TÀU MỸ USS LASSEN VÀO TRƯỜNG SA-THỰC VÀ ẢO

02 Tháng Mười Một 201512:16 SA(Xem: 6457)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 02 NOV 2015

TÀU MỸ USS LASSEN VÀO TRƯỜNG SA-THỰC VÀ ẢO                 

image037
Đào Như

Hôm 27-10 vừa rồi, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Ashton B. Carter, đã báo cáo trước Ủy ban Quân Sự  Quốc Hội Mỹ  rằng tàu chiến của Mỹ, khu trục ham USS Lassen, đã đi sâu vào vùng biển 12 hải lý của các bãi đá ở quần đảo Trường sa trên Biển Đông và Bộ trưởng Ashton Carter cho hay hành động này sẽ tiếp tục tái diễn trong tương lai. Sau đó, hôm 28-10 trong phần “Tin nóng” Nhật Báo Văn Hóa đưa tin: “USS Lassen (Mỹ) áp sát viền 12 hải lý Subi, Vành khăn. Lan châu 170 và Đài châu 533 của TQ bám sát USS Lassen”.

Trong thực tế, lúc 6:40 sáng (giờ địa phương) ngày 27-10, Hải quân Mỹ đã đưa khu trục hạm USS Lassen (missile destroyer) tuần tra vùng biển 12 hải lý ven đảo Subi và Vành Khăn mà TQ bố chủ quyền. Bộ Ngoai giao TQ cảnh báo Mỹ về sự kiện này, TQ sẽ kiên quyết đánh trả đích đáng các hành động khiêu khích đơn phương của bất cứ quồc gia nào, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao TQ, Trương Nghiệp Toại cùng ngày đã triệu tập Đại sứ Mỹ tại Bắc kinh, Max Baucus, gọi việc khu trục ham Mỹ tuần tra ở quần đảo Trường sa là cực kỳ nghiêm trọng và vô trách nhiệm.

Qua những tiết lộ trên, các nhà quan sát và báo chí quốc tế và VN đều lên cơn sốt, Biển Đông đang dậy sóng, đụng độ vũ trang giữa Mỹ và TQ gần như cầm bằng chắc, không còn khỏang trống nào để hai bên Mỹ và TQ tiến lùi lại được. Nhiều nhà quan sát quốc tế cho rằng sự kiên 27-10 đã mở ra một trang sử mới, trong cuộc đối đầu TQ-Mỹ ở Biển Đông, không loại trừ khả năng trong tương lai xảy ra đối đầu quân sự vũ trang. Theo quan điểm của nhà báo Mỹ, Brinda Banarjee: “sự khác biệt giữa Mỹ và TQ tại Biển Đông ngày càng sâu sắc, cả hai bên không còn chỗ trống để bước lùi lại được…”

Trong khi báo giới Nhật hôm 28-10 lại lạc quan cho rằng trong tương lai khó có thể nổ ra xung đột quân sư toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc trong bối cảnh TQ và Mỹ lệ thuộc lẫn nhau. Và sư lệ thuộc này không ngừng gia tăng. Mặc dầu trước đó, ngày 27-10 người phát ngôn bộ ngoại giao TQ, Lục Kháng tuyên bố: hành đông liên quan của tàu chiến Mỹ đe dọa chủ quyền và lợi ích an ninh của TQ nguy hại đến an ninh của nhân viên và cơ sở trên các đảo của bãi đá, phương hại đến hòa bình và ổn định của khu vực. TQ cực lực bất bình và kiên quyết phản đối việc này…Nhưng Lục Kháng không hề đưa một biện pháp chế tài cụ thể đối với hải quân Mỹ nếu họ cứ tiếp tục tiến hành xâm nhâp tuần tra hải phận của TQ tại Trường sa.   

Nói về phản ứng của báo giới và Chính phủ VN với sự kiện 27/10 tại quần đảo Trường sa  vừa qua, đài tiềng nói Á châu-Rfa.org-có nhận định: Mỹ vào Trường sa, Hà nội phản ứng cầm chừng. ViệtNam phản ứng khá chậm chạp sau sư kiện ngày 27-10 khu trục hạm USS Lassen của Hoa Kỳ tuần tra xuyên qua vùng 12 hải lý, tương đương với 22km xung quanh đảo đá Subi, nơi Trung Quốc bồi đắp trái phép thành đảo nhân tạo ở Trường sa. Điều này nói lên việc Mỹ không mấy hài lòng về thái độ thiếu nhiệt tình của VN trong việc hỗ trợ tàu chiến Mỹ xâm nhập vào Trường sa.

Trong thực tế, mãi đến thứ Năm 29-10, người phát ngôn bộ ngoại giao VN, Lê Hải Bình, tuyên bố:” là quốc gia có chủ quyền dối với các đảo Hoàng sa và Trường sa ở Biển Đông, và là thành viên của Công ước LHQ về luật biển năm 1982, ViệtNam tôn trọng tự do hàng hải, hàng klhông ở Biển Đôngtrên cơ sở luật pháp  quốc tế  vàLuật Biển năm 1982 và Bản Tuyên bố về Ứng Xử của các bên ở Biển Đông”.  

Tại buổi tọa đàm do BBC London tổ chức, TS Hà Hoàng Hợp, Nhà nghiên cứu Lợi ích Chiến lược và Chiến Lược quốc tế, từ Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á tại Singapore-ISEAS- hôm 29-10 cho rằng sư kiện 27-10 của Mỹ không chỉ là một Thách thức hay một Phép thử mà còn thể hiện một tầm Chiến lược vượt trên cả Tự do Hàng hải. Mỹ đã vào đấy, họ sẽ tiếp tục có những cái  mà rồi sắp tới chúng ta sẽ thấy…

Theo PGS TS Hoàng Ngọc Giao-Viện trưởng “Viện Chính sách Pháp luật và Phát triển” nói với các khách tọa đàm, phản ứng của Nhà nước VN qua phát biểu của người phát ngôn bộ Ngoại giao VN, Lê Hải Bình, là lờ mờ, lập trường thiếu rõ ràng, không phản ảnh hết tâm tư nguyện vọng của nhân dân VN. Rất nhiều người VN đã từ lâu mong muốn rằng Chính phủ VN phải có thái độ dứt khoát với TQ. Ông mạnh dạng cho rằng cái đó là một thực tế hiển nhiên. 

 Cũng tại buổi tọa đàm này, TS Trần Công Trực, nguyên Trưởng ban Biên giới của Chính Phủ VN , một nhà quan sát chính trị lão thành của VN, cho rằng sự kiên 27-10 của Mỹ vượt quá tầm Tự do Hàng hải. Đây là sự đối đầu, sự thách thức giữa các siêu cường, tranh giành của vị trí siêu cưòng. TS Trần Công Trực cho rằng, trong bối cảnh này tình hình quốc tế và khu vực hết sức phức tạp thậm chí có lúc nhân loại đang bên bờ miệng hố chiến tranh. Cho nên chúng ta không nên ứng xử theo cảm xúc, có thể có những bất bình, có những ý kiến khác nhau, nhưng chúng ta (Việt Nam) phải bình tĩnh xử lý trên cơ sở chúng ta có thể vận dụng được sức mạnh của mình- Sức mạnh về Pháp lý- Sức mạnh của Chân lý để chống lại TQ chứ không phải chúng ta dùng sức mạnh quân sự hay là những biện pháp vũ lực khác… TS Trần Công Trực còn khẳng định các Lãnh đạo VN và Dân tộc VN không hề sợ TQ. Chỉ sợ rằng mình không đúng thôi, mình không biết phát huy sức mạnh của mình để mà có thể đấu tranh chống lại những hành động bành trướng phi lý của TQ. Đó mới là điều đáng sợ.

TS Trần Công Trực minh định rằng tất cả hành động của Mỹ trong sự kiện 27-10 và phản ứng của TQ  cũng chỉ vì lợi ích của quốc gia họ mà thôi. Mỹ và TQ đang tranh giành vị thế siêu cường tại Trường sa một vùng biển thuộc chủ quyền của VN. Ông khuyên mọi người trong buổi tọa đàm phải bình tĩnh nhận diện tình hình, có cái nhìn thật chính xác trên mọi sự kiện không nên lập luận và quan điểm theo cảm tính, cảm xúc…Chúng ta phải khôn ngoan biết cách vận dụng được sức mạnh của mình- đó là Công ước Luật Biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982- và bản Tuyên Bố Ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) mà Việt Nam là một thành viên, để bảo vệ biên giới biển của chúng ta đối sự bành trướng ảnh hưởng của các siêu cường. Đó là một thực tế. Dứt khoát, chúng ta không phải dùng sức mạnh quân sự hay là những biện pháp vũ lực khác….

Liệu nhân định trên của TS Trần Công Trực có phù hợp với bối cảnh lịch sử tranh giành quyền lực của hai siêu cường Mỹ, Trung tại quần đảo Trường sa, một vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông. Mọi sự kiện đang tiếp nối diễn tiến không ngừng. Dĩ nhiên Chính phủ VN sẽ phải có thái độ phù hợp để bảo vệ biên giới biển của VN, một khi mọi sự kiện được nhận diện một cách chính xác. Chúng ta thử chờ xem hiệu năng cách vận dụng sức mạnh mềm của Chính phủ VN trong việc bảo vệ toàn vẹn chủ quyền của VN trên vùng biển Hoàng sa và Trường sa ở Biển Đông./.

Đào Như

thetrongdao2000@yahoo.com

Oak park.Illinois, USA

Nov-1st-2015

GHI CHÚ VỀ NGUỒN

Các dữ kiện của bài viết trên được tìm thấy trong những links sau đây:

 

1-USS Lassen “áp sát”24km Subi, Vành Khăn; LanChâu 170, Đàichâu 533 bám sát Lassen

http://nhatbaovanhoa.com/a3148/uss-lassen-ap-sat-vien-12-hai-ly-su-bi-vanh-khan-lan-chau-170-dai-chau-533-bam-sat-lassen

2- Lãnh đạo VN không hề sợ TQ

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/10/151028_hangout_uss_lassen

3- U.S, China Face off In South China Sea – By Brinda  Banerjee on Oct-31-2015 in Politics

http://www.valuewalk.com/2015/10/u-s-china-face-off-in-south-china-sea

4- Power Politics At Play In South China Sea: Part 1 – By Taimoor Khan on Oct-31-2015 on Politics

http://www.valuewalk.com/2015/10/power-politics-at-play-in-south-china-sea-part-1/

5-Power Politics At Play In South China Sea: Part 2/  By Taimoor Khan on Nov-1-2015 in Politics

http://www.valuewalk.com/2015/11/power-politics-at-play-in-south-china-sea-part-2/

28 Tháng Năm 2017(Xem: 5358)