Đại sứ Nga họp báo: Nga "sẵn sàng"

29 Tháng Mười Hai 201510:45 CH(Xem: 9666)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ 30 DEC 2015

Nhật ký Biển Đông / Kỳ 5  

Đại sứ Nga họp báo: Nga "sẵn sàng"

VĂN HÓA-CALIFORNIA (21/DEC/15) -

 "Nhật ký Biển Đông" là các tin tức cập nhật từ tháng Tư, 2015 đến tháng 12, 2015  liên quan đến các sự kiện, hoạt động quân sự của các quốc gia, các nhân vật "tham chiến" ở Biển Đông. 

Trước đó, tháng Tư 2014, bổn báo Văn Hóa-California nhận lời mời đi thăm thực tế quần đảo Trường Sa - BIển Đông từ 18/4/ đến 28/4/ 2014, như là một tư liệu quý báu cho chủ đề "Nhật ký Biển Đông".

 Hiện nay, trong 6 nước tranh chấp Biển Đông, Việt Nam kiểm soát 21 đảo, đá, bãi. Philippines kiểm soát 10 đảo, đá, bãi. Trung Quốc kiểm soát 7 - 10 đá, bãi. Đài Loan kiểm soát 2 đảo, bãi đá. Malaysia kiểm soát 9 đá, bãi. Brunei không chiếm giữ đảo, bãi đá nào.

Những hoạt động của liệt cường diễn ra trên Biển Đông được cập nhật theo trình tự ngày tháng.

Cập nhật:

 A/ Báo Văn Hóa-California đi Trường Sa và hoạt động Quốc tế ở Vịnh Bắc bộ, Hoàng Sa,Trường Sa.

1.18 April 14; Nhà báo Lý Kiến Trúc, Chủ nhiệm báo Văn Hóa ở California nhận lời mời của ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam đi thăm quần đảo Trường Sa 10 ngày.

2. 08 April 15; Thông cáo chung Trung Quốc - Việt Nam về Biển Đông.

3. 31 May 15; Bộ trưởng Ashton Carter đến Hà Nội & Hải Phòng .

4. 01 June 15; BT Ashton Carter & BT Phùng Quang Thanh ký kết "Tầm nhìn Việt-Mỹ" .

5. 05 July15; TBT Nguyễn Phú Trọng họp bàn với TT Obama.

6. 07 July 15; Thông cáo chung Việt - Mỹ.

7. 11 Sep 15; Vịnh Thái Lan - Tàu cá Việt ngư dân bị bắn chết ở hải giới Cà Mau - Vịnh Thái Lan.

8. 16 Oct 15; Đô Đốc Ngô Thắng Lợi thị sát Trường Sa.

9. 27 Oct 15; USS Lassen-82 xâm nhập 12 hải lý đả nhân tạo Su Bi.

10. 30 Oct 15; Chiến hạm Nhật sẽ ra vào cảng Cam Ranh.

11. 31 Oct 15; Đô Đốc Ngô Thắng Lợi họp với Đô Đốc John Richardson ở Bắc Kinh.

12. 05 Nov 15; Chủ tịch Tập Cận Bình đến Hà Nội.

13. Nov 05 - 15; Bộ trưởng QP Ash Carter và Bộ trưởng QP Malaysia Ng Eng Hen thăm USS Theodore Roosevelt ở căn cứ Kota Kinabalu-Malaysia.

14. 10 Nov 15; Các ông Bình, Trọng, Sang, Dũng, Carter nói gì về Biển Đông.

15. 13 Nov 15; Sơn Ca - Hd-05 Hải Đăng bị vây ép ở đảo Xu Bi thoát nạn thu hồi.

16. 13 Nov15; B-52 từ Guam bay ngang Vành Khăn, Gạc Ma, Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa, Su Bi.

17. 17 Nov 15; CT Trương Tấn Sang qua Manila ký "Tuyên bố chung thiết lập quan hệ đối tác chiến lược song phương".

18. 25 Nov 15; TNS McCain kêu gọi VN và Mỹ cùng tuần tra đảo nhân tạo.

19. 26 Nov 15; Suối Ngọc - Tàu cá Việt bị bắn chết ở bãi đá Suối Ngọc.

20. 27 Nov 15; Vịnh Bắc Bộ - Hiệp định Cửa sông Bắc Luân và thác Bản Giốc.

21. 10 Dec 15; Singapore và Mỹ thỏa thuận cho P-8A lập căn cứ.

22. 13 Dec 15; Hai tàu cá Cà Mau bị bắt ở đảo Koh Kood.

23. 14 Dec 15; Trung Quốc xây trạm nhiên liệu lớn ở đảo Phú Lâm Hoàng Sa.

24. 15 Dec 15; Hai phi công, một kỹ sư, Jiro và Phóng viên BBC News Rupert Wingfield-Hayes với chiếc  Cessna 206 phát xuất từ sân bay Princesa Palawa bay ra đảo Pagasa (Thị Tứ) hiện do Philippines chiếm đóng.

 25. 16 Dec 15; TQ tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông chu vi "vài ngàn km2".

26. 16 DEc 15; Mỹ-Thái ra Thông cáo "Hội nghị Chiến lược"

27. 17 Dec 15; Phát ngôn viên Quốc phòng Úc cho AFP biết : «một máy bay Orion AP-3C của quân đội Úc đã tiến hành tuần tra trên biển trong khuôn khô chiến dịch Gateway từ 25/11 đến 4/12 để bảo đảm « tự do lưu thông » trên không».

28. 18 Dec 15; Mỹ, Nhật, Úc, Ấn, Thái, Malaysia, Indonesia họp bàn mở rộng vành đai biển Đông vịnh Thái Lan.

29. 18 Dec 15; Reuters 18/12 đưa tin, hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật "vài ngàn km2".

30. 18 Dec 15; Bắc Kinh phản đối một B-52 đã "vô tình" bay vào phạm vi 2 hải lý bãi đá Châu Viên (đảo nhân tạo Châu Viên kế bên Trường Sa Lớn). B-52 vần vũ không gian Biển Đông trong lúc TQ tập trận phía dưới.

31. 23 Dec 15; Kilo HQ-186 thứ 5 của VN rời cảng ở Đan Mạch sẽ về đến Singapore khoảng tháng Giêng 2016 sau đó sẽ về Cam Ranh.

32. 27 Dec 15; Philippines tổ chức cắm trại trên đảo Thị Tứ.

33.

28 Dec15; Đại sứ Nga ở Việt Nam họp báo Nga sẵn sàng "tham chiến" ổn định Biển Đông.

28 Dec15; Trung Quốc điều tàu trinh sát điện tử đến Biển Đông.

28 Dec15; Việt Nam chế tạo máybay không người lái.

 

B/ Việt Nam và phép thử chủ quyền

- Bộ Ngoại giao VN tổ chức mời Việt kiều trên thế giới lên tàu HQ-571 ở Cát Lái đi thăm quần đảo Trường Sa hôm 18/4/2014.

- Giàn khoan HD-981 xâm phạm thềm lục địa VN cách đảo Lý Sơn Quảng Ngãi 80km hôm 02/5/2014.

- Tàu cá Cà Mau đi thả lưới bị tàu Thái Lan bắn chết ngư dân hôm 11 Sep 15.

- Tàu vận tải HD-05 đi tiếp tế Sơn Ca về ngang Su Bi bị TQ uy hiếp hôm 13 Nov 2015.

- Tàu cá QNgãi bị tàu Philippines bắn chết ngư dân ở bãi đá Suối Ngọc hôm 26 Nov 15.

- 2 tàu cá Cà Mau bị Thái Lan bắt ở đảo Koh Kood hôm 13 Dec 15.

+++++++++++++++++++++++++++++

Nga sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để ổn định tình hình Biển Đông

28/12/2015

(An Ninh Quốc Phòng) - Đại sứ Nga ở Việt Nam điểm lại quan hệ song phương trong năm qua, từ chính trị đến hợp tác quân sự và thể hiện sẵn sàng làm việc với Việt Nam để làm giảm căng thẳng trên Biển Đông.

Đại sứ Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov sáng nay tổ chức họp báo tổng kết mối quan hệ Việt – Nga năm 2015, thời điểm hai nước kỷ niệm 65 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao.

Đại sứ Nga đánh giá điểm nổi bật trong mối quan hệ đối tác chiến lược trong năm qua thể hiện ở sự hợp tác chặt chẽ trên các lĩnh vực kinh tế – thương mại, nhiên liệu – năng lượng, giáo dục… và đặc biệt là hợp tác kỹ thuật – quân sự. Ông khẳng định hợp tác quân sự với Việt Nam là lĩnh vực truyền thống, đã phát triển hàng thập kỷ và sẽ còn phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Hợp tác quân sự – chưa bao giờ có trở ngại

“Tôi rất vui mừng rằng Nga đang thực hiện thành công các hợp đồng về cung cấp các vũ khí hiện đại nhất trong lĩnh vực Hải quân cho Quân đội Nhân dân Việt Nam, bao gồm các tàu ngầm, máy bay chiến đấu. Các loại vũ khí bán cho Việt Nam trên thực tế đang chứng minh hiệu quả rất cao trong chiến dịch chống khủng bố trên lãnh thổ Syria”, đại sứ Nga khẳng định.

“Tôi nhận thấy tương lai tươi sáng về sự hiện diện của vũ khí Nga trên thị trường Việt Nam. Dù là áp dụng hay dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ với Việt Nam thì từ trước đến nay, giữa Nga và Việt Nam chưa hề có sự trở ngại nào về lĩnh vực hợp tác này”, ông nói thêm.

Trong khi đó, về vấn đề Biển Đông, Đại sứ Nga khẳng định, dù Moscow không phải là một bên trong tranh chấp, Nga có hai phần ba diện tích lãnh thổ nằm tại châu Á và các doanh nghiệp dầu khí của Nga đang hoạt động thành công tại Biển Đông, do đó, nước này rất quan tâm đến hòa bình và sự ổn định tại khu vực.

Ông nhấn mạnh Moscow không có ý định quân sự hóa và gia tăng quân sự ở đây và phản đối việc việc biến Biển Đông thành nơi đối đầu, mà vùng biển này cần trở thành nơi để hợp tác kinh tế chung, hợp tác bảo vệ tài nguyên và hậu quả thiên tai, chống tội phạm trên biển.

“Nga sẵn sàng làm việc với Việt Nam và các nước khác trong khu vực để bình thường hóa tình hình Biển Đông. Việt Nam và các đối tác khác trong ASEAN có thể trông cậy và sự giúp đỡ và ủng hộ toàn diện của Nga trong vấn đề này”, Đại sứ Nga Vnukov khẳng định.

Theo nhà ngoại giao Nga, đất nước ông có kinh nghiệm giải quyết thành công các vấn đề lãnh thổ với các nước láng giềng ở hướng Tây và hướng Đông, và ông cho rằng không có sự lựa chọn nào khác ngoài biện pháp ngoại giao – chính trị để giải quyết tranh chấp. Ông Vnukov cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đàm phán giải quyết tranh chấp dựa trên nguyên tắc của luật pháp quốc tế và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 và Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002.

image055

Đại sứ Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov họp báo 27/12/2015.

image053image058

Đại sứ Nga Vnukov trả lời Zing.vn. Ảnh: Phan Anh

Hợp tác kinh tế – thương mại: Trọng tâm quan hệ năm 2016

Tại buổi họp báo, Đại sứ Nga cũng khẳng định một trong những phần cấu thành có ý nghĩa quan trọng bậc nhất và là trọng tâm trong quan hệ Nga – Việt năm tới là hợp tác kinh tế – thương mại. Bất chấp cục diện không thuận lợi trên các thị trường thế giới trong thời gian, khối lượng thương mại song phương vẫn giữ ở mức khá cao: 3,75 tỷ USD tính theo kết quả năm 2014, còn trong 10 tháng của năm nay đã là 2,74 tỷ USD.

Tuy nhiên, trả lời câu hỏi của Zing.vn về sự khiêm tốn trong kim ngạch song phương, Đại sứ Nga đồng tình rằng chỉ số này chưa đáp ứng được những khả năng và nhu cầu của hai đối tác chiến lược. Vì vậy, ban lãnh đạo Nga và Việt Nam đặt ra nhiệm vụ gia tăng kim ngạch thương mại lên 10 tỷ USD đến năm 2020. Nhà ngoại giao kỳ cựu của Nga tin tưởng có thể hoàn thành mục tiêu này một cách thuận lợi.

Việc ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh kinh tế Á – Âu và Việt Nam vào ngày 29/5 được kỳ vọng trở thành công cụ quan trọng để đạt được mục tiêu này. Kết quả của việc khởi động cơ chế này là Việt Nam sẽ có được quyền tiếp cận vào một thị trường to lớn và đầy triển vọng là 5 nước – Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kirghizia, với gần 200 triệu người tiêu dùng. Ngoài ra, việc tham gia của Việt Nam vào các thỏa thuận về thương mại ưu đãi, kể cả trong khuôn khổ ASEAN, cũng sẽ cho phép các công ty Nga có được quyền tiếp cận các thị trường của các quốc gia Đông Nam-Á.

Song song với đó là hoạt động của Tổ công tác song phương cấp cao về các dự án đầu tư ưu tiên, với 17 dự án chung với tổng số tiền lên đến hơn 20 tỷ USD trong các lĩnh vực như chế tạo máy, năng lượng điện, khai thác khoáng sản, công nghiệp nhẹ. Việc thực hiện các dự án này phải thúc đẩy sự tăng cường hợp tác đầu tư song phương, đưa hợp tác kinh tế lên một tầm cao mới về chất.

Hợp tác năng lượng trở thành con đường hai chiều

Đại sứ Nga Vnukov khẳng định trụ cột của mối quan hệ đối tác chiến lược Nga – Việt tiếp tục là tổ hợp nhiên liệu – năng lượng. Dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 được mô tả là “vô tiền khoáng hậu và rất phức tạp” đang tiếp tục hoạt động một cách khẩn trương. Kèm theo đó là việc đào tạo các cán bộ về chuyên ngành hạt nhân và Nga sẵn sàng cử đoàn chuyên gia để gặp gỡ phía Việt Nam nhằm chứng minh độ an toàn của các lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới hàng đầu của Nga.

Ngoài ra, công tác thăm dò và khai thác dầu khí là lĩnh vực quan trọng mang tính chiến lược trong hợp tác. Ngoài liên doanh 35 năm tuổi “Vietsovpetro” chiếm gần một phần ba số lượng dầu được khai thác tại Việt Nam và công ty điều hành PAO “Gazprom” và OAO “NK “Rosneft” đang hoạt động thành công tại các mỏ trên thềm lục địa Việt Nam, sự hợp tác về năng lượng giữa hai nước đã trở thành một con đường hai chiều.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam “Petrovietnam” OOO “Công ty Liên doanh “Rusvietpetro” và OAO “Gazpromviet” đang tiến hành khai thác dầu khí tại Liên bang Nga, “mở ra những chân trời mới” cho lĩnh vực hợp tác năng lượng.

Ngoài ra, đại sứ Nga khẳng định quan hệ song phương trong lĩnh vực ngân hàng, du lịch, giao lưu địa phương và nhân dân… cũng được đẩy mạnh trong năm qua. Mối quan hệ song phương hứa hẹn phát triển lên một tầm cao mới trong những năm tới.

(Theo Tri Thức)

Việt Nam ủng hộ việc Nga tăng cường vai trò trên trường quốc tế

 

image060

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh.

Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ trở thành những địa điểm du lịch hàng đầu thu hút khách Nga sau khi Moscow đình chỉ tất cả chuyến bay sang Ai Cập

Đó là tuyên bố của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh trong trả lời phỏng vấn hãng tin TASS hôm thứ Hai.

"Việt Nam ủng hộ Nga tiếp tục kiên quyết tăng cường vai trò của mình với tư cách là một cường quốc thế giới, có những đóng góp quan trọng vào việc duy trì hòa bình, an ninh và thúc đẩy phát triển trong khu vực và trên toàn thế giới", ông Phạm Bình Minh nhấn mạnh.

Tuyên bố này được đưa ra giữa lúc Tổng thống Vladimir Putin đang tìm cách tăng cường vai trò của Nga ở Trung Đông với việc đưa khí giới và binh sĩ vào cuộc nội chiến Syria để hỗ trợ cho đồng minh Bashar al-Assad, tổng thống của Syria, trong cuộc chiến mà Moscow gọi là "chống Nhà nước Hồi giáo".

Ngoại trưởng Việt Nam nói kỷ niệm 70 năm chiến thắng của cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại, tức cuộc chiến của Liên Xô chống Đức quốc xã trong Thế chiến thứ hai, là một trong những sự kiện trọng đại nhất trong năm sắp kết thúc.

"Nhân dân Việt Nam và Nga khắng khít với nhau về mặt tinh thần và trong lịch sử hai nước có nhiều điểm tương đồng - đó là đấu tranh anh dũng để bảo vệ tổ quốc", nhà lãnh đạo ngoại giao của Việt Nam ca ngợi chiến thắng của Nga. "Ngày 9 tháng 5 mãi mãi đi vào lịch sử của nhân loại là Ngày Đại thắng của Hồng quân Liên Xô, nhờ đó thế giới đã được giải phóng khỏi chủ nghĩa phát xít, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc và hòa bình trở lại trên trái đất".

Phát biểu của bộ trưởng ngoại giao Việt Nam đưa ra giữa lúc Moscow đang bị các nước phương Tây trừng phạt kinh tế sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine hồi đầu năm 2014, và vì sự dính líu của Nga trong cuộc xung đột ở miền đông Ukraine giữa các phần tử đòi ly khai thân Nga và chính phủ Kiev. Ukraine trước đây là một nước cộng hòa của Liên bang Xô Viết cũ.

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam gọi sự kiện mang tính bước ngoặt của năm 2015 trong quan hệ Việt - Nga là chuyến thăm Moscow của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hồi tháng 5, khi ông và Tổng thống Putin cùng tham gia lễ kỷ niệm Chiến thắng lần thứ 70 tại Quảng trường Đỏ.

"Để bảo đảm cho sự phát triển hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Hà Nội và Moscow dựa trên sự tin tuởng chính trị lẫn nhau, hai bên cần chú trọng tăng cuờng hợp tác trong các lãnh vực trọng yếu, bao gồm thuơng mại và đầu tư, năng luợng, quân sự và khoa học kỹ thuật”, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh nói.

Cũng trong ngày 28 tháng 12, Đại sứ Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov cho biết, Nga đang thực hiện tốt tiến độ các hợp đồng cung cấp vũ khí cho Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Đại sứ Vnukov cho rằng 2015 là năm có ý nghĩa tượng trưng lớn với quan hệ Việt - Nga, khi đầu tháng Giêng kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Đại sứ Nga đánh giá định hướng đẩy mạnh phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam là một trong những hướng đi quan trọng bậc nhất trong chính sách đối ngoại của Nga tại châu Á - Thái Bình Dương.

Liên Xô cũ, nước cầm đầu khối cộng sản, đã hỗ trợ cho Việt Nam trong hầu như cả cuộc chiến tranh mà Việt Nam gọi là "cuộc chiến chống Mỹ cứu nước" còn Mỹ gọi là cuộc "Chiến tranh Việt Nam". Hà Nội tiếp tục là một đồng minh thân cận của Moscow trong suốt cuộc Chiến tranh Lạnh. Khi Liên Xô và khối cộng sản Đông Âu tan rã vào những năm cuối 80 và đầu 90, hạ màn cụôc Chiến tranh Lạnh, quan hệ giữa Hà Nội và Moscow trở nên yên lặng, trong lúc Việt Nam tiếp tục duy trì chế độ cộng sản. Ngày nay, Moscow duới sự lãnh đạo của của ông Putin đang ra sức tăng cuờng vai trò cuờng quốc của Nga trên vũ đài quốc tế, Hà Nội nhanh chóng bày tỏ quan điểm ủng hộ và nhắc lại những điểm tuơng đồng trong lịch sử của hai nước.

++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Trung Quốc điều tàu trinh sát điện tử đến Biển Đông

image062

Tàu trinh sát Trung Quốc kiểu 815. Ảnh Wikipédia

Theo báo chí Trung Quốc, một tàu trinh sát điện tử vừa được điều đến Biển Đông cùng với 2 tàu khác để tăng cường cho hạm đội của Trung Quốc tại vùng biển này.

Hôm qua 28/12/2015, China Military Online, một trang thông tin do nhật báo Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc bảo trợ, loan tin là ba chiếc tàu, gồm tàu trinh sát điện tử Neptune cùng với một tàu tiếp liệu và một tàu khảo sát ngoài khơi đã bắt đầu tham gia hoạt động ở Biển Đông kể từ thứ Bảy tuần trước.

Tàu trinh sát điện tử Neptune có khả năng hoạt động liên tục trong mọi điều kiện thời tiết để trinh sát nhiều mục tiêu trong một phạm vi nhất định. Còn tàu tiếp liệu Luguhu được thiết kế để vận chuyển thiết bị, vật liệu cho lực lượng Trung Quốc đóng trên quần đảo Trường Sa. Tàu này có thể thực hiện những nhiệm vụ khác như hỗ trợ y tế và huấn luyện.

Chiếc tàu thứ ba mang tên Tiền Học Sâm ( Qian Xuesen ) có nhiệm vụ khảo sát đại dương và các đảo, quan sát khí tượng hải dương ngoài khơi, cũng như góp phần cung cấp các dữ liệu cơ bản cho việc bảo đảm an toàn hàng hải và nghiên cứu.

Việt Nam chế tạo máy bay không người lái

Về phần Việt Nam, báo chí trong nước gần đây đã đưa thông tin và hình ảnh về một mẫu máy bay không người lái ( UAV ) cỡ lớn, mang số hiệu HS-6L, có khả năng hoạt động suốt 35 tiếng đồng hồ, với phạm vi hoạt động lên tới 4.000 km. Đây là sản phẩm do Viện Hàn lâm Khoa học - Công nghệ Việt Nam với Bộ Công An hợp tác chế tạo, được hoàn tất vào đầu tháng 11/ 2015.

Theo dự kiến, HS-6L sẽ được đem ra bay thử nghiệm trên Biển Đông vào quý thứ hai của năm 2016. Loại máy bay không người lái này có thể được sử dụng để giám sát căn cứ hải quân Trung Quốc trên đảo Hải Nam và các cơ sở quân sự (hải cảng, phi đạo) mà Bắc Kinh đang xây trên Biển Đông./

Thanh Phương RFI 29-12-2015

 

++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

 “Phố” Trung Quốc cạnh sân bay ở Đà Nẵng: “Chắc chắn có nguy hiểm”

Thứ hai, 28/12/2015, 15:00 (GMT+7)

(An Ninh Quốc Phòng) - TS Trục cho rằng, việc người Trung Quốc giấu mặt mua rất nhiều suất đất cạnh sân bay ở Đà Nẵng là không bình thường và rất đáng suy nghĩ.

image064

Thông tin về việc người Trung Quốc giấu mặt mua hơn 138 lô ven biển, cạnh sân bay Nước Mặn của Đà Nẵng hay một showroom cấm khách Việt mà chỉ cho khách Trung Quốc, Hàn Quốc mua hàng đang khiến dư luận rất quan tâm, bức xúc.

Trao đổi với chúng tôi, TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho biết, ông đã nắm được các thông tin này qua phản ánh của báo chí.

Theo TS Trục, việc một công ty và cá nhân nước ngoài đến một nước thuê đất, xây dựng công trình ở vị trí nào đó trên tinh thần bình đẳng, có lợi đôi bên thì là bình thường, vẫn xảy ra trên thế giới hiện nay.

Tuy nhiên, hiện tượng người Trung Quốc mua những suất đất, xây dựng các công trình quanh một số khu vực nhạy cảm, sân bay ở Đà Nẵng hay lập cửa hàng chỉ bán cho người của họ là việc không bình thường và rất đáng suy nghĩ.

“Những hiện tượng này, rõ ràng là không bình thường và chúng ta cần phải xem xét một cách kỹ càng, từ đó có các quyết sách đúng đắn để xử lý, đồng thời cũng phải cảnh giác, tránh cho một số vấn đề không hay có thể xảy ra.

Còn việc mua đất, xây công trình cạnh sân bay thì chắc chắn là có những nguy hiểm”, TS Trục nói.

Bày tỏ về hướng xử lý các vấn đề trên, ông Trục cho rằng, trong tất cả mọi việc xử lý liên quan đến người nước ngoài, đến hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam thì phải tuân theo quy định pháp luật của Việt Nam.

Cần căn cứ theo các Luật đầu tư, cư trú, đất đai… để có thể có hướng xử lý cụ thể, tuân thủ đúng quy định.

Đồng thời, chúng ta cũng cần phải tính đến vấn đề dư luận xã hội. Đây là điều mà trong quản lý xã hội, đất nước không thể phớt lờ được.

“Có thể, những hiện tượng ở Đà Nẵng không có động cơ nào khác nhưng trong tâm lý của xã hội, dư luận của công chúng thì chúng ta không thể xem thường.

Nếu không xử lý đúng điều này, chắc chắn sẽ tạo ra sự bất ổn, nghi vấn của nhân dân”, ông cho hay.

image066

Sát cạnh sân bay Nước Mặn có dãy nhà hàng chuyên phục vụ khách Trung Quốc.

Cùng với đó, nguyên Trưởng ban Biên giới của Chính phủ cũng nhấn mạnh việc lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng trả lời cụ thể về các hiện tượng nêu trên là điều rất cần thiết.

Có trả lời rõ ràng và có biện pháp xử lý đúng đắn, cương quyết, phù hợp thì mới giúp ổn định dư luận xã hội.

Đồng quan điểm, khi nói về vấn đề người Trung Quốc giấu mặt mua cả trăm lô đất cạnh sân bay ở Đà Nẵng, nguyên Phó đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa Lê Văn Cuông cũng đề nghị, lãnh đạo thành phố cần lên tiếng giải thích, làm rõ vấn đề này.

(Theo Trí Thức Trẻ)

++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

TNS John McCain muốn VN cùng tuần tra với Mỹ gần đảo nhân tạo trên Biển Đông

image068

Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ đã chỉ trích chính quyền Obama về hoạt động tự do hàng hải của Mỹ trên Biển Đông, cho rằng Mỹ làm chưa đủ mạnh mẽ.

“Tôi rất thất vọng với cách thức sự việc được xử lý” – ông McCain phát biểu trong cuộc phỏng vấn với tờ Asahi Shimbun hôm qua 25.11.

Ông giải thích: Mỹ không muốn vấn đề này làm Trung Quốc tức giận trong cuộc mặc cả về biến đổi khí hậu nên đã có thái độ lưỡng lự, trong khi “lẽ ra nó phải là một sự kiện thông thường”.

Ông nói rằng việc đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trên Biển Đông phải là “vấn đề thường xuyên”.

“Các đảo nhân tạo không được luật pháp quốc tế thừa nhận là lãnh thổ của bất kỳ bên nào” – ông nói.

Khi được hỏi bình luận về việc Nhật sẽ cử tàu đi vào khu vực 12 hải lý từ các đảo nhân tạo này, ông McCain nói “bất kỳ quốc gia nào cũng có quyền căng buồm tới nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”>

Ông cũng bày tỏ hy vọng các nước khác trong khu vực, kể cả Nhật Bản, Việt Nam, Philippines, Indonesia, sẽ tham gia cùng Mỹ. Dù điều đó không làm Trung Quốc rút lui, nhưng nghị sĩ Mỹ cho rằng “Trung Quốc, khi đối mặt với sự nhất trí đó, sẽ không có hành động nào để ngăn cản”

Theo NguoiLaoDong