"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 10 JUNE 2015
Thủ tướng Nhật: Thế giới không chặn Trung Quốc, biển Đông sẽ thành Crimea
Hồng Thủy
08/06/15 07:00
(GDVN) - Thông điệp của Thủ tướng Abe khá rõ ràng, nếu thế giới không có phản ứng, Trung Quốc có thể châm ngòi một cuộc khủng hoảng địa chính trị lâu dài ở châu Á.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: SCMP
The Diplomat ngày 8/6 đưa tin, hôm qua các nhà lãnh đạo 7 nước công nghiệp phát triển còn gọi là G-7 đã tới Đức để thảo luận các vấn đề toàn cầu trong 2 ngày. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là đại diện duy nhất của châu Á tham dự cùng nguyên thủ 6 nước Canada, Pháp, Đức, Ý, Anh và Hoa Kỳ.
Ông Shinzo Abe đã tập trung truyền đạt những quan ngại của Nhật Bản về tình hình Biển Đông và an ninh châu Á - Thái Bình Dương với những người đồng chí hướng đến từ phương Tây. Tờ Japan Times cho biết, hoạt động bồi lấp xây đảo nhân tạo bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông đã đứng đầu chương trình nghị sự của Thủ tướng Nhật Bản.
Trong 18 tháng qua Trung Quốc đã hoàn thành công việc bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) đáng kể trên 7 rặng san hô (nước này nhảy vào) tranh chấp ở Biển Đông tại quần đảo Trường Sa và 1 đảo thuộc Hoàng Sa (cả 2 quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam - PV). Tại G-7, ông Shinzo Abe dự kiến sẽ so sánh hành động bành trướng leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông với sự kiện Nga sáp nhập Crimea.
Thông điệp của Thủ tướng Abe khá rõ ràng, nếu thế giới không có phản ứng, Trung Quốc có thể châm ngòi một cuộc khủng hoảng địa chính trị lâu dài ở châu Á. Ông sẽ tiếp tục thúc giục Bắc Kinh hành xử theo luật pháp quốc tế, trong khi phiên tòa Philippines khởi kiện đường lưỡi bò Trung Quốc sẽ bắt đầu phần tranh tụng vào tháng tới, còn Bắc Kinh vẫn kiên quyết từ chối tham gia.
G-7 được coi là một nhóm các quốc gia có cùng chí hướng và theo đuổi mục tiêu, giá trị chung. Hiện tại trên băng ghế dự bị của G-7, ông Shinzo Abe và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã khẳng định môi quan tâm của họ về các hoạt động (leo thang, gây hấn) của Trung Quốc ở Biển Đông. Tại diễn đàn G-7, Thủ tướng Shinzo Abe không chỉ đại diện cho lợi ích của Nhật Bản, mà còn là một phái viên đại diện hiện trạng cấu trúc an ninh khu vực châu Á.
Hồng Thủy
Nhật sắp tập trận lần 2 với Philippines tại Biển Đông
Thụy My
Các chiến hạm của Hải quân thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật gần Philippines tham gia cuộc tạp trận chung hai nước lần đầu từ ngày 12/5/2015.REUTERS
Nhật Bản có ý định đưa phi cơ tuần tra hiện đại P3-C Orion đến Philippines để tham gia cuộc tập trận tìm kiếm và cứu hộ trong tháng này. Reuters và AFP dẫn các nguồn tin quân sự hôm nay 09/06/2015 cho biết hai cựu thù trong Đệ nhị Thế chiến đang siết chặt hơn mối quan hệ, trong lúc Nhật tìm cách mở rộng sự hiện diện trên Biển Đông.
Căng thẳng tại Biển Đông đang tăng lên, nhất là từ khi Trung Quốc bắt đầu bồi đắp quy mô các đảo đá ngầm và rạn san hô tại quần đảo Trường Sa. Qua việc xây dựng đảo nhân tạo, Bắc Kinh muốn mở rộng ảnh hưởng tại vùng biển hàng năm có đến 5 tỉ đô la hàng hóa giao thương, mà đa số là hàng xuất đi và nhập về của Nhật Bản. Hoa Kỳ muốn các đồng minh châu Á tỏ ra cương quyết hơn, trước chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc - theo Washington.
Đề nghị tiến hành cuộc tập trận gần thủ đô Manila đã được đưa ra, sau khi Tổng thống Philippines Benigno Aquino viếng thăm Nhật Bản tuần trước để hội đàm với Thủ tướng Shinzo Abe. Hai nguyên thủ bày tỏ mối « quan ngại sâu sắc » trước việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo, vi phạm thỏa thuận năm 2002 với các nước trong khu vực.
AFP dẫn lời phát ngôn viên Hải quân Philippines Edgard Arevalo cho biết đây là cuộc tập trận chung thứ hai với Nhật, kéo dài từ 22 đến 26/6. Trước đó ngày 12/5, hai khu trục hạm của Nhật và một chiến hạm mới nhất của Philippines đã tập trận chung gần bãi cạn Scarborough, nay đang bị Trung Quốc kiểm soát.
Ông Tomohisa Takei, chánh văn phòng Lực lượng phòng vệ Nhật Bản nói với báo chí : « Chúng tôi sẽ loan báo các chi tiết như thời khóa biểu và các phương tiện tham gia tập trận, ngay khi kế hoạch được ấn định xong ». Còn phía Philippines cho biết thêm, Hải quân đôi bên sẽ trao đổi các chiến thuật, kỹ thuật mới trong các hoạt động trên biển sau này.
Nhật Bản muốn tham gia tuần tra trên Biển Đông cùng với Hoa Kỳ, để làm đối trọng trước sức mạnh đang lên của Trung Quốc. Các đồng minh thân thiết của Mỹ là Nhật và Philippines đang thương lượng một thỏa ước, và nếu đạt được thì các phi cơ Nhật như loại Lockheed Martin P3-C có thể sử dụng các căn cứ ở Philippines để tiếp nhiên liệu.
Phát ngôn viên Arevalo nói rằng Hải quân của Philippines và Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đang khảo sát khu vực huấn luyện, và nghiên cứu việc hợp tác kể cả trợ giúp nhân đạo và đối phó thảm họa.
Nhật Bản và Philippines hồi tháng Giêng đã ký kết một thỏa thuận về việc siết chặt quan hệ quân sự. Lần này hai nguyên thủ Aquino và Abe đồng ý chuyển giao công nghệ quốc phòng và thiết bị, để giúp Manila tăng cường lực lượng tuần tra tại vùng biển đang bị Trung Quốc áp đặt yêu sách chủ quyền với lực lượng hải quân hùng mạnh hơn. Thỏa thuận này có thể gồm cả việc Nhật xuất khẩu cho Philippines các thiết bị quân sự như máy bay trinh sát chống tàu ngầm và công nghệ radar./
RFI 09-06-2015
++++++++++++++++++++++++++++++++++
Đức Đạt Lai Lạt Ma trao chiếc khăn lụa trắng "Kata" biểu tượng cao quý của Phật giáo Tây Tạng cho Chủ tịch đảng Abe Shinzon tại Tokyo ngày 13 tháng 11, 2012. Ông Abe Shinzo sau này đắc cử Thủ tướng Nhật đã ra lời kêu gọi "Tự do cho Tây Tạng" khiến Trung Quốc tức giận. Ảnh Reuters
Thủ tướng Nhật: Thế giới không chặn Trung Quốc, biển Đông sẽ thành Crimea
Hồng Thủy
08/06/15 07:00
(GDVN) - Thông điệp của Thủ tướng Abe khá rõ ràng, nếu thế giới không có phản ứng, Trung Quốc có thể châm ngòi một cuộc khủng hoảng địa chính trị lâu dài ở châu Á.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: SCMP
The Diplomat ngày 8/6 đưa tin, hôm qua các nhà lãnh đạo 7 nước công nghiệp phát triển còn gọi là G-7 đã tới Đức để thảo luận các vấn đề toàn cầu trong 2 ngày. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là đại diện duy nhất của châu Á tham dự cùng nguyên thủ 6 nước Canada, Pháp, Đức, Ý, Anh và Hoa Kỳ.
Ông Shinzo Abe đã tập trung truyền đạt những quan ngại của Nhật Bản về tình hình Biển Đông và an ninh châu Á - Thái Bình Dương với những người đồng chí hướng đến từ phương Tây. Tờ Japan Times cho biết, hoạt động bồi lấp xây đảo nhân tạo bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông đã đứng đầu chương trình nghị sự của Thủ tướng Nhật Bản.
Trong 18 tháng qua Trung Quốc đã hoàn thành công việc bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) đáng kể trên 7 rặng san hô (nước này nhảy vào) tranh chấp ở Biển Đông tại quần đảo Trường Sa và 1 đảo thuộc Hoàng Sa (cả 2 quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam - PV). Tại G-7, ông Shinzo Abe dự kiến sẽ so sánh hành động bành trướng leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông với sự kiện Nga sáp nhập Crimea.
Thông điệp của Thủ tướng Abe khá rõ ràng, nếu thế giới không có phản ứng, Trung Quốc có thể châm ngòi một cuộc khủng hoảng địa chính trị lâu dài ở châu Á. Ông sẽ tiếp tục thúc giục Bắc Kinh hành xử theo luật pháp quốc tế, trong khi phiên tòa Philippines khởi kiện đường lưỡi bò Trung Quốc sẽ bắt đầu phần tranh tụng vào tháng tới, còn Bắc Kinh vẫn kiên quyết từ chối tham gia.
G-7 được coi là một nhóm các quốc gia có cùng chí hướng và theo đuổi mục tiêu, giá trị chung. Hiện tại trên băng ghế dự bị của G-7, ông Shinzo Abe và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã khẳng định môi quan tâm của họ về các hoạt động (leo thang, gây hấn) của Trung Quốc ở Biển Đông. Tại diễn đàn G-7, Thủ tướng Shinzo Abe không chỉ đại diện cho lợi ích của Nhật Bản, mà còn là một phái viên đại diện hiện trạng cấu trúc an ninh khu vực châu Á.
Hồng Thủy
Nhật sắp tập trận lần 2 với Philippines tại Biển Đông
Thụy My
Các chiến hạm của Hải quân thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật gần Philippines tham gia cuộc tạp trận chung hai nước lần đầu từ ngày 12/5/2015.REUTERS
Nhật Bản có ý định đưa phi cơ tuần tra hiện đại P3-C Orion đến Philippines để tham gia cuộc tập trận tìm kiếm và cứu hộ trong tháng này. Reuters và AFP dẫn các nguồn tin quân sự hôm nay 09/06/2015 cho biết hai cựu thù trong Đệ nhị Thế chiến đang siết chặt hơn mối quan hệ, trong lúc Nhật tìm cách mở rộng sự hiện diện trên Biển Đông.
Căng thẳng tại Biển Đông đang tăng lên, nhất là từ khi Trung Quốc bắt đầu bồi đắp quy mô các đảo đá ngầm và rạn san hô tại quần đảo Trường Sa. Qua việc xây dựng đảo nhân tạo, Bắc Kinh muốn mở rộng ảnh hưởng tại vùng biển hàng năm có đến 5 tỉ đô la hàng hóa giao thương, mà đa số là hàng xuất đi và nhập về của Nhật Bản. Hoa Kỳ muốn các đồng minh châu Á tỏ ra cương quyết hơn, trước chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc - theo Washington.
Đề nghị tiến hành cuộc tập trận gần thủ đô Manila đã được đưa ra, sau khi Tổng thống Philippines Benigno Aquino viếng thăm Nhật Bản tuần trước để hội đàm với Thủ tướng Shinzo Abe. Hai nguyên thủ bày tỏ mối « quan ngại sâu sắc » trước việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo, vi phạm thỏa thuận năm 2002 với các nước trong khu vực.
AFP dẫn lời phát ngôn viên Hải quân Philippines Edgard Arevalo cho biết đây là cuộc tập trận chung thứ hai với Nhật, kéo dài từ 22 đến 26/6. Trước đó ngày 12/5, hai khu trục hạm của Nhật và một chiến hạm mới nhất của Philippines đã tập trận chung gần bãi cạn Scarborough, nay đang bị Trung Quốc kiểm soát.
Ông Tomohisa Takei, chánh văn phòng Lực lượng phòng vệ Nhật Bản nói với báo chí : « Chúng tôi sẽ loan báo các chi tiết như thời khóa biểu và các phương tiện tham gia tập trận, ngay khi kế hoạch được ấn định xong ». Còn phía Philippines cho biết thêm, Hải quân đôi bên sẽ trao đổi các chiến thuật, kỹ thuật mới trong các hoạt động trên biển sau này.
Nhật Bản muốn tham gia tuần tra trên Biển Đông cùng với Hoa Kỳ, để làm đối trọng trước sức mạnh đang lên của Trung Quốc. Các đồng minh thân thiết của Mỹ là Nhật và Philippines đang thương lượng một thỏa ước, và nếu đạt được thì các phi cơ Nhật như loại Lockheed Martin P3-C có thể sử dụng các căn cứ ở Philippines để tiếp nhiên liệu.
Phát ngôn viên Arevalo nói rằng Hải quân của Philippines và Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đang khảo sát khu vực huấn luyện, và nghiên cứu việc hợp tác kể cả trợ giúp nhân đạo và đối phó thảm họa.
Nhật Bản và Philippines hồi tháng Giêng đã ký kết một thỏa thuận về việc siết chặt quan hệ quân sự. Lần này hai nguyên thủ Aquino và Abe đồng ý chuyển giao công nghệ quốc phòng và thiết bị, để giúp Manila tăng cường lực lượng tuần tra tại vùng biển đang bị Trung Quốc áp đặt yêu sách chủ quyền với lực lượng hải quân hùng mạnh hơn. Thỏa thuận này có thể gồm cả việc Nhật xuất khẩu cho Philippines các thiết bị quân sự như máy bay trinh sát chống tàu ngầm và công nghệ radar./
RFI 09-06-2015
++++++++++++++++++++++++++++++++++
Đức Đạt Lai Lạt Ma trao chiếc khăn lụa trắng "Kata" biểu tượng cao quý của Phật giáo Tây Tạng cho Chủ tịch đảng Abe Shinzon tại Tokyo ngày 13 tháng 11, 2012. Ông Abe Shinzo sau này đắc cử Thủ tướng Nhật đã ra lời kêu gọi "Tự do cho Tây Tạng" khiến Trung Quốc tức giận. Ảnh Reuters