Ai kiểm soát các sử gia VN viết sách?

23 Tháng Hai 201611:17 CH(Xem: 7444)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ 24 FEB  2016

Ai kiểm soát các sử gia VN viết sách?

  • BBC 22 tháng 2 2016

image052

Image caption Nghĩa trang quân đội TQ ở Vân Nam sau cuộc chiến 1979

Một nhà văn và blogger từ Việt Nam vừa nêu bình luận về việc ai kiểm soát sử gia Việt Nam viết sách giáo khoa từ hơn một chục năm trước và ai cản trở cuộc tưởng niệm chiến tranh biên giới 1979 tuần qua ở Sài Gòn.

Trao đổi với BBC nhân một sử gia của Việt Nam, GS Vũ Dương Ninh, mới tiết lộ với truyền thông nước này rằng các nhà viết sách giáo khoa ở Việt Nam về chiến tranh biên giới Việt - Trung (1979) bị buộc phải giảm từ '4 trang xuống 11 dòng' vì lý do 'quan hệ tế nhị' vào đầu thập niên 2000, ông Phạm Viết Đào nói:

"Tôi nghĩ rằng giới trí thức, báo chí Việt Nam, nói chung họ yếm thế rất nhiều. Bây giờ trên họ bảo thế nào thì họ cứ thế họ viết...

"Việc đưa (các nội dung trên) vào sách giáo khoa, Thủ tướng đã chỉ đạo, Quốc hội đã nói, nhà xuất bản họ vẫn không đưa, thì chúng tôi chịu thôi.

Giới sử học họ cũng không tự ý đưa lên sách được, họ cũng chỉ viết, còn cho như thế nào là quyền của nhà xuất bản, của bên Ban Tuyên Giáo họ chỉ đạo. Sắp tới, cái việc này họ phải xử lý thế nào? Tình hình bây giờ thì họ không thể né tránh được nữa rồiNhà văn, blogger Phạm Viết Đào

"Cho nên bây giờ vấn đề là các tướng lĩnh lên tiếng nhiều, giới sử học họ cũng không tự ý đưa lên sách được, họ cũng chỉ viết, còn cho như thế nào là quyền của nhà xuất bản, của bên Ban Tuyên Giáo họ chỉ đạo.

"Sắp tới, cái việc này họ phải xử lý thế nào? Tình hình bây giờ thì họ không thể né tránh được nữa rồi."

Tại sao chơi rắn?

image053

Image copyright Getty

Hôm 17/2/2016, tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra một số cuộc tưởng niệm cuộc chiến tranh Biên giới.

Trong ngày này tại Hà Nội, theo các nhà hoạt động và quan sát, một lễ tưởng niệm ở trung tâm thủ đô của Việt Nam đã diễn ra mà không bị chính quyền, an ninh, cảnh sát ngăn cản như trước đây.

Đài truyền hình Việt Nam và các phương tiện báo chí, truyền thông nhà nước còn đưa tin Chủ tịch Nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang thắp hương và tưởng niệm tại một nghĩa trang liệt sỹ Việt Nam hy sinh trong cuộc chiến biên giới từ 17/2/1979, ông cũng được đưa tin tới thăm thân nhân, gia đình một số liệt sỹ của cuộc chiến tranh này.

Tuy nhiên, vẫn theo các nhà hoạt động, cuộc tưởng niệm chiến tranh Việt - Trung 1979 ở TP. Hồ Chí Minh đã bị chính quyền địa phương 'can thiệp và ngăn cản thô bạo', hình ảnh trên các trang mạng xã hội cũng cho thấy một số vòng hoa bị giật, phá v.v...

Bình luận về nguyên nhân khác biệt này ở Sài Gòn, nhà văn Phạm Viết Đào, người có em trai ruột hy sinh trong thời gian cuộc chiến này xảy ra, nói:

"Nói rõ cụ thể ai thì chắc tôi không dám nói và tôi cũng không biết, nhưng theo tôi hiểu thông thường, những hoạt động trật tự an ninh mà cái ngành đó thuộc về chuyên môn của họ, về lãnh đạo, chỉ đạo, thì cơ quan an ninh, lãnh đạo chỉ đạo. Nên chủ trương, đối sách với dân sự thì phía an ninh họ chịu trách nhiệm những đợt ấy.

"Còn tại sao ở Hà Nội họ lại để cho tổ chức, mà ở trong kia (TP. Hồ Chí Minh) họ lại chơi rắn, tôi cũng không rõ động cơ của họ tại sao lại như thế," nhà văn, blogger nói với BBC./

image055

++++++++++++++++++++++++++++++++++

Chủ tịch nước đến Cao Bằng, tưởng niệm các liệt sỹ hy sinh vệ quốc năm 1979

Theo Đài tiếng nói Việt Nam

17/02/16 16:29

 (GDVN) - Sáng 17/2, Chủ tịch nước tới dâng hương tại nghĩa trang liệt sĩ Trà Lĩnh - nơi yên nghỉ của hơn 300 liệt sĩ hy sinh cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc.

Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh biên giới phía Bắc, sáng 17/2, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Trà Lĩnh; thăm, chúc Tết đối tượng chính sách, đồng bào thiểu số và lực lượng vũ trang khu vực biên giới trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

image056

Chủ tịch nước dâng hương tại nghĩa trang liệt sĩ Trà Lĩnh


Tại Cao Bằng, Chủ tịch nước và đoàn công tác đã tới dâng hương tại nghĩa trang liệt sĩ Trà Lĩnh (huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng) - nơi yên nghỉ của hơn 300 liệt sỹ đã anh dũng hy sinh ngay trong những ngày đầu nổ súng của cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. 

Hầu hết các liệt sỹ đều nằm xuống ở độ tuổi 20, dâng hiến tuổi xuân, không tiếc máu xương cho công cuộc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Để ghi nhớ công lao và bày tỏ tấm lòng biết ơn vô hạn đến các anh hùng liệt sỹ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các thành viên trong đoàn đã thắp hương từng ngôi mộ.

image057

Chủ tịch nước và các thành viên trong đoàn thắp hương từng ngôi mộ


Hiện nay, Nghĩa trang huyện Trà Lĩnh được các đơn vị bộ đội biên phòng, chính quyền địa phương, thân nhân các liệt sỹ và các tổ chức xã hội như Đoàn thanh niên, Phụ nữ, Cựu chiến binh thường xuyên chăm sóc, hương khói.

Đến nay vẫn còn rất nhiều liệt sỹ hy sinh cuộc chiến tranh bảo vệ biên cương Tổ quốc chưa tìm được danh tính. Một số tỉnh phía Bắc và Bộ Quốc phòng đang xây dựng đề án tiếp tục tìm kiếm và quy tập hài cốt các liệt sỹ trong các cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc giai đoạn 1979-1988. 

image058

Chủ tịch nước thăm hỏi cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Trà Lĩnh


Tiếp đó, Chủ tịch nước đã đến thăm hỏi động viên cán bộ, chiến sĩ đồn biên phòng cửa khẩu Trà Lĩnh. Đây là đơn vị có nhiệm vụ quản lý và bảo vệ 27 km đường biên giới, 60 cột mốc, 4 xã và 1 thị trấn. 

Năm 2015 vừa qua, đồn biên phòng cửa khẩu Trà Lĩnh đã chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động vi phạm chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Thường xuyên tổ chức tuyên truyền cho nhân dân tự giác chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước về biên giới quốc gia; đối ngoại biên phòng; tăng cường đoàn kết quân dân thông qua các hoạt động hỗ trợ đồng bào tăng gia sản xuất, nâng cấp nơi ăn ở, sinh hoạt.

Trong dịp Tết Bính thân, đơn vị thực hiện tốt việc trực sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ cửa khẩu; xuống địa bàn ăn Tết với bà con; tặng quà gia đình chính sách...

Hoan nghênh kết quả mà cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Trà Lĩnh đạt được, Chủ tịch nước đề nghị Đồn biên phòng cần tiếp tục làm tốt công tác chính trị, tư tưởng trong toàn lực lượng.

Trong bối cảnh hoạt động biên mậu tăng nhanh cùng với thuận lợi về phát triển kinh tế cũng xuất hiện nhiều tiêu cực đòi hỏi lực lượng biên phòng triển khai đồng bộ các biện pháp tuần tra, kiểm soát đảm bảo an ninh biên giới, chống buôn lậu và xuất nhập cảnh trái phép.

Đồng thời hỗ trợ bà con biên giới xóa đói giảm nghèo, xây dựng lòng dân vững chắc để xứng đáng với truyền thống của lực lượng biên phòng "Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt".

image059

Chủ tịch nước tặng quà các lực lượng đang làm nhiệm vụ tại cửa khẩu Trà Lĩnh


Cũng trong sáng nay, Chủ tịch nước cùng đoàn công tác đã thăm và tặng quà các lực lượng đang làm nhiệm vụ tại cửa khẩu Trà Lĩnh. 

Chủ tịch nước trực tiếp đến thăm hỏi, tặng quà cho gia đình ông Bế Văn Vệ, 91 tuổi và bà Nông Thị Mô, 85 tuổi, ở xóm Nà Rài; đồng thời tặng 100 suất quà cho các gia đình chính sách trên địa bàn xã Cao Chương, huyện Trà Lĩnh

Theo Đài tiếng nói Việt Nam

 

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++

'Cần dạy học sinh VN về cuộc chiến 1979'

  • BBC 18 tháng 2 2016

image061

Image copyright Getty Image caption Nhiều người ở Hà Nội tưởng niệm cuộc chiến 1979 hôm 17/2/2015

Đánh dấu ngày 17/2/1979, có thêm ý kiến từ Việt Nam nói cần đưa cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc năm 1979 vào sách giáo khoa.

Ngày 17/21979 đánh dấu việc Trung Quốc đưa quân tràn qua biên giới Việt Nam, bắt đầu cuộc chiến 17 ngày đẫm máu.

Năm nay, một số tờ báo ở Việt Nam đặt vấn đề cần công khai phổ biến cho thế hệ trẻ về sự kiện này.

'Cần sòng phẳng'

Nói với báo Pháp Luật TP. HCM trong bài đăng ngày 18/2, giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, cựu đại biểu Quốc hội, cho biết cuộc chiến đã được đưa vào sách dành cho bậc đại học.

“Nhưng sách giáo khoa phổ thông thì chưa có.”

“Sách giáo khoa không chỉ viết về cuộc chiến tranh biên giới 1979 mà còn phải viết về những trận chiến tại Hoàng Sa, Trường Sa. Cần phải sòng phẳng với lịch sử.”

Trên tờ báo này, Thiếu tướng, PGS-TS Nguyễn Xuân Thành, từ Học viện Quốc phòng, cũng kêu gọi đưa sự kiện 1979 vào sách giáo khoa.

“Việc đưa cuộc chiến tranh biên giới 1979 với Trung Quốc vào sách lịch sử và giáo khoa phải được coi là hành động làm rõ sự thật lịch sử, nói rõ với nhân dân và các thế hệ sau sự thật về bản chất của cuộc chiến tranh này.”

Trên báo Điện tử Giáo dục Việt Nam hôm 17/2, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, nói không được lãng quên.

“Nếu chúng ta không nhắc đến bài học lịch sử ấy, không thể hiện sự trân trọng những điều ấy thì sau này khi có kẻ thù còn ai sẵn sàng xông pha?”

Nói với báo Người Lao động, một vị tướng khác, Thiếu tướng Lê Mã Lương, cũng kêu gọi cần đưa sự kiện 1979 vào sách giáo khoa “một cách nghiêm túc, đầy đủ”.

Hôm 17/2, truyền thông trong nước cũng đưa tin Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dâng hương tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Trà Lĩnh - Cao Bằng.

Nơi này chôn cất 300 liệt sĩ hy sinh trong thời gian đầu của cuộc chiến biên giới 1979.

Trước đó hôm 16/2, ông Trương Tấn Sang đã đến nghĩa trang liệt sĩ thành phố Lạng Sơn.

Đây cũng là nơi chôn cất hơn 300 liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến với Trung Quốc năm 1979.

Nga đặt biển tưởng nhớ nạn nhân Stalin

  • BBC 22 tháng 2 2016

image063

Image copyright

Những tấm biển hình chữ nhật nhỏ, trông đơn giản.

Trong tấm biển kim loại là dòng thông tin về tên, ngày sinh và nghề nghiệp: kỹ thuật viên phát thanh, phóng viên, sinh viên.

Tiếp đến là ngày bị bắt và xử tử.

Được gắn trên các tòa nhà trên toàn nước Nga, các tấm biển này đang dần dựng lại ký ức về vài trăm ngàn nạn nhân bị đàn áp chính trị trong thời Joseph Stalin.

Sáng kiến của một nhóm các nhà hoạt động cũng là thách thức trực tiếp trước số lượng ngày càng đông người Nga coi nhà lãnh đạo thời Xô-viết này là một ánh sáng soi đường dẫn lối.

Gần đây, khi những tấm biển cuối cùng được gắn lên căn nhà ở trung tâm Moscow, một nhóm nhỏ đã tới chứng kiến.

image065

Image copyright AP Image caption Dưới thời Stalin, hàng trăm ngàn người đã bị khép tội 'phản cách mạng'

Olga đã mang theo tấm ảnh chụp đen trắng ông mình, Mikhail Solonino. Vị giáo sư đại học chuyên ngành ngôn ngữ này đã bị bắt hồi tháng 10/1935 và bị quy kết là "kẻ thù của nhân dân".

Ông bị xử tử tại trại cải tạo Karlag hai năm sau đó.

"Hôm nay ông được ghi nhận điều lẽ ra đã phải được ghi nhận từ lâu," Olga nói trong lúc nhìn tấm biển khiêm tốn được gắn lên nơi từng là căn nhà của ông mình.

Dự án Địa chỉ Cuối cùng đã nhận được hơn 1.000 đơn yêu cầu gắn biển cho những người bị thanh trừng dưới thời Stalin, những người đã bị Stalin coi là kẻ phản bội.

Tuy nhiên, việc dùng khoan điện để gắn các tấm biển lên tường không phải là chuyện lúc nào cũng suôn sẻ.

image067

Image copyright Getty Image caption Các kết quả thăm dò dư luận cho thấy ngày càng nhiều người Nga coi Stalin là anh hùng thay vì là một tên bạo chúa

"Mọi người nói với chúng tôi là họ không muốn căn nhà của họ biến thành nghĩa trang, và các tấm biển gắn lên trông rất phiền lòng," Sergei Parkhomenko, người đưa ra sáng kiến này, giải thích.

"Họ không muốn để con cái họ nhìn thấy, bởi trông các tấm biển quá đau buồn. Nhưng những người chúng tôi tưởng niệm không phải chỉ toàn các nạn nhân tầm cỡ. Họ chỉ là những người bình thường."

Đợt thanh trừng lên tới đỉnh điểm điên cuồng hồi 1937 và 1938.

Cùng với các đảng viên Cộng sản, nhiều công nhân làm việc trong nhà máy, các nghệ sỹ và thậm chí cả những người phụ nữ ở nhà nội trợ nằm trong số đông đảo những người bị cầm tù hoặc bị giết chết do "phản cách mạng".

Chính phủ Nga đang đưa ra chính sách mới nhằm tưởng nhớ các nạn nhân đợt thanh trừng chính trị này.

Các văn bản bước đầu nêu rõ ra là việc "tiếp tục biện hộ" hoặc bác bỏ lịch sử là điều "không thể chấp nhận" và một đài tưởng niệm quốc gia dự kiến sẽ được dựng lên.

Tuy nhiên, các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy ngày càng có nhiều người Nga coi Stalin như "một nhà quản lý hiệu quả", một anh hùng chiến tranh, thay vì là một kẻ bạo chúa./

18 Tháng Bảy 2016(Xem: 10168)
22 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7376)
"Một phát ngôn viên Lực lượng Tuần duyên Nhật nói đây là lần đầu tiên tàu tuần duyên có vũ trang của Trung Quốc được phát giác gần Senkaku. Ba chiếc tàu khác của Trung Quốc cũng được nhìn thấy trong khu vực này. Các chiếc tàu Trung Quốc đó không chiếc nào tiến vào vùng biển mà Nhật Bản cho là lãnh hải của mình".