Bắc Cực tan băng mở đường cho nhiều loại ký sinh trùng nguy hiểm

06 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 6661)

Trọng Thành

image191
Trong thời gian gần đây, tốc độ Bắc Cực tan băng hết sức nhanh chóng khiến lục địa trắng với nhiều tài nguyên dưới lòng biển trở nên mảnh đất thèm muốn đối với nhiều quốc gia, nhiều tập đoàn công nghiệp. Tuy nhiên, việc Bắc Cực tan băng nhanh chóng cũng mở ra một cơ hội chưa từng có cho sự phát triển của nhiều loại vi trùng nguy hiểm cho tính mạng của các loài động vật biển và có thể cho cả con người.

Biến đổi khí hậu tạo ra một cơ hội chưa từng có để các nhân tố gây bệnh có thể di chuyển đến các môi trường mới và gây bệnh. Đây là nhận định của nhà ký sinh trùng học Michael Grigg tại hội nghị thường niên của Tổ chức vì tiến bộ khoa học Hoa Kỳ (AAAS), họp tại Chicago, từ ngày 13 đến 17/02/2014.

Hải cẩu xám bị chết do ký sinh trùng

Theo ông Michael Grigg, băng là một « hàng rào sinh thái khổng lồ » đối với các nhân tố gây bệnh, với nhiệt độ tăng lên tại Bắc Cực, các vi trùng có thể sống sót, tấn công các vật chủ nào không có được một hệ miễn dịch tương thích để chống chọi với các loại vi trùng mới, khiến chúng mắc bệnh. Một số nghiên cứu ghi nhận vào năm 2012, tại vùng biển Bắc Cực phía Bắc Đại Tây Dương, phát triển một nhân tố gây bệnh mới làm chết 406 con hải cẩu xám. Theo nhà vi trùng học nói trên, đây là ví dụ đầu tiên về một loại vi trùng di chuyển từ cực Bắc xuống phía Nam. Cho đến nay, chưa có bằng chứng cho thấy vi trùng này tác hại đối với người.

Nhà vi trùng học Mỹ cũng cảnh báo về nguy cơ của những vi trùng di cư như vậy, khi so sánh dịch bệnh năm 2012 ở loài hải cẩu xám (vốn trước đó có thể trạng tốt) ở vùng Bắc Đại Tây Dương, do một biến thể mới của vi trùng Sarcocystis, với nạn dịch hạch ở Châu Âu thời Trung Cổ khiến 1/3 dân số Châu Âu thiệt mạng. Biến thể mới của vi trùng Sarcocystis nói trên đe dọa cả loài gấu Bắc Cực, voi biển, gấu ở bang Alaska cũng như ở cả tỉnh bang British Columbia, miền tây nam Canada.

Cách đây ít năm, ngành y tế đã báo động về nguy cơ nạn dịch do ký sinh trùng Toxoplasma gondii tại khu vực thổ dân Inuit – sống tại vùng Bắc Cực thuộc Canada và Hoa Kỳ. Theo tập quán lâu đời, thổ dân Inuit thường tiêu thụ món thịt cá voi trắng (beluga). Mà trong thời gian gần đây, cùng với việc băng Bắc Cực tan bớt, loài cá voi trắng bắt đầu bị vi trùng Toxoplasma gondii tấn công.

Loại ký sinh trùng hay thấy ở loài mèo nói trên là một nguyên nhân hàng đầu gây bệnh mù do nhiễm trùng ở người, và có thể gây tử vong đối với bào thai hay những người và động vật bị suy giảm miễn dịch. Ký sinh trùng Toxoplasma gondii được truyền đi thuận lợi thông qua việc dùng thịt không được nấu đủ chín hay nước có tiếp xúc với các vùng đất bị nhiễm đồ phóng uế của mèo.

Bắc Cực tan băng : Một trong các hệ quả của

biến đổi khí hậu/"vũ khí hủy diệt đáng sợ nhất"

Nhà sinh vật học hải dương Sue Moore thuộc Cơ quan Đại dương và Khí quyển Hoa Kỳ, nhận định « các động vật biển có vú có thể là những người lính gác rất tốt cho hệ sinh thái tại Bắc Cực », chúng đưa ra các tín hiệu giúp cho con người hiểu biết rõ hơn về các biến đổi môi trường. Còn theo giáo sư sinh học Christopher Field, tại đại học Stanford (California), hiện tại con người còn hiểu biết rất ít về khả năng của các thực vật, động vật và con người phản ứng lại tốc độ biến độ khí hậu nhanh chóng như hiện nay. Tốc độ biến đổi khí hậu nhanh chóng như hiện nay có thể so sánh với đợt biến đổi dữ dội gần đây nhất, cách nay khoảng 50 triệu năm, vào lúc Trái Đất rơi vào thời kỳ lạnh xuống dữ dội.

Ngày 16/02, tại Jakarta, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tuyên bố cần coi « biến đổi khí hậu » là một thứ vũ khí hủy diệt hàng loạt, tương tự như vũ khí hạt nhân, thậm chí đây có thể coi là « vũ khí hủy diệt đáng sợ nhất ». Khả năng tỉnh dậy và gây hại của các loài ký sinh trùng nguy hiểm khi Bắc Cực tan băng là một trong những hệ quả của thứ « vũ khí biến đổi khí hậu » vô cùng đáng sợ ấy. Câu hỏi đặt ra là liệu con người có thể vừa tăng tốc thăm dò và khai thác các nguồn dầu khí đầy tiềm năng ở Bắc Cực, và đồng thời nỗ lực cho việc hãm lại tốc độ nóng lên của Trái Đất ?/ 

12 Tháng Mười 2014(Xem: 6917)
Virus Ebola lại được phát hiện ở người vào đầu năm 2014, tại Guinea, rồi Liberia. Sau đó, virus lan truyền tại Sierra Leone để trở thành ổ dịch lớn nhất trong lịch sử và tại miền tây Châu Phi. Tháng 05/2014, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố dịch bệnh Ebola là một vấn đề y tế khẩn cấp quốc tế.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 6495)
Reuters, trích từ thống kê chưa đầy đủ của chính quyền Nhật ngày hôm nay 29/09/2014, cho biết đã xác định ít nhất 10 người chết thêm vào con số 36 nạn nhân được cho là đã thiệt mạng trong vụ núi lửa Ontake bất ngờ hoạt động trở lại hôm 27/9. Trong khi đó chiến dịch cứu hộ chiều nay đã phải tạm ngừng.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 6491)
Những người thợ mỏ ở Nam Phi vừa tìm được viên kim cương 232 carat mà các chuyên gia cho biết có thể trị giá lên tới 15 triệu USD. Công ty Petra Diamonds có trụ sở ở London cho biết viên kim cương được tìm thấy ở mỏ Cullinan của công ty này ở vùng đông bắc Pretoria.
09 Tháng Chín 2014(Xem: 7425)
Khoảng 77 triệu năm sau khi bị chôn vùi trong một trận lũ quét, một trong những sinh vật to lớn nhất từng sống trên trái đất đã được các nhà khoa học tại Đại học Drexel ở thành phố Philadelphia (Mỹ) tìm thấy.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 7238)
Với những bằng chứng hóa thạch mới nhất và công cụ phân tích được cải tiến, một nhóm các nhà khoa học đã đạt được đồng thuận về nguyên nhân khiến khủng long bị diệt vong. "Một tiểu hành tinh khiến chúng diệt vong, nhưng có lẽ nó đâm xuống vào thời điểm đặc biệt xấu," nhà cổ sinh vật học Steve Brusatte thuộc Đại học Edinburgh, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.
04 Tháng Tám 2014(Xem: 6999)
Bưu điện Hoa Nam ngày 3/8 dẫn lời các học giả Trung Quốc, Philippines và Đài Loan nhận định rằng, nguy cơ của 1 cơn sóng thần rất lớn ở Biển Đông đang bị các bên liên quan đánh giá thấp, thậm chí bỏ qua do những tranh chấp về chủ quyền và hàng hải trong khu vực.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 6532)
Tổng thống Richard Nixon chào đón các phi hành gia trở về. Từ trái: Neil Armstrong, Michael Collins và Edwin "Buzz" Aldrin.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 6585)
Sức ép của các láng giềng Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam như đã có hiệu quả. Nhân cuộc họp vào hôm qua 26/06/2014 tại Bangkok của Ủy hội sông Mêkông, Lào đã tuyên bố sẽ thực hiện thủ tục tham khảo ý kiến các láng giềng đối với dự án đập thủy điện Don Sahong mà họ muốn xây dựng trên sông Cửu Long.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 7251)
Hai con hổ bị vứt khỏi xe tải đã hồi tỉnh và rất hung dữ Bốn ngày sau khi bị những người đi trên chiếc xe tải lạ vứt lại trong đêm, hai cá thể hổ Đông Dương mới hết thuốc mê và ăn uống trở lại, chúng tỏ ra rất hung dữ.
20 Tháng Hai 2014(Xem: 6357)
Thành phố Mỹ Chicago đã phải hứng chịu bão tuyết và gió lạnh vào đầu năm 2014 khiến cho nước cũng phải đóng băng.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 6872)
Núi lửa Sinabung tại Indonesia phun những đám mây khí nóng và tro bụi vào không khí trên đảo Sumatra ngày hôm nay làm hàng chục ngàn người phải sơ tán.
19 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 7164)
Chính tại đây, chính quyền Việt Nam có kế hoạch xây dựng nhiều nhà máy điện hạt nhân trong thời gian hơn hai thập niên tới, trong đó hai nhà máy hạt nhân đầu tiên tại Ninh Thuận dự kiến sẽ được khởi công vào năm 2014. Dự án hạt nhân tại miền Trung Việt Nam gây nhiều lo ngại trong giới chuyên gia, trí thức và dân chúng.
09 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 6824)
Nếu mọi việc tốt đẹp thì năm ngày nữa « Thỏ Ngọc » của Trung Quốc sẽ đáp xuống mặt trăng, chậm hơn Mỹ Nga khoảng 40 năm. Phi thuyền Hằng Nga số 3 củaTrung Quốc đã được phóng đi vào sáng hôm nay mang theo xe thám hiểm địa hình tự động được đặt tên là « Ngọc Thố » phân tích địa chất và gửi hình ảnh ba chiều về trái đất từ khu vực « cầu vòng » còn bí ẩn.
14 Tháng Mười 2013(Xem: 6357)
Công ty Mars-One của Hà Lan cho biết, có hơn 200 ngàn người, thuộc 140 quốc gia, đăng ký lên sao Hỏa, chấp nhận một đi không trở lại và sống những ngày còn lại của mình trên hành tinh này.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 6448)
Hơn 200,000 người từ khắp thế giới đã đăng ký xin trở thành những người lập cư đầu tiên trên sao Hỏa, theo Mars One, một tổ chức phi lợi nhuận nói rằng họ sẽ thành lập một khu định cư vĩnh viễn cho người trên hành tinh đỏ vào năm 2023.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 7323)
''Hướng tới vô tận'': Cuốn sách mới của nhà thiên văn Trịnh Xuân Thuận
16 Tháng Năm 2013(Xem: 6686)
Thượng tuần tháng 06/2012, nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận đã từ Mỹ đến Paris nhận Giải thưởng Prix Mondial Cino Del Duca do giới Hàn lâm Pháp trao tặng. Trước đó, ông đã ghé Làng Mai - miền tây nam nước Pháp - thuyết trình về Khoa học và Phật giáo, đồng thời đối thoại với Thiền sư Nhất Hạnh về cái nhìn của đạo Phật đối với khoa học.