Bức tượng đầu Phật 700 năm tuổi ẩn mình trong rễ cây

14 Tháng Giêng 20186:46 CH(Xem: 5690)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI QUANH TA - THỨ HAI 15 JAN  2018


Bức tượng đầu Phật 700 năm tuổi ẩn mình trong rễ cây


Kelly Grovier BBC Culture


image071Bản quyền hình ảnh Mathew Browne/ Historic Photographer of the Year


Một gương mặt ló ra một cách lạ lùng qua lớp rễ cây. Cái nhìn có vẻ lờ đờ, đờ đẫn một cách dễ chịu, như thể đang cố chống lại việc mí mắt cứ từ từ muốn sụp xuống.


Quảng cáo


Dù bị cây cối xung quanh chèn ép một cách tàn nhẫn, gương mặt vẫn toát ra nụ cười mờ nhạt có tự bao giờ - lặng lẽ trong khung cảnh ảm đạm.


Được chụp hình trắng đen, chùm rễ cây và khối tượng đá quấn chặt vào nhau - bóng đổ chen những tia nắng sáng - đã gây xúc cảm mạnh một cách kỳ lạ.


Cảm giác bị xóa sổ dần dần


Bức ảnh này, do nhiếp ảnh gia chuyên về du lịch người xứ Wales Mathew Browne chụp, đã lọt vào vòng chung kết Giải thưởng Tấm ảnh Lịch sử của Năm.


Browne bắt gặp khối tượng đầu Phật bị kẹt trong rễ cây này trong chuyến đi đến ngôi chùa có từ thế kỷ 14 - chùa Mahathat ở miền trung Thái Lan. Ngôi chùa này bị quân đội xâm lược Miến Điện cướp phá hồi năm 1767 và chỉ còn là đống hoang tàn.


Điều lôi cuốn nhất ở bức ảnh là nó tạo ấn tượng mạnh mẽ về việc bị xóa sổ dần dần, hiện hữu ngay trước mắt - cảm giác thiên nhiên đang từ từ xóa đi tất cả mọi dấu vết mà một nhà điêu khắc xa xưa để lại qua phế tích một bức tượng Phật được tạo tác từ gần 700 năm trước.


Bức ảnh của Browne tạo cảm giác thương cảm nơi người xem - một cảm giác giống như khi chúng ta đến viếng nghĩa trang và nhìn thấy những dòng tên người mất khắc trên bia mộ bị thời tiết ăn mòn nhẵn thín đến mức không còn đọc được ẩn khuất đằng sau lớp rong rêu và tơ nhện.


Tuy nhiên, cho dù có vẻ sầu khổ thế nào đi nữa, vẻ mặt bức tượng Phật lỗ chỗ này vẫn ánh lên một sự kiên cường kỳ lạ, khiến nó thoát khỏi cảm giác hoàn toàn tuyệt vọng.


Nhìn một lần nữa vào nét mặt bí hiểm của Nhà hiền triết, chúng ta sẽ thấy bức tượng đang tạo một sự cân bằng mà chúng ta không hề nghĩ đến với những chiếc rễ cây đang xâm phạm, như thể là nó đang được thiên nhiên bao phủ xung quanh làm bừng lên sức sống.


Đột nhiên, bức tượng dường như không hề có cảm giác bị cây cối xung quanh đe dọa mà giống như được chúng tạo hình một cách nâng niu.


Lơ lửng giữa những mảng ghép những mấu nối hình học và những mảng tối khúc khuỷu, gương mặt Đức Phật trông như một chiếc mặt nạ - mũi được đẽo gọt rất sắc, cằm thì góc cạnh - càng trông càng giống hình ảnh lập thể, như thể nó sắp sửa hòa tan vào những hình khối dày đặc xung quanh.


Chủ nghĩa lập thể


Điểm mấu chốt trong sự ra đời của chủ nghĩa lập thể vào đầu thế kỷ 20 là tầm nhìn tiên phong của họa sỹ Pháp Paul Cézanne.


Đặc biệt, chùm tranh muộn khai phá cảnh những phụ nữ khỏa thân tắm bên cạnh dòng sông mà họa sỹ tiên phong của trường phái Hậu Ấn tượng này sáng tác trong thời gian 10 năm cuối đời nhưng không được trưng bày cho công chúng xem mãi đến sau khi ông qua đời vào năm 1906 đã kích thích trí tưởng tượng của các họa sỹ Pablo Picasso và Georges Braque.


image072

Bản quyền hình ảnh Pushkin Museum, Moscow, Russia/Bridgeman Images Image caption Trong tác phẩm Chân dung Ambroise Vollard (1910), Picasso vẽ gương măt nhà buôn các tác phẩm nghệ thuật bằng các hình khối


Lấy cảm hứng từ tài nghệ của Cézanne trong việc đưa xương thịt vào những khối đá điêu khắc và lắng đọng không gian xung quanh các nhân vật thành thứ gì đó rõ ràng và cụ thể, Picasso đã bắt đầu thử nghiệm.


Trong số các tác phẩm đầu tiên mà Picasso lấy cảm hứng từ Cézanne là bức chân dung của nhà buôn bán các tác phẩm nghệ thuật Ambroise Vollard, người cũng rất ngưỡng mộ các tác phẩm của cả hai họa sỹ và là người đã giúp quảng bá cho các danh họa Paul Gauguin và Vincent van Gogh.


Qua lăng kính bức chân dung mà Picasso vẽ, thế giới trở thành thứ gì đó chẳng phải là hữu cơ, cũng không phải là phi hữu cơ, mà chỉ là những nhịp điệu đơn thuần. Mọi thứ cuối cùng cũng đặt dưới sự chi phối của năng lượng ẩn giấu đó.


Được đặt cạnh bức ảnh chụp ở Thái Lan, bức 'Chân dung của Ambroise Vollard' tạo ra một cảm giác thân thiện không ngờ.


Cả hai tác phẩm đều đem đến cho ta cảm giác rằng tất cả mọi thứ, cho dù là sự sống hay bất động - rễ cây hay tác phẩm điêu khắc - đều là các khía cạnh của một khuôn mẫu sâu xa hơn.


Nét mặt vỡ vụn trong bức vẽ của Picasso và của bức tượng đầu Phật trong tấm ảnh của Browne đều nằm trong một không gian chung - không gian mà đá và xương thịt được biến thành những điểm nút của bóng tối rạng rỡ và ánh sáng lờ mờ./( 11/1/ 2018)


 Bản tiếng Anh bài này đã được đăng trên BBC Culture.
14 Tháng Mười 2018(Xem: 5039)