Có khả năng đụng độ vũ trang ở Biển Đông năm 2020?

02 Tháng Giêng 20207:12 SA(Xem: 14071)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ SÁU 03 JAN 2020


Có khả năng đụng độ vũ trang ở Biển Đông năm 2020?

image001

Ảnh trên:Các Mẫu hạm tác chiến khổng lồ của Hoa Kỳ. Ảnh dưới: Mẫu hạm Liêu Ninh của Trung cộng diễn tập ở biển Đông. Ảnh Internet.


Tổ chức Mỹ cảnh báo khả năng đụng độ vũ trang ở Biển Đông năm 2020


31/12/2019


Viễn Đông


image002

Một cuộc diễn tập của Trung Quốc ở Biển Đông.


Một tổ chức nghiên cứu của Hoa Kỳ mới đưa ra nhận định về khả năng xảy ra xung đột vũ trang trong năm 2020 ở nhiều “điểm nóng” trên thế giới, trong đó có Biển Đông.


Dựa trên đánh giá của các chuyên gia chính sách đối ngoại của Mỹ về 30 cuộc xung đột tiềm tàng có thể xảy ra hoặc leo thang trong năm tới, cũng như tác động của chúng đối với các quyền lợi của Hoa Kỳ, Hội đồng Đối ngoại nhận định rằng “một cuộc đối đầu giữa Mỹ và Iran, Triều Tiên, hoặc với Trung Quốc ở Biển Đông vẫn là những điều gây ra mối quan ngại lớn nhất ở nước ngoài”.


Tổ chức, nơi Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh từng tới phát biểu về chính sách đối ngoại của Việt Nam, nói rằng Biển Đông là một trong các “ưu tiên hàng đầu đối với Hoa Kỳ” trong năm 2020.


Với nhận định về tác động “cao” và khả năng xảy ra ở mức “vừa phải”, Hội đồng Đối ngoại đề cập tới “một cuộc đối đầu vũ trang quanh các khu vực lãnh hải tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] giữa Trung Quốc và một hoặc nhiều hơn các nước Đông Nam Á cũng tuyên bố chủ quyền như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, hay thậm chí với cả Đài Loan.


Một cuộc đối đầu giữa Mỹ và Iran, Triều Tiên, hoặc với Trung Quốc ở Biển Đông vẫn là những điều gây ra mối quan ngại lớn nhất ở nước ngoài. Hội đồng Đối ngoại Mỹ nhận định.



Tình hình Biển Đông nóng lên những tháng cuối năm 2019 vì vụ “đối đầu” của tàu hải cảnh hai nước láng giềng phương bắc ở Bãi Tư Chính, cũng như việc tàu thăm dò Hải Dương 8 của Trung Quốc đi vào lãnh hải mà Hà Nội nói là Vùng Đặc quyền Kinh tế của mình.


Ông Brahma Chellaney từ Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Delhi từng nhận định với VOA tiếng Việt rằng hành động của Bắc Kinh nhằm “bào mòn quyết tâm” của Hà Nội.


Nhà nghiên cứu này nói thêm rằng giống như Ấn Độ, Việt Nam “không có đồng minh quân sự và buộc phải một mình đối đầu với sự xâm lược của Trung Quốc”.


Năm 2019 đánh dấu lần đầu tiên trong vòng một thập kỷ Việt Nam công bố Sách Trắng Quốc phòng, trong đó Trung Quốc nhiều lần được đề cập, nhất là về các vấn đề liên quan tới Biển Đông.


“Sự khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền trên Biển Đông cần được xử lý hết sức tỉnh táo, cẩn trọng, không để ảnh hưởng tiêu cực đến đại cục hòa bình, hữu nghị và hợp tác phát triển của hai nước”, Sách Trắng Quốc phòng Việt Nam viết.


“Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là một quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp vì liên quan đến nhiều nước, nhiều bên. Hai bên cần tiếp tục đàm phán, hiệp thương tìm kiếm giải pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế”./


+++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Indonesia bác bỏ tuyên bố chủ quyền lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông


01/01/2020


image003

Hôm 01/01/2020, Indonesia bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với một phần tranh chấp ở Biển Đông vì các tuyên bố này “không có cơ sở pháp lý."


Hôm 01/01, Indonesia bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với một phần tranh chấp ở Biển Đông vì các tuyên bố này “không có cơ sở pháp lý,” theo Reuters.


Trước đó, hôm 30/12/2019, Jakarta đã phản đối Bắc Kinh về sự hiện diện của một tàu tuần duyên Trung Quốc đi vào vùng lãnh hải của họ.


Các quan chức hàng đầu của Indonesia đã lên tiếng “phản đối mạnh mẽ” và triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Jakarta, nói rằng tàu tuần duyên Trung Quốc đã xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia, ngoài khơi bờ biển phía bắc đảo Natuna.


Phát biểu tại Bắc Kinh hôm 31/12/2019, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và vùng biển của họ, và cả Trung Quốc và Indonesia đều có các hoạt động đánh bắt “bình thường” ở đó.


Hôm 01/01/2020, Bộ Ngoại giao Indonesia đã đáp trả mạnh mẽ và kêu gọi Trung Quốc ra tuyên bố để giải thích “cơ sở pháp lý và biên giới rõ ràng” về các tuyên bố chủ quyền đối với khu vực này, dựa trên Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS).


Bộ Ngoại giao Indonesia cho biết: “Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng đặc quyền kinh tế [của Indonesia] lấy lý do là ngư dân của họ đã hoạt động từ lâu ... nhưng không có cơ sở pháp lý và chưa bao giờ được UNCLOS 1982 công nhận.”


Jakarta cũng nhắc lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh hải với Philippines đã bị Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague bác bỏ năm 2016.


Bộ Ngoại giao Indonesia cũng nhắc lại lập trường của họ rằng Indonesia là một quốc gia không có tranh chấp ở Biển Đông và nước này không có quyền tài phán chồng chéo với Trung Quốc.


Tuy nhiên, Jakarta đã nhiều lần đụng độ với Trung Quốc về quyền đánh bắt cá quanh Quần đảo Natuna, bắt giữ ngư dân Trung Quốc và mở rộng sự hiện diện quân sự tại khu vực này. (VOA)
22 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 810)
24 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1269)
14 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1192)
Nov 12: Chiến sự mùa đông 2 bờ đông tây Dnipro River; Vì sao Nga ‘cố thủ’ bờ Đông