"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 29 JUNE 2015
Thử thách cho giòng họ Bush
Sau 6 tháng trời chuẩn bị thăm dò dư luận quần chúng và quyên góp sự ủng hộ tài chánh, cuộc vận động chạy đua vào Toà Bạch Ốc của cựu thống đốc Jeb Bush, ứng viên nổi tiếng và sáng giá nhất của đảng Cộng Hoà, đã được chính thức hoá bằng một bài diễn văn nhập cuộc đọc trước cử toạ tại trường Miami Dade University ở tiểu bang Florida vào ngày thứ Hai đầu tuần này. Địa điểm này được lựa chọn vì đây là một đại học có số lượng đông đảo sinh viên thuộc đủ mọi tầng lớp và bao gồm nhiều sắc dân đa dạng, biểu tượng cho một quốc gia đa chủng mà ứng cử viên Jeb Bush có tham vọng muốn trở thành nhà lãnh đạo trong những năm tới.
Cách đây không lâu, gần như mọi người, kể cả chính đương sự, đều không nghĩ rằng Jeb Bush sẽ nhảy vào cuộc tranh đua này, được xem là rất gian nan, tốn kém và vất vả. Ngay cả bà mẹ ruột của ông, cựu đệ nhất phu nhân Barbara Bush, vào tháng 4 năm 2013, cũng đã có câu phát ngôn “để đời” khi được hỏi trong một cuộc phỏng vấn trên đài NBC rằng bà nghĩ sao về chuyện cậu con thứ Jeb Bush sẽ ra tranh cử vào năm 2016: “Cho đến nay, tôi thấy hắn là ứng viên sáng giá và đầy đủ tiêu chuẩn nhất. Nhưng tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ là một đại cường quốc. Cho nên đất nước này còn có rất nhiều người khác cũng có đầy đủ tiêu chuẩn (để trở thành tổng thống), và chúng ta thì cũng đã quá có nhiều ông tổng thống mang họ Bush rồi.”
Lời phát biểu bộc trực của bà Barbara Bush đã khiến cho những người trong gia đình cùng xuất hiện trong buổi phỏng vấn hôm đó (gồm có con dâu cả là bà Laura, cũng là cựu đệ nhất phu nhân và 2 cô cháu nội Jenna và Barbara) có phần nào hơi chưng hửng. Sau đó, khi được phóng viên của đài truyền hình CNN hỏi để so sánh rằng lời bình phẩm này có đúng là “vô giá” (priceless) hay không giống như câu nói trong mẩu quảng cáo bất hủ của thẻ tín dụng Mastercard, chính ông Jeb Bush cũng đồng ý với câu phúc đáp: “Priceless indeed” (Đúng là vô giá!).
Tuy nhiên, cách nay 6 tháng, ông Jeb Bush đã bật mí cho mọi người biết là ông cũng đang nghĩ tới chuyện có nên hay không tham dự vào cuộc chạy đua lần này. Từ đó thì cuộc vận động bên đảng Cộng Hoà bỗng trở nên sôi động và hào hứng hơn để giới truyền thông phân tích, và quần chúng cũng được dịp bàn tán nhiều thêm. Gần như mọi người đều cảm nhận rằng nước Mỹ có lẽ sẽ khó chấp nhận hình ảnh một gia đình có 3 người được làm tổng thống của Hoa Kỳ, tương tự như cảm nghĩ lúc ban đầu của bà Barbara Bush, và như thế thì có lẽ ông Jeb Bush sẽ chẳng dại để nhập cuộc vì có thể chuốc lấy thảm bại. Thật ra cũng có nhiều chính trị gia tham dự vào các cuộc tranh cử là để nhằm lấy tiếng nhiều hơn là hy vọng thắng cử, nhất là ở vòng bầu cử sơ bộ. Nhưng ông Jeb Bush không phải là hạng người đó, bởi vì tên tuổi của ông đã được quá nhiều người dân Mỹ biết tiếng, và nếu ông có ra tranh cử là chỉ để mong giành được thắng lợi.
Phải chăng cũng có nhiều lý do khác rất mạnh mẽ để thuyết phục ông Jeb Bush phải thay đổi những suy nghĩ lúc ban đầu? Đầu tiên là cuộc bầu cử vào năm 2016 lần này sẽ là một cuộc đua mở rộng vì không có tổng thống đương nhiệm ra tái tranh cử, hiểu theo nghĩa là ai cũng có thể nhập cuộc và cũng có xác suất thành công ngang ngửa nhau (trên lý thuyết) để có thể trở thành chủ nhân của Toà Bạch Ốc trong 4 năm tới.
Kế đến là bên phe Cộng Hoà (cũng trên lý thuyết là có xác suất khá cao để giành lại Bạch Cung sau 8 năm cầm quyền của TT Barack Obama thuộc phe Dân Chủ) lại có quá nhiều chính trị gia có tham vọng nhưng lại không có nhân vật nào được coi là có tầm cỡ và sáng giá nhất. Cho đến nay đã có hơn một chục ông bà ứng viên chính thức nhập cuộc, và con số cuối cùng có thể lên đến gần 20 người tham dự (dù rằng đài truyền hình FOX muốn giới hạn bằng cách áp đặt các mô hình tranh luận và chỉ giành cho các ứng viên thuộc loại có tầm cỡ).
Ứng viên được coi là có thành tích vững vàng và sáng giá nhất trước đây, cựu thống đốc Mitt Romney, thì lại quyết định loan báo chính thức rút lui vào cuối năm ngoái, có lẽ vì đã mệt mỏi sau hai cuộc chạy đua vất vả và rất tốn kém trong hai năm 2008 và 2012. Có thể quyết định rút lui của ông Mitt Romney đã khiến cho ông Jeb Bush càng mạnh dạn nghĩ đến việc dấn thân vào cuộc chạy đua lần này, bởi vì cả hai nhân vật này đều được coi là những tên tuổi được chấp nhận bởi “tổ chức chính quy”, một thứ “bộ máy của đảng” (establishment), tức là hệ thống cầm quyền của đảng bao gồm phần lớn các viên chức kỳ cựu cũng như đa số các nhà tài trợ trung thành lâu đời.
Vì thế cho nên, tuy người đầu tiên lên tiếng nhập cuộc vào cuối tháng 4 vừa qua là ông Ted Cruz, nghị sĩ liên bang tại Texas, rồi sau đó là một loạt cả chục người khác cũng nhập cuộc theo, báo giới tại Hoa Kỳ vẫn chờ đợi sự lên tiếng chính thức của ông Jeb Bush. Và trong thực tế thì cuộc vận động của ông vẫn diễn ra một cách mạnh mẽ từ nhiều tháng qua với nhiều cuộc xuất hiện để quyên góp tài chánh rất dồi dào diễn ra khắp nơi. Chỉ riêng từ đây đến cuối tháng, ông Jeb Bush sẽ xuất hiện tại ít nhất là 11 thành phố khác nhau trên nước Mỹ cho mục đích gây quỹ vận động. Theo tường thuật của nhà báo Steve Peoples của hãng thông tấn AP, chỉ riêng hai cuộc gặp gỡ trong chốn riêng tư sắp tới, một tại Union Station ở Washington và một tại Seventh Avenue ở New York, cũng sẽ thu về ít nhất là 2 triệu Mỹ-kim từ danh sách khoảng 75 người sẵn sàng ủng hộ hết mình.
Dù rằng đã cố gắng nhấn mạnh đến khả năng và thành tích của riêng mình chứ không phải chỉ dựa vào tên tuổi và uy tín của ông bố và người anh cả đều đã từng là tổng thống, nhưng có lẽ ông Jeb Bush cũng không thể nào tránh khỏi những hình ảnh so sánh giữa cuộc vận động lần này của ông với những lần sửa soạn của các bậc cha, anh đã đi trước.
Chúng ta nhớ lại là vào tháng 10 năm 1987, sau khi hoàn tất chuyến công du kéo dài 10 ngày qua nhiều nước tại Âu Châu với những bài diễn văn có tính thách đố với Liên Sô lúc bấy giờ, ông phó tổng thống George H. W. Bush (lúc đó 63 tuổi) đã xuất hiện tại một diễn đàn ở thành phố Houston, Texas, được coi như là quê nhà thứ hai của ông, để chính thức loan báo quyết định sẽ ra tranh cử tổng thống, một cuộc vận động được tổ chức rất khéo léo với một ngân quỹ rất dồi dào.
Gần đúng 28 năm sau, vào ngày 15 tháng 6 năm 2015, ông cựu thống đốc 62 tuổi của Florida là Jeb Bush cũng lựa chọn quê hương thứ hai của mình là Miami, để đăng đàn loan báo quyết định ra tranh cử, cũng sau một chuyến đi thăm các nước ở Âu Châu và lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ TT Vladimir Putin của Nga. Lần này, cuộc vận động của ông cũng được đánh giá là sẽ có một ngân quỹ dồi dào không kém, nhưng có phần không được tổ chức khéo léo hay quy củ bằng cuộc vận động của người bố.
Dường như định mệnh trớ trêu đã khiến cho hai anh con trai của nhà họ Bush chưa chứng tỏ được khả năng và tài ba khéo léo theo đúng nghĩa của câu “con hơn cha, nhà có phúc”. Vào năm 1991, cuộc chiến do Hoa Kỳ lãnh đạo (dưới thời TT Bush Bố) để đánh đuổi quân Iraq của nhà độc tài Saddam Hussein ra khỏi nước Kuwait đã được hầu hết các nước trên thế giới nhiệt liệt tham gia và đóng góp phần lớn tiền bạc, mang lại tiếng thơm cho Hoa Kỳ trong một cuộc chiến đầy chính nghĩa. Nhưng đến khi cậu Bush Con quyết định tấn công Iraq để lật đổ nhà độc tài Saddam Hussein trong Cuộc Chiến Vùng Vịnh lần thứ hai vào năm 2003, Hoa Kỳ lại bị nhiều đồng minh tẩy chay hoặc chống đối, khiến cho ngân sách của nước Mỹ bị thâm thủng hàng ngàn tỷ Mỹ-kim trong một cuộc chiến phi chính nghĩa vì được dựa trên những tin tức tình báo hoàn toàn sai lầm hoặc được thổi phồng quá lố, khiến cho Hoa Kỳ bị sứt mẻ uy tín trầm trọng trên trường quốc tế, và còn phải tiếp tục bị liên luỵ nhức nhối cho đến ngày nay.
Cuộc chạy đua của ông Jeb Bush lần này có nhiều điều mâu thuẫn khó giải quyết dù rằng mọi người đều đã thấy rõ từ lâu. Nếu xét về mặt lý thuyết, ứng viên có đầy đủ tiêu chuẩn rất lý tưởng cho đảng Cộng Hoà trong cuộc tranh cử lần này phải là một cựu thống đốc của một tiểu bang ngang ngửa quan trọng như Florida (để dễ dàng giành phiếu về phía mình). Thêm vào đó, người này cần phải có nhiều kinh nghiệm trong lãnh vực tư (để khỏi bị chỉ trích là thành phần chính trị gia ngồi lì trong chính quyền nên chỉ thích phung phí ngân sách nhà nước). Sau đó, ứng viên này lại cũng cần phải một thành tích theo lập trường bảo thủ về các đề tài xã hội. Và nếu như ứng viên này lại biết nói thông thạo tiếng Tây-ban-nha không thua gì tiếng Anh thì đây quả là một yếu tố rất quan trọng để dễ dàng thu hút số lớn cử tri gốc Latino rất cần thiết cho triển vọng thắng cử. Khối dân này vốn là một khối cử tri càng ngày càng phát triển mạnh, nhưng lại không có thiện cảm với 2 ứng viên Cộng Hoà trước đây là John McCain và Mitt Romney và đã góp phần không nhỏ trong việc khiến hai ông bị thất cử trước một ứng viên da đen tầm thường là Barack Obama.
Ứng viên đầy đủ tiêu chuẩn đó quả thật đã có mặt ngoài đời, nhưng giá như ông ta không mang cái giòng họ Bush thì có lẽ đã trở thành một ứng viên sáng giá được đông đảo quần chúng và các nhà ủng hộ tài chánh bên đảng Cộng Hoà sẵn sàng quy về dưới trướng để ủng hộ mạnh mẽ trong cuộc chạy đua lần này. Và đó chính là tình trạng “dùng dằng nửa ở nửa đi” mà ông Jeb Bush (cũng như bà mẹ Barbara và nhiều thân nhân khác) đã phải lấn cấn trong thời gian qua và sẽ còn phải tiếp tục lấn cấn trong thời gian sắp tới. Kết quả sau cùng trong cuộc bầu cử vào tháng 11 năm 2016 sẽ cho mọi người biết rõ chuyện “lợi bất cập hại” hay không khi ông Jeb Bush đã trót sinh ra trong một gia đình có thể được xếp vào hạng “danh gia vọng tộc” trong chính trường nước Mỹ.
Dĩ nhiên, cái họ Bush nổi tiếng, lại vừa là con vừa là em trai của hai cựu tổng thống, cũng giúp đem lại rất nhiều lợi thế cho ông Jeb hiện nay. Những mối liên lạc quan trọng hoặc ảnh hưởng lâu năm của hai người đi trước đã giúp cho Jeb Bush thu góp được một số lượng đáng kể những người sẵn sàng ủng hộ về công sức và tiền bạc, vốn rất cần thiết cho một cuộc vận động kéo dài và tốn kém nhất trong tất cả những cuộc tranh cử tổng thống trên thế giới. Trong chuyến viếng thăm mới đây sang nước Đức, dù chỉ là một cựu thống đốc tiểu bang và chưa hề nắm giữ chức vụ nào trong chính quyền liên bang tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn (Washington), nhưng ông Jeb Bush cũng đã được Thủ Tướng Angela Merkel của Đức hoan hỉ tiếp đón.
Cựu thống đốc Jeb Bush được Thủ Tướng Angela Merkel niềm nở tiếp đón tại Đức (hình The Economist)
Tuy đã mở một cuộc viếng thăm nhiều quốc gia tại Âu Châu, nhưng những tư tưởng hay nhận định của ông Jeb Bush cũng không có gì đặc sắc hay mới lạ so với các ứng viên khác trong phe Cộng Hoà, và nhiều phần là cũng sẽ không mang tính cách quyết định cho hướng đi hoặc triển vọng thành công cho cuộc vận động lần này. Thành tích đối nội của ông trong thời gian làm thống đốc tiểu bang Florida trong hai nhiệm kỳ liên tiếp từ năm 1999 đến 2007 có lẽ mang tính quyết định hơn cho sự thành bại lần này.
Nhưng người ta cũng có thể có hai cách nhìn rất chủ quan và đối nghịch về thành tích của ông Jeb Bush theo kiểu “xấu đẹp tuỳ người đối diện”. Với những ai thích đánh bóng về thành tích bảo thủ vững bền của ông, người ta cho rằng trong thời gian cầm quyền tại thủ phủ Tallahassee của Florida trong 8 năm, ông Jeb Bush đã đẩy mạnh chính sách cắt giảm thuế, nới rộng một cách thoải mái quyền của người dân được sử dụng hay sở hữu súng ống khá tự do. Chính quyền tiểu bang dưới thời ông Jeb Bush cũng ngăn cản quyền phá thai của phụ nữ, loại bỏ những chính sách nâng đỡ các sinh viên gốc thiểu sổ được gia nhập vào các trường đại học công lập, và đẩy mạnh chương trình cấp phiếu tài trợ học đường (school-voucher) cho các gia đình nhà giầu dùng tiền này để cho con đi học trường tư thay vì đi đến trường công lập.
Những người khác muốn đưa ra một hình ảnh ôn hoà và thực dụng (pragmatic) hơn thì cho rằng chính quyền Jeb Bush sẵn sàng dùng tiền thuế của dân để tài trợ cho các hãng xưởng nếu như họ chịu dọn sang tiểu bang Florida. Ngoài ra, ông Jeb Bush cũng mạnh mẽ yêu cầu chính quyền liên bang yểm trợ tài chánh vào các dự án trùng tu hay nâng cấp hạ tầng cơ sở như khai quang, dọn dẹp khu sinh thái Everglades, gia tăng ngân sách giáo dục học đường. Ông cũng là người ủng hộ mạnh mẽ chính sách nâng đỡ khối di dân lậu hiện đang sinh sống tại Mỹ, nhằm giúp họ có cơ hội được hợp-thức-hoá tình trạng di trú của mình (một lập trường đối nghịch với phần lớn với các ứng viên khác trong đảng Cộng Hoà).
Ông Jeb Bush đã từng ví von rằng giá như TT Ronald Reagan, một nhân vật được nhiều cử tri bảo thủ đề cao như một người hùng, còn tại thế và tham gia vào chính trường ngày nay, thì có lẽ chính ông Reagan cũng sẽ bị nhiều thành phần cử tri bảo thủ cực đoan hiện nay chống đối (đặc biệt là khối cử tri bảo thủ tham dự trong vòng bầu cử sơ bộ). Chính vì thế mà ông Jeb Bush đã từng nhận định rằng một ứng viên của đảng Cộng Hoà có thể cần phải “thua cuộc bầu cử sơ bộ để có thể thắng cuộc bầu cử chính trên toàn quốc”.
Trường hợp này đã xảy ra trong nhiều cuộc bầu cử tiểu bang khi những ứng viên đắc cử tại vòng sơ bộ trong đảng Cộng Hoà lại là những khuôn mặt bảo thủ cực đoan (do phe Tea Party ủng hộ) sau khi họ đã hất cẳng được những ứng viên bảo thủ ôn hoà hơn. Nhưng khi tiến vào cuộc bầu cử chính vào cuối năm thì những ứng cử viên bảo thủ quá khích này lại bị thất cử trước ứng viên của đảng Dân Chủ vì phần lớn các cử tri độc lập không muốn ủng hộ cho các ứng viên quá khích. Thật vậy, giả sử như những tên tuổi cực đoan như Ted Cruz hoặc Rand Paul được thắng cử trong vòng sơ bộ sắp tới để trở thành ứng viên chính thức của đảng Cộng Hoà thì triển vọng của phe Dân Chủ giữ vững Toà Bạch Ốc coi như rất chắc ăn lần này.
Tiểu sử của ông Jeb Bush cũng rất ly kỳ, có nhiều điểm tích cực để những người ủng hộ có thể hãnh diện đem khoe. Trong gia đình, ông được đánh giá là người con ngoan, học giỏi và thông minh hơn cậu con cả George W. Bush. Sau khi theo học và tốt nghiệp tại trường đại học Texas ở Austin, ông ta quyết định đi làm tại một ngân hàng tại nước Venezuela để từ đó mới có cơ hội làm quen với một thiếu nữ người Latino có tên là Columba trước khi kết duyên chồng vợ. Nhờ vậy mà tiếng Tây-ban-nha được sử dụng rộng rãi trong gia đình của Jeb Bush, đem lại một lợi thế không nhỏ cho đương sự và cậu con trai của gia đình (George P. mới đây được đắc cử chức vụ bộ trưởng Bộ Điền Địa tại Texas).
Ra tranh cử chức vụ thống đốc Florida lần đầu vào năm 1994, Jeb Bush để lộ sự nóng tính và thiếu kiên nhẫn của mình khi lên tiếng đòi dẹp bỏ nhiều phủ bộ trong chính quyền tiểu bang. Dù vậy, ông cũng chỉ thất bại khá khít khao trước người đương quyền là Thống đốc Lawton Chiles. Bốn năm sau đó, ông đã trở nên khôn ngoan và điềm đạm hơn, cộng với khả năng nói lưu loát tiếng Tây-ban-nha, nên đã dễ dàng thu hút cử tri tại đây để giành lấy chiến thắng. Đến năm 2002, ông cũng được tái đắc cử dễ dàng, trở thành người đầu tiên ngồi tại chức thống đốc trong 2 nhiệm kỳ liên tiếp tại Florida.
Thành tích đáng khen của Jeb Bush là chủ trương một lập trường rất bảo thủ nhưng lại không gây khó chịu hoặc bực tức cho nhiều khối dân còn lại trong tiểu bang Florida. Ông đẩy mạnh việc thiết lập đạo luật “Stand Your Ground”, cho phép những người có súng ống được quyền tự vệ nếu như cảm thấy mình đang bị uy hiếp, cho phép hoặc buộc những nơi bán giấy phép đi săn hoặc đi câu được quyền cấp đơn xin thẻ cử tri, cho phép những người có giấy phép mang súng trong người tại những tiểu bang khác có quyền tự do đến Florida mà không cần phải báo cáo với chính quyền sở tại. Ông cũng can thiệp mạnh trong việc tranh luận giữa hai khối chống phá thai (pro-life) và ủng hộ quyền phá thai của phụ nữ (pro-choice), gây sôi nổi một thời với việc ban hành một đạo luật cho phép gắn ống nuôi dưỡng vào bệnh nhân Terry Schiavo dù rằng cô này đã nằm trong tình trạng thực vật, mê man nửa sống nửa chết trong suốt 13 năm trời (và ông chồng thì mong cho vợ mình được sớm ra đi một cách nhẹ nhàng và thanh thản trong khi bố mẹ thì cứ đòi giữ nguyên vì mong chờ vào một phép lạ cứu sống).
Việc một chính trị gia như Jeb Bush với thành tích bảo thủ vững chắc như trên lại bị nhiều cử tri phe Cộng Hoà nhìn với một con mắt đầy nghi kỵ (nhất là thành phần cử tri hăng hái nhất trong vòng bầu cử sơ bộ) cho thấy là con đường của đảng Cộng Hoà đang đi theo chiều hướng cực hữu có phần rất quá khích kể từ sau khi một chính trị gia gốc da đen có tên là Barack Obama được lên làm tổng thống.
Dưới mắt nhìn của những thành phần bảo thủ trung kiên trong đảng Cộng Hoà, ông Jeb Bush có hai khuyết điểm rất lớn, nếu không muốn nói là 2 cái tội khó tha thứ được cho các chính trị gia theo phe bảo thủ. Thứ nhất là chính sách khoan dung đối với thành phần di dân lậu. Tuy đa số người dân trên nước Mỹ đều có cái nhìn rộng lượng, nhân bản và thực dụng hơn trong đề tài này (làm sao có thể tống khứ được con số hơn 12 triệu di dân lậu hiện đang sinh sống lâu năm trên nước Mỹ?), nhưng hầu hết những chính trị gia bảo thủ khác đều không dám lên tiếng ủng hộ cho khối di dân đáng thương này. Ngay cả hai chính trị gia có phần ôn hoà là Mitt Romney (trước đây) và Marco Rubio (nghị sĩ tại Florida hiện nay) cũng đã phải rút lại những lập trường khoan dung đối với khối di dân lậu sau khi gặp sự lên tiếng chống đối mạnh mẽ từ nhiều thành phần dân chúng bảo thủ cực đoan.
Chính sách thứ nhì của ông Jeb Bush cũng bị chống đối mạnh mẽ bởi thành phần cử tri bảo thủ quá khích là việc ông ủng hộ cho một chương trình mang tên là Common Core, chủ trương thiết lập một số những tiêu chuẩn chung về khả năng học đường mà các học sinh trên toàn quốc cần phải đạt được để có thể lên lớp mỗi năm. Đây là một tiêu chuẩn tốt, đáng khen, nhưng thường bị phe bảo thủ cực đoan chống đối hoặc chỉ trích vô lối với lời cáo buộc rằng đó là một hình thức chính quyền liên bang muốn xen lấn vào chuyện nội bộ của tiểu bang để từ đó nới rộng quyền hành và sức mạnh của mình.
Nhưng trong thời gian tới đây, ông Jeb Bush cũng còn sẽ phải đối mặt với nhiều lời chỉ trích từ nhiều phía, bạn (trong nội bộ đảng Cộng Hoà) cũng như thù (phe Dân Chủ), trên nhiều hồ sơ khác nhau. Một trong những điểm khá nhức nhối là việc đánh giá về thành tích của người anh cả của ông, tức là cựu TT Bush Con trên hồ sơ cuộc chiến tại Iraq.
Thí dụ điển hình là trong giữa tháng 5 vừa qua, ông Jeb Bush được phỏng vấn trong một cuộc nói chuyện trên đài Fox News liên quan đến cuộc chiến tại Iraq, sau khi đã xảy ra chuyện một cô học sinh trước đó đã chất vấn gắt gao ông và cáo buộc rằng chính anh của ông là TT Bush Con mới chính là người đã gây sự hiện hữu của tổ chức Hồi giáo quá khích ISIS (khi dẹp bỏ quân đội gốc Sunni dưới thời chính quyền Saddam Hussein).
Ông Jeb Bush đã lúng túng thấy rõ xuyên qua những câu trả lời bất nhất của ông trải dài trong vòng 3 ngày trời. Thoạt đầu, ông cho rằng nếu là tổng thống vào lúc đó, ông sẵn sàng ra lệnh tấn công Iraq dựa vào tin tức tình báo vào thời ấy. Rồi sau đó, ông lại cải chính và nói rằng ông không hiểu rõ câu hỏi của người phóng viên. Nhưng sau đó không lâu, ông lại thay đổi ý nghĩ và nói rằng ông sẽ quyết định kiểu khác, nhưng lại không chịu nói rõ kiểu khác đó là chính sách như thế nào, có tấn công hay không. Để rồi sau cùng, ông đành phải thú nhận rằng nếu như chúng ta biết được rõ ràng như chúng ta biết được sau này (tức là tin tức tình báo sai lạc vào lúc đó về cái gọi là kho vũ khí độc hại của Saddam Hussein) thì có lẽ ông sẽ không cho đưa quân đến Iraq (tức là mặc nhiên phủ nhận hoặc chỉ trích các chính khách bảo thủ kỳ cựu như hai ông cựu tổng thống Bush Con và phó tổng thống Dick Cheney).
Dù gì đi nữa, theo bài bình luận trên tạp chí The Economist, thì thời gian và yếu tố may mắn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến vận mạng hay sự nghiệp của nhiều chính trị gia. Điều may mắn đầu tiên cho ông Jeb Bush là ông rời khỏi chính trường vào đầu năm 2007 với tỉ lệ ủng hộ của dân chúng khá cao, một phần vì tài điều hành khéo léo của ông, cũng như không xảy ra biến cố tai hại nào khác. Nếu như ông còn tại chức thêm một nhiệm kỳ thứ ba, thì có lẽ ông cũng sẽ giống như người anh cả là phải chứng kiến sự suy thoái kinh tế trầm trọng trên toàn quốc cũng như tại tiểu bang Florida, bị thiệt hại nặng nề do hậu quả của thị trường địa ốc vì nợ xấu (subprime loans) và kỹ nghệ du lịch cũng bị ảnh hưởng theo. Và có lẽ từ đó ông sẽ không còn có tham vọng trở lại chính trường lần nữa.
Nhưng vận may đã đến với ông, khá hơn với ông bố và người anh cả, phải ra đi trong khi tỉ lệ ủng hộ của dân chúng đang xuống ở mức thấp nhất trong sự nghiệp chính trị của mình.
Liệu lần này, điều may mắn đó có thể trở lại với ông Jeb Bush lần nữa hay không, chúng ta cũng đành phải ngồi chờ xem trong những tháng ngày tới đây. Có tí điều không may là đúng một ngày sau khi ông loan báo nhập cuộc, thì nhà tỷ phú (bựa, và hợm hĩnh) Donald Trump cũng chính thức lên tiếng tham gia vào cuộc tranh cử sơ bộ này. Thành ra, báo giới cũng giành nhiều trang giấy và thời gian để nhắc đến chính trị gia thích chơi nổi này (dù là với tính cách chễ riễu nhiều hơn là tường thuật), khiến cho ông Jeb Bush mất đi nhiều cơ hội để cho giới truyền thông nhắc đến nhiều hơn cho quần chúng xem.
MAI LOAN
Houston, Texas ngày 15/06/2015
Thử thách cho giòng họ Bush
Sau 6 tháng trời chuẩn bị thăm dò dư luận quần chúng và quyên góp sự ủng hộ tài chánh, cuộc vận động chạy đua vào Toà Bạch Ốc của cựu thống đốc Jeb Bush, ứng viên nổi tiếng và sáng giá nhất của đảng Cộng Hoà, đã được chính thức hoá bằng một bài diễn văn nhập cuộc đọc trước cử toạ tại trường Miami Dade University ở tiểu bang Florida vào ngày thứ Hai đầu tuần này. Địa điểm này được lựa chọn vì đây là một đại học có số lượng đông đảo sinh viên thuộc đủ mọi tầng lớp và bao gồm nhiều sắc dân đa dạng, biểu tượng cho một quốc gia đa chủng mà ứng cử viên Jeb Bush có tham vọng muốn trở thành nhà lãnh đạo trong những năm tới.
Cách đây không lâu, gần như mọi người, kể cả chính đương sự, đều không nghĩ rằng Jeb Bush sẽ nhảy vào cuộc tranh đua này, được xem là rất gian nan, tốn kém và vất vả. Ngay cả bà mẹ ruột của ông, cựu đệ nhất phu nhân Barbara Bush, vào tháng 4 năm 2013, cũng đã có câu phát ngôn “để đời” khi được hỏi trong một cuộc phỏng vấn trên đài NBC rằng bà nghĩ sao về chuyện cậu con thứ Jeb Bush sẽ ra tranh cử vào năm 2016: “Cho đến nay, tôi thấy hắn là ứng viên sáng giá và đầy đủ tiêu chuẩn nhất. Nhưng tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ là một đại cường quốc. Cho nên đất nước này còn có rất nhiều người khác cũng có đầy đủ tiêu chuẩn (để trở thành tổng thống), và chúng ta thì cũng đã quá có nhiều ông tổng thống mang họ Bush rồi.”
Lời phát biểu bộc trực của bà Barbara Bush đã khiến cho những người trong gia đình cùng xuất hiện trong buổi phỏng vấn hôm đó (gồm có con dâu cả là bà Laura, cũng là cựu đệ nhất phu nhân và 2 cô cháu nội Jenna và Barbara) có phần nào hơi chưng hửng. Sau đó, khi được phóng viên của đài truyền hình CNN hỏi để so sánh rằng lời bình phẩm này có đúng là “vô giá” (priceless) hay không giống như câu nói trong mẩu quảng cáo bất hủ của thẻ tín dụng Mastercard, chính ông Jeb Bush cũng đồng ý với câu phúc đáp: “Priceless indeed” (Đúng là vô giá!).
Tuy nhiên, cách nay 6 tháng, ông Jeb Bush đã bật mí cho mọi người biết là ông cũng đang nghĩ tới chuyện có nên hay không tham dự vào cuộc chạy đua lần này. Từ đó thì cuộc vận động bên đảng Cộng Hoà bỗng trở nên sôi động và hào hứng hơn để giới truyền thông phân tích, và quần chúng cũng được dịp bàn tán nhiều thêm. Gần như mọi người đều cảm nhận rằng nước Mỹ có lẽ sẽ khó chấp nhận hình ảnh một gia đình có 3 người được làm tổng thống của Hoa Kỳ, tương tự như cảm nghĩ lúc ban đầu của bà Barbara Bush, và như thế thì có lẽ ông Jeb Bush sẽ chẳng dại để nhập cuộc vì có thể chuốc lấy thảm bại. Thật ra cũng có nhiều chính trị gia tham dự vào các cuộc tranh cử là để nhằm lấy tiếng nhiều hơn là hy vọng thắng cử, nhất là ở vòng bầu cử sơ bộ. Nhưng ông Jeb Bush không phải là hạng người đó, bởi vì tên tuổi của ông đã được quá nhiều người dân Mỹ biết tiếng, và nếu ông có ra tranh cử là chỉ để mong giành được thắng lợi.
Phải chăng cũng có nhiều lý do khác rất mạnh mẽ để thuyết phục ông Jeb Bush phải thay đổi những suy nghĩ lúc ban đầu? Đầu tiên là cuộc bầu cử vào năm 2016 lần này sẽ là một cuộc đua mở rộng vì không có tổng thống đương nhiệm ra tái tranh cử, hiểu theo nghĩa là ai cũng có thể nhập cuộc và cũng có xác suất thành công ngang ngửa nhau (trên lý thuyết) để có thể trở thành chủ nhân của Toà Bạch Ốc trong 4 năm tới.
Kế đến là bên phe Cộng Hoà (cũng trên lý thuyết là có xác suất khá cao để giành lại Bạch Cung sau 8 năm cầm quyền của TT Barack Obama thuộc phe Dân Chủ) lại có quá nhiều chính trị gia có tham vọng nhưng lại không có nhân vật nào được coi là có tầm cỡ và sáng giá nhất. Cho đến nay đã có hơn một chục ông bà ứng viên chính thức nhập cuộc, và con số cuối cùng có thể lên đến gần 20 người tham dự (dù rằng đài truyền hình FOX muốn giới hạn bằng cách áp đặt các mô hình tranh luận và chỉ giành cho các ứng viên thuộc loại có tầm cỡ).
Ứng viên được coi là có thành tích vững vàng và sáng giá nhất trước đây, cựu thống đốc Mitt Romney, thì lại quyết định loan báo chính thức rút lui vào cuối năm ngoái, có lẽ vì đã mệt mỏi sau hai cuộc chạy đua vất vả và rất tốn kém trong hai năm 2008 và 2012. Có thể quyết định rút lui của ông Mitt Romney đã khiến cho ông Jeb Bush càng mạnh dạn nghĩ đến việc dấn thân vào cuộc chạy đua lần này, bởi vì cả hai nhân vật này đều được coi là những tên tuổi được chấp nhận bởi “tổ chức chính quy”, một thứ “bộ máy của đảng” (establishment), tức là hệ thống cầm quyền của đảng bao gồm phần lớn các viên chức kỳ cựu cũng như đa số các nhà tài trợ trung thành lâu đời.
Vì thế cho nên, tuy người đầu tiên lên tiếng nhập cuộc vào cuối tháng 4 vừa qua là ông Ted Cruz, nghị sĩ liên bang tại Texas, rồi sau đó là một loạt cả chục người khác cũng nhập cuộc theo, báo giới tại Hoa Kỳ vẫn chờ đợi sự lên tiếng chính thức của ông Jeb Bush. Và trong thực tế thì cuộc vận động của ông vẫn diễn ra một cách mạnh mẽ từ nhiều tháng qua với nhiều cuộc xuất hiện để quyên góp tài chánh rất dồi dào diễn ra khắp nơi. Chỉ riêng từ đây đến cuối tháng, ông Jeb Bush sẽ xuất hiện tại ít nhất là 11 thành phố khác nhau trên nước Mỹ cho mục đích gây quỹ vận động. Theo tường thuật của nhà báo Steve Peoples của hãng thông tấn AP, chỉ riêng hai cuộc gặp gỡ trong chốn riêng tư sắp tới, một tại Union Station ở Washington và một tại Seventh Avenue ở New York, cũng sẽ thu về ít nhất là 2 triệu Mỹ-kim từ danh sách khoảng 75 người sẵn sàng ủng hộ hết mình.
Dù rằng đã cố gắng nhấn mạnh đến khả năng và thành tích của riêng mình chứ không phải chỉ dựa vào tên tuổi và uy tín của ông bố và người anh cả đều đã từng là tổng thống, nhưng có lẽ ông Jeb Bush cũng không thể nào tránh khỏi những hình ảnh so sánh giữa cuộc vận động lần này của ông với những lần sửa soạn của các bậc cha, anh đã đi trước.
Chúng ta nhớ lại là vào tháng 10 năm 1987, sau khi hoàn tất chuyến công du kéo dài 10 ngày qua nhiều nước tại Âu Châu với những bài diễn văn có tính thách đố với Liên Sô lúc bấy giờ, ông phó tổng thống George H. W. Bush (lúc đó 63 tuổi) đã xuất hiện tại một diễn đàn ở thành phố Houston, Texas, được coi như là quê nhà thứ hai của ông, để chính thức loan báo quyết định sẽ ra tranh cử tổng thống, một cuộc vận động được tổ chức rất khéo léo với một ngân quỹ rất dồi dào.
Gần đúng 28 năm sau, vào ngày 15 tháng 6 năm 2015, ông cựu thống đốc 62 tuổi của Florida là Jeb Bush cũng lựa chọn quê hương thứ hai của mình là Miami, để đăng đàn loan báo quyết định ra tranh cử, cũng sau một chuyến đi thăm các nước ở Âu Châu và lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ TT Vladimir Putin của Nga. Lần này, cuộc vận động của ông cũng được đánh giá là sẽ có một ngân quỹ dồi dào không kém, nhưng có phần không được tổ chức khéo léo hay quy củ bằng cuộc vận động của người bố.
Dường như định mệnh trớ trêu đã khiến cho hai anh con trai của nhà họ Bush chưa chứng tỏ được khả năng và tài ba khéo léo theo đúng nghĩa của câu “con hơn cha, nhà có phúc”. Vào năm 1991, cuộc chiến do Hoa Kỳ lãnh đạo (dưới thời TT Bush Bố) để đánh đuổi quân Iraq của nhà độc tài Saddam Hussein ra khỏi nước Kuwait đã được hầu hết các nước trên thế giới nhiệt liệt tham gia và đóng góp phần lớn tiền bạc, mang lại tiếng thơm cho Hoa Kỳ trong một cuộc chiến đầy chính nghĩa. Nhưng đến khi cậu Bush Con quyết định tấn công Iraq để lật đổ nhà độc tài Saddam Hussein trong Cuộc Chiến Vùng Vịnh lần thứ hai vào năm 2003, Hoa Kỳ lại bị nhiều đồng minh tẩy chay hoặc chống đối, khiến cho ngân sách của nước Mỹ bị thâm thủng hàng ngàn tỷ Mỹ-kim trong một cuộc chiến phi chính nghĩa vì được dựa trên những tin tức tình báo hoàn toàn sai lầm hoặc được thổi phồng quá lố, khiến cho Hoa Kỳ bị sứt mẻ uy tín trầm trọng trên trường quốc tế, và còn phải tiếp tục bị liên luỵ nhức nhối cho đến ngày nay.
Cuộc chạy đua của ông Jeb Bush lần này có nhiều điều mâu thuẫn khó giải quyết dù rằng mọi người đều đã thấy rõ từ lâu. Nếu xét về mặt lý thuyết, ứng viên có đầy đủ tiêu chuẩn rất lý tưởng cho đảng Cộng Hoà trong cuộc tranh cử lần này phải là một cựu thống đốc của một tiểu bang ngang ngửa quan trọng như Florida (để dễ dàng giành phiếu về phía mình). Thêm vào đó, người này cần phải có nhiều kinh nghiệm trong lãnh vực tư (để khỏi bị chỉ trích là thành phần chính trị gia ngồi lì trong chính quyền nên chỉ thích phung phí ngân sách nhà nước). Sau đó, ứng viên này lại cũng cần phải một thành tích theo lập trường bảo thủ về các đề tài xã hội. Và nếu như ứng viên này lại biết nói thông thạo tiếng Tây-ban-nha không thua gì tiếng Anh thì đây quả là một yếu tố rất quan trọng để dễ dàng thu hút số lớn cử tri gốc Latino rất cần thiết cho triển vọng thắng cử. Khối dân này vốn là một khối cử tri càng ngày càng phát triển mạnh, nhưng lại không có thiện cảm với 2 ứng viên Cộng Hoà trước đây là John McCain và Mitt Romney và đã góp phần không nhỏ trong việc khiến hai ông bị thất cử trước một ứng viên da đen tầm thường là Barack Obama.
Ứng viên đầy đủ tiêu chuẩn đó quả thật đã có mặt ngoài đời, nhưng giá như ông ta không mang cái giòng họ Bush thì có lẽ đã trở thành một ứng viên sáng giá được đông đảo quần chúng và các nhà ủng hộ tài chánh bên đảng Cộng Hoà sẵn sàng quy về dưới trướng để ủng hộ mạnh mẽ trong cuộc chạy đua lần này. Và đó chính là tình trạng “dùng dằng nửa ở nửa đi” mà ông Jeb Bush (cũng như bà mẹ Barbara và nhiều thân nhân khác) đã phải lấn cấn trong thời gian qua và sẽ còn phải tiếp tục lấn cấn trong thời gian sắp tới. Kết quả sau cùng trong cuộc bầu cử vào tháng 11 năm 2016 sẽ cho mọi người biết rõ chuyện “lợi bất cập hại” hay không khi ông Jeb Bush đã trót sinh ra trong một gia đình có thể được xếp vào hạng “danh gia vọng tộc” trong chính trường nước Mỹ.
Dĩ nhiên, cái họ Bush nổi tiếng, lại vừa là con vừa là em trai của hai cựu tổng thống, cũng giúp đem lại rất nhiều lợi thế cho ông Jeb hiện nay. Những mối liên lạc quan trọng hoặc ảnh hưởng lâu năm của hai người đi trước đã giúp cho Jeb Bush thu góp được một số lượng đáng kể những người sẵn sàng ủng hộ về công sức và tiền bạc, vốn rất cần thiết cho một cuộc vận động kéo dài và tốn kém nhất trong tất cả những cuộc tranh cử tổng thống trên thế giới. Trong chuyến viếng thăm mới đây sang nước Đức, dù chỉ là một cựu thống đốc tiểu bang và chưa hề nắm giữ chức vụ nào trong chính quyền liên bang tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn (Washington), nhưng ông Jeb Bush cũng đã được Thủ Tướng Angela Merkel của Đức hoan hỉ tiếp đón.
Cựu thống đốc Jeb Bush được Thủ Tướng Angela Merkel niềm nở tiếp đón tại Đức (hình The Economist)
Tuy đã mở một cuộc viếng thăm nhiều quốc gia tại Âu Châu, nhưng những tư tưởng hay nhận định của ông Jeb Bush cũng không có gì đặc sắc hay mới lạ so với các ứng viên khác trong phe Cộng Hoà, và nhiều phần là cũng sẽ không mang tính cách quyết định cho hướng đi hoặc triển vọng thành công cho cuộc vận động lần này. Thành tích đối nội của ông trong thời gian làm thống đốc tiểu bang Florida trong hai nhiệm kỳ liên tiếp từ năm 1999 đến 2007 có lẽ mang tính quyết định hơn cho sự thành bại lần này.
Nhưng người ta cũng có thể có hai cách nhìn rất chủ quan và đối nghịch về thành tích của ông Jeb Bush theo kiểu “xấu đẹp tuỳ người đối diện”. Với những ai thích đánh bóng về thành tích bảo thủ vững bền của ông, người ta cho rằng trong thời gian cầm quyền tại thủ phủ Tallahassee của Florida trong 8 năm, ông Jeb Bush đã đẩy mạnh chính sách cắt giảm thuế, nới rộng một cách thoải mái quyền của người dân được sử dụng hay sở hữu súng ống khá tự do. Chính quyền tiểu bang dưới thời ông Jeb Bush cũng ngăn cản quyền phá thai của phụ nữ, loại bỏ những chính sách nâng đỡ các sinh viên gốc thiểu sổ được gia nhập vào các trường đại học công lập, và đẩy mạnh chương trình cấp phiếu tài trợ học đường (school-voucher) cho các gia đình nhà giầu dùng tiền này để cho con đi học trường tư thay vì đi đến trường công lập.
Những người khác muốn đưa ra một hình ảnh ôn hoà và thực dụng (pragmatic) hơn thì cho rằng chính quyền Jeb Bush sẵn sàng dùng tiền thuế của dân để tài trợ cho các hãng xưởng nếu như họ chịu dọn sang tiểu bang Florida. Ngoài ra, ông Jeb Bush cũng mạnh mẽ yêu cầu chính quyền liên bang yểm trợ tài chánh vào các dự án trùng tu hay nâng cấp hạ tầng cơ sở như khai quang, dọn dẹp khu sinh thái Everglades, gia tăng ngân sách giáo dục học đường. Ông cũng là người ủng hộ mạnh mẽ chính sách nâng đỡ khối di dân lậu hiện đang sinh sống tại Mỹ, nhằm giúp họ có cơ hội được hợp-thức-hoá tình trạng di trú của mình (một lập trường đối nghịch với phần lớn với các ứng viên khác trong đảng Cộng Hoà).
Ông Jeb Bush đã từng ví von rằng giá như TT Ronald Reagan, một nhân vật được nhiều cử tri bảo thủ đề cao như một người hùng, còn tại thế và tham gia vào chính trường ngày nay, thì có lẽ chính ông Reagan cũng sẽ bị nhiều thành phần cử tri bảo thủ cực đoan hiện nay chống đối (đặc biệt là khối cử tri bảo thủ tham dự trong vòng bầu cử sơ bộ). Chính vì thế mà ông Jeb Bush đã từng nhận định rằng một ứng viên của đảng Cộng Hoà có thể cần phải “thua cuộc bầu cử sơ bộ để có thể thắng cuộc bầu cử chính trên toàn quốc”.
Trường hợp này đã xảy ra trong nhiều cuộc bầu cử tiểu bang khi những ứng viên đắc cử tại vòng sơ bộ trong đảng Cộng Hoà lại là những khuôn mặt bảo thủ cực đoan (do phe Tea Party ủng hộ) sau khi họ đã hất cẳng được những ứng viên bảo thủ ôn hoà hơn. Nhưng khi tiến vào cuộc bầu cử chính vào cuối năm thì những ứng cử viên bảo thủ quá khích này lại bị thất cử trước ứng viên của đảng Dân Chủ vì phần lớn các cử tri độc lập không muốn ủng hộ cho các ứng viên quá khích. Thật vậy, giả sử như những tên tuổi cực đoan như Ted Cruz hoặc Rand Paul được thắng cử trong vòng sơ bộ sắp tới để trở thành ứng viên chính thức của đảng Cộng Hoà thì triển vọng của phe Dân Chủ giữ vững Toà Bạch Ốc coi như rất chắc ăn lần này.
Tiểu sử của ông Jeb Bush cũng rất ly kỳ, có nhiều điểm tích cực để những người ủng hộ có thể hãnh diện đem khoe. Trong gia đình, ông được đánh giá là người con ngoan, học giỏi và thông minh hơn cậu con cả George W. Bush. Sau khi theo học và tốt nghiệp tại trường đại học Texas ở Austin, ông ta quyết định đi làm tại một ngân hàng tại nước Venezuela để từ đó mới có cơ hội làm quen với một thiếu nữ người Latino có tên là Columba trước khi kết duyên chồng vợ. Nhờ vậy mà tiếng Tây-ban-nha được sử dụng rộng rãi trong gia đình của Jeb Bush, đem lại một lợi thế không nhỏ cho đương sự và cậu con trai của gia đình (George P. mới đây được đắc cử chức vụ bộ trưởng Bộ Điền Địa tại Texas).
Ra tranh cử chức vụ thống đốc Florida lần đầu vào năm 1994, Jeb Bush để lộ sự nóng tính và thiếu kiên nhẫn của mình khi lên tiếng đòi dẹp bỏ nhiều phủ bộ trong chính quyền tiểu bang. Dù vậy, ông cũng chỉ thất bại khá khít khao trước người đương quyền là Thống đốc Lawton Chiles. Bốn năm sau đó, ông đã trở nên khôn ngoan và điềm đạm hơn, cộng với khả năng nói lưu loát tiếng Tây-ban-nha, nên đã dễ dàng thu hút cử tri tại đây để giành lấy chiến thắng. Đến năm 2002, ông cũng được tái đắc cử dễ dàng, trở thành người đầu tiên ngồi tại chức thống đốc trong 2 nhiệm kỳ liên tiếp tại Florida.
Thành tích đáng khen của Jeb Bush là chủ trương một lập trường rất bảo thủ nhưng lại không gây khó chịu hoặc bực tức cho nhiều khối dân còn lại trong tiểu bang Florida. Ông đẩy mạnh việc thiết lập đạo luật “Stand Your Ground”, cho phép những người có súng ống được quyền tự vệ nếu như cảm thấy mình đang bị uy hiếp, cho phép hoặc buộc những nơi bán giấy phép đi săn hoặc đi câu được quyền cấp đơn xin thẻ cử tri, cho phép những người có giấy phép mang súng trong người tại những tiểu bang khác có quyền tự do đến Florida mà không cần phải báo cáo với chính quyền sở tại. Ông cũng can thiệp mạnh trong việc tranh luận giữa hai khối chống phá thai (pro-life) và ủng hộ quyền phá thai của phụ nữ (pro-choice), gây sôi nổi một thời với việc ban hành một đạo luật cho phép gắn ống nuôi dưỡng vào bệnh nhân Terry Schiavo dù rằng cô này đã nằm trong tình trạng thực vật, mê man nửa sống nửa chết trong suốt 13 năm trời (và ông chồng thì mong cho vợ mình được sớm ra đi một cách nhẹ nhàng và thanh thản trong khi bố mẹ thì cứ đòi giữ nguyên vì mong chờ vào một phép lạ cứu sống).
Việc một chính trị gia như Jeb Bush với thành tích bảo thủ vững chắc như trên lại bị nhiều cử tri phe Cộng Hoà nhìn với một con mắt đầy nghi kỵ (nhất là thành phần cử tri hăng hái nhất trong vòng bầu cử sơ bộ) cho thấy là con đường của đảng Cộng Hoà đang đi theo chiều hướng cực hữu có phần rất quá khích kể từ sau khi một chính trị gia gốc da đen có tên là Barack Obama được lên làm tổng thống.
Dưới mắt nhìn của những thành phần bảo thủ trung kiên trong đảng Cộng Hoà, ông Jeb Bush có hai khuyết điểm rất lớn, nếu không muốn nói là 2 cái tội khó tha thứ được cho các chính trị gia theo phe bảo thủ. Thứ nhất là chính sách khoan dung đối với thành phần di dân lậu. Tuy đa số người dân trên nước Mỹ đều có cái nhìn rộng lượng, nhân bản và thực dụng hơn trong đề tài này (làm sao có thể tống khứ được con số hơn 12 triệu di dân lậu hiện đang sinh sống lâu năm trên nước Mỹ?), nhưng hầu hết những chính trị gia bảo thủ khác đều không dám lên tiếng ủng hộ cho khối di dân đáng thương này. Ngay cả hai chính trị gia có phần ôn hoà là Mitt Romney (trước đây) và Marco Rubio (nghị sĩ tại Florida hiện nay) cũng đã phải rút lại những lập trường khoan dung đối với khối di dân lậu sau khi gặp sự lên tiếng chống đối mạnh mẽ từ nhiều thành phần dân chúng bảo thủ cực đoan.
Chính sách thứ nhì của ông Jeb Bush cũng bị chống đối mạnh mẽ bởi thành phần cử tri bảo thủ quá khích là việc ông ủng hộ cho một chương trình mang tên là Common Core, chủ trương thiết lập một số những tiêu chuẩn chung về khả năng học đường mà các học sinh trên toàn quốc cần phải đạt được để có thể lên lớp mỗi năm. Đây là một tiêu chuẩn tốt, đáng khen, nhưng thường bị phe bảo thủ cực đoan chống đối hoặc chỉ trích vô lối với lời cáo buộc rằng đó là một hình thức chính quyền liên bang muốn xen lấn vào chuyện nội bộ của tiểu bang để từ đó nới rộng quyền hành và sức mạnh của mình.
Nhưng trong thời gian tới đây, ông Jeb Bush cũng còn sẽ phải đối mặt với nhiều lời chỉ trích từ nhiều phía, bạn (trong nội bộ đảng Cộng Hoà) cũng như thù (phe Dân Chủ), trên nhiều hồ sơ khác nhau. Một trong những điểm khá nhức nhối là việc đánh giá về thành tích của người anh cả của ông, tức là cựu TT Bush Con trên hồ sơ cuộc chiến tại Iraq.
Thí dụ điển hình là trong giữa tháng 5 vừa qua, ông Jeb Bush được phỏng vấn trong một cuộc nói chuyện trên đài Fox News liên quan đến cuộc chiến tại Iraq, sau khi đã xảy ra chuyện một cô học sinh trước đó đã chất vấn gắt gao ông và cáo buộc rằng chính anh của ông là TT Bush Con mới chính là người đã gây sự hiện hữu của tổ chức Hồi giáo quá khích ISIS (khi dẹp bỏ quân đội gốc Sunni dưới thời chính quyền Saddam Hussein).
Ông Jeb Bush đã lúng túng thấy rõ xuyên qua những câu trả lời bất nhất của ông trải dài trong vòng 3 ngày trời. Thoạt đầu, ông cho rằng nếu là tổng thống vào lúc đó, ông sẵn sàng ra lệnh tấn công Iraq dựa vào tin tức tình báo vào thời ấy. Rồi sau đó, ông lại cải chính và nói rằng ông không hiểu rõ câu hỏi của người phóng viên. Nhưng sau đó không lâu, ông lại thay đổi ý nghĩ và nói rằng ông sẽ quyết định kiểu khác, nhưng lại không chịu nói rõ kiểu khác đó là chính sách như thế nào, có tấn công hay không. Để rồi sau cùng, ông đành phải thú nhận rằng nếu như chúng ta biết được rõ ràng như chúng ta biết được sau này (tức là tin tức tình báo sai lạc vào lúc đó về cái gọi là kho vũ khí độc hại của Saddam Hussein) thì có lẽ ông sẽ không cho đưa quân đến Iraq (tức là mặc nhiên phủ nhận hoặc chỉ trích các chính khách bảo thủ kỳ cựu như hai ông cựu tổng thống Bush Con và phó tổng thống Dick Cheney).
Dù gì đi nữa, theo bài bình luận trên tạp chí The Economist, thì thời gian và yếu tố may mắn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến vận mạng hay sự nghiệp của nhiều chính trị gia. Điều may mắn đầu tiên cho ông Jeb Bush là ông rời khỏi chính trường vào đầu năm 2007 với tỉ lệ ủng hộ của dân chúng khá cao, một phần vì tài điều hành khéo léo của ông, cũng như không xảy ra biến cố tai hại nào khác. Nếu như ông còn tại chức thêm một nhiệm kỳ thứ ba, thì có lẽ ông cũng sẽ giống như người anh cả là phải chứng kiến sự suy thoái kinh tế trầm trọng trên toàn quốc cũng như tại tiểu bang Florida, bị thiệt hại nặng nề do hậu quả của thị trường địa ốc vì nợ xấu (subprime loans) và kỹ nghệ du lịch cũng bị ảnh hưởng theo. Và có lẽ từ đó ông sẽ không còn có tham vọng trở lại chính trường lần nữa.
Nhưng vận may đã đến với ông, khá hơn với ông bố và người anh cả, phải ra đi trong khi tỉ lệ ủng hộ của dân chúng đang xuống ở mức thấp nhất trong sự nghiệp chính trị của mình.
Liệu lần này, điều may mắn đó có thể trở lại với ông Jeb Bush lần nữa hay không, chúng ta cũng đành phải ngồi chờ xem trong những tháng ngày tới đây. Có tí điều không may là đúng một ngày sau khi ông loan báo nhập cuộc, thì nhà tỷ phú (bựa, và hợm hĩnh) Donald Trump cũng chính thức lên tiếng tham gia vào cuộc tranh cử sơ bộ này. Thành ra, báo giới cũng giành nhiều trang giấy và thời gian để nhắc đến chính trị gia thích chơi nổi này (dù là với tính cách chễ riễu nhiều hơn là tường thuật), khiến cho ông Jeb Bush mất đi nhiều cơ hội để cho giới truyền thông nhắc đến nhiều hơn cho quần chúng xem.
MAI LOAN
Houston, Texas ngày 15/06/2015