹ-Việt" số ra ngày 13 Tháng Mười 2019;


Tin VOA số ra ngày 17/10/2019, ông Trọng hoãn đi Mỹ vì lo ngại sức khỏe? Có những dấu hiệu cho thấy Tổng bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ không thực hiện được chuyến công du Mỹ đầy mong đợi trong năm nay vì những lo ngại về sức khỏe, theo các chuyên gia phân tích chính trường Việt Nam.


Gs Carl Thayer cho rằng: “Việt Nam cần sự hỗ trợ của Mỹ nhưng họ lại không muốn một sự cam kết với Mỹ,” GS Thayer nói. “Quan niệm về đối tác chiến lược của Lầu Năm Góc có thể đẩy Việt Nam quá gần tới một mối quan hệ mà họ sẽ không muốn.”


Do đó, theo GS Thayer, Việt Nam đã luôn “do dự” trong việc trở thành đối tác chiến lược của Mỹ, trong khi Mỹ luôn thúc giục Việt Nam về việc này.


A. Việt Nam / biển Đông /  South China Sea:


image001

US President Donald Trump and Vietnamese President Nguyen Phu Trong review the guard of honor during their meeting ahead of the US-North Korea summit in Hanoi, Vietnam, on Feb 27, 2019.PHOTO: EPA-EFE


- Ngày 31/7/2014, Trong chuyến đi thăm Trung Quốc, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh tuyên bố: "Chúng ta giải quyết trực tiếp với nước có tranh chấp, không lôi ai vào đây để cùng giải quyết, không nhờ vả ai để tạo lợi thế trong giải quyết vấn đề".


Đài Tiếng nói Việt Nam đưa tin vào cuối chuyến thăm, khi được hỏi liệu Việt Nam có liên minh quân sự với Mỹ hay không, Trung tướng Vịnh đã tái khẳng định "chính sách ba không" trong chính sách quốc phòng" của Việt Nam, đó là "a/ không tham gia các liên minh quân sự, b/ không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, c/ không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam", và không dựa vào nước này để chống nước kia."Như vậy, không chỉ với Mỹ, mà Việt Nam cũng sẽ không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào".


- Ngày 24/9/2018, ông Phạm Bình Minh, Bộ trưởng ngoại giao VN kiêm Phó Thủ tướng trong chuyến thăm New York, Hoa Kỳ, nói rằng: “Tôi muốn nhấn mạnh lại chính sách mà chúng tôi gọi là 3 không: Không liên minh quân sự; không cho lập căn cứ quân sự ở Việt Nam và không liên minh chống lại bất kỳ nước nào. Điều đó có nghĩa là chúng tôi phát triển quan hệ với bất kỳ nước nào, nhưng không phải để chống lại nước thứ ba.” (VOA 02/10/2018)


Ý ông Phạm Bình Minh (?) muốn nói "Điều đó có nghĩa là đảng CSVN có quyền phát triển quan hệ "Đối tác toàn diện" với Hoa Kỳ và các nước Tây phương để : mua Vũ khí sát thương, ví dụ như mua tên lửa Bramos của Ấn Độ, mua tên lửa của Isarel, của Pháp, v.v...; để nâng tầm quan hệ Việt - Mỹ lên tầng "Đối tác Chiến lược". (Văn Hóa xin nhắc lại, TT Trump đã hai lần mời Việt Nam mua vũ khí của Mỹ (ở APEC Đà Nẵng & Hà Nội) 


Hai quan điểm của hai ông Nguyễn Chí Vịnh một bên là Bộ Quốc phòng và Phạm Bình Minh một bên là Bộ Ngoại giao cho thấy có sự "mâu thuẫn, thậm chí đối nghịch nhau" trong chính sách đối ngoại của Bộ chính trị đảng CSVN, có vẻ gần như ông Minh đã "phá sản" chính sách 3 không của ông Vịnh; tuy nhiên, quan điểm của hai chính trị gia Minh và Vịnh nói lên ít nhiều đã có "dân chủ trong đảng CSVN".


Về giới học giả và các nhà dân chủ xã hội trong nước cũng nêu lên nhiều ý kiến trong các cuộc hội thảo.   


- Chủ nhật, 06/10/2019, trong Tọa đàm Khoa học ở Hà Nội, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, từ Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta), đơn vị đồng tổ chức, tóm lược kết quả và nội dung chính của Hội thảo như sau:


"Tôi không thể duy trì chính sách "Ba không" nếu như chính sách ba không đó không giúp cho tôi bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền trên biển và trong trường hợp nếu tôi bị xâm lăng".


"Đó là phải xác định rõ bạn - thù, đó là việc Việt Nam phải liên minh với Hoa Kỳ và các nước phương Tây, ở đây cũng đã nhắc đến chính sách 'Ba không', thì cần phải hóa giải chính sách ba không này bởi một điều khoản rất quan trọng của Hiến chương Liên hiệp quốc - đó là quyền tự vệ chính đáng. (BBC 07/10/2019)


- Ngày 07/10/2019 - TBT Nguyễn Phú Trọng đề nghị các uỷ viên trung ương nghiên cứu tình hình Biển Đông, phân tích tình hình biển Đông, nhấn mạnh đến sự kiện bãi Tư Chính.


Khi có bài phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 11 tại Hà Nội hôm 7/10/2019, Thượng tướng Võ Tiến Trung, khi trả lời phỏng vấn của Dân Việt, nói rằng “những diễn biến căng thẳng trên Biển Đông thời gian qua vừa là vấn đề của an ninh, quốc phòng, vừa là vấn đề của chính trị, kinh tế-xã hội đối với đất nước”; "Duy trì được “mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc”, còn có việc “giữ vững chủ quyền” và “giữ được môi trường hòa bình để xây dựng và phát triển đất nước”, “nếu vấn đề liên quan đến Biển Đông mà đổ vỡ thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ quá trình xây dựng và phát triển đất nước.” (VOA 08/10/2019)


- Ngày 08/10/2019 - Trong một bài viết, ông Cù Huy Hà Vũ người đã có nhiều cuộc trao đổi với giới quan sát chính sách đối ngoại của Washington, đưa ra quan điểm: "Tóm lại, theo quan điểm của tôi, Mỹ nay đã sẵn sàng cho một liên minh quân sự với Việt Nam để chống Trung Quốc độc chiếm biển Đông cho dù vẫn luôn quan ngại về dân chủ và nhân quyền ở quốc gia Đông Nam Á này. Chính sách "không liên minh quân sự" chẳng những không giữ được Nước trước xâm lược Trung Quốc mà cũng không giữ nổi chế độ cộng sản, hay làm Đảng cộng sản Việt Nam "mất cả chì lẫn chài" như cách nói của người xưa. (BBC 08/10/2019)


- Ngày 12/10/2019 - Hà Nội bế mạc Hội nghị TƯ 11 đảng CSVN. Dư luận đặt câu hỏi: thứ nhất là liệu ĐCSVN có giữ vững chủ quyền biển Việt Nam trước sự xâm lăng của Trung cộng hay không? cụ thể là vụ bãi Tư Chính. Thứ hai, sau hơn 30 năm đổi mới kinh tế, đã đến lúc phải đổi mới chính trị. Nếu ban lãnh đạo đảng không nhận thức ra điều này, họ tất gánh hậu quả bị đào thải" (BBC 13/10/2019 / Lê Văn Sinh)


Thăm dò dư luận cộng đồng Việt - Mỹ hải ngoại, Văn Hóa Online-California nhận thấy một trong các "Giải pháp và Sáng kiến cho vấn đề biển South China Sea trong đó có biển Đông Việt Nam là "Bất cứ Giải pháp và Sáng kiến nào giúp cho chính phủ Mỹ dứt điểm được vấn đề biển Đông tức là sẽ dứt điểm được nhiều vấn đề trên đất liền trong mối quan hệ Việt-Mỹ dù ở phạm vi "Đối tác toàn diện" hay "Đối tác chiến lược".


B. Những mắc mứu ở khu vực bãi Tư Chính:


Việt Nam có khởi kiện Trung Quốc được không?  Nếu kiện, sẽ kiện Trung Quốc về đường lưỡi bò 9 đoạn gẫy khúc hay kiện những đoạn trống "thò ra thụt vào" như đoạn số 6 đã xâm phạm vào bãi Tư Chính / EEZ / Việt Nam, như bản đồ minh họa của Văn Hóa Online đã vẽ dưới đây:


image006

Đường lưỡi bò 9 đoạn gẫy khúc không nối liền các đoạn vào nhau mà thay vào đó là các "vòng tròn uyển chuyển thò ra thụt vào từng thời điểm và vị trí đặc biệt". Bãi Tư Chính lọt vàovòng tròn số 6.VĂN HÓA MAP minh họa dựa theo Reference Beckman 2011. CIL-NUS


image008

Vị trí và khu vực bãi Tư Chính. VĂN HÓA MAP


"Không có gì là không thể"; tuy nhiên, một số vấn đề đặt ra:


Tọa độ khu vực Quốc tế hóa: rơi vào vùng tiếp giáp giữa mỏm Bắc bãi Tư Chính và dường Lưỡi bò chu vi 24 hải lý.


Theo UNCLOS 1982, ĐIỀU 33. Vùng tiếp giáp 1. 2.Vùng tiếp giáp không thể mở rộng quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải.


Vấn đề đặt ra là mỏm Bắc của bãi Tư Chính có rơi vào vùng tiếp giáp hay không?


Theo UNCLOS 1982, ĐIỀU 33, nếu mỏm Bắc của bãi Tư Chính có rơi vào vùng tiếp giáp có nghĩa là công nhận đường lưỡi bò 9 đoạn gẫy khúc, có nghĩa là phủ nhận phán quyết của Tòa trọng tài thường trực PCA vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc về chủ quyền lịch sử đường lưỡi bò do Trung Quốc vẽ ra.


Hoàn cảnh địa chính trị của Việt Nam khác với Philippines. Việt Nam không có hậu thuẫn liên minh an ninh chính trị với Mỹ như Mỹ ràng buộcvới Philippines.


Khu vực địa lý tiếp giáp biển South China Sea củaViệt Nam khác với khu vực địa lý Philippines tiếp giáp với South China Sea. Vùng EEZ của Việt Nam cũng khác với Philippines.


Các khu vực chồng lấn trong đó có các mỏ dầu khí của Việt Nam cũng khác với Philippines, chẳng hạn như bãi Cỏ Rong, bãi cạn Scarborough hoàn toàn nằm trong vùng EEZ của Philippines.


Đa số các mỏ khai thác dầu khí của Việt Nam đều nằm trong EEZ và thềm lục địa Việt Nam có độ sâu từ 60 - 200 mét. (theo Công ước UNCLOS 1982, thềm lục địa Việt Nam có thể kéo dài ra thêm 350 hải lý).


Một số mỏ dầu khí tiềm tàng quanh khu vực mỏm Bắc bãi Tư Chính có thể đã được phát hiện với trữ lượng lớn (nhưng thường dấu kín vì yếu tố bí mật kinh tế), thứ hai, chi phí thăm dò đế tìm ra các mạch dầu khí ngầm dưới lòng đất có độ sâu từ 1000 mét trở lên rất tốn kém, vài mũi khoan tốn cả trăm triệu đôla vứt xuống biển.


Hội nghị ASEAN + Trung Quốc về COC chưa xác định hải giới của 6 quốc gia ven biển: Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Brunei, Malaysia, Indonesia, đặc biệt khúc xương mắc nghẹn là đảo Ba Bình (Itu Aba Island) Đài Loan đang chiếm giữ tuy không có vùng EEZ nhưng được hưởng phạm vi 12 hải lý, lại có vị trí độc địa nằm giữa trung tâm biển - quần đảo Trường Sa (Center of Spratly Islands). 


Mặt khác, khuynh hướng đối ngoại chính trị, chính sách 3 không của Việt Nam tỏ ra vẫn hiệu lực.


C. Công thức Việt Nam + Trung Quốc + Hoa Kỳ


Thái độ của Mỹ tỏ ra vẫn lừng khừng trong vụ bãi Tư Chính, nhưng không bỏ qua. Có vẻ như Washington đang quan sát quyết định của Hà Nội trong ván bài ba bên ở bãi Tư Chính.


Bãi Tư Chính thuộc mắt xích biển Đông, vị trí tiền tiêu của con đường hàng hải Malacca đi qua Cao Hùng/Tây Thái bình dương trở thành tâm điểm của khu vực nóng Châu Á: South China Sea (Văn Hóa Online gọi là Vùng Biển Quốc Tế Đông Nam Á).


Suốt hơn 3 tháng qua kể từ ngày 03/7/2019, Trung Quốc tự tung tự tác đưa HD 8 thăm dò địa chất ở vùng biển Bắc bãi Tư Chính, bà Lê Thu Hằng, Bộ ngoại giao VN đã nhiều lần "giao thiệp" với TQ hòng tìm ra giải pháp kềm chế áp lực, nhưng chưa đạt kết quả khả quan.


Giải quyết vụ bãi Tư Chính qua công thức: Việt Nam + Trung Quốc + Hoa Kỳ.


Theo tác giả bài viết, một trong cách "giao thiệp" mở rộng của Việt Nam là "Quốc tế hóa biển Đông" và  "mời cả Bejing lẫn Washington vào khai thác bãi Tư Chính".  


Giả thuyết: Nếu Việt Nam không mời Mỹ vào khai thác ở bãi Tư Chính, Mỹ sẽ bỏ rơi hoàn toàn và mặc cho Bắc Kinh điều động HD-982 vào làm việc (cách Vũng Tàu, Sàigon khoảng hơn 200 hải lý chút ít), y như trường hợp Mỹ đã bỏ rơi vụ HD-981 xâm nhập vào vùng biển Lý Sơn Quảng Ngãi tháng 5/2014 (cách Lý Sơn 130 hải lý), mặc cho Bắc Kinh điều động hàng sư đoàn công binh bồi đắp 7 đảo nhân tạo uy hiếp trực tiếp các đảo khá lớn của Việt Nam đang chiếm giữ như đảo Trường Sa, Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn.


Giả thuyết: Nếu Việt Nam không cùng Trung Quốc hòa hội đi tới việc hai bên gác tranh chấp cùng khai thác, Trung Quốc sẽ tiếp tục cắm dùi "bền vững" ở bãi Tư Chính, điều Thạch Du HD-982 tới thọc mũi khoan vào lòng Tư Chính, cấp độ khủng hoảng khó lường được, chiến tranh cục bộ có thể xẩy ra.


So sánh hai lực lượng hải Việt - Trung, Việt Nam khó lòng "chịu đựng" lâu dài trước hỏa lực Trung Quốc, nên nhớ, pháo hạm và tên lửa Trung Quốc chỉ cách Sàigon khoảng 200 hải lý.   


Giả thuyết: Nếu chiến tranh xẩy ra, lúc ấy, Mỹ mới nhẩy vào./


Lý Kiến Trúc


California 18/10/2019


image010

7 đảo nhân tạo / căn cứ hỏa lực của Trung Quốc ở giữa biển đảo Trường Sa. VĂN HÓA MAP


image012

Bản đồ trên trích từ Google Map khá chính xác như các bản đồ Văn Hóa Map vẽ trên các bài viết về vụ bãi ngầm Tư Chính (Vanguard Bank) trên Văn Hóa Online. Đường 9 đoạn gẫy khúc bắt đầu từ Cao Hùng/Đài Loan tới ửa Vịnh Bắc Việt. Trước đây Trung Quốc vẽ 11 đoạn ăn sâu vào Vịnh Bắc Việt nhưng sau này bỏ bớt 2 đoạn. Những vùng trống của 9 đoạn gẫy khúc (thò ra thụt vào) của Trung Quốc, đoạn thứ 6 rơi vào mỏm Bắc bãi ngầm Tư Chính nằm trong vùng EEZ và thềm lục địa Việt Nam.


 


Bãi cạn James Shoal (nằm trên thềm lục địa của đảo Borneo, cách Bintulu của Malaysia 80 km về phía tây bắc, cách cực nam của cụm bãi cạn Luconia và đất liền Trung Quốc lần lượt là 96 km (52 hải lý) và 1.800 km về phía nam), Trung Quốc tuyên bố rằng đây là điểm cực nam của lãnh thổ nước mình. Bãi rạn san hô chìm Mischief Reef / Vành Khăn (cách đảo Palawan 130 hải lý thuộc EEZ của Philippines), năm 1995 Trung Quốc chiếm hoàn toàn bãi ngầm này và nay trở thành 1 trong 7 đảo nhân tạo). Bãi cạn Scarborough Shoal (cách vịnh Subic 123 hải lý (198 km) và đảo Luzon 137 hải lý (220 km) về phía tây) thuộc EEZ của Philippines. (Đoạn mô tả này theo Wikipedia).
05 Tháng Tám 2023(Xem: 2107)
Hoàng Triều Cương Thổ “vỡ bờ” – Kỳ 2
01 Tháng Tám 2023(Xem: 2004)
04 Tháng Bảy 2023(Xem: 2325)