Mỹ Việt vừa phản đối Mã Anh Cửu bay ra Ba Bình chúc Tết vừa lo Tập Cận Bình ra Chữ Thập mừng năm mới!

28 Tháng Giêng 201611:35 CH(Xem: 9053)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 29  JAN 2016

Mã Anh Cửu ra thăm đảo Ba Bình

image009

Image copyright AFP Image caption Ông Mã Anh Cửu chỉ còn bốn tháng tại nhiệm sở

Tổng thống sắp mãn nhiệm của Đài Loan, ông Mã Anh Cửu, đã tới đảo Ba Bình cho dù bị Hoa Kỳ chỉ trích.

Viêt Nam, Philippines và Đài Loan cùng tuyên bố chủ quyền với hòn đảo này, là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa.

Ông Mã và đoàn tùy tùng khoảng 30 người đã rời Đài Bắc từ sáng sớm để tới đảo Ba Bình, mà Đài Loan gọi là Thái Bình, trên chiếc phi cơ vận tải C-130 của không quân Đài Loan.

Tại đây, Đài Loan đã xây dựng cơ sở hạ tầng với hải đăng, cầu cảng và đường băng.

Nước này có khoảng 200 binh lính, khoa học gia và nhân viên y tế sống và làm việc ở Ba Bình.

Ngoài đảo này Đài Loan cũng kiểm soát một số đảo nhỏ khác ở Biển Đông.

Phát triển hòa bình

Sau khi hạ cánh xuống Ba Bình, ông Mã đã có phát biểu trước một tượng đài trên đảo và kêu gọi phát triển tài nguyên biển một cách hòa bình.

Ông cũng ca ngợi việc xây dựng trạm xá 10 giường bệnh và hải đăng ở nơi đây, cho rằng các cơ sở này củng cố chủ quyền của Đài Loan và cho phép tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế xung quanh đảo.

Hôm 27/1 người đứng đầu cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại Đài Loan nói Việt Nam cực lực phản đối chuyến thăm.

Philippines cũng đã bày tỏ quan ngại.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose nói tại Manila rằng các nước không nên có các hành động làm phức tạp thêm tình hình.

Trước đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Mark Toner nói tại Washington rằng Hoa Kỳ "thất vọng" về chuyến đi của ông Mã và cho rằng nó có thể làm tăng căng thẳng trong khu vực.

Lý do Tổng thống Mã Anh Cửu hô hào chủ quyền của Đài Loan ở Biển Đông được giới học giả cho là vì ông Mã muốn đây là một trong những di sản mà ông để lại sau khi mãn nhiệm.

Ông đã mời tổng thống đắc cử Thái Anh Văn tham gia chuyến đi nhưng bà Thái khước từ./

BBC 28 tháng 1 2016

 

image010image011

Phi trường Trường Sa lớn dài khoảng 600 mét. Ảnh chụp ngày 23/4/2014 lúc chưa tôn tạo. Photo: Lý Kiến Trúc

 

image012

Phi trường đảo Ba Bình dài khoảng 1,200mét.

image013

Phi trường đảo Ba Bình đủ dài cho vận tải cơ Hercule C-130 lên xuống.

 

image008

Image caption Hình của Đài Loan chụp bia do Tổng thống Mã Anh Cửu gửi để đặt trên đảo Ba Bình

 

image014

Tàu tuần tra của Đài Loan xua đuổi tàu cá Việt Nam gần Ba Bình. CNA Image caption

Phóng viên BBC Cindy Sui ở Đài Bắc nhận định:

Vào tháng 11/2015, Philippines nói trong đơn kiện Trung Quốc rằng đảo Ba Bình chỉ là đá, không phải là đảo người ở. Vì vậy chủ đảo chỉ có thể đòi 12 hải lý xung quanh, chứ không có vùng đặc quyền kinh tế EEZ.

Đài Bắc nói việc này “bóp méo sự thật, diễn giải sai luật” và nếu được chấp nhận, có thể tạo ra vấn đề nghiêm trọng cho các nước giữ các đảo nhỏ.

Nhưng Đài Loan sắp có tân tổng thống, từ một đảng lâu nay không nhấn mạnh đến tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa.

Ông Mã được trông đợi dùng chuyến đi để vừa tái khẳng định chủ quyền với đảo Ba Bình, và cũng nhắc lại kêu gọi mọi bên tranh chấp tạm gác đòi hỏi chủ quyền để cùng khai thác, chia sẻ tài nguyên./

BBC 27/1/16

+++++++++++++++++++++++++++++++++

"Mỹ lo ông Tập Cận Bình học Mã Anh Cửu, bay ra Chữ Thập"

 (GDVN) - Mỹ lo ông Tập Cận Bình cũng có thể "bắt chước" Mã Anh Cửu, bay ra thị sát đá Chữ Thập, lúc đó tình hình Biển Đông sẽ còn căng thẳng và hỗn loạn hơn nữa.

Nhà lãnh đạo Đài Loan sắp mãn nhiệm ông Mã Anh Cửu hôm nay đã có chuyến thị sát bất hợp pháp đảo Ba Bình, Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam). Xung quanh động thái này, ngoài phản đối chính thức của Việt Nam và Philippines, các học giả Đài Loan và Trung Quốc cũng đưa ra những bình luận đáng chú ý về mục đích chuyến đi này.

image015

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu, ảnh: wtop.com

Lâm Trung Bân, một cựu Thứ trưởng Quốc phòng Đài Loan nói với The Wall Street Journal, chuyến đi đảo Ba Bình hôm nay của ông Mã Anh Cửu là một phần di sản chính sách thân Bắc Kinh của Quốc Dân đảng.

Nó được xem như bước đi tiếp theo sau "cuộc gặp đột phá" giữa ông Mã Anh Cửu với ông Tập Cận Bình tháng 11 năm ngoái ở Singapore.

Giải thích cụ thể hơn trên tờ Apple Daily Đài Loan, ông Bân cho hay, chính quyền Đài Loan (Trung Hoa Dân quốc) mới là lực lượng vẽ ra đường lưỡi bò năm 1947. Năm 1949 chính quyền Mao Trạch Đông buộc Tưởng Giới Thạch phải tháo chạy ra đảo Đài Loan và kế thừa luôn đường lưỡi bò ấy.

Nếu chính quyền Mã Anh Cửu ngày nay mà rút lại lập trường đường lưỡi bò, sẽ là cú sốc làm lung lay tận gốc lập trường yêu sách chủ quyền mà Trung Quốc đưa ra ở Biển Đông. Do đó hành động thị sát (trái phép) Ba Bình hôm nay có thể xem là động thái ông Mã Anh Cửu chống lưng cho yêu sách (vô lý, phi pháp, bành trướng)  của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Ông Đinh Thụ Phạm, Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu quan hệ quốc tế Đại học Chính trị Đài Loan cho rằng, sở dĩ Mỹ "thất vọng, lo ngại" về việc Mã Anh Cửu "tự tiện" thị sát đảo Ba Bình là vì Mỹ lo ông Tập Cận Bình cũng có thể "bắt chước" Mã Anh Cửu, bay ra thị sát đá Chữ Thập, lúc đó tình hình Biển Đông sẽ còn căng thẳng và hỗn loạn hơn nữa.

image016

Tiến sĩ Thái Anh Văn, người sẽ kế nhiệm ông Mã Anh Cửu vào tháng 3 tới. Bà Văn đã từ chối phái người đi cùng Mã Anh Cửu ra Ba Bình hôm nay.

Thời Ân Hoằng, giáo sư Đại học Nhân Dân Trung Quốc nói với China Times Đài Loan, Trung Quốc tán dương hành động này của ông Mã Anh Cửu, nhưng đồng thời cũng lo lắng khi bà Thái Anh Văn lên thay, lập trường Đài Bắc trong vấn đề Biển Đông có thể thay đổi.

Bắc Kinh lo lắng bởi Tiến sĩ Thái Anh Văn từng bỏ ngỏ khả năng từ bỏ đường lưỡi bò mà bà nghĩ rằng nó không có căn cứ pháp lý nào.

Ông Lâm Đình Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn chính sách mới Đài Loan nói với tờ Tự do Thời báo Đài Loan, Mỹ lo ngại hành động của ông Mã Anh Cửu chủ yếu là vì yêu sách của Đài Loan ở Biển Đông là đường lưỡi bò, hoàn toàn trùng khít với yêu sách của Trung Quốc.

Đường lưỡi bò mà Trung Hoa Dân quốc vẽ năm 1947 có căn cứ pháp lý hay không, theo ông Huy còn cần phải chờ xác minh làm rõ.

Mỹ cũng đã từng hối thúc Đài Loan làm rõ yêu sách đường lưỡi bò của mình, nhưng nếu Đài Bắc nghe theo thì đắc tội với Bắc Kinh, mà nếu giải thích không thống nhất với Bắc Kinh thì càng làm lợi cho Philippines trong vụ kiện lên Tòa Trọng tài Thường trực PCA ở The Hague, Hà Lan.

Đó là lý do tại sao cho đến nay chính quyền Mã Anh Cửu không dám làm rõ yêu sách đường lưỡi bò, mà chỉ dùng khái niệm (ngụy tạo) "cương vực cố hữu" để yêu sách "chủ quyền" đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).

Về việc đảng Dân Tiến và bà Thái Anh Văn sau khi lên nắm quyền có thay đổi lập trường đường lưỡi bò của Quốc Dân đảng hay không, theo học giả Bonnie Glase từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế CSIS, đây là vấn đề phức tạp và đưa ra các phán đoán về điều này bây giờ còn quá sớm.

Hơn nữa, thay đổi lập trường của Dân Tiến đảng về vấn đề Biển Đông có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ hai bờ eo biển. Chuyến thị sát trái phép Ba Bình hôm nay mà ông Mã Anh Cửu tiến hành, theo Tiến sĩ Bonnie Glase, đó chính là "sản phẩm" của cuộc gặp Tập Cận Bình - Mã Anh Cửu tháng 11 năm ngoái.

Hồng Thủy 28/01/16 16:00

03 Tháng Mười 2017(Xem: 7745)