Mục tiêu chống Trung cộng sẽ không bị đảo ngược

30 Tháng Mười Một 20207:01 SA(Xem: 6153)

VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG - THỨ HAI 30 NOV 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Mục tiêu chống Trung cộng sẽ không bị đảo ngược


Thứ Hai, ngày 30/11/2020

image015

(PLO)- Ứng viên Biden nếu trở thành tổng thống Mỹ sẽ tiếp tục mục tiêu đối đầu với Trung Quốc ở khu vực Biển Đông.


Bầu cử Mỹ 2020 vẫn chưa đến hồi kết nhưng chiến thắng đang rất gần với ứng viên Joe Biden. Hiện quá trình chuyển giao quyền lực đã được kích hoạt bất chấp đương kim tổng thống tuyên bố không chấp nhận thất bại. Nếu không có bất ngờ xảy ra, ngày 20-1-2021, ông Biden chính thức trở thành tổng thống thứ 46 của Mỹ. Giới quan sát ở Việt Nam rất quan tâm về chính sách Biển Đông của ông Biden nếu ông nắm quyền Nhà Trắng.


Chuyên gia về Biển Đông Hoàng Việt (ĐH Luật TP.HCM) nhận định đối đầu Trung Quốc (TQ) ở Biển Đông là xu thế không thể bị đảo ngược. Mỹ sẽ tiếp tục cứng rắn với Bắc Kinh nếu muốn đảm bảo lợi ích quốc gia của họ. Tuy nhiên, nếu đắc cử thì ông Biden sẽ có điều chỉnh về chiến lược để tăng hiệu quả.


Mỹ đã thay đổi thái độ về Trung Quốc


. Phóng viên: Ông đánh giá như thế nào về những gì chính quyền Tổng thống Trump đã làm ở Biển Đông trong bốn năm qua?


+ Chuyên gia Hoàng Việt: Khi ông Trump nhậm chức năm 2016, thời gian đầu Mỹ tỏ ra hòa hoãn và thân cận với TQ. Sau đó Mỹ chuyển sang chính sách căng thẳng với TQ sau khi các thỏa thuận ban đầu về thương mại không thành. Bắt đầu từ tháng 3-2018, chính quyền Trump đã khơi màn “giao đấu” với TQ bằng thương chiến. Tiếp đó, Washington lại triển khai chiến tranh công nghệ và đối đầu TQ ở Biển Đông.


Dưới thời ông Trump, các thành viên của chính quyền Mỹ bao gồm rất nhiều nhân vật diều hâu. Vì vậy, căng thẳng Mỹ-Trung ngày càng leo thang, trong đó có vấn đề Biển Đông. Chính quyền Trump đã thực hiện tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông (FONOPs) với số lượng nhiều hơn so với thời cựu tổng thống Obama. Ngoài ra, trong năm 2020, nhiều lực lượng hải quân Mỹ được triển khai và tập trận trên khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông.


Quan hệ Mỹ-Trung đã tiến đến những điểm mốc căng thẳng cao độ, trong đó có việc đóng cửa các cơ quan báo chí, ngoại giao cấp lãnh sự của nhau... Với tính khí khá bốc đồng cộng với sự khó đoán định trong việc ra quyết định của mình, ông Trump đã khiến TQ và thế giới cùng lo lắng trước diễn biến của cuộc “so găng” Mỹ-Trung.


Với việc ban hành công thư hồi đầu tháng 6-2020 lên Liên Hợp Quốc (LHQ) và với tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo ngày 13-7 công khai chống lại yêu sách của TQ ở Biển Đông, Mỹ cho thấy bước tiến lớn về quan điểm của chính quyền Mỹ dưới thời ông Trump đối với vấn đề Biển Đông. Điều này đã được các quốc gia ASEAN đánh giá cao và hưởng ứng. Có thể nói dưới thời ông Trump, chính quyền Mỹ đã thay đổi thái độ rất lớn đối với TQ.


Chưa thay đổi được thực địa Biển Đông


. Sự thay đổi thái độ ấy có dẫn đến những thay đổi đáng kể ở Biển Đông?


+ Rất tiếc, tôi thấy trên thực địa Biển Đông chưa có sự thay đổi nào. TQ vẫn không xuống thang căng thẳng. Họ vẫn triển khai các hành động hung hăng, khiêu khích ở Biển Đông. Trong đó có thể kể đến việc TQ thực hiện các cuộc tập trận lớn cùng với việc liên tục xâm phạm vùng biển của các quốc gia Đông Nam Á láng giềng, cho dù vùng biển đó theo Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS) thì TQ không có quyền gì ở đó.


. Dưới thời ông Trump, quan hệ đồng minh và đối tác của Mỹ tại Biển Đông bị đánh giá là suy yếu. Phải chăng điều đó ảnh hưởng đến tính hiệu quả của các hành động mà Mỹ triển khai ở Biển Đông?


+ Đúng là như vậy. Ông Trump có điểm mạnh là ra quyết định một cách quyết đoán, đột ngột và khó đoán. Chính vì vậy, rất nhiều người (đặc biệt là rất nhiều người dân Việt Nam) nghĩ rằng ông ấy có thể “hạ gục” TQ.


Tuy nhiên, ông Trump với chính sách “Nước Mỹ trên hết” đầy thực dụng, cộng với phong cách ngoại giao rất lạ của mình đã làm mất lòng rất nhiều đồng minh truyền thống của Mỹ. Chính vì vậy, đây cũng là điểm yếu của chính quyền ông Trump khi không lôi kéo được mạng lưới đồng minh, đối tác trong chiến lược chống lại TQ nói chung và ở Biển Đông nói riêng. Nên nhớ rằng, Mỹ ở rất xa TQ và nguồn lực của Mỹ được phân bố toàn cầu. Việc chống lại sự trỗi dậy đầy tiêu cực nhưng nhiều sức mạnh của TQ không thể được thực hiện theo kiểu “chơi tay đôi” hoặc một vài quốc gia lẻ tẻ. Nếu chỉ mình Mỹ lên tiếng và hành động thì không đủ để cho TQ hoảng sợ hoặc nhân nhượng. Trái lại, nếu toàn bộ đồng minh và đối tác của Mỹ cùng lên tiếng và hành động thì lại khác.


Nếu nhậm chức, ông Biden sẽ thế nào với Trung Quốc?


. Có người cho rằng ông Biden nếu lên nắm quyền thì TQ sẽ càng hung hăng như những gì Bắc Kinh làm dưới thời cựu tổng thống Obama. Tuy nhiên, có người lại cho rằng ông Biden sẽ tiếp tục sự cứng rắn với TQ. Quan điểm của ông như thế nào?


+ Đến thời điểm hiện tại thì không chỉ chính quyền ông Trump muốn chống TQ mà đã đến lúc nước Mỹ phải ngăn chặn sự lớn mạnh “không hòa bình” của TQ. Chỉ trong thời gian rất ngắn, TQ đã gần đuổi kịp Mỹ về nhiều mặt, thậm chí còn vượt Mỹ ở nhiều lĩnh vực. TQ dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình đã bộc lộ rõ ý đồ là thay thế Mỹ để trở thành siêu cường, thống trị thế giới. Nói nôm na, TQ đang theo đuổi “chủ nghĩa xét lại”, tức xem xét, sắp xếp lại và lãnh đạo trật tự thế giới tự do được Mỹ lập ra và dẫn đầu lâu nay. Mỹ thì không muốn như vậy. Mỹ muốn chứng tỏ là Mỹ vẫn còn đầy sức mạnh, chưa phải là suy tàn.


Nếu Mỹ không ra tay kiềm chế TQ lúc này thì sẽ không còn cơ hội nào nữa, vì khi đó TQ đã đủ sức mạnh để thay thế Mỹ. Chính vì lẽ đó đã dẫn đến cuộc cạnh tranh chiến lược quyết liệt Mỹ-Trung như chúng ta đã thấy. Như vậy, quá trình nhận thức về mối đe dọa TQ của người Mỹ đã có sự chuyển dịch: Từ việc tin rằng TQ ít nguy hiểm và sự phát triển của TQ có lợi cho thế giới đến việc nhận thức TQ là một thế lực thách thức Mỹ và thế giới thật sự. Nói điều đó để hiểu rằng ông Biden hay bất cứ ai lên làm tổng thống Mỹ giai đoạn này cũng không thể đảo ngược việc chống TQ vì đó là lợi ích quốc gia tối quan trọng của Mỹ.


Tóm lại, việc thay đổi chính sách theo kiểu hòa hoãn hoặc nhân nhượng với TQ là khó có thể xảy ra trong nhiệm kỳ này của ông Biden sau khi ông nhậm chức. Thêm nữa, với những di sản của ông Trump để lại như việc đóng cửa các cơ quan báo chí, cơ quan ngoại giao... thì chính quyền ông Biden cũng khó có thể dễ dàng hòa hoãn với TQ được nữa. Như vậy, Mỹ-Trung khó có thể trở lại quan hệ hợp tác như xưa được, mà chỉ có thể là đối đầu. Tuy nhiên, đối đầu đến mức độ nào và chiến lược nào thì chưa thể dự đoán cụ thể được, phải chờ thêm.


image015Hải quân Mỹ bên tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Wayne E. Meyer (DDG-108). Ảnh: AFP


Di sản ông Trump ở Biển Đông được duy trì


. Nếu soi chiếu quan hệ Mỹ-Trung ở Biển Đông thì viễn cảnh sẽ như thế nào?


+ Đối với vấn đề Biển Đông, trước mắt trong thời gian đầu nhiệm kỳ thì ông Biden chưa thể thể hiện được gì. Nhiều nhà nghiên cứu vẫn dự báo rằng ông Biden khó mà vượt qua được cái bóng của chính quyền Obama trước đây. Tuy nhiên, như đã trao đổi, tình hình bây giờ đã khác trước. Có lẽ phải chờ sau khi ông Biden đề cử hết các nhân vật quan trọng trong bộ máy chính quyền và họ được đồng ý bổ nhiệm thì chúng ta mới có thể dự đoán phần nào được sự quyết đoán hay hòa hoãn của ông Biden ở Biển Đông được.


. Những di sản thời ông Trump để lại về Biển Đông liệu có ảnh hưởng hoặc có sự đảo ngược dưới thời ông Biden nếu ông nhậm chức?


+ Tất cả tuyên bố của Mỹ về vấn đề Biển Đông đều phản ánh thái độ và lập trường chính thức của Mỹ. Ngay dưới thời ông Trump vốn nổi tiếng là ra quyết định đột ngột, bất ngờ nhưng các văn bản như công thư hồi đầu tháng 6 hay tuyên bố của ông Pompeo ngày 13-7 đều được nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi được công bố. Điều đó cho thấy sự nghiêm túc của Mỹ trong vấn đề này.


Chính vì vậy, chắc chắn trên nền tảng đó, nếu nhậm chức, chính quyền Biden sẽ tiếp nối các chính sách này. Mối quan tâm của Mỹ với Biển Đông gắn liền với vấn đề TQ, vì thế dù đảng Cộng hòa hay đảng Dân chủ cũng sẽ không thay đổi chính sách đối với Biển Đông và khu vực Đông Nam Á. Có chăng là ông Biden sẽ thay đổi chính sách đối với châu Âu và Trung Đông, nơi ông Trump đã đánh mất khá nhiều đồng minh quan trọng của Mỹ. Ông Biden cần phải kéo họ lại.


. Xin cám ơn ông.
05 Tháng Hai 2016(Xem: 11342)
Một nữ hạm trưởng Hoa Kỳ đã chỉ huy tàu khu trục USS Curtis Wilbur tới gần đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa, khiến Trung Quốc giận dữ, trong khi Việt Nam ủng hộ.
28 Tháng Giêng 2016(Xem: 10455)
- "Ngày 28/1/16, sau khi hạ cánh xuống Ba Bình, ông Mã đã có phát biểu trước một tượng đài trên đảo và kêu gọi phát triển tài nguyên biển một cách hòa bình. Ông cũng ca ngợi việc xây dựng trạm xá 10 giường bệnh và hải đăng ở nơi đây, cho rằng các cơ sở này củng cố chủ quyền của Đài Loan và cho phép tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế xung quanh đảo". - "Mỹ lo ông Tập Cận Bình cũng có thể "bắt chước" Mã Anh Cửu, bay ra thị sát đá Chữ Thập, lúc đó tình hình Biển Đông sẽ còn căng thẳng và hỗn loạn hơn nữa".
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 16211)
- Thêm tài liệu về chủ quyền Hoàng Sa từ gia đình tử sĩ Hải quân VNCH
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 10567)
Hiện nay, trong 6 nước tranh chấp Biển Đông, Việt Nam kiểm soát 21 đảo, đá, bãi. Philippines kiểm soát 10 đảo, đá, bãi. Trung Quốc kiểm soát 7 - 10 đá, bãi. Đài Loan kiểm soát 2 đảo, bãi đá. Malaysia kiểm soát 9 đá, bãi. Brunei không chiếm giữ đảo, bãi đá nào. Những hoạt động chính trị và quân sự của liệt cường diễn ra ở quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa - được cập nhật theo trình tự ngày tháng.
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 10790)
Hiện nay, trong 6 nước tranh chấp Biển Đông, Việt Nam kiểm soát 21 đảo, đá, bãi. Philippines kiểm soát 10 đảo, đá, bãi. Trung Quốc kiểm soát 7 - 10 đá, bãi. Đài Loan kiểm soát 2 đảo, bãi đá. Malaysia kiểm soát 9 đá, bãi. Brunei không chiếm giữ đảo, bãi đá nào. Đồ họa của Văn Hóa Map: Thế trận Trường Sa hiện nay.
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 10256)
Những hoạt động chính trị và quân sự của liệt cường diễn ra ở quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa - được cập nhật theo trình tự ngày tháng năm.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 12888)
Cập nhật Nhật ký Biển Đông / Kỳ 7 06/1/2016 35. 01 Jan 16; Trung Quốc đóng HKMH thứ hai; thành lập 3 binh chủng mới. 36. 02 Jan 16; Tàu cá QNg 98459 bị đâm chìm ở vùng đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị . 37. 02 Jan 16; TQ cho 01 máy bay dân sự đáp thử sân bay Chữ Thập (Fiery Cross Reef). 38. 06 Jan 16; TQ cho thêm 02 máy bay hãng hàng không Nam Phương và Hải Nam đáp xuống thử sân bay Chữ Thập (Fiery Cross Reef). 38. 06 Jan 16; Cùng thời điểm TQ khai trương sân bay Chữ Thập, 3 chiến hạm thuộc Hạm đội Thái Bình Dương Nga đến Đà Nẵng.
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 10757)
"Cục Hải sự Trung Quốc vừa thông báo giàn khoan Hải Dương 981 đã được kéo tới khu vực có tọa độ 17-29.53N, 110-57.18E và hoạt động từ ngày 28/12 đến 10/2/2016, đồng thời cấm các phương tiện đường thủy tiến vào khu vực 2.000m xung quanh".
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 10472)
"Thương hiệu chính trị - điều kiện cốt lõi của một nền chính trị cạnh tranh lành mạnh". "Như vậy, mỗi đảng phái chính trị trong xã hội dân chủ không có gì huyền bí cả, mà chính là các thương hiệu chính trị tập thể, trong sự tranh giành “khách hàng” là các cử tri. Việc pháp luật Mỹ bảo đảm quyền tự do đảng phái không chỉ là hiện thực hóa quyền tự do chính trị, tự do bầu cử trong Hiến pháp(1), mà nó còn tạo ra tám hệ quả sau cho một nền chính trị lành mạnh:..."
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 10126)
"Đại sứ Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov sáng nay tổ chức họp báo tổng kết mối quan hệ Việt – Nga năm 2015, thời điểm hai nước kỷ niệm 65 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao".
24 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 10659)
"Theo lịch trình, tàu Rolldock sẽ đến Singapore vào ngày 29 tháng Giêng năm tới trước khi về đến cảng Cam Ranh".
20 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 10621)
"Nhật ký Biển Đông" là các tin tức cập nhật từ tháng Tư, 2015 đến tháng 12, 2015 liên quan đến các sự kiện, hoạt động quân sự của các quốc gia, các nhân vật "tham chiến" ở Biển Đông.