Chợ Vườn ở W. DC / Tiền Đan Mạch, VN xây cầu Lai Châu sập

02 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 5095)

Chợ Vườn

JuicePlus+

tquy.TowerGarden.com

Ông Tây trồng bầu bí, bán rau muống Việt trên đất Mỹ

image061-content
Có lẽ không ai trong cộng đồng người Việt tại Washington DC lại chưa một lần ghé qua, hoặc chí ít là nghe nói tới "Chợ Vườn". Đây là nơi duy nhất trong khu vực mà người ta có thể tìm mua những loại rau củ, những tưởng không tồn tại trên đất Mỹ, như: rau muống, mướp, rau đay, rau sống...được trồng tại chỗ. Một điều thú vị nữa là chủ vườn lại là một người đàn ông Mỹ.
image063-content

“Tôi thích Chợ Vườn”:
Trời vừa sáng, người đàn ông ngoài 70 với khuôn mặt khắc khổ đã cặm cụi làm đất bằng chiếc máy xới kêu đinh tai nhức óc. Ông bảo đó là bữa cà phê sớm của ông suốt hơn 3 chục năm nay. Đất làm xong sẽ được ủ bã đậu tương để chuẩn bị cho đợt gieo hạt mới. Đang dở việc, có người gọi, ông lại tất tả bỏ máy, chạy ra bán hàng.

 image065-content

Ông Jean làm đất trồng rau.

Đây chỉ là một phần công việc thường nhật của ông chủ khu trồng rau nổi tiếng khắp khu vực Washington DC và vùng phụ cận, mà cộng đồng người Việt tại đây quen gọi là "Chợ Vườn".
Tiếng là chợ, nhưng thực ra đây chỉ là khu vườn trồng rau của vợ chồng ông Jean và bà Ngô Thị Bọc, một phụ nữ gốc Hưng Yên.

image067-content
 

Vườn dọc mùng của 2 vợ chồng ông Jean trên đất Mỹ.

Ở Mỹ, đâu có kẻ bán người mua đều được gọi là chợ, dù cái chợ nhiều khi chỉ có một người bán, hay chỉ là một cửa hàng tạp hoá có bán thêm chút thực phẩm.
Muốn ăn rau Việt, cứ vào "Chợ Vườn" là đủ cả. Các chợ châu Á khác cũng có nhưng ít chủng loại, lại không tươi. Vườn nhà bà Bọc hầu như không thiếu loại rau nào, từ dọc mùng, cải mơ, rau muống, mồng tơi, rau đay, hành, hẹ, bí xanh, bí đỏ cho đến rau răm, húng, mùi...
image069-content
 

Dàn bầu bí trĩu quả.

Nếu không muốn mua rau đã cắt sẵn, khách cứ việc xuống vườn, muốn hái gì tuỳ thích. Trừ rau sống bán mớ, các loại rau củ khác đều bán theo cân, nặng bao nhiêu cứ thế trả tiền.
Vườn nhà bà Bọc đông khách, cả ngày tấp nập, nên gọi là chợ chắc cũng không sai. Không chỉ người Việt mà cả Tây, Tàu, Ấn... đều biết tiếng "Chợ Vườn" mà tìm đến.
image071-content

 

Bà Bọc, người gốc Hưng Yên, chủ vườn đang cân rau cho khách.

Tuần nào bà Ania Sowinska, một cư dân tiểu bang Virginia, cũng ghé qua đây ít nhất một lần: “Tôi thích 'Chợ Vườn' vì khá gần nhà và tôi có thể hỏi trực tiếp chủ vườn, có thể tìm thấy những loại rau củ mà tôi không thể mua được ở các cửa hàng thông thường. Thật tuyệt vời khi có thể tự lựa chọn tại chỗ những món hàng mình thích, và thử những loại rau củ mới. Rau quả ở đây hương vị thơm ngon hơn bởi chúng tươi, được thu hoạch đúng thời điểm, và không phải mất thời gian vận chuyển quá lâu.”
image073-content
 

Chợ rau của ông Jean bà Bọc không thiếu thứ gì.

Vợ chồng bà Bọc mỗi người mỗi việc. Chồng làm đất, gieo hạt, bán hàng, vợ đi lấy bã đậu, và thu hoạch rau. Cả ngày, kể cả lúc bán hàng, ông Jean rất kiệm lời, khách hỏi gì đáp nấy, trả lời cũng ít khi quá một câu. Ngay cả tên đầy đủ của ông cũng không ai biết, chỉ gọi là Jean. Không phải ông khó tính mà là ông hiền quá, hiền đến mức ngại tiếp xúc với người lạ.
Bà Bọc bảo, ông ấy chẳng bao giờ nói chuyện bán rau với ai đâu, tại ông ấy ngượng. Lần trước có nhà báo Mỹ đến hỏi, ông ấy cũng trốn luôn.
image073-content
Không muốn mua hàng hái sẵn, khách có thể ra vườn tự hái.

Chuyện tình…
Ông Jean kín tiếng bao nhiêu thì bà Bọc lại cởi mở, ruột để ngoài da bấy nhiêu, có bao nhiêu chuyện đều lôi ra hết, từ gia cảnh cho đến chuyện tình với ông chồng Mỹ. Bà kể: "Cha tôi làm việc cho quân đội Pháp. Sau giải phóng thủ đô năm 1954, cả nhà đình di cư vào Nam. Khi đó tôi mới lên 7 tuổi. Công việc hàng ngày của tôi là phụ má trông coi các em và đi chợ. Đến lúc trưởng thành, ban đầu tôi đi dệt vải, sau đó đi làm cho hãng thuốc tây “Si-pháp” ở đường Hai Bà Trưng, Sài Gòn. Trong thời gian làm việc tại hãng thuốc tây tôi tranh thủ đi học tiếng Anh vào ban đêm. Lúc đó người Mỹ sang Việt Nam ngày càng nhiều nên tôi muốn đi làm cho Mỹ để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Đến năm Tết Mậu Thân 1968, người Mỹ sang Việt Nam rất nhiều, nên họ đăng báo tìm người làm việc. Tôi ghi danh đi thi, và được tuyển làm nhân viên trông điện thoại tại khách sạn nơi có người Mỹ ở."
 image075-content
Ông Jean bán hàng cho khách.

Khi đó, ông Jean là một nhà thầu của quân đội Mỹ và sống ngay tại khách sạn nơi bà làm việc. Cảm mến cô lễ tân nhỏ nhắn, dễ thương, ông Jean ngỏ lời, nhưng không ngờ ngay từ ban đầu đã bị bà Bọc từ chối. Lấy chồng là chuyện bà không dám nghĩ tới, chưa nói tới lấy một người Mỹ. Hình ảnh người cha bạo hành luôn ám ảnh bà:"Ông ấy cứ theo tôi suốt mà tôi không có ý định lập gia đình. Tại vì tôi chứng kiến ba mình quá khó tính. Nhiều khi tâm sự, tôi hỏi má ơi hồi mới quen nhau ba có dữ như thế này không. Má nói, ôi hồi đấy ông ấy hiền khô và nói gì nghe đó. Đến lúc lấy nhau rồi và có một hai mặt con thì chẳng hiểu tại sao ba đánh má tơi bời nữa. Thành thử tôi cũng nghĩ như vậy. Tôi sợ rằng bây giờ mình lấy ông ấy, mai kia ông ấy cũng dở chứng đánh mình thì sao."
 image077-content

Khách Ấn mua rau tại Chợ Vườn

Một lý do nữa khiến bà Bọc sợ lấy chồng là vì thấy nhà quá đông con. Mà trong tâm trí của bà khi đó, nguyên nhân sinh con cũng rất đơn giản: "Tôi hỏi, má ơi sao ba đánh má hoài mà má đẻ nhiều vậy. Má tôi trả lời, mai kia mày lấy chồng rồi mới biết. Mày biết không, khi mày đi ra đường gặp thằng con trai nào nó đạp vào ngón chân cái thì về có chửa liền. Trời ơi, tôi sợ có chửa gần chết. Đi học hay đi đâu, đứng xa mấy người đàn ông, đừng có để nó đạp vào chân. Má gạt tôi như vậy đấy!."
Có lần Bọc bà bị cha cho một trận đòn thừa chết thiếu sống chỉ vì dám nói chuyện với ông Jean. Làm việc trong quân đội, lại xuất thân trong gia đình phong kiến nên cha bà Bọc vừa nghiêm khắc lại vừa cổ hủ: "Một hôm, hai người đang đứng nói chuyện thì bị ba tôi bắt gặp. Ba tôi nói: 'Tao cho mày đi làm cho Mỹ là đã xấu hổ với hàng xóm láng giềng lắm rồi, giờ lại còn đứng nói chuyện với một thằng Mỹ cao kều.' Ba tôi rất tức giận, khi đi làm ông đã vót một cây gậy 4 cạnh và về đánh tôi một trận tơi bời."

 image079

Bao nhiêu nỗi sợ, bao nhiêu trở ngại là vậy nhưng duyên phận khó tránh. Suốt 3 năm ròng, ông Jean cứ kiên trì theo đuổi và cuối cùng sự hiền lành, chân thật của ông đã thuyết phục được người cha phong kiến của bà Bọc. Còn bà cũng bắt đầu an tâm và cảm thấy có thể đặt niềm tin vào anh chàng Mỹ.
"Khi đó tôi hỏi, ông ơi giờ tôi đồng ý lấy ông thì mai kia ông có đánh tôi không. Ông ấy nói rằng bên Mỹ chẳng có ai đánh vợ, mà người ta cũng không đánh con nữa. Ông ấy nói như vậy và tôi thấy ông ấy cũng hiền, còn ba thì nói rằng đấy là duyên số”.

Vợ chồng bà Bọc làm đám cưới tại Việt Nam và sinh được một con gái. Năm 1975, bà theo chồng về Mỹ, trước ngày miền Nam đổi chủ.

Lời hẹn cuối xuân:
Những ngày đầu nơi đất khách, bà Bọc chỉ biết ngày ngày nấu cơm, giặt giũ, trông con. Tình cờ, bà tìm được việc làm tại một xưởng may, và cơ duyên với nghề trồng rau cũng bắt đầu từ đây.
"Trong 3 năm làm thợ may tại đây, những người Việt Nam trong xưởng khuyên tôi là nhà có đất rộng thì hãy trồng rau. Tôi trả lời với họ là có biết trồng rau như thế nào đâu thì họ nói việc đó dễ lắm, cứ cào đất và bỏ hạt xuống là rau lên. Tôi đã làm theo chỉ dẫn của họ. Chồng tôi cũng rất thích làm vườn nên mỗi dịp cuối tuần là ông lại ra xới đất trồng rau cùng. Hàng ngày, tôi cắt các loại rau đựng vào bao tải, và đem đến xưởng may phân phát cho mọi người."

Mỗi cuối tuần, bà Bọc lại mang rau tới bán cho cộng đồng người Việt. Khách đông dần, bà nghỉ việc tại xưởng may để trồng rau bán. Năm 1980, vợ chồng bà mua được khu đất rộng gần 1ha, nay chính là

"Chợ Vườn".
Bà Bọc bảo rau ở Mỹ không thiếu nhưng thường xơ, cằn và không ngọt. Ngoài chăm bón đất, bí quyết của bà là ủ cỏ để giữ nước, và tạo chất màu cho rau.
"Rau của tôi được ăn uống đầy đủ. Khi trồng rau bắt đầu lên, tôi ủ cỏ hai bên và tưới nước. Cỏ có tác dụng giữ nước để tạo ẩm cho rau và cuối cùng cỏ thối ra thành phân bón tự nhiên. Mấy bà đến mua rau của tôi nói rằng về Việt Nam ăn rau cũng không ngon bằng ở đây."

Đều đã trên dưới 70 nhưng vợ chồng bà Bọc vẫn miệt mài làm việc đêm ngày. Bà bảo cứ thấy mọi người thích rau của mình là làm chẳng biết mệt: "Đã mấy chục năm nay gắn bó với nghề trồng rau, hôm nào cũng vậy, tôi thường thức dậy làm việc từ 3h sáng cho đến tận 11h đêm. Đặc biệt, mùa hè mỗi ngày tôi chỉ nghỉ mấy tiếng. Tôi làm việc suốt ngày nhưng không bao giờ thấy mệt. Mỗi khi chứng kiến các loại rau củ mọc tươi tốt tôi rất mừng. Tôi cảm thấy vừa vui vừa chạnh lòng mỗi khi có người Việt Nam đến vườn nói rằng: nhờ có tôi mà họ mới có những loại rau tươi ngon như vậy để ăn."
Vợ chồng bà Bọc sinh được 3 người con gái, đều đã trưởng thành và có cuộc sống riêng.
Cứ vào cuối tháng 11 hàng năm, khi nhiệt độ xuống thấp, rau không trồng được, hai ông bà lại trở về ngôi nhà tại bang Florida ở miền Nam để tránh rét. Bà bảo nhớ việc, nhớ khách nhưng cũng phải dành chút thời gian nghỉ ngơi tuổi già. Và những khách hàng kỹ tính sẽ phải chờ tới tháng 4 năm sau lại có thể được tự tay hái những lá cải mơ hay xà lách, loại rau đầu tiên mà bà Bọc trồng mỗi khi trở lại DC vào cuối xuân./

Trần Hà sưu tầm
http://kim-doan.blogspot.ca/2014/02/ong-tay-trong-bau-bi-ban-rau-muong-viet.html

 

Cầu Lai Châu: 'Tiền Đan Mạch, VN tự làm'

BBC - thứ sáu, 28 tháng 2, 2014

image081

Bộ Giao thông Vận tải nói đã cử nhóm chuyên gia độc lập đi kiểm tra sự cố cầu treo Chu Va

Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam vừa xác nhận Đan Mạch tài trợ vốn xây cầu Chu Va 6, Lai Châu tới Bộ Tài chính, nhưng toàn bộ các khâu sau đó là do Việt Nam tự tiến hành.

Ông John Nielsen nói với BBC từ Hà Nội hôm 28/02: "Chúng tôi hôm nay đã nhận được xác nhận rằng một phần tiền của Quỹ Danida đã được dùng cho dự án cầu treo ở Lai Châu."

"Tôi muốn nhấn mạnh rằng, số tiền mà chúng tôi tài trợ chính quyền địa phương đó thực ra là từ quỹ chúng tôi tài trợ qua Bộ Tài chính của Việt Nam và họ đưa tới các kênh địa phương. Và toàn bộ việc xử lý và xây dựng các cây cầu hoàn toàn nằm trong tay của chính quyền địa phương."

Ngài đại sứ cho rằng, cho tới thời điểm này, trách nhiệm vẫn hoàn toàn thuộc về chính quyền Việt Nam.

Khi được hỏi liệu các quỹ nước ngoài có thiếu trách nhiệm khi chỉ rót tiền tài trợ và không có đánh giá chất lượng dự án, chất lượng công trình hay giám sát thi công, trong khi có tham nhũng xảy ra ở nhiều cấp khác nhau trong chính quyền, ông John Nielsen nói vẫn chưa có kết luận điều tra thì chưa biết lý do gây tai nạn thực sự là gì.

Ông Nielsen giải thích thêm, khi tiến hành tài trợ, phía Đan Mạch đã yêu cầu có những bản đánh giá và cam kết từ phía Việt Nam đối với việc dùng tiền vào mục đích xây cầu.

image082
"Khi chính quyền địa phương làm theo những yêu cầu cụ thể của chính quyền Việt Nam điều đó cũng có nghĩa là chính quyền Việt Nam phải chịu trách nhiệm việc giám sát và kiểm định."

"Khi chính quyền địa phương làm theo những yêu cầu cụ thể của chính quyền Việt Nam điều đó cũng có nghĩa là chính quyền Việt Nam phải chịu trách nhiệm việc giám sát và kiểm định"

John Nielsen, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam

Tai nạn cầu treo Chu Va 6 ở huyện Tam Đường, Lai Châu hôm 24/02 khiến ít nhất 9 người thiệt mạng và hơn 30 người bị thương. Cuộc điều tra nguyên nhân tai nạn đang được Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho tiến hành.

"Nguyên nhân ban đầu được xác định là do ốc neo cáp của cầu làm ẩu," ông Thăng được báo điện tử VnExpress dẫn lời nói tại cuộc họp chính phủ sáng 28/2.

"Thay vì phải đúc nguyên khối thì con ốc này lại hàn nối nên khả năng chịu lực kém."

"Nếu là vật liệu đúc nguyên khối theo thiết kế thì có thể chịu tải trọng cả trăm người đi qua."

Trước đó, ông Trần Xuân Sanh - Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, cũng cho rằng nguyên nhân vụ sập cầu là do ốc neo không đạt chất lượng.

“Kiểm tra thực tế cho thấy cáp cầu treo là loại chịu được trọng tải tới 79 tấn, tự trọng của cầu cũng có tải trọng lớn nhưng kết cấu neo lại không đồng bộ với cáp," ông Sanh được báo Giao thông Vận tải dẫn lời nói.

Đại sứ Đan Mạch cũng nói trong số hơn ba mươi cây cầu ở huyện Tam Đường, chỉ có một vài cây cầu được xây từ quỹ Danida - quỹ hợp tác phát triển của Bộ Ngoại giao Đan Mạch.

Trách nhiệm của ai?

image083-content

Trong cuộc phỏng vấn với BBC hôm 26/2, Cựu Thứ trưởng thường trực Bộ Xây dựng, Tiến sỹ Phạm Sỹ Liêm, cho rằng "nhất định phải có bên chịu trách nhiệm" trong vụ sập cầu ở Lai Châu.

"Bây giờ phải xem thiết kế tính toán để xem có phải sai sót của người tính toán hay không," ông nói.

"Nếu tính toán đúng mà lại xảy ra tai nạn thì tức là tại bên thi công. Xin nói thêm là tính toán đúng thì cũng phải sử dụng vật liệu cho đúng."

Bên cạnh đó, ông Liêm cũng cho rằng vì chính quyền huyện Tam Đường cũng phải có trách nhiệm, với tư cách là bên giám sát công trình.

"Cây cầu do cấp huyện quản lý. Cái gì thì cũng phải có tiêu chuẩn, dù là công trình ở cấp huyện. Bên thi công thì bao giờ cũng phải có bên giám sát, nhưng cho đến giờ vẫn chưa thấy nói là công tác giám sát có được thực hiện hay không," ông nói.

Ông Thăng cho biết dự án cầu treo Chu Va do huyện Tam Đường làm chủ đầu tư và đơn vị thi công cũng nằm trên địa bàn này, theo VnExpress.

Tuy nhiên, theo ông, "công tác thẩm định thiết kế không có vấn đề mà nguyên nhân là do chế tạo thiết bị không theo thiết kế".

VnExpress cho biết công an tỉnh Lai Châu đang triệu tập nhiều đơn vị và người liên quan trách nhiệm trong vụ sập cầu treo đến làm việc, .

Tuy nhiên trang này cũng dẫn lời ông Bùi Gia Lượt, Phó giám đốc Công an tỉnh Lai Châu, nói hiện chưa đủ căn cứ khởi tố vụ án, mà phải chờ kết luận giám định về mẫu ốc neo.

Cho tới nay, con số người chết từ vụ sập cầu hôm 24/2 được nói đã lên 9 người, trường hợp mới nhất vào sáng thứ Ba 25/2 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, theo báo trong nước.

Bệnh viện này cũng điều trị gần 30 người bị thương, nhiều người bị thương nặng.

Hồi tháng 10/2012, Chính phủ Bấm Đan Mạch loan báo đóng ba dự án nghiên cứu biến đổi khí hậu tại Việt Nam sau khi cơ quan kiểm toán phát hiện nghi vấn trong quản lý./

Hai xe tông nhau giữa phố Bolsa

(VienDongDaily.Com - 28/02/2014)

image084-content

Hai xe tông nhau giữa phố Bolsa

Vào lúc 9 giờ 30 sáng thứ Năm 27-2-2014, một chiếc Lexus ES300 màu trắng do một người Việt cầm lái chạy trên đường Bolsa đến ngã ba Dillow gặp chiếc xe Toyota Camry cũng do một thanh niên Việt lái quẹo trái vào đường Dillow. Sự va chạm mạnh vào nhau khiến chiếc Toyota Camry bị hất lộn nhào và nằm đưa bốn bánh lên trời. Rất may các tài xế chỉ bị thương. Nhiều người có mặt cho biết, ngã ba này đã xảy ra rất nhiều tai nạn nên đề nghị thành phố nên đặt đèn báo hiệu lưu thông. Trong ảnh, chiếc Toyota Camry nằm đưa bốn bánh lên trời. (Tin hình: Thanh Phong/Viễn Đông)
10 Tháng Ba 2015(Xem: 16853)
Một không ảnh của Đồng Bằng Sông Cửu Long: Đồng Bằng Sông Cửu Long, bằng phẳng như tờ giấy với tỉnh thành nằm gọn giữa đồng ruộng, vườn cây ăn trái, vườn dừa và nước sông ngòi có màu bùn của phù sa.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10072)
Lời Toà soạn : Trong chức vụ Bộ Trưởng Nội Vụ của Chính Phủ VNCH , TS Lâm Lễ Trinh đã theo dõi sít sao cuộc chiến âm thầm chống Bắc Việt từ 1956 đến 1960 . Bởi vậy , nhận định của tác giả có giá trị đặc biệt . Bổn báo thành thật cám ơn tác giả .
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9289)
Tác giả: Lý Gia Trung (Tạp chí Trung Quốc) [1] * Biên dịch: Nguyên Hải (Nghiên Cứu Quốc Tế) - Nguyễn Văn Linh nói, năm 1986, sau khi nhận nhiệm vụ Tổng Bí thư ĐCSVN ông quyết tâm vượt qua mọi sức cản, từng bước uốn nắn các sai lầm trước đây, khôi phục mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. Trước hết là thuyết phục Trung ương ĐCSVN kiến nghị Quốc hội xóa bỏ các nội dung có liên quan chống Trung Quốc viết trong Hiến pháp...
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9436)
Đến ngày hôm nay, các công trình nghiên cứu sâu rộng, công phu và khách quan của nhiều tác giả ngoại quốc vẫn chưa trả lời được câu hỏi kể trên. Về mặt khoa học, chỉ có một cuộc khảo nghiệm DNA hài cốt của Hồ Chí Minh, cố Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đang được thờ phượng tại Ba Đình (Hà Nội) và cố Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân phụ của Nguyễn Sinh Cung tức Nguyễn Tất Thành) đã được chôn cất tại Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp ngày nay.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 13989)
Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải là một trong những tù nhân chính trị được thế giới biết đến nhiều nhất, với những tổ chức như Human Right Watch, Amnesty International và các chính khách như Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama từng kêu gọi trả tự do cho ông.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 38139)
Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng được cho là đã biên soạn và cho phổ biến tài liệu giải thích về cuộc gặp giữa lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc ở Thành Đô vào năm 1990 vốn đang gây ra nhiều đồn đoán trong dư luận. Truyền thông Trung Quốc, trong đó có Tân Hoa Xã và Hoàn cầu Thời báo, đã đưa tin rằng ở cuộc gặp nhằm bình thường hóa quan hệ hai nước này, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã ‘sẵn sàng chấp nhận để Việt Nam làm một khu tự trị của Trung Quốc’.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 6597)
Đó là lời mở đầu bài viết của Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Nguyễn Tất Thành "đáp" lại bài viết của Đại sứ Trung Quốc tại Thái Lan Ninh Phú Khôi trên báo Matichon của Thái Lan. Dân Trí xin được đăng tải. Trước tiên, tôi thấy rằng thông tin mà Đại sứ Ninh nêu trong bài để cho rằng Việt Nam "quấy rối" hoạt động của Trung Quốc thực chất là chép lại từ tài liệu ngày 08/6/2014 công bố trên trang mạng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 52821)
Chính quyền Việt Nam giữ im lặng về việc một bức thư được lưu truyền trên mạng Internet gần đây được cho là của vợ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn với những lời lẽ phê phán 'buộc tội' tướng Giáp là do ngại 'đụng chạm' tới một chủ đề 'nhạy cảm' theo nhà báo tự do, blogger Huỳnh Ngọc Chênh.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 7674)
Mở đầu loạt bài nhìn lại 35 năm Cuộc chiến Việt Nam và nhìn tới nhân dịp 15 năm Washington và Hà Nội thiết lập quan hệ ngoại giao tháng 7/1995-2010, BBC Tiếng Việt giới thiệu với quý vị cách nhìn của Thượng nghị sĩ Jim Webb. Trả lời Phóng viên Hà Mi của BBC có mặt tại Washington DC, ông Jim Webb, người từng có thời gian phục vụ trong lực lượng Thủy quân Lục chiến của Quân đội Mỹ tại Nam Việt Nam trước 1975, nhận định rằng đây là một mối quan hệ có lịch sử phức tạp:
05 Tháng Chín 2014(Xem: 7468)
Nhân dịp kỷ niệm cuộc đấu tranh giành độc lập của người Việt Nam, BBC xin giới thiệu một số đoạn trích từ cuốn Hồi ký của Giáo sư Trần Văn Giàu về giai đoạn thành lập Thanh niên Tiền phong ở Nam Kỳ 1945.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 7861)
Máy bay rớt năm 1966 tại Hố Bò. Anh phi công khu trục của không quân Việt Nam Cộng Hòa nằm chờ 40 năm trong lòng đất quê hương. Một chuyện MIA rất Việt Nam. Trải qua bao nhiêu gian nan. Tìm được xác người phi công trẻ và mai táng lại ngay tại địa phương. Cả làng cộng sản Hố Bó đi đưa đám.
25 Tháng Tám 2014(Xem: 6323)
Lời người dịch: James Foley, 40 tuổi, là nhà báo làm freelance cho AFP và GlobalPost (trang web chuyên tin quốc tế có trụ sở ở Boston). Sinh ở New Hampshire, Foley từng dạy cho tổ chức NGO Teach for America nhằm xoá bỏ bất bình đẳng trong giáo dục trước khi làm báo.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 7409)
Nhiều người Việt chúng ta đang trông chờ một nhân vật có khả năng trở thành Lãnh Tụ hay một Minh Quân để lèo lái con thuyền Quốc Gia ra khỏi vũng lầy khủng hoảng triền miên do chế độ độc tài Cộng sản gây ra trong gần 8 thập niên qua.