Biển Đông: Đài Loan đưa nhà báo quốc tế đến đảo Ba Bình

24 Tháng Ba 20167:38 CH(Xem: 8526)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 25  MAR  2016

Biển Đông: Đài Loan đưa nhà báo quốc tế đến đảo Ba Bình

image038

Ngọn hải đăng trên đảo Ba Bình, hiện do Đài Loan kiểm soát, thuộc quần đảo Trường Sa. Ảnh chụp ngày 23/03/2016.REUTERS/Ministry of Foreign Affairs

Chính quyền Đài Loan vào ngày 23/03/2016, đã cho máy bay chở đại diện một số phương tiện truyền thông quốc tế đến đảo Ba Bình do họ kiểm soát tại quần đảo Trường Sa (Biển Đông). Đây là lần đầu tiên Đài Bắc cho báo chí ngoại quốc đi thăm Ba Bình, với một mục tiêu cụ thể là chứng minh rằng thực thể địa lý này là đảo, chứ không phải là đá như Philippines khẳng định.

Theo hãng tin Đài Loan CNA, có khoảng một chục phương tiện truyền thông ngoại quốc được một chiếc phi cơ vận tải quân sự C-130 chở đến Ba Bình (mà Đài Loan đặt tên là Thái Bình), thực thể địa lý tự nhiên lớn nhất ở vùng Trường Sa : hai đài truyền hình CNN và Al-Jazeera, ba tờ báo Wall Street Journal, Financial Times, Yomiuri Shimbun cùng các hãng thông tấn AP, AFP, Reuters, Bloomberg và Kyodo.

Tại chỗ, các nhà báo đã được hướng dẫn đi thăm ngọn hải đăng mới xây năm 2015, phi đạo trên đảo, cầu tàu. Họ cũng được đưa đến tham quan một bệnh viện, một đền thờ và một nhà bưu điện.

Chính quyền Đài Loan không hề che giấu mục tiêu chuyến tham quan dành cho báo chí ngoại quốc : Đó là truyên truyền cho tuyên bố chủ quyền của Đài Loan ở Biển Đông.

Phát biểu sau khi nhóm nhà báo đến Ba Bình, ông Lệnh Hồ Vinh Đạt (Bruce Linghu), thứ trưởng Ngoại Giao Đài Loan, đã bày tỏ hy vọng là « cộng đồng quốc tế sẽ hiểu quan điểm của Đài loan trong việc gìn giữ chủ quyền của mình ở Biển Đông và công cuộc quản lý thực thụ trên đảo Ba Bình ».

Bên cạnh đó, Đài Loan cũng muốn báo chí quốc tế làm chứng cho việc Ba Bình là một hòn đảo thực thụ, có quyền có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, chứ không phải là một « bãi đá » như Philippines khẳng định trong đơn kiện Trung Quốc trước tòa quốc tế.

Phát biểu vào 23/03, thứ trưởng Ngoại Giao Đài Loan tái khẳng định : « Thực tế không thể chối cãi rằng Ba Bình là một hòn đảo chứ không phải là một bãi đá. Đài Loan được hưởng toàn bộ các quyền liên quan đến vùng lãnh hải của đảo này ».

Trung Quốc và Philippines đã nhanh chóng phản ứng trước động thái của Đài Loan.

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh một mặt khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên toàn bộ quần đảo Nam Sa, tên Bắc Kinh đặt cho Trường Sa, mặt khác cho biết cũng sẽ mời báo chí quốc tế đi thăm Trường Sa « khi thời cơ chín muồi ».

Còn tại Manila, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Charles Jose kêu gọi các bên thận trọng, tránh có những hành động làm tình hình thêm phức tạp.

Chuyến đi Ba Bình hôm nay được Đài Loan tổ chức không đầy hai tháng sau chuyến viếng đảo của tổng thống Đài Loan mãn nhiệm Mã Anh Cửu, vốn đã gây bất bình tại các quốc gia tranh chấp khác.

Đảo Ba Bình là đảo tự nhiên lớn nhất của Trường Sa và hiện nằm dưới quyền kiểm soát của Đài Bắc, nhưng bị Việt Nam, Trung Quốc, Philippines đòi chủ quyền.

Chuyến đến Ba Bình vào tháng Giêng của ông Mã Anh Cửu không chỉ bị Việt Nam và Philippines chỉ trích, mà ngay cả Washington cũng không tán đồng, xem đấy là một « cử chỉ vô ích »./

Trọng Nghĩa RFI 23-03-2016

02 Tháng Giêng 2017(Xem: 8632)
Tổng thống Philippines đã nhắc lại rằng ông muốn tránh đối đầu với Trung Quốc và nói rằng không có gì cấp thiết trong việc yêu cầu Bắc Kinh thi hành phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực về vụ kiện Biển Đông, đưa ra vào đầu tháng 7 vừa qua, nhưng đã bị Trung Quốc bác bỏ.
29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8748)
Bàn cờ Biển Đông, Hoa Đông & Đông Thái bình dương:
29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 9056)
Cảnh quay trên truyền hình trung ương Trung Quốc hôm 24/12 cho thấy, Đô đốc Ngô Thắng Lợi - Tư lệnh Hải quân Trung Quốc trực tiếp tham gia chỉ huy cuộc tập trận trong đó Hàng không Mẫu hạm Liêu Ninh gần như là soái hạm.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 9448)
Nếu như phương Tây quen chơi cờ vua và giải quyết vấn đề bằng "chiếu tướng", thì Trung Quốc theo tư duy chơi cờ vây, chiếm đất vây thành để hạ đối thủ.
20 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8582)
Ảnh: 5 Thầm phán phiên tòa thường trực La Haye - từ trái: Thẩm phán Jean - Pierre Cot (Pháp);Thẩm phán StanislawPawlak (Ba Lan); Thầm phán; Thomas A. Mensah (Ghana); Thầm phán Rudiger Wolfrum (Đức); Thầm phán Alfred Soons (Hà Lan). Biển Quốc tế "khắc tinh" của đường lưỡi bò 9 đoạn. Google
13 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8792)
Bản tuyên bố chung nói rõ : « Về vấn đề Biển Đông, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp bằng các phương cách hòa bình, theo các tiêu chí của luật quốc tế được thế giới công nhận, trong đó có UNCLOS ».
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8604)
Tối Chủ nhật 05/12/2016, tổng thống tân cử Hoa Kỳ Donald Trump, lần đầu tiên kể từ khi thắng cử vào tháng 11 đã công khai bình luận về Biển Đông trên Twitter. Ông Trump viết như sau : « Trung Quốc có hỏi ý chúng ta nếu đánh sụt giá đồng tiền của họ (khiến các công ty Mỹ khó cạnh tranh nổi), làm sản phẩm của chúng ta khó vào được thị trường nước họ (Hoa Kỳ không đánh thuế họ) ; hoặc xây dựng một phức hợp quân sự quy mô ngay giữa Biển Đông thì có được hay không? Tôi không nghĩ thế ! » (RFI)
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8871)
Biển Đông và Hoa Đông sẽ bị Trung Quốc khống chế với các tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân đã được kín đáo đưa vào vùng tranh chấp. Chuyên gia Tetsuo Kotami cho biết thêm Tokyo rất lo âu vì chương trình tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân của Trung Quốc với căn cứ ở đảo Hải Nam.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8798)
Dù không phải là một bên tranh chấp ở Biển Đông, Nhật Bản rất quan tâm đến khu vực, và không ngần ngại phản đối các hành vi đơn phương thay đổi nguyên trạng chủ yếu là do Trung Quốc tiến hành. Nhật Bản là một trong những nước hiếm hoi đã khẳng định tính chất « ràng buộc » trong phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông, bác bỏ yêu sách chủ quyền rộng khắp của Bắc Kinh.
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8548)
... Một số chuyên gia dự đoán rằng ông Trump sẽ thực hiện một số hành động quân sự cứng rắn đối với Bắc Kinh để chứng tỏ lập trường của Hoa Kỳ và sau đó sẽ lui lại để tập trung vào phát huy mối quan hệ thương mại với Trung Quốc.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8800)
Gió đã đổi chiều?