Sống trong sợ hãi

25 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 6537)

Sống trong sợ hãi – câu chuyện của một nhà báo freelancer

Đăng bởi Eric hwang vào Thứ Năm, ngày 21 tháng 8 năm 2014

Francesca Borri – Columbia Journalism Review
Thanh Tuấn lược dịch

Lời người dịch: James Foley, 40 tuổi, là nhà báo làm freelance cho AFP và GlobalPost (trang web chuyên tin quốc tế có trụ sở ở Boston). Sinh ở New Hampshire, Foley từng dạy cho tổ chức NGO Teach for America nhằm xoá bỏ bất bình đẳng trong giáo dục trước khi làm báo. Cuộc đời làm báo của Foley rất thăng trầm khi Foley từng làm cho Stars and Stripes, tờ báo chuyên về tin quân sự, trước khi phải xin nghỉ ở tờ báo năm 2011 vì sử dụng cần sa. Cùng năm đó, Foley bị Qaddafi bắt ở Libya vài tháng trước khi được thả ra. Foley bị các tay súng bắt ở Syria từ tháng 11-2012. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL hay ISIS tuỳ cách viết) nói chặt đầu Foley để gửi thông điệp đối với chính phủ Mỹ sau khi Obama ra lệnh không kích ISIL cách đây gần 1 tuần để chặn đà tiến của nhóm này (chính phủ Iraq có thể sụp đổ bất cứ lúc nào nếu Mỹ không can thiệp). Nhóm ISIL từng yêu cầu chính phủ Mỹ trả tiền chuộc 1 triệu USD cho Foley nhưng chính phủ Mỹ từ chối. ISIL hiện đe doạ sát hại cả ba người Mỹ khác mà nhóm này đang giam dữ.

doi-song-august-25-2014-1
SyriaJamesFoley

Vụ này thông tin ban đầu hỗn loạn chỉ được các báo lá cải kiểu Gawker đưa sau này thì các hãng tin lớn mới xác nhận rồi đưa tin, đến giờ chính phủ Mỹ cũng xác nhận. Đao phủ sát hại Foley trong đoạn băng nói giọng Anh nên đã khiến chính phủ Anh lo ngại.

Có thực tế là các báo và hãng tin đã cắt giảm rất nhiều ngân sách trong những năm gần đây nên tại các điểm nóng kiểu như Syria hay mới đây là Iraq, hầu hết họ sử dụng các freelancer (những người làm tự do). Những người này các báo không phải chịu trách nhiệm về bảo hiểm, chi phí cũng rẻ hơn là đưa phóng viên hợp đồng của họ đến. Ngược lại vì cơ hội làm báo giờ quá ít, nhiều phóng viên tự do cũng muốn lao tới các vùng chiến sự với hi vọng tạo được đột phá, kiếm được việc cũng như là hi vọng có thể kiếm các giải thưởng báo chí. Có một tự sự của một freelancer tại Syria miêu tả rất sống động vụ này. Tôi dịch bài này hồi tháng 7-2013.

*
Mọi người luôn có hình ảnh lãng mạn: freelancer là những nhà báo dám đổi sự chắc chắn của đồng lương để lấy sự tự do, được đeo đuổi những câu chuyện mình thích. Nhưng chúng tôi không hề tự do chút nào.

Cuối cùng thì anh ta cũng viết thư cho tôi. Sau hơn một năm làm freelance cho anh ta, thời gian mà tôi đã mắc cả thương hàn cũng như là bị bắn vào đầu gối. Biên tập viên của tôi chỉ liên lạc khi nghĩ tôi trong nhóm phóng viên Ý bị bắt cóc ở Syria. Anh ta email và nói, “Nếu có mạng, cô tweet về chuyện bị bắt của mình được không?”

Cùng ngày hôm đó, tôi trở về căn cứ của phe nổi loạn, nơi tôi chống chọi với cái địa ngục có tên Aleppo này. Trong bụi bặm, đói và sợ hãi, tôi hi vọng tìm được người bạn, một lời dịu dàng và một cái ôm. Thay vào đó, tôi nhận được email từ Clara, người đang nghỉ nhờ tại nhà tôi ở Ý. Cô ta gửi tôi tới 8 tin nhắn “Khẩn !”. Hôm nay cô ta muốn tìm thẻ đi spa của tôi để vào đó miễn phí. Các tin nhắn khác trong hòm thư thì đại loại thế này: “Bài viết hôm nay tuyệt vời; tuyệt vời như cuốn sách về Iraq của bạn.” Đáng tiếc là cuốn sách của tôi không phải về Iraq, tôi viết về Kosovo.

Mọi người luôn có hình ảnh lãng mạn: freelancer là những nhà báo dám đổi sự chắc chắn của đồng lương để lấy sự tư do, được đeo đuổi những câu chuyện mình thích. Nhưng chúng tôi không hề tự do chút nào; hoàn toàn ngược lại. Thực tế, cơ hội việc làm duy nhất của tôi lúc này là có mặt ở Syria, nơi không ai muốn đến. Và thậm chí không phải là Aleppo, chính xác tôi phải có mặt ở chiến trường. Các BTV ở Ý chỉ cần máu và súng đạn. Tôi viết về người Hồi giáo và các mạng lưới xã hội của họ, về gốc rễ quyền lực của họ – bài viết phức tạp hơn rất nhiều một bài từ chiến trường. Tôi cố giải thích nhưng chỉ nhận được câu trả lời thế này: “Gì thế này? Sáu ngàn chữ và không có ai chết ah?”

Tôi có mặt ở Syria chỉ vì tôi nhìn thấy những bức ảnh của Alessio Romenzi trên tờ Time. Anh đã trốn đến Homs qua đường ống nước khi thậm chí không ai biết gì về Homs. Tôi nhìn thấy những bức ảnh khi đang nghe đài – những đôi mắt đó, nhìn chằm chằm vào tôi; đôi mắt của những người bị quân đội Assad giết hại, từng người một, và chưa hề có ai biết gì về cái nơi tên Homs đó. Có gì đó bóp nghẹt lương tâm tôi và tôi phải đến Syria ngay tức khắc.

Nhưng dù bạn có viết từ Allepo, Gaza hay Rome, BTV không hề thấy sự khác biệt. Bạn vẫn được trả y như vậy: 70USD một bài. Kể cả những nơi ở Syria, nơi giá cả thường đắt gấp ba vì đầu cơ. Ví dụ ngủ ở căn cứ phe nổi dậy, dưới làn đạn pháo và trên cái chiếu giải ở sàn là 50USD/đêm, thuê một xe tốn 250USD/ngày. Kết cục là những rủi ro chỉ nhân lên chứ không hề giảm đi. Bạn không bao giờ có tiền cho bảo hiểm – khoảng 1.000 USD/tháng – và cũng không bao giờ kiếm được một người hỗ trợ ở địa phương hay phiên dịch. Bạn một mình ởnơi chốn lạ. Các BTV biết rõ 70USD/bài sẽ buộc bạn phải tiết kiệm mọi thứ. Họ biết nữa là nếu bạn bị thương nặng thì thà chết đi còn hơn vì bạn sẽ không thể chi trả cho việc bị thương. Nhưng họ sẽ vẫn mua bài viết của bạn…

Với công nghệ truyền thông mới, mọi người hay nghĩ tốc độ là tin tức. Nhưng nó dựa trên cái logic vớ vẩn là: thông tin giờ được chuẩn hoá, tờ báo hay tạp chí của bạn không còn cần sự khác biệt nữa và vì vậy không có lý do gì để trả tiền cho phóng viên. Ví dụ, với tin tức, tôi đã có internet – đồng nghĩa với là miễn phí. Cuộc khủng hoảng hiện nay là ở giới truyền thông chứ không phải ở bạn đọc. Bạn đọc vẫn còn ngoài kia và trái với suy nghĩ của nhiều BTV, những bạn đọc thông minh cần những thứ trình bày rõ ràng chứ không phải là sự giản hoá mọi thứ. Họ muốn hiểu chứ không phải là chỉ biết sơ sài gì đó. Mỗi lần tôi viết tường thuật từ chiến trường, tôi nhận được hàng chục email nói, “bài viết rất hay, nhiều cảnh chi tiết, nhưng tôi muốn hiểu chuyện gì đang diễn ra ở Syria.” Và tôi thường rất vui kể với họ rằng BTV không muốn các bài phân tích. Họ thường gạt bài đi và nói, “Cô nghĩ mình là ai thế, nhóc?” – dù rằng tôi có ba bằng khác nhau, đã viết hai cuốn sách, và đã trải qua hơn 10 năm với các cuộc chiến khác nhau, đầu tiên là cán bộ về nhân quyền và sau đó là nhà báo. Tuổi trẻ của tôi, bất kể là gì, đã vĩnh viễn mất khi những mảnh não người bắn tung toé lên tôi ở Bosnia – khi tôi 23 tuổi.

Freelancer là những nhà báo hạng hai –dù rằng ở đây tất cả đều là freelancer. Syria là cuộc chiến bẩn thỉu, cuộc chiến của thế kỷ trước. Đó là cuộc chiến kiểu chiến hào giữa phe nổi dậy và phe trung thành với Assad. Chiến tuyến quá gần nhau, họ vừa chửi vừa bắn lẫn nhau. Lần đầu tiên ra chiến tuyến, bạn không tin nổi vào mắt mình vì tưởng những lưỡi lê chỉ còn nằm trong sách lịch sử. Chiến tranh ngày nay là chiến tranh với máy bay không người lái, còn ở Syria họ tranh giành từng mét đất, từng con phố và mọi thứ đều sợ hãi kinh hoàng.

Nhưng BTV ở Ý thì họ coi bạn như đứa trẻ. Bạn có được tấm hình trang bìa, họ nói bạn may mắn có mặt đúng lúc, đúng chỗ. Bạn có câu chuyện độc quyền như tháng 9 năm ngoái tôi viết về thành phố cổ Alleppo, một di sản UNESCO, đang cháy khi quân hai bên giao tranh – khi đó tôi là phóng viên nước ngoài duy nhất ở đó – thì BTV hỏi, “Làm sao tôi giải thích chuyện phóng viên của tôi không vào được còn chị lại vào được đó?” Tôi còn nhận được email từ một BTV khác, “Tôi sẽ mua bài này, nhưng tôi sẽ đăng bài với tên phóng viên của tôi.”

Và rồi, tôi là con gái nữa. Một đêm gần đây, khi đạn pháo đang bắn khắp nơi. Tôi ngồi thu lu một góc, với bộ mặt kiểu bạn biết cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Đúng lúc đấy một phóng viên đi qua, anh ta nhìn tôi từ trên xuống dưới, rồi nói: “Đây không phải là chỗ cho phụ nữ.” Bạn nói gì với cái gã đó đây? Tên ngu đó, đây không phải là chỗ cho bất cứ ai. Tôi có sợ, đó là vì tôi vẫn còn tỉnh táo. Vì ở Aleppo, đâu đâu cũng là đạn súng, là testosterone, và ai cũng bị chấn thương tâm lý gì đó: Henri, lúc nào cũng chỉ nói về chiến tranh; Ryan thì suốt ngày nốc thuốc kích thích amphetamine…và những đêm tôi đeo bộ mặt đau khổ, thực tế là những đêm tôi tự bảo vệ mình, xua đuổi mọi cảm xúc và xúc cảm: đó là những đêm tôi cứu được bản thân mình.

Syria không còn là Syria nữa. Đây là cái nhà thương điên. Đây là nơi một gã Ý thất nghiệp gia nhập al-Qaeda còn bà mẹ anh ta thì suốt ngày lùng anh ta quanh Aleppo để cho anh ta một trận. Rồi có gã du khách Nhật ở ngoài chiến tuyến chỉ vì gã muốn có hai tuần “cảm giác mạnh”; rồi có tay sinh viên luật từ Thuỵ Điển tới đây để tìm bằng chứng của tội ác chiến tranh; rồi những tay nhạc sĩ Mỹ để kiểu râu bin Laden – để giúp họ dễ hoà nhập – dù rằng họ tóc vàng và cao tới 1m93. (Họ thậm chí mua thuốc chống sốt rét dù ở đây không bao giờ có sốt rét)…

Nhưng chúng tôi là phóng viên chiến trường, phải không? Một nhóm anh em (và chị em). Chúng tôi mạo hiểm sinh mạng của mình để mang tiếng nói cho những người không thể lên tiếng. Chúng tôi chứng kiến những cảnh hầu hết mọi người không thấy bao giờ. CHúng tôi là cây kể chuyện của mỗi bữa tối, những vị khách thú vị mà ai cũng muốn mời. Nhưng điều tệ hại là thay vì đoàn kết, chúng tôi chính là kẻ thù tồi tệ nhất của nhau. Lý do 70 USD/bài không phải vì không có tiền – bạn sẽ luôn có tiền để viết về các cô gái của Berlusconi. Vấn đề là nếu bạn ra giá 100 USD thì sẽ có người sẵn sàng làm với giá 70 USD. Đó là cuộc đua khốc liệt nhất. Giống như cô nàng Beatriz, người hôm nay chỉ hướng sai cho tôi để cô ta là người duy nhất đưa tin về một cuộc biểu tình. Còn tôi thì lọt vào ổ mọt nhóm bắn tỉa chỉ vì bị cô ta lừa. Và chỉ vì một cuộc biểu tình – giống hàng trăm cuộc biểu tình khác.
Nhưng chúng ta giả vờ rằng mình có mặt ở Syria để không ai có thể nói là ‘tôi không biết chuyện gì đang diễn ra ở Syria.” Trong khi thực tế là chúng ta ở đây chỉ để săn giải thưởng, săn sự chú ý. Chúng ta gạt người khác như thể Pulitzer đã gần trong tầm tay – trong khi thực tế là chẳng có gì. Chúng tôi bị kẹp giữa một chế độ sẽ chỉ cấp visa cho nhà báo nếu bạn chống phe nổi dậy, cùng một nhóm nổi dậy mà nếu bạn đi theo họ thì họ sẽ chỉ cho phép bạn coi những gì họ muốn.

Thực tế, chúng tôi là những kẻ thất bại. Hai năm rồi, bạn đọc hầu như không biết Damascus ở đâu, còn thế giới thì lúc nào cũng nói về Syria như “cái bãi hỗn loạn” vì chẳng ai hiểu gì về Syria – chỉ có máu, máu và máu.

Nếu tôi hiểu về chiến tranh, tôi đã không bị phân tâm viết về những kẻ nổi dậy hay phe thân chính quyền, những người Sunni và Shia. Vì câu chuyện duy nhất để viết trong chiến tranh là làm thế nào để sống mà không sợ hãi. Mọi thứ có thể mất tất chỉ trong tích tắc. Nếu tôi biết điều đó, tôi đã không sợ hãi để dám yêu, để dám làm trong đời, thay vì ở đây, tự ôm mình trong bóng tối hôi hám này, hối tiếc tất cả những gì chưa làm, những gì chưa nói. Các bạn những người ngày mai còn sống, bạn đang chờ đợi điều gì? Tại sao bạn không yêu đủ nhiều? Các bạn có mọi thứ và tại sao các bạn sợ hãi?

(Ngoại trừ Alessio Romenzi, tên mọi nhân vật ở đây đều đã thay đổi)

Theo Tạp chí Thanh niên phía trước

10 Tháng Ba 2015(Xem: 17385)
Một không ảnh của Đồng Bằng Sông Cửu Long: Đồng Bằng Sông Cửu Long, bằng phẳng như tờ giấy với tỉnh thành nằm gọn giữa đồng ruộng, vườn cây ăn trái, vườn dừa và nước sông ngòi có màu bùn của phù sa.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10288)
Lời Toà soạn : Trong chức vụ Bộ Trưởng Nội Vụ của Chính Phủ VNCH , TS Lâm Lễ Trinh đã theo dõi sít sao cuộc chiến âm thầm chống Bắc Việt từ 1956 đến 1960 . Bởi vậy , nhận định của tác giả có giá trị đặc biệt . Bổn báo thành thật cám ơn tác giả .
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9473)
Tác giả: Lý Gia Trung (Tạp chí Trung Quốc) [1] * Biên dịch: Nguyên Hải (Nghiên Cứu Quốc Tế) - Nguyễn Văn Linh nói, năm 1986, sau khi nhận nhiệm vụ Tổng Bí thư ĐCSVN ông quyết tâm vượt qua mọi sức cản, từng bước uốn nắn các sai lầm trước đây, khôi phục mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. Trước hết là thuyết phục Trung ương ĐCSVN kiến nghị Quốc hội xóa bỏ các nội dung có liên quan chống Trung Quốc viết trong Hiến pháp...
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9610)
Đến ngày hôm nay, các công trình nghiên cứu sâu rộng, công phu và khách quan của nhiều tác giả ngoại quốc vẫn chưa trả lời được câu hỏi kể trên. Về mặt khoa học, chỉ có một cuộc khảo nghiệm DNA hài cốt của Hồ Chí Minh, cố Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đang được thờ phượng tại Ba Đình (Hà Nội) và cố Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân phụ của Nguyễn Sinh Cung tức Nguyễn Tất Thành) đã được chôn cất tại Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp ngày nay.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 14393)
Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải là một trong những tù nhân chính trị được thế giới biết đến nhiều nhất, với những tổ chức như Human Right Watch, Amnesty International và các chính khách như Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama từng kêu gọi trả tự do cho ông.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 38350)
Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng được cho là đã biên soạn và cho phổ biến tài liệu giải thích về cuộc gặp giữa lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc ở Thành Đô vào năm 1990 vốn đang gây ra nhiều đồn đoán trong dư luận. Truyền thông Trung Quốc, trong đó có Tân Hoa Xã và Hoàn cầu Thời báo, đã đưa tin rằng ở cuộc gặp nhằm bình thường hóa quan hệ hai nước này, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã ‘sẵn sàng chấp nhận để Việt Nam làm một khu tự trị của Trung Quốc’.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 6766)
Đó là lời mở đầu bài viết của Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Nguyễn Tất Thành "đáp" lại bài viết của Đại sứ Trung Quốc tại Thái Lan Ninh Phú Khôi trên báo Matichon của Thái Lan. Dân Trí xin được đăng tải. Trước tiên, tôi thấy rằng thông tin mà Đại sứ Ninh nêu trong bài để cho rằng Việt Nam "quấy rối" hoạt động của Trung Quốc thực chất là chép lại từ tài liệu ngày 08/6/2014 công bố trên trang mạng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 53042)
Chính quyền Việt Nam giữ im lặng về việc một bức thư được lưu truyền trên mạng Internet gần đây được cho là của vợ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn với những lời lẽ phê phán 'buộc tội' tướng Giáp là do ngại 'đụng chạm' tới một chủ đề 'nhạy cảm' theo nhà báo tự do, blogger Huỳnh Ngọc Chênh.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 7855)
Mở đầu loạt bài nhìn lại 35 năm Cuộc chiến Việt Nam và nhìn tới nhân dịp 15 năm Washington và Hà Nội thiết lập quan hệ ngoại giao tháng 7/1995-2010, BBC Tiếng Việt giới thiệu với quý vị cách nhìn của Thượng nghị sĩ Jim Webb. Trả lời Phóng viên Hà Mi của BBC có mặt tại Washington DC, ông Jim Webb, người từng có thời gian phục vụ trong lực lượng Thủy quân Lục chiến của Quân đội Mỹ tại Nam Việt Nam trước 1975, nhận định rằng đây là một mối quan hệ có lịch sử phức tạp:
05 Tháng Chín 2014(Xem: 7655)
Nhân dịp kỷ niệm cuộc đấu tranh giành độc lập của người Việt Nam, BBC xin giới thiệu một số đoạn trích từ cuốn Hồi ký của Giáo sư Trần Văn Giàu về giai đoạn thành lập Thanh niên Tiền phong ở Nam Kỳ 1945.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 8060)
Máy bay rớt năm 1966 tại Hố Bò. Anh phi công khu trục của không quân Việt Nam Cộng Hòa nằm chờ 40 năm trong lòng đất quê hương. Một chuyện MIA rất Việt Nam. Trải qua bao nhiêu gian nan. Tìm được xác người phi công trẻ và mai táng lại ngay tại địa phương. Cả làng cộng sản Hố Bó đi đưa đám.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 7617)
Nhiều người Việt chúng ta đang trông chờ một nhân vật có khả năng trở thành Lãnh Tụ hay một Minh Quân để lèo lái con thuyền Quốc Gia ra khỏi vũng lầy khủng hoảng triền miên do chế độ độc tài Cộng sản gây ra trong gần 8 thập niên qua.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 6457)
Chỉ còn 3 tháng nữa là cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sẽ có kết quả để xem phe nào sẽ giành được quyền hành ở ngành lập pháp, và sau đó không lâu, thì cuộc chạy đua vào Toà Bạch Ốc trong năm 2016 coi như cũng sẽ chính thức mở màn với các chuẩn ứng cử viên có tham vọng muốn nhập cuộc để thử thời vận xem mình có số may mắn được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ hay không.