3. Con chốt Trịnh Xuân Thanh trong gọng kềm quốc gia và quốc tế

14 Tháng Tám 20171:05 SA(Xem: 5353)

VĂN HÓA ONLINE - THỜI SỰ  - THỨ  HAI 14 AUGUST  2017


image054

Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đón tiếp Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Hà Nội tháng 10/201.1


3. Con chốt Trịnh Xuân Thanh trong gọng kềm quốc gia và quốc tế


Thông cáo của Viện Công tố Liên bang Đức về vụ Trịnh


image056Bản quyền hình ảnh generalbundesanwalt.de Image caption Toàn văn nội dung thông cáo bằng tiếng Đức đăng trên trang generalbundesanwalt.de


THÔNG CÁO BÁO CHÍ CỦA VIỆN CÔNG TỐ LIÊN BANG ĐỨC NGÀY 10 THÁNG TÁM 2017 SỐ 69/2017


Hôm nay (10 tháng Tám 2017), Viện Công tố Liên bang nhận đảm nhiệm việc điều tra vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh và người phụ nữ đi cùng, trước đây do Viện Công tố Berlin phụ trách.


Hiện tại có thể cho rằng các nạn nhân đã bị đưa đến Đại Sứ quán Việt Nam tại Berlin và từ đó chuyển về Việt Nam. Từ bối cảnh đó, Viện Công tố Liên bang đã nhận đảm nhiệm điều tra vì nghi vấn hoạt động gián điệp nước ngoài (điều 99 Luật Hình sự) và tước đoạt tự do của con người (điều 239 Luật Hình sự).Thông cáo Viện Công tố LB Đức


Theo các nhận định cho đến nay, vào ngày Chủ nhật 23 tháng Bảy 2017 giữa đường phố tại Berlin, hai người đó đã bị lôi lên một chiếc xe vận chuyển. Tại nước mình, ông Trịnh bị cáo buộc đã biển thủ một số tiền trên trăm triệu khi đứng đầu một công ty nhà nước, và sau đó trốn ra nước ngoài. Các cơ quan Đức đã tiếp nhận đề nghị dẫn độ của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và chưa ra quyết định. Phía Việt Nam dường như đã đặc biệt quan tâm đến việc dẫn độ ông Trịnh. Nay đề nghị dẫn độ đó đã được rút lại.


Theo các điều tra cho đến nay, hiện tại có thể cho rằng các nạn nhân đã bị đưa đến Đại Sứ quán Việt Nam tại Berlin và từ đó chuyển về Việt Nam. Từ bối cảnh đó, Viện Công tố Liên bang đã nhận đảm nhiệm điều tra vì nghi vấn hoạt động gián điệp nước ngoài (điều 99 Luật Hình sự) và tước đoạt tự do của con người (điều 239 Luật Hình sự)./(BBC 11/8/ 2017)


 

+++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Bộ Ngoại giao lấy làm tiếc về phát biểu của Đức vụ Trịnh Xuân Thanh


03/08/2017 15


TTO - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định tại họp báo thường kỳ chiều 3-8 về vụ việc Trịnh Xuân Thanh: "Hiện nay các cơ quan chức năng Việt Nam đang tiến hành điều tra".


image057

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng phản ứng trước cáo buộc của Bộ Ngoại giao Đức liên quan vụ việc Trịnh Xuân Thanh - Clip: VIỆT DŨNG


Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ - “Đề nghị Người phát ngôn cho biết thông tin và phản ứng về vụ việc chính phủ Đức yêu cầu một viên chức của Đại sứ quán Việt Nam phải rời khỏi nước này trong vòng 48 giờ do cáo buộc liên quan tới đến một vụ việc được cho là bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Đức” - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói:


“Liên quan đến phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức xung quanh vụ việc Trịnh Xuân Thanh, tôi lấy làm tiếc về phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức ngày 2-8".


"Tôi hiểu vụ việc Trịnh Xuân Thanh được rất nhiều người quan tâm" - bà Hằng nói.


Hãng tin AFP cũng đặt câu hỏi: "Việt Nam có xác nhận lời cáo buộc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh không? Và liệu bà có nghĩ vụ việc này có ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao hai nước không? Hiện giờ ông Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu?"


Hãng tin DPA của Đức thì hỏi: "Bà phản ứng như thế nào về thông tin của luật sư ông Trịnh Xuân Thanh cho biết ông này đang xin tị nạn ở Đức?"


Bà Lê Thị Thu Hằng trả lời: "Theo thông báo ngày 31-7 của Bộ Công an Việt Nam thì ông Trịnh Xuân Thanh đã ra trình diện và đầu thú. Hiện nay các cơ quan chức năng Việt Nam đang tiến hành điều tra".


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Đức.


Trước đó, theo hãng tin AP, ngày 2-8, chính phủ CHLB Đức cáo buộc tình báo Việt Nam liên quan đến một vụ việc được cho là bắt cóc một nguyên lãnh đạo dầu khí Việt Nam (Trịnh Xuân Thanh - PV) ở thủ đô Berlin, đồng thời yêu cầu một viên chức của Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức rời nước này trong vòng 48 giờ.


Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Đức ra thông cáo chính thức trên website yêu cầu chính phủ Việt Nam đưa ông Trịnh Xuân Thanh trở lại Đức ngay lập tức để xem xét yêu cầu dẫn độ ông Trịnh Xuân Thanh của Việt Nam và đơn xin tị nạn ở Đức của ông này.


Trước đó, ngày 31-7, Bộ Công an cho biết ông Trịnh Xuân Thanh đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an để đầu thú. Ông Trịnh Xuân Thanh đã bị truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế từ tháng 9-2016.


Ông Trịnh Xuân Thanh là nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, nguyên chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), đã bị khởi tố về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tội tham ô tài sản.


Xem các mốc thời gian quan trọng trong vụ án Trịnh Xuân Thanh:


image058


QUỲNH TRUNG

28 Tháng Năm 2017(Xem: 5340)