Trạm ISS sắp rơi xuống Trái Đất

30 Tháng Giêng 20187:28 CH(Xem: 5258)

VĂN HÓA ONLINE - KHOA HỌC  - THỨ TƯ 30 JAN  2018


Trạm ISS sắp rơi xuống Trái Đất


Richard Hollingham BBC Future


BBC 28/1/2018


image085Bản quyền hình ảnh NASA


Nếu lập danh sách những phi hành gia tài năng và giàu kinh nghiệm nhất thế giới thì Tiến sỹ Michael Foale, nhà vật lý thiên văn học sẽ nằm gần như đầu danh sách.


Trong hành trình thực hiện sáu nhiệm vụ, phi hành gia Nasa người Anh đã dành hơn một năm sống ngoài vũ trụ.


Foale đã bay trong Tàu Con thoi và tàu Soyuz của Nga, sống trên Trạm không gian Mir và chỉ huy Trạm Không gian Quốc tế (ISS).


Ông đã thực hiện bốn chuyến du hành không gian, có tổng cộng 23 giờ mặc đồ du hành của cả Nga lẫn Mỹ. Trong đó bao gồm một chuyến đi lịch sử dài 8 tiếng để nâng cấp điện toán trên Kính viễn vọng Không gian Hubble.


"Tôi đã rất, rất, rất, rất may mắn," ông cười và nói. "Hầu hết các phi hành gia rất ganh tị với tôi, đây chắc là lý do tại sao tôi không được bay lên không gian lần nữa!"


Foale đã ở trên tàu Mir vào tháng 6/1997, khi tàu tiếp liệu Progress không có phi hành đoàn va đập với trạm không gian, làm vỡ tấm pin năng lượng mặt trời và chọc thủng vỏ tàu. Ông đã làm việc với hai thành viên phi hành đoàn người Nga để thoát hiểm và cách ly module bị hư hại.


Bằng cách dùng ngón tay cái của mình để ước tính chuyển động của các ngôi sao, Foale đã dùng những gì được đào tạo về vật lý để để ước lượng tốc độ quay của trạm, giúp trạm điều khiển có thể kích hoạt động cơ đẩy để đưa nó về lại dưới tầm kiểm soát.


image086

Bản quyền hình ảnh NASA Image caption Các tàu tiếp liệu của Nga đang tiếp nhiên liệu, sẵn sàng cho ngày ISS lao xuống Thái Bình Dương


Phản ứng nhanh nhạy dưới áp lực của phi hành đoàn không chỉ cứu được trạm Mir mà còn mang ý nghĩa sứ mệnh của họ có thể tiếp tục.


Và, trong vài tuần tiếp theo, Foale đã làm việc cùng các đồng nghiệp của ông để giúp sửa chữa trạm, khôi phục toàn bộ công suất và kiểm soát cũng như dành hàng giờ lau dọn phần đọng hơi từ những bức tường bên trong đang nhỏ giọt.


Foale nói: "Trong lúc diễn ra va chạm, tôi chỉ cảm thấy cuộc sống của chúng tôi bị đe dọa trong khoảng 10 giây gì đó. Tôi luôn cảm thấy vẫn còn cơ hội để chúng tôi tự cứu mình, và nhận thức đó có nghĩa là tôi không cần hoảng loạn, không cần phải sợ."


"Nó trở thành một trong những nhiệm vụ xuất sắc nhất của tôi," ông nói thêm. "Tôi đã có thật nhiều cơ hội để kiến tạo giải pháp cho những vấn đề mà thông thường các quản lý của Nasa thường không mong bạn giải quyết."


Nay, hơn 20 năm sau khi đã cứu được một trạm không gian, Foale muốn cứu một trạm khác: ISS.


Lần đầu tôi phỏng vấn Foale tại sân bay vũ trụ Baikonur của Nga là vào tháng 11/1998 ngay sau sự kiện phóng giàn module đầu tiên của ISS, Zarya. Ông đã ở đó thay mặt các phi hành gia NASA đấu tranh cho dự án đang bị bội chi, chậm tiến độ và bị gián đoạn vì tranh cãi chính trị (có thể bạn sẽ có cảm nhận về tình huống này từ câu chuyện được viết chỉ hơn một năm sau đó).


Là một sản phẩm liên doanh giữa Mỹ, Nga, Cơ quan Không gian Châu Âu (Esa), Nhật Bản và Canada, trạm ISS liên tục bận rộn kể từ năm 2000. Và trong thời gian đó, nó đã tỏ ra ngày càng xứng đáng với khoản đầu tư 100 tỷ đô la.


Trạm đã chứng minh con người có thể sống và làm việc trên vũ trụ trong khoảng thời gian kéo dài và thực hiện nghiên cứu khoa học hữu ích trên quỹ đạo.


Nó cũng cho thấy các quốc gia đang gặp khó khăn trong việc hợp tác hoặc tin tưởng lẫn nhau trên mặt đất - như Mỹ và Nga - lại có thể làm việc cùng nhau trong không gian.


"Sự hợp tác đó, sức mạnh trong mối quan hệ đối tác đó mới thực sự làm nên giá trị của một dự án như ISS," Foale nói sau chuyến bay một mình tới đó vào năm 2003; ông là một trong hai phi hành gia của một ủy ban quốc tế giám sát chính sách và hoạt động của ISS.


image087

Bản quyền hình ảnh NASA Image caption Trạm ISS đã là ngôi nhà trong không gian của các nhà du hành vũ trụ, giúp họ từ đó nhìn được những hình ảnh kỳ diệu về Trái Đất


Nhưng những ngày tồn tại của trạm là có giới hạn. Kinh phí tài trợ bởi các cơ quan không gian khác nhau chỉ được thỏa thuận cho đến năm 2024.


Điều này có nghĩa là chỉ trong 6 năm nữa, cấu trúc đắt tiền nhất từng được dựng nên sẽ bị đẩy ra khỏi quỹ đạo bởi một tàu vũ trụ Progress và tan rã trên vùng biển Thái Bình Dương.


Đồng hồ đếm ngược đang chạy.


"Mỗi năm trôi qua, Nga đang bắt đầu chuẩn bị nhiên liệu để nạp đầy module dịch vụ của trạm ISS để cho phép trạm không gian này có thể ra khỏi quỹ đạo," Foale nói. "Đó là kế hoạch hiện thời - tôi nghĩ đó là một kế hoạch tồi, một sự lãng phí nghiêm trọng nguồn lực tuyệt vời."


Nhưng các ưu tiên quốc gia đang chuyển đổi và nguồn kinh phí không còn dồi dào như xưa.


Nhân kỷ niệm lần thứ 50 (vào tháng 7/2019) lần đầu con người đổ bộ thăm dò Mặt Trăng, Tổng thống Trump gần đây đã chỉ đạo Nasa quay trở lại Mặt Trăng. Kế hoạch này bao gồm xây dựng một trạm không gian, hay còn gọi là 'cửa ngõ Mặt Trăng', trên quỹ đạo quanh Mặt Trăng, trước khi tiến hành xây dựng một căn cứ trên bề mặt.


Đây là tham vọng được Jan Werner, người đứng đầu của Esa, và cơ quan không gian Nga, ủng hộ.


Tự mình, cộng thêm áp lực chính trị lên Mỹ, Trung Quốc cũng đang theo đuổi các kế hoạch đổ bộ lên Mặt Trăng của riêng mình.


Mặc dù không có đề xuất nào được ước tính đầy đủ, dường như các cơ quan không gian sẽ không thể đầu tư thêm kinh phí cho các nhiệm vụ Mặt Trăng ngoài ngân sách dành cho các dự án thăm dò có gửi phi hành gia theo cùng hiện đang có.


Về phần Nasa, con số này hiện lên tới khoảng 8 tỷ đô la (5,9 tỷ bảng Anh) và bao gồm chi phí vận hành 1,4 tỷ đô la cho trạm không gian cũng như đầu tư vào hệ thống tàu vũ trụ mới như Hệ thống Phóng Tên lửa Không gian (SLS).


Trừ phi Quốc hội Mỹ phê chuẩn kinh phí bổ sung cho Nasa hoặc có những cắt giảm trong các chương trình khác - và cả hai đều có vẻ như không thể xảy ra - bất kỳ khoản tiền mặt nào dùng vào việc xây dựng trạm không gian quay quanh Mặt Trăng hoặc tài trợ kinh phí quay lại bề mặt của Mặt Trăng sẽ chỉ đến từ những khoản kinh phí hiện có.


Foale nói: "Những dự án khác nhau cạnh tranh để có được số tiền này. Họ không thể vừa lên Mặt Trăng hoặc sao Hỏa, vừa tiếp tục cung ứng cho trạm ISS với những nhóm phi hành đoàn, hàng hóa, thực phẩm và đồ tiếp liệu."


image084

Bản quyền hình ảnh NASA Image caption Michael Foale đã ở trong không gian hơn mộ năm, trong nhiều nhiệm vụ, chuyến đi khác nhau


Sau khi rời Nasa, Foale đã làm việc trong lĩnh vực tư nhân về các công nghệ hàng không mới và tin rằng các nhà đầu tư tư nhân có thể can thiệp để bảo đảm tương lai của trạm ISS.


"Tôi hy vọng rằng việc thương mại hoá có thể cho phép một phần của ISS được duy trì trong không gian mà không bị chìm xuống Thái Bình Dương", ông nói. "Bạn phải nghĩ ra đường lối đổi mới để giữ nó trong không gian."


ISS đã hỗ trợ một số hoạt động thương mại.


Một công ty tư nhân tên NanoRacks đang tiến hành các thí nghiệm về giá đỡ thiết bị trên trạm cho khách hàng cá nhân. Trạm này được sử dụng để phóng ngày càng nhiều các vệ tinh nhỏ vào quỹ đạo, được mang lên trạm trong những tàu vũ trụ thương mại chẳng hạn như tàu cung ứng chạy bằng robot Dragon của SpaceX.


Cơ quan không gian Nga thì đưa khách du lịch lên trạm và và thậm chí còn đề xuất có thể xây một khách sạn trên đó.


Mặc dù hầu hết các hoạt động kinh doanh bay lên không gian của con người vẫn được các chính phủ (và sau cùng là người đóng thuế) trực tiếp hay gián tiếp hỗ trợ, tư nhân hóa không gian đang bắt đầu phát triển.


Blue Origin, thuộc sở hữu của Jeff Bezos người sáng lập Amazon và là đối thủ cạnh tranh của SpaceX, gần đây đã hoàn tất một thử nghiệm tên lửa mới khác khá thành công của họ.


Và, sau nhiều thất bại, công ty du lịch vũ trụ Virgin Galactic đang tiến tới lần phóng dưới quỹ đạo đầu tiên với Tàu vũ trụ 2.


Trong khi đó, Foale đang thiết lập chiến dịch cứu trạm ISS của ông và cho biết ông có kế hoạch khởi động các trang web để tập hợp các nguồn hỗ trợ nhằm cứu lấy trạm không gian này.


Ông nói ông định duy trì sức ép lên các cơ quan không gian để họ tiếp tục tài trợ kinh phí cho chương trình.


"Mỗi kỹ sư, quản lý, phi hành gia hoặc nhà du hành vũ trụ của trạm ISS đã từng làm việc trên trạm, tất cả chúng tôi đều nghĩ rằng trạm không gian này là một thành tựu nhân danh nhân loại và cần được tiếp tục," ông nói, "Tôi vẫn cho Nasa cơ hội cho tôi biết họ sẽ làm điều đó như thế nào."


image088

Bản quyền hình ảnh NASA Image caption ISS là công trình đắt đỏ nhất mà con người từng xây dựng


Nhưng, nếu lĩnh vực tư nhân không can thiệp vào, Foale lo sợ rằng vào năm 2024, các cơ quan không gian - và các chính trị gia tài trợ cho họ - cuối cùng rồi cũng sẽ tiêu hủy một trong những thành tựu vĩ đại nhất của thế giới, chưa kể đến một khoản đầu tư kinh tế khổng lồ của hàng triệu người đóng thuế khắp thế giới.


Foale nói: "Những hy vọng của tôi đã từng vụt qua hàng nghìn lần. Tôi nghĩ tôi sẽ ở trên Mặt trăng năm tôi 35 tuổi và sao Hỏa năm 45 tuổi, tôi không phải là kẻ ngốc nhưng nhất định là tôi đã khá ngây thơ về mặt chính trị."


Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 6182)
Reuters, trích từ thống kê chưa đầy đủ của chính quyền Nhật ngày hôm nay 29/09/2014, cho biết đã xác định ít nhất 10 người chết thêm vào con số 36 nạn nhân được cho là đã thiệt mạng trong vụ núi lửa Ontake bất ngờ hoạt động trở lại hôm 27/9. Trong khi đó chiến dịch cứu hộ chiều nay đã phải tạm ngừng.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 6145)
Những người thợ mỏ ở Nam Phi vừa tìm được viên kim cương 232 carat mà các chuyên gia cho biết có thể trị giá lên tới 15 triệu USD. Công ty Petra Diamonds có trụ sở ở London cho biết viên kim cương được tìm thấy ở mỏ Cullinan của công ty này ở vùng đông bắc Pretoria.
09 Tháng Chín 2014(Xem: 7120)
Khoảng 77 triệu năm sau khi bị chôn vùi trong một trận lũ quét, một trong những sinh vật to lớn nhất từng sống trên trái đất đã được các nhà khoa học tại Đại học Drexel ở thành phố Philadelphia (Mỹ) tìm thấy.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 6895)
Với những bằng chứng hóa thạch mới nhất và công cụ phân tích được cải tiến, một nhóm các nhà khoa học đã đạt được đồng thuận về nguyên nhân khiến khủng long bị diệt vong. "Một tiểu hành tinh khiến chúng diệt vong, nhưng có lẽ nó đâm xuống vào thời điểm đặc biệt xấu," nhà cổ sinh vật học Steve Brusatte thuộc Đại học Edinburgh, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.
04 Tháng Tám 2014(Xem: 6636)
Bưu điện Hoa Nam ngày 3/8 dẫn lời các học giả Trung Quốc, Philippines và Đài Loan nhận định rằng, nguy cơ của 1 cơn sóng thần rất lớn ở Biển Đông đang bị các bên liên quan đánh giá thấp, thậm chí bỏ qua do những tranh chấp về chủ quyền và hàng hải trong khu vực.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 6190)
Tổng thống Richard Nixon chào đón các phi hành gia trở về. Từ trái: Neil Armstrong, Michael Collins và Edwin "Buzz" Aldrin.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 6242)
Sức ép của các láng giềng Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam như đã có hiệu quả. Nhân cuộc họp vào hôm qua 26/06/2014 tại Bangkok của Ủy hội sông Mêkông, Lào đã tuyên bố sẽ thực hiện thủ tục tham khảo ý kiến các láng giềng đối với dự án đập thủy điện Don Sahong mà họ muốn xây dựng trên sông Cửu Long.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 6874)
Hai con hổ bị vứt khỏi xe tải đã hồi tỉnh và rất hung dữ Bốn ngày sau khi bị những người đi trên chiếc xe tải lạ vứt lại trong đêm, hai cá thể hổ Đông Dương mới hết thuốc mê và ăn uống trở lại, chúng tỏ ra rất hung dữ.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 6357)
Trong thời gian gần đây, tốc độ Bắc Cực tan băng hết sức nhanh chóng khiến lục địa trắng với nhiều tài nguyên dưới lòng biển trở nên mảnh đất thèm muốn đối với nhiều quốc gia, nhiều tập đoàn công nghiệp. Tuy nhiên, việc Bắc Cực tan băng nhanh chóng cũng mở ra một cơ hội chưa từng có cho sự phát triển của nhiều loại vi trùng nguy hiểm cho tính mạng của các loài động vật biển và có thể cho cả con người.
20 Tháng Hai 2014(Xem: 6035)
Thành phố Mỹ Chicago đã phải hứng chịu bão tuyết và gió lạnh vào đầu năm 2014 khiến cho nước cũng phải đóng băng.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 6571)
Núi lửa Sinabung tại Indonesia phun những đám mây khí nóng và tro bụi vào không khí trên đảo Sumatra ngày hôm nay làm hàng chục ngàn người phải sơ tán.
19 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 6752)
Chính tại đây, chính quyền Việt Nam có kế hoạch xây dựng nhiều nhà máy điện hạt nhân trong thời gian hơn hai thập niên tới, trong đó hai nhà máy hạt nhân đầu tiên tại Ninh Thuận dự kiến sẽ được khởi công vào năm 2014. Dự án hạt nhân tại miền Trung Việt Nam gây nhiều lo ngại trong giới chuyên gia, trí thức và dân chúng.
09 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 6495)
Nếu mọi việc tốt đẹp thì năm ngày nữa « Thỏ Ngọc » của Trung Quốc sẽ đáp xuống mặt trăng, chậm hơn Mỹ Nga khoảng 40 năm. Phi thuyền Hằng Nga số 3 củaTrung Quốc đã được phóng đi vào sáng hôm nay mang theo xe thám hiểm địa hình tự động được đặt tên là « Ngọc Thố » phân tích địa chất và gửi hình ảnh ba chiều về trái đất từ khu vực « cầu vòng » còn bí ẩn.
14 Tháng Mười 2013(Xem: 6032)
Công ty Mars-One của Hà Lan cho biết, có hơn 200 ngàn người, thuộc 140 quốc gia, đăng ký lên sao Hỏa, chấp nhận một đi không trở lại và sống những ngày còn lại của mình trên hành tinh này.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 6105)
Hơn 200,000 người từ khắp thế giới đã đăng ký xin trở thành những người lập cư đầu tiên trên sao Hỏa, theo Mars One, một tổ chức phi lợi nhuận nói rằng họ sẽ thành lập một khu định cư vĩnh viễn cho người trên hành tinh đỏ vào năm 2023.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 6905)
''Hướng tới vô tận'': Cuốn sách mới của nhà thiên văn Trịnh Xuân Thuận
16 Tháng Năm 2013(Xem: 6346)
Thượng tuần tháng 06/2012, nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận đã từ Mỹ đến Paris nhận Giải thưởng Prix Mondial Cino Del Duca do giới Hàn lâm Pháp trao tặng. Trước đó, ông đã ghé Làng Mai - miền tây nam nước Pháp - thuyết trình về Khoa học và Phật giáo, đồng thời đối thoại với Thiền sư Nhất Hạnh về cái nhìn của đạo Phật đối với khoa học.