Người Trung Quốc ‘bao vây’ sân bay quân sự Đà Nẵng?

27 Tháng Mười Hai 201510:14 CH(Xem: 10686)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 28 DEC 2015

image009image011

Người Trung Quốc ‘bao vây’ sân bay quân sự Đà Nẵng?

image013

Một khu đất được cho là thuộc sở hữu của người Trung Quốc ở trung tâm Đà Nẵng.

Báo chí trong nước mới cảnh báo về khả năng “bị tê liệt” về phòng thủ và tấn công của sân bay quân sự Nước Mặn ở Đà Nẵng vì nhiều nhà cao tầng bị nghi “thuộc sở hữu của người Trung Quốc” đã được xây dựng quanh đó.

Báo điện tử Zing đã cho đăng tải nhiều hình ảnh mà báo này cho là “những lô đất do các cá nhân Việt Nam đứng tên nhưng phía sau lại là người Trung Quốc” nằm sát sân bay Nước Mặn.

Theo trang thông tin điện tử này, “sau khi hợp thức hóa, chủ các lô đất đã xây dựng khách sạn, nhà nghỉ cao khoảng 18 - 20 tầng”, và “chỉ cần đứng ở tầng 7 các tòa nhà này, có thể thấy hết mọi hoạt động trong sân bay”.

Thiếu tướng Trần Minh Hùng, nguyên Phó tư lệnh Quân khu 5, được Zing trích lời nói: "Đây là vấn đề hết sức nguy hiểm, vì sân bay này vẫn là nơi tác chiến phòng thủ của các đơn vị quân đội”.

Báo điện tử thuộc Hội Xuất bản Việt Nam còn đưa tin rằng “biển hiệu của các nhà hàng, khách sạn ở đây đều có chữ Trung Quốc và các ký tự bằng số rất lạ”.

Trong khi đó, trong một bài viết có tựa đề “Nhà cao tầng nghi của người Trung Quốc áp sát, nhòm ngó sân bay Nước Mặn?”, báo điện tử VietNamNet đưa tin rằng trong khi chính quyền Đà Nẵng đang khá lúng túng tìm biện pháp xử lý thì việc chuyển dịch nhà, đất ven biển cho người Trung Quốc vẫn diễn ra, và nhiều nhà cao tầng nghi do người Trung Quốc giấu mặt làm chủ sở hữu đang tiếp túc áp sát sân bay Nước Mặn.

Quan chức Đà Nẵng mới đây thừa nhận đã phát hiện 71 cá nhân là người Việt đứng tên mua 137 lô đất trên địa bàn thành phố cho người Trung Quốc.

Khu vực mà người Trung Quốc mua chủ yếu nằm trên đường Võ Nguyên Giáp – Trường Sa, gần một căn cứ quân sự của quân khu 5.

Chị Thu Diễm, một người dân Đà Nẵng, mới đây nói với VOA Việt Ngữ rằng tình trạng này đang khiến nhiều người lo ngại.

Chị nói thêm: “Người Trung Quốc bây giờ họ mua đất ven biển rất là nhiều. Họ mua đất ở trong này nhiều nhưng đa số là mua theo tên của người Việt Nam, chứ không mua theo tên của người Trung Quốc. Người ta đã “chui” thì làm sao mà nắm rõ được. Người Trung Quốc họ mua đất chắc là muốn chiếm dụng đất của Việt Nam thôi. Người ta mua đất của mình, thông qua chính người dân của mình, và người ta sử dụng, chiếm dụng các vị trí đất đấy để làm những việc không có lợi cho mình thì tất nhiên mình phải bức xúc chứ?”

Quan chức địa phương được dẫn lời nói rằng những khu đất hiện do người Trung Quốc nắm giữ là “những vị trí nhạy cảm liên quan đến an ninh, chính trị, quốc phòng”./

VOA 27.12.2015

++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Bí thư Đà Nẵng nói về lao động Trung Quốc

 image014

Image copyright Tuoi Tre Image caption Ông Nguyễn Xuân Anh vừa được bầu làm Bí thư Thành ủy hồi tháng 10

Ông Nguyễn Xuân Anh, Tân Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, vừa trả lời phỏng vấn báo Infonet về việc đưa lao động Trung Quốc vào làm việc trong địa bàn thành phố.

Báo này cho hay lãnh đạo Ủy ban Nhân dân Đà Nẵng đã cho phép Công ty TNHH Sichuan Huashi (Trung Quốc) đưa 300 lao động từ Tứ Xuyên qua Đà Nẵng xây khách sạn JW Marriott do Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Silver Shores (có lãnh đạo cũng là người Trung Quốc) làm chủ đầu tư.

Ông Xuân Anh nói cũng chỉ "mới nghe thông tin... chưa có ai báo cáo cho tôi cả".

"Nhưng tôi thấy vội vàng quá. Cứ từ từ chứ mắc chi vội vàng cho phép đưa 300 người từ Trung Quốc qua? Vội quá! Đến nỗi gì mà mình không có lao động cơ chứ!"

Ông Nguyễn Xuân Anh cho hay đã gọi điện hỏi các quan chức có trách nhiệm ở địa phương, nhưng người thì đi vắng, người thì không nắm được vấn đề.

Người đứng đầu Thành ủy ngỏ ý trách: "Những việc như thế này hết sức nhạy cảm, phải xin ý kiến Thường trực Thành ủy. Mà đây đang là thời điểm hết sức nhạy cảm nữa. Làm vội vội vàng vàng như vậy khiến dư luận người ta nói!"

Bình luận của ông cho thấy có sự khập khiễng trong phối hợp giữa lãnh đạo Đảng và chính quyền: "Lẽ ra họ phải trao đổi với tôi một tiếng vì việc này liên quan đến vấn đề an ninh quốc phòng chứ có phải chuyện đùa đâu".

Lẽ ra họ phải trao đổi với tôi một tiếng vì việc này liên quan đến vấn đề an ninh quốc phòng chứ có phải chuyện đùa đâu...Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh

Ông Nguyễn Xuân Anh kết luận: "Tôi rất ủng hộ doanh nghiệp Trung Quốc cũng như các doanh nghiệp FDI vào đầu tư trên địa bàn TP Đà Nẵng. Lãnh đạo TP luôn tạo điều kiện hết mức có thể họ làm ăn, kiếm lợi nhuận ở đây và tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương".

"Tuy nhiên về vấn đề lao động, nói chung chứ không chỉ là lao động Trung Quốc, thì phải xem xét kỹ trên địa bàn có đáp ứng được hay không. Nếu đáp ứng được thì không việc gì cho phép đưa lao động nước ngoài vào mà phải ưu tiên số một giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ."

Khách sạn JW Marriott và một số công trình khác được nói là đang xây dựng gấp để phục vụ hội nghị thượng đỉnh Apec năm 2017.

Ông Nguyễn Xuân Anh, 39 tuổi, vừa được bầu làm Bí thư thành phố lớn thứ ba Việt Nam hồi tháng 10.

Ông còn là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN và Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng.

Ông Xuân Anh là con trai cả của ông Nguyễn Văn Chi, cựu Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị khóa X.

BBC 19 tháng 11 2015

02 Tháng Giêng 2017(Xem: 8636)
Tổng thống Philippines đã nhắc lại rằng ông muốn tránh đối đầu với Trung Quốc và nói rằng không có gì cấp thiết trong việc yêu cầu Bắc Kinh thi hành phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực về vụ kiện Biển Đông, đưa ra vào đầu tháng 7 vừa qua, nhưng đã bị Trung Quốc bác bỏ.
29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8750)
Bàn cờ Biển Đông, Hoa Đông & Đông Thái bình dương:
29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 9062)
Cảnh quay trên truyền hình trung ương Trung Quốc hôm 24/12 cho thấy, Đô đốc Ngô Thắng Lợi - Tư lệnh Hải quân Trung Quốc trực tiếp tham gia chỉ huy cuộc tập trận trong đó Hàng không Mẫu hạm Liêu Ninh gần như là soái hạm.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 9452)
Nếu như phương Tây quen chơi cờ vua và giải quyết vấn đề bằng "chiếu tướng", thì Trung Quốc theo tư duy chơi cờ vây, chiếm đất vây thành để hạ đối thủ.
20 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8590)
Ảnh: 5 Thầm phán phiên tòa thường trực La Haye - từ trái: Thẩm phán Jean - Pierre Cot (Pháp);Thẩm phán StanislawPawlak (Ba Lan); Thầm phán; Thomas A. Mensah (Ghana); Thầm phán Rudiger Wolfrum (Đức); Thầm phán Alfred Soons (Hà Lan). Biển Quốc tế "khắc tinh" của đường lưỡi bò 9 đoạn. Google
13 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8796)
Bản tuyên bố chung nói rõ : « Về vấn đề Biển Đông, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp bằng các phương cách hòa bình, theo các tiêu chí của luật quốc tế được thế giới công nhận, trong đó có UNCLOS ».
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8609)
Tối Chủ nhật 05/12/2016, tổng thống tân cử Hoa Kỳ Donald Trump, lần đầu tiên kể từ khi thắng cử vào tháng 11 đã công khai bình luận về Biển Đông trên Twitter. Ông Trump viết như sau : « Trung Quốc có hỏi ý chúng ta nếu đánh sụt giá đồng tiền của họ (khiến các công ty Mỹ khó cạnh tranh nổi), làm sản phẩm của chúng ta khó vào được thị trường nước họ (Hoa Kỳ không đánh thuế họ) ; hoặc xây dựng một phức hợp quân sự quy mô ngay giữa Biển Đông thì có được hay không? Tôi không nghĩ thế ! » (RFI)
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8877)
Biển Đông và Hoa Đông sẽ bị Trung Quốc khống chế với các tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân đã được kín đáo đưa vào vùng tranh chấp. Chuyên gia Tetsuo Kotami cho biết thêm Tokyo rất lo âu vì chương trình tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân của Trung Quốc với căn cứ ở đảo Hải Nam.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8799)
Dù không phải là một bên tranh chấp ở Biển Đông, Nhật Bản rất quan tâm đến khu vực, và không ngần ngại phản đối các hành vi đơn phương thay đổi nguyên trạng chủ yếu là do Trung Quốc tiến hành. Nhật Bản là một trong những nước hiếm hoi đã khẳng định tính chất « ràng buộc » trong phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông, bác bỏ yêu sách chủ quyền rộng khắp của Bắc Kinh.
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8551)
... Một số chuyên gia dự đoán rằng ông Trump sẽ thực hiện một số hành động quân sự cứng rắn đối với Bắc Kinh để chứng tỏ lập trường của Hoa Kỳ và sau đó sẽ lui lại để tập trung vào phát huy mối quan hệ thương mại với Trung Quốc.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8806)
Gió đã đổi chiều?