B-52 vần vũ không gian Biển Đông và "Chuỗi hạt Kim cương" Đông Nam Bắc Á
"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 20 DEC 2015
Nhật ký Biển Đông / Kỳ 3:
B-52 vần vũ không gian Biển Đông và "Chuỗi hạt Kim cương" Đông Nam Bắc Á
VĂN HÓA-CALIFORNIA (21/DEC/15) -
"Nhật ký Biển Đông" là các tin tức cập nhật từ tháng Tư, 2015 đến tháng 12, 2015 liên quan đến các sự kiện, hoạt động quân sự của các quốc gia, các nhân vật "tham chiến" ở Biển Đông.
Trước đó, tháng Tư 2014, xin khiêm cung nhắc lại bổn báo Chủ nhiệm Văn Hóa-California nhận lời mời đi thăm thực tế quần đảo Trường Sa từ 18/4/ đến 28/4/ 2014, như là một món quà quý báu cho chủ đề "Nhật ký Biển Đông" mà Văn Hóa đã theo đuổi hàng chục năm nay.
Hiện nay, trong 6 nước tranh chấp Biển Đông, Việt Nam kiểm soát 21 đảo, đá, bãi. Philippines kiểm soát 10 đảo, đá, bãi. Trung Quốc kiểm soát 7 - 10 đá, bãi. Đài Loan kiểm soát 2 đảo, bãi đá. Malaysia kiểm soát 9 đá, bãi. Brunei không chiếm giữ đảo, bãi đá nào.
Những hoạt động của liệt cường diễn ra trên Biển Đông được cập nhật theo trình tự ngày tháng.
A/ Báo Văn Hóa-California đi Trường Sa và hoạt động Quốc tế ở Vịnh Bắc bộ, Hoàng Sa,Trường Sa.
1.18 April 14; Nhà báo Lý Kiến Trúc, Chủ nhiệm báo Văn Hóa ở California nhận lời mời của ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam đi thăm quần đảo Trường Sa 10 ngày.
2. 08 April 15; Thông cáo chung Trung Quốc - Việt Nam về Biển Đông.
3. 31 May 15; Bộ trưởng Ashton Carter đến Hà Nội & Hải Phòng .
4. 01 June 15; BT Ashton Carter & BT Phùng Quang Thanh ký kết "Tầm nhìn Việt-Mỹ" .
5. 05 July15; TBT Nguyễn Phú Trọng họp bàn với TT Obama.
6. 07 July 15; Thông cáo chung Việt - Mỹ.
7. 11 Sep 15; Vịnh Thái Lan - Tàu cá Việt ngư dân bị bắn chết ở hải giới Cà Mau - Vịnh Thái Lan.
8. 16 Oct 15; Đô Đốc Ngô Thắng Lợi thị sát Trường Sa.
9. 27 Oct 15; USS Lassen-82 xâm nhập 12 hải lý đả nhân tạo Su Bi.
10. 30 Oct 15; Chiến hạm Nhật sẽ ra vào cảng Cam Ranh.
11. 31 Oct 15; Đô Đốc Ngô Thắng Lợi họp với Đô Đốc John Richardson ở Bắc Kinh.
12. 05 Nov 15; Chủ tịch Tập Cận Bình đến Hà Nội.
13. Nov 05 - 15; Bộ trưởng QP Ash Carter và Bộ trưởng QP Malaysia Ng Eng Hen thăm USS Theodore Roosevelt ở căn cứ Kota Kinabalu-Malaysia.
14. 10 Nov 15; Các ông Bình, Trọng, Sang, Dũng, Carter nói gì về Biển Đông.
15. 13 Nov 15; Sơn Ca - Hd-05 Hải Đăng bị vây ép ở đảo Xu Bi thoát nạn thu hồi.
16. 13 Nov15; B-52 từ Guam bay ngang Vành Khăn, Gạc Ma, Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa, Su Bi.
17. 17 Nov 15; CT Trương Tấn Sang qua Manila ký "Tuyên bố chung thiết lập quan hệ đối tác chiến lược song phương".
18. 26 Nov 15; Suối Ngọc - Tàu cá Việt bị bắn chết ở bãi đá Suối Ngọc.
19. 27 Nov 15; Vịnh Bắc Bộ - Hiệp định Cửa sông Bắc Luân và thác Bản Giốc.
20. 10 Dec 15; Singapore và Mỹ thỏa thuận cho P-8A lập căn cứ.
21. 13 Dec 15; Hai tàu cá Cà Mau bị bắt ở đảo Koh Kood.
22. 14 Dec 15; Trung Quốc xây trạm nhiên liệu lớn ở đảo Phú Lâm Hoàng Sa.
23. 15 Dec 15; Hai phi công, một kỹ sư, Jiro và Phóng viên BBC News Rupert Wingfield-Hayes với chiếc Cessna 206 phát xuất từ sân bay Princesa Palawa bay ra đảo Pagasa (Thị Tứ) hiện do Philippines chiếm đóng.
24. 16 Dec 15; TQ tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông chu vi "vài ngàn km2".
25. 16 DEc 15; Mỹ-Thái ra Thông cáo "Hội nghị Chiến lược"
26. 17 Dec 15; Phát ngôn viên Quốc phòng Úc cho AFP biết : «một máy bay Orion AP-3C của quân đội Úc đã tiến hành tuần tra trên biển trong khuôn khô chiến dịch Gateway từ 25/11 đến 4/12 để bảo đảm « tự do lưu thông » trên không».
27. 18 Dec 15; Mỹ, Nhật, Úc, Ấn, Thái, Malaysia, Indonesia họp bàn mở rộng vành đai biển Đông vịnh Thái Lan.
28. 18 Dec 15; Reuters 18/12 đưa tin, hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật "vài ngàn km2".
29. 18 Dec 15; Bắc Kinh phản đối một B-52 đã "vô tình" bay vào phạm vi 2 hải lý bãi đá Châu Viên (đảo nhân tạo Châu Viên kế bên Trường Sa Lớn).
B-52 vần vũ không gian Biển Đông trong lúc TQ tập trận phía dưới.
B/ Việt Nam và phép thử chủ quyền
- Bộ Ngoại giao VN tổ chức mời Việt kiều trên thế giới lên tàu HQ-571 ở Cát Lái đi thăm quần đảo Trường Sa hôm 18/4/2014.
- Giàn khoan HD-981 xâm phạm thềm lục địa VN cách đảo Lý Sơn Quảng Ngãi 80km hôm 02/5/2014.
- Tàu cá Cà Mau đi thả lưới bị tàu Thái Lan bắn chết ngư dân hôm 11 Sep 15.
- Tàu vận tải HD-05 đi tiếp tế Sơn Ca về ngang Su Bi bị TQ uy hiếp hôm 13 Nov 2015.
- Tàu cá QNgãi bị tàu Philippines bắn chết ngư dân ở bãi đá Suối Ngọc hôm 26 Nov 15.
- 2 tàu cá Cà Mau bị Thái Lan bắt ở đảo Koh Kood hôm 13 Dec 15.
+++++++++++++++++++++++++++++
Sự kiện mới 18 Dec 15
B-52 vần vũ không gian Biển Đông trong lúc Hải quân TQ tập trận phía dưới
Trước năm 1975, căn cứ Utapao ở nam Thái Lan xuất phát B-52 bay rải thảm chiến trường VN; Anderson Guam là nơi xuất phát B-52 bay quần thảo trên không gian Biển Đông trong lúc TQ đang tập trận bắn đạn thật phía dưới.
++++++++++++++++++++++++++++++
Sự kiện mới 18/12/15
B-52 Mỹ áp sát đá Châu Viên chỉ 2 hải lý
(GDVN) - Lầu Năm Góc đã không có kế hoạch điều động B-52 đi vào 12 hải lý ở Châu Viên tuần này để thực hiện quyền tự do đi lại theo UNCLOS.
The Wall Street Journal ngày 18/12 đưa tin, một chiếc máy bay ném bom B-52 của Mỹ trong khi thực hiện nhiệm vụ thường xuyên trên Biển Đông đã "vô tình" bay vào phạm vi 2 hải lý tính từ đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp, xây dựng bất hợp pháp ở đá Châu Viên, Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam).
B-52 Hoa Kỳ, ảnh minh họa
Giới chức Lầu Năm Góc nói với The Wall Street Journal, họ đang điều tra lý do tại sao một trong hai chiếc B-52 lại bay gần Châu Viên hơn so với kê hoạch bay ban đầu. Một quan chức quốc phòng Mỹ giải thích rằng, thời tiết xấu đã góp phần khiến chiếc B-52 này phải điều chỉnh đường bay đi vào khu vực tranh chấp.
Theo CNN ngày 19/12, Thôi Thiên Khải - Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ đã khiếu nại chính thức với Bộ Ngoại giao Mỹ. Đại diện đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh cũng nhận được yêu cầu của nước sở tại về việc Lầu Năm Góc phải xem xét vấn đề.
Ngày 27/10 tàu khu trục USS Lassen đã tiến hành tuần tra trong vòng 12 hải lý quanh đá Xu Bi. Trong tháng 11, hai chiếc B-52 cũng bay gần các đảo nhân tạo ở Trường Sa nhưng không tiến vào phạm vi 12 hải lý. Không giống như các cuộc tuần tra trước, chuyến bay của B-52 trong tuần này đã không được lên kế hoạch trước, theo Lầu Năm Góc.
Bill Urban, người phát ngôn Lầu Năm Góc cho biết chuyên bay của B-52 Mỹ trên Biển Đông tuần này không có kế hoạch tiến vào 12 hải lý các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi lấp. Lầu Năm Góc đang xem xét các kháng nghị của Bắc Kinh.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng, cả 2 chiếc B-52 Mỹ đã bay vào "vùng trời xung quanh các đảo và các rặng san hô liên quan mà không được phép hôm 10/12", tuy nhiên Lầu Bát Nhất không công bố chi tiết chính xác khu vực nào. Bắc Kinh gọi hành động này của Mỹ là "khiêu khích quân sự nghiêm trọng".
The Wall Street Journal nhận định, đây là sự cố ngoại giao khó xử đối với Nhà Trắng vốn đang cố gắng duy trì mối quan hệ ổn định với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Trong khi đó chính quyền Tổng thống Obama cũng đang phải đối mặt với áp lực từ các đồng minh, đối tác ở châu Á cũng như Lầu Năm Góc và Quốc hội Mỹ về cam kết đẩy lùi hành động bành trướng của Bắc Kinh gần đây trên Biển Đông.
Đảo nhân tạo và các công trình quân sự Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp trên đá Châu Viên, Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam. Ảnh: The Telegraph.
Đá Châu Viên đã bị Trung Quốc bồi đắp, xây dựng thành đảo nhân tạo bất hợp pháp từ giữa năm 2014, đến nay diện tích đã lên tới 230 ngàn mét vuông. Trên đảo nhân tạo, Trung Quốc xây dựng 2 sân đỗ trực thăng, ụ súng, trận địa tên lửa và 2 tháp ra đa, theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington.
Nhiều chuyên gia pháp lý về Luật Biển cho rằng Châu Viên là một đảo đá (rock) chứ không phải một rặng san hô hay bãi cạn lúc nổi lúc chìm. Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), đảo tự nhiên (island) và đảo đá (rock) có lãnh hải 12 hải lý, trong khi rặng san hô và bãi cạn lúc nổi lúc chìm không có quy chế này.
Do đó Bill Urban nhấn mạnh, Lầu Năm Góc đã không có kế hoạch điều động B-52 đi vào 12 hải lý ở Châu Viên tuần này để thực hiện quyền tự do đi lại theo UNCLOS, thách thức những yêu sách lãnh hải 12 hải lý cho các thực thể không đủ điều kiện hưởng quy chế này.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc cũng cho biết, lực lượng quân sự Trung Quốc đóng ở Châu Viên đã cảnh báo máy bay Mỹ, nhưng không có dấu hiệu cho thấy máy bay phản lực quân sự Trung Quốc cất cánh. Ông từ chối xác nhận có hay không bất kỳ biện pháp kỹ thuật nào đã được thực hiện khi B-52 di chuyển sát Châu Viên.
Mỹ tiến hành các chuyến bay thường xuyên của B-52 qua Biển Đông, cất cánh từ căn cứ không quân Andersen ở Guam trong chương trình thể hiện sự hiện diện liên tục của máy bay ném bom, bắt đầu từ năm 2004 để chứng minh cam kết của Mỹ đảm bảo an ninh khu vực.
Hồng Thủy 19/12/15 10:09
+++++++++++++++++++++++++++++++++++
Sự kiện mới 18 Dec 15
Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông
Nguồn ảnh: VOA
(GDVN) - Tờ Quân giải phóng nói rằng cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông diễn ra hôm Thứ Tư trên phạm vi "vài ngàn cây số vuông".
Reuters ngày 18/12 đưa tin, hải quân Trung Quốc vừa tiến hành một cuộc tập trận đối kháng bắn đạn thật trên Biển Đông trong tuần này. Tham gia tập trận có các chiến hạm, tàu ngầm và máy bay, tờ Quân giải phóng hôm Thứ Sáu đưa tin.
Tàu chiến Trung Quốc, hình minh họa.
Đầu tuần, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ đã cảnh báo về một cuộc chạy đua vũ trang trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông có thể nhấn chìm khu vực khi các quốc gia ngày càng "bị cám dỗ" sử dụng vũ lực giải quyết vấn đề lãnh thổ.
Trong bản tin đăng trên trang nhất, tờ Quân giải phóng nói rằng cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông diễn ra hôm Thứ Tư 16/12 trên phạm vi "vài ngàn cây số vuông".
Lực lượng tham gia tập trận chia thành 2 đội, quân đỏ và quân xanh .Chỉ huy cuộc tập trận đã tung ra nhiều kịch bản bất ngờ khác nhau, bao gồm cả một cuộc tấn công bất ngờ bằng tên lửa từ một con tàu thương mại của bên thứ 3.
Theo tờ China News ngày 18/12, tham gia cuộc tập trận này có lực lượng của cả 3 hạm đội hải quân Trung Quốc.
Hồng Thủy 18/12/15 14:14
+++++++++++++++++++++++++++++++++++
Các sự kiện đã diễn ra
ẤN ĐỘ
Trung Quốc nổi giận với hiệp ước Nhật-Ấn về Biển Đông
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe bắt tay trước cuộc họp tại New Delhi, Ấn Độ, ngày 12/12/2015.
“Đằng sau quan hệ đối tác đặc biệt này là tham vọng của hai quốc gia muốn trở thành cường quốc khu vực và thậm chí là cường quốc toàn cầu”, bài viết trên báo nhà nước Trung Quốc Hoàn Cầu Thời Báo, nhận định về thỏa thuận “Đối tác Chiếc lược Đặc biệt Toàn cầu” giữa Nhật Bản và Ấn Độ vừa đạt được trong chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe gần đây.
Hai nước Nhật Bản và Ấn Độ đã ký kết một số thỏa thuận hợp tác, trong đó có việc sử dụng dân sự năng lượng hạt nhân và Nhật Bản tài trợ tàu cao tốc đầu tiên cho Ấn Độ với khoản vay mềm 12 tỷ đôla.
Hai bên cũng đề cập đến bản tuyên bố chung về vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh tầm quan trọng của các tuyến hàng hải ở Biển Đông đối với an ninh năng lượng khu vực và thương mại, đồng thời kêu gọi các bên liên quan kiềm chế những hành động có thể gây căng thẳng trong khu vực.
The Economic Times trích nhận định của Hoàn Cầu Thời Báo nói “qua việc hợp tác nói trên, chính quyền của ông Abe hy vọng có quan hệ quốc phòng và an ninh gần gũi với Ấn Độ để thiết lập ‘chuỗi hạt kim cương’ (một nhóm các nước hợp tác về an ninh) mà ông ấy không ngừng theo đuổi”.
Tờ báo nói tiếp: “Ông Modi đã đáp trả. Tuyên bố chung với ông Abe lần đầu tiên đề cập tới Biển Đông cho thấy sự ủng hộ của ông ta đối với sự can dự của ông Abe trong tranh chấp ở Biển Đông”.
Phát biểu trong cuộc họp báo hôm 14/12, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho thấy sự bất bình sâu sắc về sự hợp tác này: “Chúng tôi hy vọng các quốc gia ngoài khu vực tôn trọng các nỗ lực của các nước trong khu vực trong việc duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông, thay vì làm ngược lại”.
Người đại diện Bộ ngoại giao Trung Quốc cũng khẳng định: “Các hoạt động xây dựng mà Trung Quốc thực hiện tại những bãi đá và các đảo ở Biển Đông là thuộc phạm vi chủ quyền của Trung Quốc”.
Cả hai quốc gia Nhật Bản và Ấn Độ đều có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Những thỏa thuận mới đây được xem là phản ứng chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Nhật Bản đã từng tránh hợp tác hạt nhân với Ấn Độ, nước không phê chuẩn Hiệp ước Không phổ biến Hạt nhân, nhưng các nhà phân tích nói Tokyo đã dịu lại trong lập trường của mình.
Việc Nhật Bản tham gia cuộc tập trận hải quân Malabar với Ấn Độ và Mỹ gần đây cũng đã khiến Trung Quốc tức giận.
VOA 17.12.2015
Theo The Economic Times, The Quint, Oracle Union./
+++++++++++++++++++++++++++++++++
ÚC
Biển Đông: Không quân Úc tuần tra gần đảo Trung Quốc bồi đắp
Một chiếc máy bay Orion AP-3C của quân đội hoàng gia Úc.Reuters
AFP ngày 16/12/2015 dẫn nguồn tin của BBC cho hay mới đây, một máy bay quân sự của Úc đã bay tuần tra áp sát các khu vực đang có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Trong khi thực hiện chuyến bay, không quân Úc đã thông báo rõ cho hải quân Trung Quốc họ đang thực thi « quyền tự do lưu thông ».
Tối ngày 15/12/2015, BBC tiết lộ không quân Úc đã thực hiện nhiều chuyến bay tuần tra trên Biển Đông. Để chứng minh, hãng tin Anh cho phát một đoạn ghi âm lời của phi công Úc thông báo cho hải quân Trung Quốc khi tới gần vùng 12 hải lý quanh đảo nhân tạo do Bắc Kinh chiếm giữ :
« Chúng tôi là không quân Úc đang thực hiện các quyền tự do lưu thông trên không phận quốc tế, chiếu theo Công ước quốc tế vầ hàng không dân dụng quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển ».
BBC cho biết thêm chi tiết, đoạn đối thoại trên được một nhà báo của hãng có mặt trên chiếc máy bay dân sự của Philippines ghi được vào buổi chiều ngày 25/11 và phi công Úc đã lặp lại nhiều lần thông báo trên nhưng hải quân Trung Quốc không đáp lại.
Trong khi đó theo tờ báo Úc The Australian, phi cơ Úc không bay vào trong vùng 12 hải lý quanh các đảo hiện do Bắc Kinh chiếm giữ trong Trường Sa. Về phần mình, bộ Quốc phòng Úc khẳng định có đưa các máy bay tuần tra trong khu vực này.
Phát ngôn viên Quốc phòng Úc cho AFP biết : « một máy bay Orion AP-3C của quân đội Úc đã tiến hành tuần tra trên biển trong khuôn khô chiến dịch Gateway từ 25/11 đến 4/12 ».
Quan chức Úc cho biết thêm, chiến dịch Gateway bao quát các nhiệm vụ giám sát phía bắc Ấn Độ Dương và Biển Đông và việc làm này là sự đóng góp của Úc vào việc « giữ gìn an ninh, ổn định trong khu vực Đông Nam Á ».
Giải thích thêm về các thông tin có được, BBC cho biết họ đã thuê một máy bay nhỏ của Philippines để quay phim các công trình xây dựng cải tạo của Trung Quốc trên các đảo đang có tranh chấp.
Phản ứng về những thông tin trên, ngày 16/12/2015 Bắc Kinh qua phát ngôn viên ngoại giao kêu gọi các nước bên ngoài khu vực không được can thiệp « làm phức tạp tình hình » ở Biển Đông.
Cũng với mục đích tương tự, hồi cuối tháng 10 vừa qua Washington đã đưa khu trục hạm USS Lassen tuần tra áp sát khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo do Bắc Kinh bồi đắp trong quần đảo Trường Sa. Hành động trên của hải quân Mỹ đã khiến Bắc Kinh rất tức giận./
Anh Vũ RFI 12-2015 13:58
Úc tiếp tục bay tuần tra ở Biển Đông
Đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trên bãi đá Mischief Reef- Trường Sa. Ảnh vệ tinh tháng 5/2015.Reuters
Úc sẽ không ngưng các chuyến bay tuần tra bên trên các đảo đang tranh chấp ở Biển Đông bất chấp các áp lực của phía Trung Quốc. Đó là tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne với báo chí ngày hôm nay, 17/12/2015.
Ngày 15/12 vừa qua, Bộ Quốc phòng Úc xác nhận là một phi cơ của không quân nước này đã bay tuần tra bên trên Biển Đông từ ngày 25/11 đến 04/12, để bảo đảm « tự do lưu thông » trên không, gây phản ứng giận dữ từ phía Bắc Kinh. Khi được hỏi về các chuyến bay tuần tra của Úc, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 16/12 đã yêu cầu rằng các nước bên ngoài khu vực Biển Đông không nên « cố tình làm phức tạp thêm vấn đề ». Tuy vậy, cũng trong ngày 16/12, tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ngầm cảnh cáo là quân đội nước này có thể trả đũa, nếu phía Úc tiếp tục thực hiện các chuyến bay tuần tra ở Biển Đông.
Nhưng bộ trưởng Marise Payne nói rằng Canberra sẽ không quan tâm đến những lời cảnh cáo của Bắc Kinh. Bà mô tả các chuyến bay tuần tra nói trên là một hoạt động bình thường của Úc nhằm giúp duy trì an ninh và ổn định khu vực.
Về phần Philippines, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nước này ngày 17/12 đã hoan nghênh các chuyến bay tuần tra của Úc bên trên các đảo tranh chấp ở Biển Đông. Đối với phát ngôn viên này, phi cơ của Úc đã bay trên không phận quốc tế và đã hành xử quyền tự do lưu thông trên không, một nguyên tắc mà Manila « hoàn toàn ủng hộ »./
Anh Vũ RFI 16-12-2015
+++++++++++++++++++++++++++++++++
NHẬT BẢN
Mỹ, Nhật đang xây dựng một mặt trận chống bành trướng ở Biển Đông
(GDVN) - Biển Đông cũng được đặt ở vị trí khá cao trong thông cáo chung đối thoại chiến lược Thái Lan - Hoa Kỳ hôm Thứ Tư 16/12 tại Bangkok.
Reuters ngày 17/12 đưa tin, trong cuộc họp "2+2" lần đầu tiên giữa Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng 2 nước Nhật Bản và Indonesia hôm Thứ Năm, vấn đề Biển Đông được hai bên đặc biệt quan tâm. Theo Kyodo News, Nhật Bản và Indonesia đã nhất trí tăng cường hợp tác để ứng phó với tình hình căng thẳng leo thang trên Biển Đông do những hành động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo (bất hợp pháp) mà Trung Quốc tiến hành.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết: "Khi môi trường an ninh trong khu vực ngày càng trở nên khó khăn hơn, chúng tôi đã khẳng định trong cuộc họp ngày hôm nay rằng, Nhật Bản sẽ củng cố hợp tác với Indonesia, một thành viên chủ chốt của ASEAN trong các lĩnh vực an ninh và quốc phòng."
Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu cho biết, ông có kế hoạch làm việc với phía Trung Quốc để cải thiện tình hình. "Tôi tin rằng lập trường của Trung Quốc không còn cứng rắn như trước nữa. Chúng tôi có ý định tiến hành các cuộc đàm phán với các nước, trong đó có Trung Quốc về các vấn đề như liên kết huấn luyện và tuần tra chung ở Biển Đông", Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia nói.
Trước đó, Nhật Bản cũng đã ký với Án Độ thỏa thuận Đối tác Chiến lược đặc biệt toàn cầu trong chuyến thăm New Delhi của Thủ tướng Shinzo Abe. Tuyên bố chung Nhật - Ấn đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tuyến đường hàng hải, hàng không ở Biển Đông đối với an ninh năng lượng và thương mại khu vực, toàn cầu, đồng thời kêu gọi các bên liên quan kiềm chế không gây căng thẳng trong khu vực.
Thời báo Hoàn Cầu nhận xét, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã ủng hộ lập trường của Thủ tướng Shinzo Abe can thiệp vào vấn đề Biển Đông, điều này thể hiện rõ qua việc Biển Đông được đưa vào tuyên bố chung Nhật - Ấn.
Trong một động thái có liên quan, BBC ngày 17/12 cho biết, vấn đề Biển Đông cũng được đặt ở vị trí khá cao trong thông cáo chung đối thoại chiến lược Thái Lan - Hoa Kỳ hôm Thứ Tư 16/12 tại Bangkok.
Thông cáo chung viết: "Hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của việc gìn giữ hòa bình và ổn định, đảm bảo an ninh và an toàn hàng hải, quyền tự do đi lại trên biển cũng như trên không ở Biển Đông. Hai phái đoàn ghi nhận nhu cầu tránh quân sự hóa các khu vực trnah chấp.
Hai bên cũng tái khẳng định sự ủng hộ của mình đối với các nỗ lực của ASEAN và Trung Quốc nhằm thực hiện đầy đủ, có hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC, đồng thời phấn đấu đạt được bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC".
Một đồng minh khác của Mỹ trong khu vực, Úc cũng đã có hoạt động bay tuần tra trên Biển Đông. Mặc dù Bộ Quốc phòng Úc chưa chính thức công bố, nhưng phóng viên BBC đã phát hiện thấy máy bay tuần tra của Úc bay sát một đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp (bất hợp pháp) ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) thời gian gần đây.
Thời báo Hoàn Cầu ngày 17/12 dẫn lời một học giả Trung Quốc cho rằng, sau Philippines và Việt Nam, Nhật Bản đang tập trung vào vận động Indonesia, một nước có vai trò quan trọng trong ASEAN can thiệp sâu hơn vào Biển Đông (ngăn chặn bành trướng, bảo vệ công lý và luật pháp quốc tế, tự do hàng không hàng hải trên Biển Đông).
Hồng Thủy 18/12/15 07:14
+++++++++++++++++++++++++++++++++
PHILIPPINES
Việt Nam, Philippines ký đối tác chiến lược
Image copyright EPA Image caption Chủ tịch Trương Tấn Sang và phu nhân tới Manila tham dự Hội nghị Apec
Philippines và Việt Nam hôm 17/11 đã ký Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược bên lề Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (Apec) tại Manila.
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã ký văn bản dưới sự chứng kiến của Tổng thống Benigno Aquino và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Mục tiêu của thỏa thuận này là để thúc đẩy quan hệ song phương trong nhiều lĩnh vực, kể cả quốc phòng và an ninh biển, theo Bộ Ngoại giao Philippines.
Đây là thỏa thuận đối tác chiến lược thứ ba mà Philippines ký kết, sau Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Như vậy Việt Nam tới nay có 13 đối tác chiến lược, bên cạnh hai đối tác chiến lược toàn diện là Nga và Trung Quốc.
Trong cuộc gặp chiều thứ Ba 17/11, nguyên thủ Việt Nam và Philippines được biết thảo luận tình hình Biển Đông.
Thông tấn xã Việt Nam nói hai ông Benigno Aquino và Trương Tấn Sang đã "tái khẳng định tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông cũng như giải quyết các tranh chấp trên biển dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982".
Trong khi đó, Ngoại trưởng Albert del Rosario một lần nữa xác nhận chủ đề Biển Đông, mà Philippines gọi là Biển Tây Philippines, sẽ không được mang ra thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh Apec.
Ông nói: "Apec là để bàn về các chủ đề kinh tế. Đây không phải diễn đàn phù hợp để thảo luận chủ đề này".
Mỹ-Philippines hội đàm
Image copyright AP Image caption Ông Obama đã tới thăm tàu chiến BRP Gregorio del Pilar
Tuy nhiên bên lề Apec, sáng thứ Tư 18/11 Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã hội đàm với Tổng thống Philippines Benigno Aquino, trong đó có đề cập chủ đề Biển Đông.
Ông Aquino nói với các phóng viên sau cuộc hội đàm rằng ông đã nhất trí với Tổng thống Obama rằng "tự do hàng hải phải được duy trì", ám chỉ tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông.
Về phần mình, Tổng thống Obama nói Trung Quốc phải ngừng hoạt động cải tạo đảo nhân tạo của mình và tái khẳng định cam kết của Washington đối với quốc phòng và an ninh của Philippines - một trong các bên liên quan tới tranh chấp nói trên.
Ông Obama cũng nói ông mong muốn làm việc với tất cả các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông để giải quyết bất đồng.
Ngay sau khi đến Philippines hôm 17/11, Tổng thống Obama đã tới thăm tàu chiến BRP Gregorio del Pilar mà Mỹ trao tặng cho Philippines, một trong các đồng minh thân cận nhất của Washington trong khu vực./
BBC 18 tháng 11 2015
++++++++++++++++++++++++++++++++++
VIỆT NAM
Việt Nam đồng ý cho tàu chiến Nhật cập cảng Cam Ranh
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh.
Việt Nam hôm nay (6/11) đồng ý mời tàu chiến Nhật cập cảng chiến lược Cam Ranh và hai bên nhất trí sẽ tổ chức cuộc diễn tập hải quân chung đầu tiên.
Theo thông tấn xã Kyodo, thỏa thuận đạt được trong cuộc họp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, Gen Nakatani, với người đồng nhiệm phía Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh.
Chuyến thăm của tàu chiến Nhật tới cảng Cam Ranh, địa điểm gần vùng biển có tranh chấp ở Trường Sa nơi Trung Quốc đang xây dựng các căn cứ trên những hòn đảo nhân tạo, có thể khiến Bắc Kinh càng thêm khó chịu sau khi tàu chiến Mỹ khởi sự các chuyến tuần tra tại đây.
Dù tránh chọc giận Trung Quốc bằng các hoạt động tương tự, nhưng Tokyo đang tìm cách siết chặt quan hệ an ninh với các nước Đông Nam Á phản đối tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông, đặc biệt là Việt Nam và Philippines.
Việt Nam đã cho phép tàu của các nước như Mỹ và Nga neo đậu tại Cam Ranh, nhưng các chuyến thăm của tàu nước ngoài tới Vịnh nước sâu này là điều hiếm thấy. Việt Nam hiện có vài tàu ngầm lớp Kilo mua lại của Nga ở Vịnh Cam Ranh.
Nếu Cam Ranh có thể được dùng như một căn cứ tiếp liệu cho Lực lượng Tự vệ Hàng Hải Nhật Bản, triển vọng về các hoạt động của lực lượng này ở Biển Đông có thể được nhân lên.
Các giới chức Nhật được dẫn lời cho hay Việt Nam dự định xây các cơ sở mới để tiếp nhận tàu chiến của Nhật cùng các tàu khác. Bộ trưởng Quốc phòng Nakatani hy vọng tàu chiến Nhật sẽ cập bến Cam Ranh vào năm tới.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt-Nhật hôm nay cũng xác nhận các kế hoạch tổ chức diễn tập chung giữa Lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật với hải quân Việt Nam, nhưng chưa tiết lộ chi tiết thời gian và địa điểm.
Dịp này, lãnh đạo quốc phòng hai nước cũng nhất trí phản đối hành vi dùng sức mạnh thay đổi hiện trạng các khu vực có tranh chấp và đồng ý rằng mọi vấn đề phải được giải quyết một cách ôn hòa dựa trên luật quốc tế.
Các giới chức quốc phòng Nhật cho hay Hà Nội và Tokyo thống nhất khởi sự các cuộc thảo luận về hợp tác kỹ thuật và thiết bị quân sự.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố Nhật sẽ đẩy mạnh ‘chủ nghĩa hòa bình tích cực’ trong khi Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam bày tỏ tin tưởng về vai trò Nhật có thể đóng góp.
VOA 06.11.2015 Theo Kyodo, Pulse, Japan Times
+++++++++++++++++++++++++++++++++++
THÁI LAN
Thông cáo Mỹ-Thái nói về Biển Đông
Image copyright bbc Image caption Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Russel
Quan chức ngoại giao cao cấp Hoa Kỳ và Thái Lan vừa có vòng đối thoại chiến lược lần thứ 5 hôm thứ Tư 16/12 tại Bangkok.
Quan hệ hai bên gần đây khá căng thẳng sau vụ đảo chính năm 2015 đưa phe quân sự lên nắm quyền ở Thái Lan, mặc dù Bangkok vẫn là đồng minh truyền thống và lâu năm của Washington.
Vòng đối thoại lần này do Bí thư Thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan Apichart Chinwanno và Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ chuyên trách Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel đồng chủ trì.
Thông cáo chung ra sau cuộc họp cho hay hai bên đã "thảo luận một cách toàn diện các vấn đề liên quan Đông Nam Á và cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương".
Điểm đặc biệt là tuy Thái Lan không phải quốc gia có yêu sách chủ quyền hay trực tiếp tham gia tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, bản thông cáo đặt chủ đề Biển Đông lên vị trí khá cao, chứng tỏ quan tâm của Mỹ và khu vực.
"Hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của việc giữ hòa bình và ổn định, bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải, quyền tự do đi lại trên biển cũng như trên không ở Biển Đông."
Tổng thống Barack Obama sẽ chủ trì một cuộc họp thượng đỉnh đặc biệt Asean-Hoa Kỳ vào đầu năm 2016.
Thông cáo viết tiếp: "Hai phái đoàn ghi nhận nhu cầu tránh quân sự hóa tại các khu vực tranh chấp".
"Hai bên cũng tái khẳng định sự ủng hộ của mình cho các nỗ lực của Asean và Trung Quốc nhằm thực hiện đầy đủ và có hiệu quả Tuyên bố về cách hành xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đồng thời phấn đấu đạt được một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC)."
Hoa Kỳ đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo và đã tổ chức tuần tra với mục đích được nói là bảo đảm tự do đi lại trong các vùng biển quốc tế.
Australia, một đồng minh khác của Mỹ, cũng bay tuần tra trên Biển Đông với cùng mục đích.
Trong cuộc đối thoại, Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Russel thông báo Tổng thống Barack Obama sẽ chủ trì một cuộc họp thượng đỉnh đặc biệt Asean-Hoa Kỳ với sự tham gia của lãnh đạo cả 10 nước Asean vào đầu năm tới./
BBC 16/12/15
Thái Lan vẫn là đồng minh thiết yếu của Mỹ
Binh sĩ Thái Lan và Hoa Kỳ trong lễ khai quân chiến dịch tập trận chung Cobra Gold 15 tại trường dự bị quân sự, tỉnh Nakhon Nayok, ngày 09/02/2015.AFP PHOTO / PORNCHAI KITTIWONGSAKUL
Ngày 16/12/2015, tại Bangkok, lần đầu tiên từ ba năm qua, Hoa Kỳ và Thái Lan mở lại đối thoại chiến lược. Lần cuối cùng mà hai nước mở đối thoại chiến lược là vào tháng 06/2012 tại Washington. Quan hệ giữa hai đồng minh thân cận này đã trở nên phần nào nguội lạnh kể từ sau cuộc đảo chính quân sự tại Thái Lan vào tháng 05/2014. Nhưng Bangkok vẫn là đồng minh thiết yếu của Washington.
Theo thông báo của bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra ngày 11/12/2015, cuộc đối thoại lần này sẽ bàn về hợp tác chính trị, an ninh và kinh tế với Thái Lan. Rất nhiều vấn đề sẽ được nêu lên, từ y tế công cộng, biến đổi khí hậu, thương mại đầu tư, giáo dục, cho đến chống buôn người và tội phạm xuyên biên giới, tình hình Biển Đông…
Sau cuộc đảo chính tháng 05/2014, Hoa Kỳ đã đình chỉ một số viện trợ quân sự cho Thái Lan, cũng như cắt đứt các trao đổi quân sự cấp cao. Nhưng trên thực tế, phần lớn các mối quan hệ quân sự khác giữa Wahsington và Bangkok không bị ảnh hưởng gì. Điều này cũng cho thấy là Mỹ không muốn để cho Trung Quốc khai thác mối bất hòa giữa hai đồng minh này nhằm gia tăng ảnh hưởng lên Thái Lan.
Hợp tác về quốc phòng hiện nay giữa Washington và Thái Lan dĩ nhiên là không thể được so sánh với thời chiến tranh lạnh ( trong thời gian chiến tranh Việt Nam, đã có đến 50 ngàn quân Mỹ đóng trên lãnh thổ Thái Lan ). Tuy vậy, Thái Lan vẫn là đối tác quân sự thiết yếu của Hoa Kỳ ở Châu Á-Thái Bình Dương.
Vai trò thiết yếu của Bangkok càng lộ rõ sau cuộc đảo chính tháng 05/2014. Do không có sự hợp tác của Thái Lan, cho nên Hoa Kỳ đã gặp rất nhiều khó khăn khi triển khai lực lượng cứu hộ đến Nepal sau trận động đất tháng 04/2015. Sau đó, trong thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng người tị nạn Rohingya vào tháng 05/2015, Bangkok ban đầu đã từ chối yêu cầu của Mỹ tạm thời đặt phi cơ tuần tra trên biển trên lãnh thổ Thái Lan, trong khi đây vẫn là yêu cầu rất bình thường giữa hai đồng minh.
Tuy Thái Lan từ bao thế kỷ qua vẫn quen với trò « đu dây » giữa các cường quốc, nhưng việc Bangkok tăng cường hợp tác với Trung Quốc sau cuộc đảo chính đã gây lo ngại cho một số nhân vật ở Washington. Vào tháng 11/2015, không quân Thái Lan thậm chí đã tập trận chung với không quân Trung Quốc.
Trước thực tế địa chiến lược đó, Washington phải tạm gác sang một bên những quan ngại về nhân quyền và dân chủ ở Thái Lan để cố duy trì phần lớn các mối quan hệ quân sự với Bangkok. Vào năm 2014, cuộc tập trận Cobra Gold, cuộc tập trận đa phương thường niên lớn nhất với Thái Lan là nước chủ nhà đã diễn ra và theo dự kiến cũng sẽ diễn ra trong năm nay.
Mới đây, ngày 29/10, bộ Quốc phòng Mỹ đã thông báo cho phép một hợp đồng bán các tên lửa và phụ tùng trị giá tổng cộng gần 27 triệu đô la cho Thái Lan. Hợp đồng này xác nhận vị trí của Thái Lan là một thị trường vũ khí lớn của Hoa Kỳ. Theo ước tính, trong 5 năm qua, Thái Lan đã mua trên 2 tỷ đô la thiết bị quân sự của Mỹ.
Cuộc đối thoại chiến lược ngày 16/12/2015 được xem là sự kiện đáng kể nhất trong quan hệ giữa hai nước năm 2015, cho thấy là mối quan hệ này đang tiến dần đến bình thường hóa./
Trong cuộc đối thoại, Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Russel thông báo Tổng thống Barack Obama sẽ chủ trì một cuộc họp thượng đỉnh đặc biệt Asean-Hoa Kỳ với sự tham gia của lãnh đạo cả 10 nước Asean vào đầu năm tới./
Thanh Phương RFI 16-12-2015
++++++++++++++++++++++++++++++++
INDONESIA
Indonesia tăng cường phòng thủ Natuna trước tham vọng của Trung Quốc
Vị trí quần đảo Natuna (Indonesia)@wikipedia
Jakarta đã lên kế hoạch nâng cao năng lực bảo vệ các vùng biển đảo của mình ở Biển Đông, cụ thể là quần đảo Natuna với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý bao quanh đã bị đường lưỡi bò của Trung Quốc ăn vào. Trả lời phỏng vấn của hãng tin Nhật Bản Kyodo ngày 15/12/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia đã xác nhận rằng kế hoạch trên sẽ được xúc tiến ngay vào năm tới 2016.
Bộ trưởng Ryamizard Ryacudu khẳng định : “Quần đảo Natuna vùng đảo bên ngoài của chúng tôi. Việc bảo vệ đảo xa của mình là một nhiệm vụ đương nhiên và hợp lý của một quốc gia”.
Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia giải thích: “Chúng tôi phải tăng cường năng lực quân sự của chúng tôi để ngăn chặn trước bất kỳ mối đe dọa nào như nạn đánh cá bất hợp pháp hoặc một cái gì đó giống như hành vi xâm nhập bất hợp pháp và nhiều loại đe dọa phi truyền thống khác nhắm vào lãnh thổ của chúng tôi”.
Theo ông Ryamizard, Indonesia có kế hoạch triển khai một phi đội chiến đấu cơ và ba hộ tống hạm đến vùng quần đảo Natuna, tu bổ và nâng cấp căn cứ hải quân và không quân tại chỗ, đồng thời triển khai thêm quân lính đến khu vực. Indonesia hiện có khoảng 800 quân đồn trú tại trong Natuna. Vào năm tới, quân số sẽ tăng lên thành khoảng 2.000 người.
Vào tháng 11 vừa qua, Tư lệnh Không quân Indonesia Agus Supriatna cho biết nước này sẽ chi hơn 14 triệu đô la cho việc nâng cấp căc căn cứ quân sự ở quần đảo Natuna, căn cứ không quân ở đó sẽ thành một căn cứ quân sự phức hợp, « một Trân Châu Cảng của Indonesia ».
Quần đảo Natuna là một chuỗi gồm hàng trăm đảo ở xa ngoài khơi của Indonesia trên Biển Đông. Cư dân tại đấy chủ yếu sinh sống bằng nghề nông và nghề đánh cá. Cơ sở quân sự của chính quyền Jakarta tại vùng này rất nhỏ, không có gì đáng kể.
Việc Indonesia nghĩ đến việc tăng cường lực lượng quân sự tại vùng Natuna được xem là động thái mới nhất của nước này nhằm chống lại các âm mưu bành trướng quá trớn của Trung Quốc tại Biển Đông. Lý do không được Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia nói rõ ra, nhưng giới quan sát đều nghĩ đến mối đe dọa của Trung Quốc, với đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông, chồng lấn vào quần đảo Natuna của Indonesia.
Ngày 11/11 vừa qua, ông Luhut Panjaitan, Bộ trưởng đặc trách Điều phối Chính trị, Pháp lý và An ninh Indonesia công khai lên tiếng cho biết là Jakarta đang hối thúc Bắc Kinh làm rõ quan điểm về chủ quyền ở Biển Đông và về vấn đề đường lưỡi bò của Trung Quốc ăn vào quần đảo Natuna của Indonesia.
Một hôm sau, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi lên tiếng trấn an ngay, xác nhận rằng chủ quyền quần đảo Natuna thuộc về Indonesia, cho dù giữa hai bên vẫn có một số tranh chấp hàng hải cần giải quyết thông qua đàm phán trực tiếp.
Trong thực tế, đúng là Indonesia không có tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền trên bất kỳ hòn đảo nào ở Biển Đông, nhưng Jakarta rất bất bình trước yêu sách biển của Trung Quốc đối với một phần vùng đặc quyền kinh tế thuộc quần đảo Natuna của Indonesia. Các yêu sách này đã bị Jakarta đánh giá là không có cơ sở pháp lý. Và cho đến nay, Bắc Kinh vẫn làm ngơ trước các yêu cầu làm rõ các yêu sách của họ./
RFI 19-12-2015
++++++++++++++++++++++++++++++++
MALAYSIA
Đúng lúc họ Tập tới Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter thị sát Biển Đông
Hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt của Hoa Kỳ ở Biển Đông (Ảnh: Hải quân Mỹ chụp ngày 29/10/ 2015).
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hôm nay đã lên một chiếc hàng không mẫu hạm của Mỹ hiện ở biển Đông rồi sau đó đổ lỗi cho Trung Quốc đã gây căng thẳng trong khu vực.
Chuyến thăm hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt của ông Carter cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein diễn ra một tuần sau khi tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường USS Lassen tới gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở vùng biển tranh chấp.
Quan chức quốc phòng Mỹ phát biểu với báo chí quốc tế tại vị trí cách quần đảo Trường Sa khoảng 200 hải lý:
“Có mặt trên hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt ở biển Nam Trung Hoa (biển Đông) là một hành động mang tính biểu tượng và cho thấy sự hiện diện làm bình ổn khu vực này của Hoa Kỳ trong nhiều thập kỷ qua.”
Khi được hỏi về tầm quan trọng của chuyến đi, ông Carter nói rằng “chuyến đi được chú ý là bởi vì tình hình căng thẳng tại khu vực này, nhất là vì các tranh chấp ở biển Đông, và cũng vì phần lớn các hoạt động mà Trung Quốc thực hiện trong năm qua”.
Khi được hỏi về hoạt động của ông Carter, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Bắc Kinh phản đối việc Mỹ “kích động và đe dọa” an ninh khu vực.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter trên máy bay Osprey V-22 sau thăm tàu sân bay USS Theodore Roosevelt ở Biển Đông, ngày 5/11/2015.
Bà Hoa nói rằng Trung Quốc “luôn tôn trọng và bảo vệ quyền tự do hàng hải và bay của mọi nước theo luật pháp quốc tế”.
Nữ phát ngôn viên này nói thêm rằng “điều chúng tôi phản đối là việc giơ cao biểu ngữ tự do hàng hải để quân sự hóa biển Nam Trung Hoa, thậm chí là kích động và đe dọa tới chủ quyền và quyền lợi an ninh của nước khác”.
Chuyến đi chớp nhoáng của hai ông Carter và Hussein diễn ra vài ngày sau khi một chiến hạm có phi đạn hướng dẫn của Hoa Kỳ đến khu vực nằm trong phạm vi 22 kilomet gần bãi đá Subi trong quần đảo Trường Sa.
Bắc Kinh đã khởi động dự án xây dựng hồi năm ngoái để biến những bãi đá chìm thành những hòn đảo có thể xây phi đạo và các cơ sở khác, làm lơ trước các khẳng định chủ quyền đối nghịch nhau của Philippines, Việt Nam, Đài Loan và các quốc gia Á châu trong khu vực. Chính phủ Obama tuyên bố việc điều động chiến hạm này là một cuộc diễn tập thường kỳ nhắm bảo vệ quyền tự do đi lại trên biển.
Vụ tranh chấp này làm lu mờ cuộc họp các bộ trưởng quốc phòng ASEAN ngày hôm qua tại Kuala Lumpur, với sự tham dự của ông Carter và các đối tác của Trung Quốc, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản.
Các vị bộ trưởng đã không đưa ra được một thông cáo chung như thường lệ vào cuối diễn đàn, sau khi Trung Quốc vận động chận mọi sự đề cập đến vấn đề Biển Đông gây tranh cãi.
VOA Cập nhật: 06.11.2015 Theo Reuters, AP
+++++++++++++++++++++++++++++++
SINGAPORE
Vì sao P-8A bám trụ ở căn cứ Singapore Changi Air Port mà không ở Subic?
10 Tháng Mười Hai 2015
"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ SÁU 11 DEC 2015
VĂN HÓA-CALIFORNIA (10DEC 15) -
Biển Đông rộng khoảng 3 triệu 5 km2 có khoảng138 đảo lớn nhỏ. Vịnh Bắc bộ rộng khoảng 126.250 km². Vịnh Thái Lan rộng khoảng 320.000 km2. Nước Cộng Hòa Singapore là một đảo quốc nhỏ xíu nằm tận cùng mũi phía nam của Tây Malaysia, rộng có hơn 700km2 so với Malaysia là 329.847 km².
Nếu Subic - Manila tọa lạc ở vị trí bảo vệ chủ quyền biển Tây Philippines và quan sát Biển Đông của Việt Nam bao gồm quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, thì căn cứ Singapore Changi Airport tọa lạc ở một vị trí cực kỳ quan trọng đối với biển nam, cực Nam Trường Sa. Không những Singapore như là một quan ải trấn ngay mũi cuối của eo biển Malacca từ Ấn Độ Dương thông qua Biển Đông, nó có nhiệm vụ bảo vệ vùng biển Singapore , vùng biển Malaysia, Brunei, mà còn có trách nhiệm nhìn ngược về phía Tây Bắc là bờ biển dài Malaysia và Vịnh Thái Lan. Cộng lại hai vùng biển này có đến cả triệu km2 không kém gì Biển Đông.
Với vị trí "trời cho" như vậy, Singapore trở nên một tọa độ chiến lược về an ninh quốc phòng đối với các quốc gia ven biển Đông - Đông Nam Á. Trong vai trò một đồng minh quân sự chiến lược với Hoa Kỳ ở Đông Nam Á, Singapore còn viễn kiến một tương lai khá mù mờ của Asean bước vào thế kỷ 21 dưới ảnh hưởng trùm lấp của Trung Quốc.
Singapore còn dự báo về "Canh bạc Biển Đông", nói cho đúng hơn: "Canh bạc Trung tâm quần đảo Trường Sa" báo Văn Hóa-California gọi là Vùng 2 chiến thuật, có thể sắp tới hồi hạ màn. Sự kiện Tòa Thường Trực La Haye xử vụ kiện của Philippines đối với tham vọng lưỡi bò Trung Quốc, và các mũi giáo hung hãn cải tạo 7 đảo nhân tạo đường đường 12 hải lý chưa thể đi đến kết luận lạc quan hay bi quan.
Tuy là một đảo quốc nhỏ xíu, nhưng mới đây, Hàng không Mẫu hạm USS Theodore Roosevelt đã cập bến Changi trước khi ra tiến ra biển Nam Trường Sa; và vừa rồi 7/12/2015, một thỏa thuận giữa hai bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Singapore Ng Eng Hen đã đồng ý cho Thám thính cơ tối tân nhất của không lực Hoa Kỳ P-8A Poseidon, sẵn sàng cất cánh ở phi trường Singapore Changi Air Port, nơi thường diễn ra các "Air Show" quốc tế.
Động thái quân sự này khiến các nhà quan sát suy nghĩ: Singapore đang chuẩn bị đối phó trước xu thế gì?
Có thể là hơi cường điệu: P-8A Poseidon tức là Singapore.
Nhiều luồng dư luận nhận định rằng sân bay Changi trở nên là nơi lên xuống của P-8A báo hiệu một hoạt động đột phá mới của Hoa Kỳ về việc bảo đảm quyền tự do hàng hải hàng không nhằm đối đầu lại tham vọng độc quyền Biển Đông của Trung Quốc; Thật ra, qua lời loan báo của giới chức có thẩm quyền về P-8A, tầm hoạt động của P-8A sẽ tỏa rộng ở nhiều khu vực, nhiều lãnh vực.
Thế nhưng, cụ thể, các nhà quan sát Biển chưa thể nắm chắc tầm hoạt động của P-8A sẽ là ở những nơi nào, những con mắt do thám hàng đầu của P-8A nhắm vào mục tiêu gì.
Hải đồ minh họa của báo Văn Hóa-California dưới đây mô tả các khu vực biển mà sự xuất hiện của P-8A cất cánh từ Singapore Changi có khả năng theo dõi.
Hải đồ minh họa của Văn Hóa phân tích: Đường mầu vàng lớn: Con đường tơ lụa (Một vành đai, một lộ trình) của Trung Quốc sẽ đi xuyên qua các thành phố duyên hải Việt Nam, Cambodia, Thái Lan, xuyên qua kênh đào tương lai Kra Chumphon, Myanmar, v...
Mầu trắng: Tuyến hàng hải Quốc tế từ eo Malacca xuyên qua Biển Đông.
Mầu đỏ: Khu vực quần đảo Trường S được chia làm 5 vùng chiến thuật. Vùng 1 Bắc Trường Sa; Vùng 2 Trung tâm quần đảo Trường Sa, khu vực trung tâm bao trùm 7 đảo nhân tạo do Trung Quốc bổ đắp cải tạo, khu vực này giáp ranh biển Tây Philippines; Vùng 3 biển Nam Trường Sa; Vùng 4 biển Nam Trường Sa giáp ranh biển Malaysia và Vịnh Thái Lan; Vùng 5 cực Nam Trường Sa giáp ranh biển Malaysia, Brunei.
Mũi tên đỏ: Đường biên ngăn cách biển Malaysia với Vịnh Thái Lan tính từ mũi Cà Mau tới hải cảng Kota Baharu. Các mũi tên đỏ nhỏ là đường đi từ kênh đào Kra qua Biển Đông sẽ rút ngắn được hải trình hơn 24 tiếng thay vì phải đi qua eo biển Malacca và mũi Singapore.
Một khi kênh đào Kra do Trung Quốc đầu tư hoàn thành, đảo quốc Singapore héo hon. Phú Quốc trù phú. Diện mạo Đông Nam Á thay đổi vô lường.
Đường mầu xanh: Vành đai phòng thủ và tấn công của Mỹ từ Manila kéo dài tới Puerto Princesa Palawan, hải cảng Hoàng Gia Kota Kinabalu, Hải cảng Bintulu, hải cảng Singapore, đảo Natuna của Indonesia, Kota Baharu của Malaysia (7 căn cứ).
Đường mầu xám lớn: Tầm hoạt động của Thám thính cơ P-8A Poseidon rất rộng lớn, bao trùm Vịnh Thái Lan, biển Malaysia, Vủng, 4 Nam Trường Sa,Vùng 5 biển cực Nam Trường Sa. Các khu vực này cộng lại rộng cả triệu km2.
Chấm đen ở đảo Phú Quốc: Vào ngày 3 tháng 6, 2013, nhân chuyến đi từ Hà Nội qua gặp gỡ Cộng đồng Việt - Mỹ và thăm viếng Quận Cam, Đại sứ David Shear trong buối nói chuyện với giới trẻ Phòng Thương Mại Việt Mỹ, ông đã trao đổi ngắn với nhà báo Lý Kiến Trúc (Câu Lạc Bộ Văn Hóa Truyền Thông) về an ninh và lợi ích quốc gia Hoa Kỳ ở Biển Đông; nhân đó ông thông báo một tin vui Tập đoàn Dầu khí Chevron của Hoa Kỳ vừa mới khai quật được mỏ có dầu ở gần đảo Phú Quốc - Vịnh Thái Lan.
Dầu khí vẫn là yếu tố hàng đầu của lợi ích chứ không phải chỉ có việc chủ quyền bảo toàn lãnh thổ.
Vịnh Thái Lan: Một vùng biển rộng 320.000 km2 vẫn còn hoang sơ chưa vấy tay người đào xới và xa, rất xa bàn tay tham lam Trung Nam Hải.
Chumphon - Kra Canal: Eo đất vô giá của Thái Lan rộng chỉ có 102km bề ngang, cắt eo đất này hải lưu và môi trường sinh thái của Ấn Độ Dương và Vịnh Thái Lan xúc tác rất lớn đến đời sống hàng trăm triệu dân cư.
Đại sứ David Shear thuyết trình về quyền lợi và an ninh Mỹ ở Biển Đông tại Câu Lạc Bộ Văn hóa & Báo Chí Quận Cam.
Đại sứ David Shear và nhà báo Lý Kiến Trúc
Lý Kiến Trúc
++++++++++++++++++++++++++++++++++
CAMPUCHIA
Hải cảng Sihanook Ville giữ vị trí nào trong "Chuỗi hạt Kim cương"?
Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia thăm VN
Image copyright Other Image caption Đại tướng Tea Banh và phái đoàn Campuchia thăm Lào trước khi tới Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia dẫn đầu đoàn quân sự cấp cao thăm Việt Nam trong ba ngày (11-13/12/2015).
Đại tướng Tea Banh đã hội đàm với Đại tướng Phùng Quang Thanh vào hôm 12/12/2015, trang web Bộ Quốc phòng Việt Nam đưa tin.
Cuộc hội đàm này được mô tả là tập trung vào các lĩnh vực tuần tra chung trên biển, cất bốc, hồi hương hài cốt lính Việt Nam hy sinh trên đất Campuchia qua các thời kỳ chiến tranh và tăng cường công tác phối hợp quản lý bảo vệ đường biên giới trên bộ hai nước...
"Hai bên khẳng định, hợp tác quốc phòng vừa qua đã mang lại hiệu quả thiết thực.
"Các lĩnh vực nổi bật như đào tạo nhân lực, phối hợp thực hiện Hiệp định phân giới cắm mốc, bảo vệ đường biên giới đã phát huy hiệu quả, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới giữa hai nước," trang web Bộ Quốc phòng đưa tin.
Chuyến công du của phái đoàn quân sự cấp cao do Đại tướng Tea Banh, người cũng giữ chức phó thủ tướng, tới Việt Nam diễn ra sau chuyến thăm tương tự nhưng dài ngày hơn do ông dẫn đầu tới Bắc Kinh hồi tháng Bảy năm nay.
Trong khi cả hai phía Trung Quốc và Campuchia khi đó nói chuyến thăm này không có gì "to tát" và chỉ là thăm viếng "thường xuyên" thì giới quan sát lại có nhận định khác.
Chuyến thăm diễn ra chỉ vài ngày sau khi xảy ra một số vụ lộn xộn trên đường biên Việt Nam và Campuchia, được xem là có hệ lụy tới an ninh và chủ quyền của cả hai nước này.
Giới lãnh đạo quân sự Campuchia và Trung Quốc cam kết tăng cường liên hệ quân sự và tiếp tục hỗ trợ nhau về các vấn đề được xem là "lợi ích cốt lõi" tại hội đàm cấp cao này.
Trong khi Trung Quốc được xem đã và đang gây ảnh hưởng tới Campuchia trong tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông thì một trong các "lợi ích cốt lõi" của Campuchia không thể không nói tới là tranh chấp biên giới với Việt Nam, theo bài nhận định trên báo The Diplomat.
Trung Quốc là nước viện trợ quân sự lớn nhất cho Cambodia và quan hệ quốc phòng hai nước được tăng cường trong những năm qua.
Campuchia cũng đã tăng ngân sách quốc phòng cho năm 2016 lên hơn 17%.
Trong ngân sách quốc gia 4.6 tỉ USD được Quốc hội nước này thông qua cho năm 2016, chi tiêu quốc phòng được ấn định ở mức 383 triệu USD, tăng 17% so với năm 2015 và tương đương 2% GDP.
Cùng với khoảng 286 triệu USD cho cho an ninh quốc nội, tổng ngân sách được phân bổ cho an ninh và quốc phòng Campuchia tăng 10% theo năm.
Phe đối lập ở Campuchia bị cáo buộc sử dụng lý do tranh chấp đất đai tại những nơi chưa phân định cột mốc rõ ràng trong các cuộc vận động chính trị.
Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong hồi đầu tháng Chín tuyên bố “đã giải quyết xong vấn đề bản đồ” sau buổi lễ thẩm định bản đồ Pháp cho Campuchia mượn để giải quyết tranh cãi về cắm mốc giữa Campuchia và Việt Nam.
Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) lên án chính phủ nước này trong vấn đề phân giới cắm mốc giữa Campuchia và Việt Nam.
Buổi thẩm định hôm 03/09 có đại diện của đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền, đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) đối lập và đảng FUNCINPEC.
Sau ba tiếng thẩm định, ông Namhong tuyên bố câu chuyện đã xong, loại bỏ việc thẩm định thêm nữa và nói ông hy vọng bản đồ Pháp đã “mở mắt” cho những người phản đối của đảng CNRP.
Tuy nhiên các nghị sĩ đảng CNRP vẫn nói buổi thẩm định chưa chứng minh các bản đồ là đồng nhất.
Hồi tháng 10 năm nay Việt Nam và Campuchia đối thoại chính sách quốc phòng cấp thứ trưởng lần đầu tiên tại trụ sở Bộ Quốc phòng Campuchia ở Phnom Penh.
Tại một phiên họp của Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam Campuchia vào tháng 10 năm nay, hai vấn đề được mang ra thảo luận là các biện pháp cụ thể nhằm đẩy nhanh công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền cùng quản lý biên giới; và bảo đảm các quyền chính đáng của kiều dân hai nước được làm ăn, sinh sống ổn định tại mỗi nước.
Thời gian gần đây tâm lý bài người Việt ở Campuchia cũng gia tăng, nhất là sau khi các đảng đối lập sử dụng điều này để vận động cho nghị trình chính trị của mình, theo bài tường thuật của phóng viên Hồng Nga của BBC tiếng Việt từ Kompong Chhnang, Campuchia./
BBC 13 tháng 12 2015
+++++++++++++++++++++++++++++
INDONESIA
Indonesia:"Một Trân Châu Cảng của Indo"
Indonesia tăng cường phòng thủ Natuna trước tham vọng của Trung Quốc
Vị trí quần đảo Natuna (Indonesia)@wikipedia
Jakarta đã lên kế hoạch nâng cao năng lực bảo vệ các vùng biển đảo của mình ở Biển Đông, cụ thể là quần đảo Natuna với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý bao quanh đã bị đường lưỡi bò của Trung Quốc ăn vào. Trả lời phỏng vấn của hãng tin Nhật Bản Kyodo ngày 15/12/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia đã xác nhận rằng kế hoạch trên sẽ được xúc tiến ngay vào năm tới 2016.
Bộ trưởng Ryamizard Ryacudu khẳng định : “Quần đảo Natuna vùng đảo bên ngoài của chúng tôi. Việc bảo vệ đảo xa của mình là một nhiệm vụ đương nhiên và hợp lý của một quốc gia”.
Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia giải thích: “Chúng tôi phải tăng cường năng lực quân sự của chúng tôi để ngăn chặn trước bất kỳ mối đe dọa nào như nạn đánh cá bất hợp pháp hoặc một cái gì đó giống như hành vi xâm nhập bất hợp pháp và nhiều loại đe dọa phi truyền thống khác nhắm vào lãnh thổ của chúng tôi”.
Theo ông Ryamizard, Indonesia có kế hoạch triển khai một phi đội chiến đấu cơ và ba hộ tống hạm đến vùng quần đảo Natuna, tu bổ và nâng cấp căn cứ hải quân và không quân tại chỗ, đồng thời triển khai thêm quân lính đến khu vực. Indonesia hiện có khoảng 800 quân đồn trú tại trong Natuna. Vào năm tới, quân số sẽ tăng lên thành khoảng 2.000 người.
Vào tháng 11 vừa qua, Tư lệnh Không quân Indonesia Agus Supriatna cho biết nước này sẽ chi hơn 14 triệu đô la cho việc nâng cấp căc căn cứ quân sự ở quần đảo Natuna, căn cứ không quân ở đó sẽ thành một căn cứ quân sự phức hợp, « một Trân Châu Cảng của Indonesia ».
Quần đảo Natuna là một chuỗi gồm hàng trăm đảo ở xa ngoài khơi của Indonesia trên Biển Đông. Cư dân tại đấy chủ yếu sinh sống bằng nghề nông và nghề đánh cá. Cơ sở quân sự của chính quyền Jakarta tại vùng này rất nhỏ, không có gì đáng kể.
Việc Indonesia nghĩ đến việc tăng cường lực lượng quân sự tại vùng Natuna được xem là động thái mới nhất của nước này nhằm chống lại các âm mưu bành trướng quá trớn của Trung Quốc tại Biển Đông. Lý do không được Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia nói rõ ra, nhưng giới quan sát đều nghĩ đến mối đe dọa của Trung Quốc, với đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông, chồng lấn vào quần đảo Natuna của Indonesia.
Ngày 11/11 vừa qua, ông Luhut Panjaitan, Bộ trưởng đặc trách Điều phối Chính trị, Pháp lý và An ninh Indonesia công khai lên tiếng cho biết là Jakarta đang hối thúc Bắc Kinh làm rõ quan điểm về chủ quyền ở Biển Đông và về vấn đề đường lưỡi bò của Trung Quốc ăn vào quần đảo Natuna của Indonesia.
Một hôm sau, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi lên tiếng trấn an ngay, xác nhận rằng chủ quyền quần đảo Natuna thuộc về Indonesia, cho dù giữa hai bên vẫn có một số tranh chấp hàng hải cần giải quyết thông qua đàm phán trực tiếp.
Trong thực tế, đúng là Indonesia không có tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền trên bất kỳ hòn đảo nào ở Biển Đông, nhưng Jakarta rất bất bình trước yêu sách biển của Trung Quốc đối với một phần vùng đặc quyền kinh tế thuộc quần đảo Natuna của Indonesia. Các yêu sách này đã bị Jakarta đánh giá là không có cơ sở pháp lý. Và cho đến nay, Bắc Kinh vẫn làm ngơ trước các yêu cầu làm rõ các yêu sách của họ./
RFI 19-12-2015 12:58