Đồng Tâm: Các câu hỏi về thông tin vụ chết bốn người Bộ Công an nêu ra

15 Tháng Giêng 20202:08 CH(Xem: 8992)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ NĂM  16 JAN 2020


image001

Quãng đường từ thôn Hoành đến khu vực sân bay Miếu Môn là 5 km, hai hướng từ đường lớn dẫn vào xã Đồng Tâm có lực lượng chức năng túc trực kiểm soát người ra vào. Đồ họa: Việt Chung. VNEpress.


image004

Đồng Tâm: Các câu hỏi về thông tin vụ chết bốn người Bộ Công an nêu ra


BBC 15/1/2020

image006

Bản quyền hình ảnh OTHER Image caption Dư luận đặt câu hỏi, nếu dân tâm phục khẩu phục thì có cần 1 lực lượng công quyền dày đặc thế này không? (Ảnh minh họa)


Dư luận lên tiếng về các thông tin được cho là mâu thuẫn và thiếu hợp lý trong vụ chính quyền ở Hà Nội đưa quân đến xã Đồng Tâm ngày 9/1.


Ngày 14/1, Bộ Công an chính thức trả lời báo chí Việt Nam về vụ 'đưa lực lượng vào Đồng Tâm' rạng sáng 9/1.


Nhưng dường như các thông tin được công bố không làm thỏa mãn dư luận.


Bộ Công an bị 'bất ngờ" dù biết có 'kế hoạch khủng bố'?


image008

Bản quyền hình ảnh Truyền thông Việt Nam Image caption Hàng rào sân bay Miếu Môn đang được xây dựng - nguyên nhân xảy ra vụ đụng độ Đồng Tâm khiến 4 người thiệt mạng


Theo truyền thông nhà nước, ông Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam, cho hay lực lượng của Bộ này vào Đồng Tâm không phải để đi 'tuần tra' mà là để 'lập chốt an ninh ở cổng thôn Hoành" nhằm 'bảo vệ công trình từ xa'.


Ông này cũng cho biết 'qua trinh sát', biết được nhóm Đồng Thuận của ông Lê Đình Kình có ý đồ khủng bố, đe dọa giết cán bộ xã, có kế hoạch bắt cóc người già, trẻ em.


Thế nhưng lời khai của nhóm Đồng thuận do Đài truyền hình Việt Nam phát đi không có chi tiết nào liên quan đến ý đồ khủng bố như trên.


Bên cạnh đó, dư luận đặt câu hỏi là nếu đã nắm được kế hoạch 'khủng bố' của dân làng từ trước, thì tại sao công an không tổ chức khám xét, khởi tố vụ án, lệnh bắt khẩn cấp, có phê chuẩn của Viện Kiểm sát theo đúng trình tự, quy định của pháp luật.


Ông Quang nói khi lực lượng 'đang triển khai các chốt' thì bị 'các lực lượng tấn công bằng lựu đạn, bom xăng, dao phóng lợn hàn tuýp sắt'. Sau đó do các đối tượng 'rút về nhà mấy ông Lê Đình Kình và nhà ông Lê Đình Công gần đó, tiếp tục tấn công từ trong nhà ra" nên 'lực lượng chức năng triển khai phương án vây bắt' do 'đây là phạm tội quả tang'.


Nghĩa là, lực lượng công an đã ở vào thế 'bị động', bị bất ngờ, bị tấn công trước nên mới tấn công lại. Như vậy là dù nắm được trước 'kế hoạch khủng bố', Bộ Công an không hề có kế hoạch để ngăn chặn hay phản ứng.


Ba chiến sỹ cùng rơi xuống giếng trời?


Ông Lương Tam Quang cũng lần đầu cho biết chi tiết về nguyên nhân ba cảnh sát thiệt mạng. Ông nói trong 'truy đuổi các đối tượng chạy thì ngã xuống giếng trời giữa hai gian nhà, sâu khoảng 4 m. Và 'Khi thấy lực lượng ngã xuống hố thì các đối tượng đổ xăng phóng hỏa".


image009

Bản quyền hình ảnh OTHER Image caption Hình ảnh được cho là giếng trời nơi 3 công an rớt xuống


Dư luận đặt câu hỏi là cái giếng trời bé tí, làm sao ba người có thể cùng ngã xuống một lúc? Nếu các chiến sỹ nhảy qua giếng trời này để trèo vào cửa sổ của nhà liền kề, thì cửa số đó cũng không rộng đủ để ba người trèo và nhảy qua một lúc. Nếu từng người nhảy, thì người trước rơi, không lẽ người sau không biết để tránh?


Đài Truyền hình Việt Nam dẫn lời khai rằng ông Lê Đình Chức chỉ đạo phóng lửa đốt các chiến sỹ bị rơi, nhưng ông Quang lại nói là do Lê Đình Doanh đổ xăng vào chậu đưa cho Lê Đình Chức đổ xuống hố rồi châm lửa...


Ngoài ra, tại sao Bộ Công an có thể biết được ai là người chỉ đạo tưới xăng trong bối cảnh đêm tối hỗn loạn, súng nổ, đạn cay nhả khói mù mịt lúc đó? Liệu gia đình ông Lê Đình Kình có kịp thời gian để chỉ đạo nhau tưới xăng?


Cái chết của ông Lê Đình Kình chưa được làm rõ


image011

Bản quyền hình ảnh OTHER Image caption Ông Lê Đình Kình thời còn bình an bên con cháu ở Đồng Tâm


Ngoài ra, còn nhiều thông tin khác mà dư luận trên mạng xã hội cho rằng Bộ Công an chưa làm rõ, như ông Lê Đình Kình bị bắn chết ở đâu? Trong nhà ông hay ở đồng Sênh - nơi quân đội đang xây tường rào và bị 'tấn công''? Ông chết trước hay sau khi ba cảnh sát bị tưới xăng?


Bộ Công an cũng không nói vì sao ông Kình chết, mà chỉ đưa tin là khi tiến vào, trong tay ông Kình đang cầm quả lựu đạn (ý là ông chuẩn bị ném về phía lực lượng chức năng nên phải bắn hạ ông?).


Câu hỏi đặt ra là ông Kình, một cụ già 84 tuổi, thương tật ở chân, phải ngồi xe lăn, có phải đối tượng nguy hiểm nhất của nhóm 'khủng bố' trong buộc bố ráp rạng sáng 9/1 để phải bị bắn hạ?


Dư luận cũng tìm ra là ảnh chụp tang vật là 7 quả lựu đạn nhưng tướng Quang lại nói thu giữ tổng cộng 8 quả. Thế một quả nữa đâu?


Nhiều bình luận trên mạng xã hội cho rằng Bộ Công an Việt Nam đã không 'chuẩn bị kỹ kịch bản truyền thông' cho vụ này, mà chỉ phản ứng và điều chỉnh mỗi khi dư luận nêu nghi vấn về những chi tiết đã đưa.


image012

Bản quyền hình ảnh TTXVN Image caption Một quả lựu đạn nữa đi đâu?


image013

Bốn người trong gia đình ông Kình hiện 'vẫn chưa có tin tức gì', bà Dư Thị Thành nói


Một số câu hỏi khác từ cộng đồng mạng


Facebooker Nga Thi Bich Nguyen đặt câu hỏi vì sao lại có sự xuất hiện của lính cứu hỏa trong lực lượng cảnh sát tấn công thôn Hoành. Và nếu có sự xuất hiện của lực lượng này sao vẫn để ba đồng chí 'chết cháy'.


Nga Thi Bich Nguyen


7 hours ago


Các bạn cho mình hỏi, quân trang, trang phục...của một người lính cứu hỏa khi tham gia làm nhiệm vụ gồm có những gì?
Quần áo chống cháy, găng, giày chuyên dụng, mặt nạ phòng khói, độc...hẳn là những trang bị nhất thiết không thể thiếu. Điều mình thắc mắc là theo quy định thì họ có phải đeo bình cứu hỏa không?


Mình hỏi bởi chi tiết này quan trọng. THeo lời của bộ công an, ba đồng chí công an truy đuổi "tội phạm" và rơi lọt xuống cái giếng trời nhà cụ Kình, bị "tội phạm" đổ xăng xuống đốt. Trong tổ công tác gồm ba đồng chí công an có một đồng chí thuộc lính cứu hỏa. Nhiều người thắc mắc sao lại lọt anh lính cứu hỏa vào đây? Điều này không có gì lạ, anh ta đi cùng trong tuyến đầu để làm nhiệm vụ dập lửa nếu có lửa. Như vậy, nghĩa là, ngoài trang phục quần áo anh nhất thiết phải có đeo bình cứu hỏa thì mới làm nhiệm vụ của anh được. Vậy, khi bị đổ xăng phóng hỏa thì bình cứu hỏa của anh đâu mà không tự dập lửa cứu mình và đồng đội?


Nếu anh chết khi vừa ngã xuống hố thì hai đồng chí còn lại sao không lấy bình cứu hỏa của anh để dập lửa? Nếu hai đồng đội của anh cũng chết ngay sau khi té xuống giếng thì...đám "tội phạm" kia có cần phóng hỏa nữa không? Giả sử có phóng hỏa, đồng đội còn lại đâu? Bình chữa cháy của tổ công tác kế tiếp đâu? Vì trong cuộc tấn công hôm đó các anh có quá nhiều lực lượng và phương tiện mà, đâu phải đánh trận kiểu du kích thô sơ.


Ta thấy, từ cái cửa sổ nhà bên, nếu muốn nhảy qua nhà ông Kình thì chỉ có thể nhảy lần lượt từng người một. Vậy, đồng chí trước nhảy hụt chân té chết, hai đồng chí còn lại sao không tính cách khác để tiếp cận hoặc cẩn thận hơn mà lại nhảy xuống hố theo đồng đội?


Các anh nên coi lại nghiệp vụ, năng lực và khả năng chiến đấu của lực lượng mình để lính bớt chết sảng như vậy hơn là vội vã tặng huân chương và tổ chức học tập tấm gương.


Facebooker Dương Quốc Chính đật câu hỏi về cáo buộc người nhà ông Lê Đình Kình tưới xăng thiêu ba chiến sỹ rớt xuống giếng trời: "Liệu có khả năng chính công an bị chết cháy đã bắn chết ông Kình mới dẫn đến hành vi báo thù?"


Dương Quốc Chính


23 hours ago


THẤY GÌ QUA PHÁT BIỂU CỦA TƯỚNG LƯƠNG TAM QUANG


Sáng nay, thứ trưởng BCA Lương Tam Quang có tổ chức họp báo về vụ Đồng Tâm. Mình tổng hợp lại tin từ báo chí CM và vạch ra 1 số điểm cần lưu ý. Đọc những gì tướng Quang trả lời báo chí cho thấy anh em cũng rất chịu khó hóng FB!


Tướng Quang bác bỏ thông tin từ VTV hôm qua cho là CA đi TUẦN TRA, tin đó làm trò hề cho bần nông từ tối qua. Tướng Quang chứng minh 1 phần dự đoán của mình, đó là CA không hề có lệnh bắt, lệnh khám xét hay khởi tố. Họ vào làng Hoành từ mờ sáng là để LẬP CHỐT. Mục đích của việc lập chốt là để PHÒNG THỦ TỪ XA cho hàng rào ở đồng Sênh! Tướng Quang cho rằng, họ có thông tin cho biết nhóm Đồng thuận của ông Kình có ý đồ khủng bố, đốt cây xăng Miếu Môn, đốt UBND xã Đồng Tâm, đe dọa giết cán bộ xã, thậm chí còn định bắt cóc người già, trẻ em (ở xã?) để gây tiếng vang và yêu sách (!?). Tóm lại là CA lập chốt để ngăn ngừa nhóm Đồng thuận khủng bố nhân dân, cán bộ và cơ sở vật chất ở làng Hoành! Tướng Quang không đưa ra bằng chứng cho các nhận định này.


Lưu ý là trong lời khai của nhóm Đồng thuận trên VTV hôm qua không hề có chi tiết nào liên quan đến ý đồ khủng bố như trên! Đây là 1 sơ hở trong kịch bản của Bộ CA và VTV, anh em phối hợp kém, nên nội dung đá nhau, bao gồm cả chi tiết VTV nói CA đi tuần tra, nay là lập chốt chống khủng bố.


Tự suy luận là thấy nhóm ông Kình chả có thù hận gì người dân và cơ sở vật chất ở xã, cũng không có mâu thuẫn gì lớn với cán bộ xã. Vậy động cơ nào khiến họ có âm mưu khủng bố ở đây? BCA nên nghiên cứu lại kịch bản chỗ này để giải thích cho hợp lý. Tốt nhất là thuê các nhà văn bên báo CAND tham gia soạn.


Được báo chí hỏi xem bên nào tấn công trước. Tướng Quang không trả lời cụ thể, chỉ cho là nhóm ĐT đã tấn công vào chốt số 16 đóng gần cổng thôn Hoành, bằng 2 quả lựu đạn, 1 quả xịt, không gây thiệt hại gì.


Việc người dân chủ động tấn công CA trước có vẻ không được logic lắm. Ai mà đần độn thế. Việc này rất khó điều tra, vì tấn công đêm, CA sẽ là bên chủ động lập biên bản và tạo hiện trường. Nên nhóm ĐT không có cửa cãi.


Ông Quang cho là vì bị tấn công bằng lựu đạn, đó là tội quả tang, nên CA mới có lý do để tấn công vào nhà ông Kình và Công, mà không cần lệnh được phê chuẩn của VKS. Về pháp lý, điều này đúng, có điều là có đúng là nhóm ĐT tấn công trước bằng lựu đạn hay không? Điều này chỉ có CA mới có quyền cho biết, vì nhóm ĐT người thì chết, người nằm viện, người đi tù cả rồi.


Lý do khiến 3 CA chết được ông Quang công bố là do truy đuổi nên (cả 3) bị ngã xuống hố giếng trời sâu khoảng 4m, sau đó bị tưới xăng rồi đốt. Có chỗ thì bảo ông Kình chỉ đạo, VTV dẫn lời khai thì bảo do ông Chức chỉ đạo. Chi tiết này cực kỳ quan trọng, vì nó dẫn đến án tử hình vì tội giết người. Nếu họ khôn thì sẽ đổ cho người chết.


Tuy nhiên, 1 chi tiết quan trọng là việc đổ xăng này xảy ra trước khi ông Kình bị bắn chết hay sau? Thì ông Quang không nói. Về tâm lý, nếu bố mình bị bắn chết tươi trước mặt, thì mình cũng sẽ đổ xăng châm lửa. Liệu có khả năng chính CA bị chết cháy đã bắn chết ông Kình mới dẫn đến hành vi báo thù? Chi tiết này cần được điều tra làm rõ, vì giết người thì cần có động cơ đủ mạnh, trong trạng thái bị kích động.


Ông Quang không nói đến việc hạ sát ông Kình, nhưng biện hộ cho việc này bằng lý do ông Kính đã ném 1 quả lưu đạn xịt và đang cầm quả thứ 2. Chết rồi vẫn đang cầm.


Đây cũng là chi tiết cực kỳ quan trọng, vì cũng là hành vi trấn áp tội phạm quả tang có thể quá mức cần thiết. Ông Kình lúc đó chắc chắn đang ở tư thế đứng hoặc ngồi, không thể nằm được, vì đang có biến ầm ĩ. Nên khi bị bắn chết, ông sẽ bị ngã xuống, tay không thể vẫn nắm quả lựu đạn được. Nếu ông vẫn còn nắm chặt, thì đó chắc là do người khác nhét vào tay ông. Không rõ trên người ông có mấy vết đạn, mình chỉ thấy rõ vết bắn trúng tim, chắc là viên kết liễu. Không rõ ông Kình chết ở vị trí nào, nên mới chỉ suy luận được như vậy.


Tướng Quang nói là trận đánh kéo dài khoảng 30 phút. Tức là 3 CA bị cháy tối đa 30 phút. Rất khó để thành than như mấy cái ảnh của DLV đưa ra.


Câu hỏi đặt ra là tại sao 3 CA lại chết chung 1 hố bé tý như vậy? Phải chăng anh em không có sự phối hợp tác chiến, đánh lẻ, người nọ không bám theo người kia để nhìn thấy sai lầm của nhau? Đúng là CNXH (xuống hố cả nút!)


Tại sao CS PCCC lại tham gia đột kích để bị chết oan?


Tại sao thượng tá CS CĐ, có thể chỉ huy hoặc cấp phó chỉ huy trận đánh lại trực tiếp đột kích để bị ngã? Sỹ quan cấp cao thế này thường phải ở tuyến sau chứ?


Rất khó hình dung bối cảnh 3 CA bị chết, vì ông Quang cho là họ đang truy kích nhóm ĐT thì bị rơi xuống hố, sau đó bị đổ xăng đốt? Tại sao đang truy kích, tức là nhóm ông Kình đã chạy (sang hàng xóm qua sân thượng) rồi, lại có thể quay lại tìm xăng để đổ xuống hố đốt? Cần hiểu là truy kích như vậy có nghĩa là CS CĐ đã tràn ngập vào nhà ông Kình rồi, đến nỗi CS PCCC còn vào theo rồi cơ mà? Theo thông lệ, CS PCCC sẽ phải vào sau cùng hoặc vào để dập lửa do ai đó bị cháy. Nếu vào dập lửa thì sao lại chết chung 1 hố. Khó hiểu quá đi.


Mình đọc rất nhiều truyện, xem nhiều phim vụ án mà vẫn không hình dung nổi làm thế nào để 3 chiến sỹ có thể chết chung 1 hố trong khi đang truy kích địch?!


Câu hỏi tiếp theo là trong ảnh tang vật thì có 7 quả lựu đạn trong khi tướng Quang công bố tìm thấy 8 quả tại hiện trường. 1 quả nữa đi đâu, hay kịch bản không khớp?



Tướng Quang có nói là nhóm ĐT ném tổng cộng 2 quả lựu đạn, 1 quả xịt. Nhưng mình đếm ra thêm 1 quả xịt do ông Kình ném thì có 3 quả lựu đạn đã được rút chốt (2 quả ném ngay lúc đầu). Kịch bản cũng sai sót chỗ này!


Câu hỏi tiếp theo là tướng Quang cho là có thông tin cho biết nhóm ĐT chuẩn bị khủng bố. Tức là đã có đủ bằng chứng, nên CA mới kéo quân đến bảo vệ dân và cơ sở vật chất của thôn Hoành. Thế tại sao anh em lại không lấy luôn 1 lệnh khám xét, khởi tố vụ án, lệnh bắt khẩn cấp, có phê chuẩn của Viện KS, cho chính tắc? Đừng ai cãi vì gấp quá không kịp làm. Bởi vì mình biết qua FB là việc chuẩn bị tấn công ít nhất là 1 tuần trước đó, đã cắt sóng đt, hạn chế ra vào...Phải chăng anh em mới nghĩ ra lý do khủng bố đó và nó chưa đủ tin cậy để Viện KS phê chuẩn lệnh bắt hay khởi tố?


Đó là các câu hỏi để BCA có sự chuẩn bị kịch bản kỹ càng hơn và có biện pháp phối hợp truyền thông tốt hơn với các nhóm DLV trong ngành. Mình góp ý xây dựng thôi nhé!


Lần này tướng Quang cũng phủ định toàn bộ các thông tin do DLV và bò đỏ tung tin về hầm chông, về tiểu lý phi đao, về bọn nghiện. Anh em DLV nên rút kinh nghiệm, tránh để đồng đội tụt quần lẫn nhau.


image015image017image019image021image023


Dương Quốc Chính


+++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


VNEpress 10/1/2020,


Điều tra tội 'Giết người' trong vụ án tại Đồng Tâm


Hà NộiNhà chức trách điều tra vụ việc tại Đồng Tâm về ba tội Giết người, Tàng trữ sử dụng vũ khí trái phép và Chống người thi hành công vụ.


Quyết định khởi tố được Cảnh sát điều tra (Công an Hà Nội) ban hành trong ngày xảy ra sự việc tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức), 9/1.


Theo thiếu tướng Tô Ân Xô (Chánh văn phòng Bộ Công an), trong gần 30 người bị tạm giữ, cơ quan điều tra sẽ phân loại và khởi tố bị can về ba tội: Giết người, Tàng trữ sử dụng vũ khí trái phépChống người thi hành công vụ.


image025

Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an. Ảnh: Bá Đô.


Ông Xô cho biết "việc chống người thi hành công vụ khiến 3 công an hy sinh và một người chống đối tử vong, các thông tin khác là không chính xác, tình hình tại Đồng Tâm đã ổn định". 


Theo ông Xô, người chống đối tử vong là ông Lê Đình Kình, "qua khám nghiệm, trên tay ông Kình cầm một trái lựu đạn. Qua lời khai của những người bị tạm giữ, ông Kình là chủ mưu, cầm đầu các hoạt động gây rối, chống đối lực lượng chức năng". 


image027

Quãng đường từ thôn Hoành đến khu vực sân bay Miếu Môn là 5 km, hai hướng từ đường lớn dẫn vào xã Đồng Tâm có lực lượng chức năng túc trực kiểm soát người ra vào. (Xem bản đồ cỡ lớn) Đồ họa: Việt Chung.


 Bộ Công an hôm qua thông báo, sự việc khởi nguồn từ 31/12/2019 khi một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng xây tường bảo vệ sân bay Miếu Môn, huyện Mỹ Đức trên địa bàn các xã: Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ) và Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức). Tại đây luôn có khoảng 30 người thường xuyên chống đối.


Sáng 9/1, tổ công tác đi vào cổng làng Hoành đã bị "một số người sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng... tấn công" dẫn đến thương vong và hàng chục người bị bắt.


Tại hiện trường, nhà chức trách thu 8 quả lựu đạn, 38 chai bom xăng, 20 lít xăng, 12 tuýp sắt đầu gắn dao nhọn, 3 hộp pháo sáng, một khẩu súng bắn điện, một thanh kiếm, một búa.


Hơn một ngày sau vụ việc, trên quốc lộ, tỉnh lộ cách thôn Hoành 5 km vẫn có nhiều chốt chặn, phương tiện được điều hướng không đi vào xã Đồng Tâm. Nhiều ngả đường làng Hoành có lực lượng vũ trang chốt giữ, chỉ dân trong thôn và người có nhiệm vụ được qua lại. Mạng di động và internet khu vực này không còn chập chờn như một ngày trước.


Hiện, việc xây tường rào sân bay Miếu Môn vẫn diễn ra như kế hoạch.


Bá Đô - Võ Hải - Gia Chính
22 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 810)
24 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1269)
14 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1192)
Nov 12: Chiến sự mùa đông 2 bờ đông tây Dnipro River; Vì sao Nga ‘cố thủ’ bờ Đông