74 hay 77 Chiến sĩ Hải quân VNCH tử trận?

19 Tháng Giêng 201610:35 CH(Xem: 14673)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ  20 JAN 2016

Nhật ký Biển Đông / Kỳ 10 18/1/2016

Công bố tài liệu về Hải chiến Hoàng Sa

74 hay 77 Chiến sĩ Hải quân VNCH tử trận?

"Xem tài liệu này ở mục Bộ ảnh Nhân văn trang nhất báo Văn Hóa".

image014

++++++++++++++++++++++++++++++

Thư riêng của Đề Đốc Trần Văn Chơn gởi từng thân nhân Tử sĩ Hoàng Sa

* Tin chưa kiểm chứng (VH)

Posted on 15/06/2015 by minhhieu90

image017

Cựu Đề Đốc (Thiếu tướng) Trần Văn Chơn Hải quân VNCH chụp hình kỷ niệm với các chiến hữu tại San Jose. Ảnh Giao Chỉ Vũ Văn Lộc 01/16/16

image019image021

“…Tôi có xem bức thư của Tư lệnh hải quân Việt Nam Cộng hòa gửi thân nhân người lính hải quân chết trong trận Hoàng Sa mà các anh trưng bày trong triển lãm này. Rất cảm động. Họ không chỉ gửi giấy báo tử mà đích thân Tư lệnh Hải quân còn viết thư chia buồn với thân nhân liệt sĩ. Hay thật đấy! Các anh kiếm đâu ra tư liệu quý quá…”.

Cách đây khoảng 3 tháng, TS Trần Đức Anh Sơn, người gắn bó với cuộc triển lãm về bằng chứng chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa ngay từ những ngày đầu, nhận được một tin nhắn của người bạn trên “phây” (facebook) cùng với câu hỏi: “Anh Sơn đã có tư liệu này chưa?”.

Gắn bó với cuộc hành trình lâu dài đầy ý nghĩa này, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng Trần Đức Anh Sơn chia sẻ, do thường xuyên đăng tải các bài viết, thông tin về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của VN qua blog, facebook của mình, ông đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của bạn bè.

TS Trần Đức Anh Sơn

Cách đây khoảng 3 tháng, trên facebook của ông bỗng nhiên nhận một tin nhắn mà ông không biết là ai bởi trong danh sách bạn bè có tới 5.000 người, chưa kể số lượng người “theo dõi” (follow).

Họ đã chụp bức thư chia buồn của Đô đốc Trần Văn Chơn – Tư lệnh Hải quân VN Cộng hòa gửi bà Lê Kim Chiêu, thân nhân của Đại úy Hải quân Huỳnh Duy Thạch, người đã hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974 cùng với câu hỏi: “Anh Sơn đã có tư liệu này chưa?”.

Lá thư của Đô đốc Trần Văn Chơn, Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa gửi bà Lê Kim Chiêu, thân nhân của Đại úy Hải quân Huỳnh Duy Thạch, người đã hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974. Ảnh: Lê Hoàng.

Ngạc nhiên khi nhìn thấy lần đầu, ông nói “chưa có” và vui mừng cám ơn người bạn này. Sau khi được hội đồng thẩm định cho ý kiến và quyết định, bức thư đã được trưng bày tại Bến Tre và Quân khu 3.

Ông nhớ lại, khi tổ chức cuộc triển lãm tại Quân khu 3, lúc ăn trưa, ông ngồi cạnh một vị đại tá của Tổng cục An ninh.

Trong khi trò chuyện, Đại tá nói: “Tôi có xem bức thư của Tư lệnh hải quân Việt Nam Cộng hòa gửi thân nhân người lính hải quân chết trong trận Hoàng Sa mà các anh trưng bày trong triển lãm này. Rất cảm động. Họ không chỉ gửi giấy báo tử mà đích thân Tư lệnh Hải quân còn viết thư chia buồn với thân nhân liệt sĩ. Hay thật đấy! Các anh kiếm đâu ra tư liệu quý quá”.

Tư liệu quý về chủ quyền của VN với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

“Tư liệu do bạn bè gửi tặng cho tôi qua facebook. Ngoài tư liệu này, thỉnh thoảng tôi cũng nhận được hình ảnh, bản đồ và những ảnh chụp tư liệu thành văn khác do đồng bào trong và ngoài nước gửi qua facebook, email và đường bưu điện”, ông Sơn trả lời.

Câu chuyện về việc được tặng bức thư, rồi bức thư được đưa ra trưng bày và cảm xúc của người xem lại được ông Sơn chia sẻ trên trang mạng xã hội của mình.

Bất ngờ nối tiếp bất ngờ, ngay lập tức lại có một người gửi mail cho ông và bảo: “Em chính là con trai của người trong bức thư đấy (con trai của Đại úy Huỳnh Duy Thạch), em đang ở bên Mỹ và có bản gốc. Nếu anh cần thì em cho, mà em cho nhiều chứ không phải một vài cái”.

Ngay sau đó, người này đã gửi file scan trực tiếp lá thư cùng nhiều tài liệu liên quan khác cho ông.

“Hội đồng thẩm định đánh giá những tài liệu này là rất quý. Bản tư liệu chứng minh VN Cộng hòa là một thực thể nhà nước của các nhà nước VN từ trước đến nay, thực thi chủ quyền và đấu tranh sinh tử để bảo vệ chủ quyền”, ông Sơn nói.

Ông còn cho biết, người này cho thì tiếp tục lại có người khác cho nhiều sách, bản đồ, thư tịch cổ, các bài nghiên cứu…cũng đã được gửi về.

Bức thư này cũng đang là một phần tư liệu nằm trong số nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật, ấn phẩm và gần 100 bản đồ được trưng bày tại triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của VN – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” do Bộ TT&TT phối hợp với tỉnh Thanh Hóa tổ chức hôm nay./

Posted on 15/06/2015 by minhhieu90

02 Tháng Giêng 2017(Xem: 8555)
Tổng thống Philippines đã nhắc lại rằng ông muốn tránh đối đầu với Trung Quốc và nói rằng không có gì cấp thiết trong việc yêu cầu Bắc Kinh thi hành phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực về vụ kiện Biển Đông, đưa ra vào đầu tháng 7 vừa qua, nhưng đã bị Trung Quốc bác bỏ.
29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8670)
Bàn cờ Biển Đông, Hoa Đông & Đông Thái bình dương:
29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8999)
Cảnh quay trên truyền hình trung ương Trung Quốc hôm 24/12 cho thấy, Đô đốc Ngô Thắng Lợi - Tư lệnh Hải quân Trung Quốc trực tiếp tham gia chỉ huy cuộc tập trận trong đó Hàng không Mẫu hạm Liêu Ninh gần như là soái hạm.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 9366)
Nếu như phương Tây quen chơi cờ vua và giải quyết vấn đề bằng "chiếu tướng", thì Trung Quốc theo tư duy chơi cờ vây, chiếm đất vây thành để hạ đối thủ.
20 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8517)
Ảnh: 5 Thầm phán phiên tòa thường trực La Haye - từ trái: Thẩm phán Jean - Pierre Cot (Pháp);Thẩm phán StanislawPawlak (Ba Lan); Thầm phán; Thomas A. Mensah (Ghana); Thầm phán Rudiger Wolfrum (Đức); Thầm phán Alfred Soons (Hà Lan). Biển Quốc tế "khắc tinh" của đường lưỡi bò 9 đoạn. Google
13 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8719)
Bản tuyên bố chung nói rõ : « Về vấn đề Biển Đông, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp bằng các phương cách hòa bình, theo các tiêu chí của luật quốc tế được thế giới công nhận, trong đó có UNCLOS ».
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8559)
Tối Chủ nhật 05/12/2016, tổng thống tân cử Hoa Kỳ Donald Trump, lần đầu tiên kể từ khi thắng cử vào tháng 11 đã công khai bình luận về Biển Đông trên Twitter. Ông Trump viết như sau : « Trung Quốc có hỏi ý chúng ta nếu đánh sụt giá đồng tiền của họ (khiến các công ty Mỹ khó cạnh tranh nổi), làm sản phẩm của chúng ta khó vào được thị trường nước họ (Hoa Kỳ không đánh thuế họ) ; hoặc xây dựng một phức hợp quân sự quy mô ngay giữa Biển Đông thì có được hay không? Tôi không nghĩ thế ! » (RFI)
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8806)
Biển Đông và Hoa Đông sẽ bị Trung Quốc khống chế với các tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân đã được kín đáo đưa vào vùng tranh chấp. Chuyên gia Tetsuo Kotami cho biết thêm Tokyo rất lo âu vì chương trình tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân của Trung Quốc với căn cứ ở đảo Hải Nam.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8723)
Dù không phải là một bên tranh chấp ở Biển Đông, Nhật Bản rất quan tâm đến khu vực, và không ngần ngại phản đối các hành vi đơn phương thay đổi nguyên trạng chủ yếu là do Trung Quốc tiến hành. Nhật Bản là một trong những nước hiếm hoi đã khẳng định tính chất « ràng buộc » trong phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông, bác bỏ yêu sách chủ quyền rộng khắp của Bắc Kinh.
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8514)
... Một số chuyên gia dự đoán rằng ông Trump sẽ thực hiện một số hành động quân sự cứng rắn đối với Bắc Kinh để chứng tỏ lập trường của Hoa Kỳ và sau đó sẽ lui lại để tập trung vào phát huy mối quan hệ thương mại với Trung Quốc.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8760)
Gió đã đổi chiều?