Đô đốc Harry Harris đi đầu trong cuộc chiến chống bành trướng Biển Đông

30 Tháng Năm 201612:40 SA(Xem: 8233)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 30 MAY  2016        

Đô đốc Harry Harris đi đầu trong cuộc chiến chống bành trướng Biển Đông

(GDVN) - "Chúng tôi cần hợp tác với Trung Quốc ở khu vực có thể hợp tác, đối đầu với Trung Quốc ở khu vực cần phải đối đầu".

Đa Chiều ngày 27/5 dẫn lời quan chức Mỹ cho rằng, Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ đang ngầm thúc đẩy một cuộc "vận động" để Nhà Trắng áp dụng lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc.

image013

Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ. Nguồn ảnh: Hãng tin CNA Đài Loan/Đa Chiều


Theo Đa Chiều, ngay từ đầu năm 2015, Đô đốc Harry Harris đã trở thành một thành viên cứng rắn trong chính quyền Mỹ. Tháng 3/2015, ông tuyên bố: "Trung Quốc đang xây dựng một bức Trường Thành cát".

Là người thẳng thắn, ông Harry Harris có lúc không tránh khỏi đưa ra các ý kiến "không thống nhất" với Nhà Trắng.

Nhà Trắng mặc dù rất tự tin vào chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama vừa qua, nhưng không thể ngăn chặn có hiệu quả dã tâm và hành vi (ngày càng bành trướng, phiêu lưu) của Trung Quốc ở Biển Đông, Đa Chiều bình luận.

Tuần trước tại Washington, Đô đốc Harry Harris cho biết: "Chúng tôi cần hợp tác với Trung Quốc ở khu vực có thể hợp tác, đối đầu với Trung Quốc ở khu vực cần phải đối đầu". Ông hình dung các hành vi của Trung Quốc có lúc có "tính khiêu khích và tính tấn công".

Trong chuyến thăm Mỹ vào tháng 9/2015, ông Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo Trung Quốc từng cam kết sẽ không tiến hành quân sự hóa Biển Đông, nhưng đó chỉ là hứa suông. Đầu năm nay, Đô đốc Harry Harris đã không hề khách khí, đã chỉ trích cam kết này.

Trong một phiên điều trần của Quốc hội Mỹ, Đô đốc Harry Harris tuyên bố: "Trung Quốc rõ ràng đang tiến hành quân sự hóa. Nếu không, không bằng bạn tin quả đất là bằng phẳng. Tôi tin rằng, Trung Quốc đang mưu đồ bá quyền Đông Á".

Tranh chấp Biển Đông là một trong những bối cảnh của chuyến thăm Việt Nam 3 ngày của Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Ông Obama tuyên bố, ông sẽ hủy bỏ lệnh cấm bán vũ khí kéo dài 50 năm đối với Việt Nam. Đây là một hành động mới nhất của Mỹ để xây dựng liên minh châu Á, ngăn chặn (tham vọng bành trướng) của Trung Quốc ở khu vực này - Đa Chiều nhận định.

Vào Thứ Ba vừa qua tại Hà Nội, ông Barack Obam đã ám chỉ Trung Quốc, cho rằng: "Nước lớn không nên ức hiếp các nước nhỏ".

Tuy nhiên, Đa Chiều cho rằng, còn tồn tại nghi ngờ về khả năng Mỹ tiếp tục tăng cường phát huy vai trò ảnh hưởng ở châu Á. Bởi vì, ứng cử viên Tổng thổng Mỹ đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton từ chối chấp nhận một hiệp định thương mại châu Á-Thái Bình Dương, còn ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump nghi ngờ liên minh giữa Mỹ với Nhật Bản và Hàn Quốc.

Trong bối cảnh này, những bất đồng trong nội bộ chính quyền Barack Obama trong vấn đề Biển Đông đang gây chú ý đặc biệt cho các nước châu Á.

Do thái độ của Mỹ vẫn có những yếu tố không xác định, phát biểu công khai của Đô đốc Harry Harris đã lấp đi một số khoảng trống.

Nếu nói Barack Obama là Tổng thống Thái Bình Dương đầu tiên của Mỹ, như vậy, Đô đốc Harry Harris chính là Tư lệnh Thái Bình Dương thực sự đầu tiên của Mỹ, Đa Chiều đánh giá.

Đô đốc Harry Harris sinh ra ở Yokosuka, Nhật Bản, mẹ là người Nhật Bản, cha là một sĩ quan của Hải quân Mỹ. Khi 2 tuổi, cả gia đình Harry Harris chuyển đến sinh sống ở một nông trường thuộc bang Tennessee, Mỹ.

Harry Harris từng là một phi công hải quân lái máy bay tuần tra săn ngầm P-3C Orion. Ông cũng từng quản lý nhà tù Guantanamo, Cuba.

Sau khi Lầu Năm Góc gây sức ép, tháng 10/2015, Nhà Trắng đồng ý bắt đầu thực hiện hành động tự do đi lại, tức là tuần tra trong phạm vi 12 hải lý ở vùng biển đảo nhân tạo do Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp.

Phong Vân 28/05/16

Báo Đài Loan: Trung Quốc sẽ không ngại khai chiến với Mỹ, độc chiếm Biển Đông

 (GDVN) - Trung Quốc có quy hoạch hải quân lâu dài, đùng thực lực để độc chiếm Biển Đông, kiểm soát 30% hoạt động thương mại toàn cầu.

Thời báo Tự do Đài Loan ngày 27/5 cho rằng, những năm gần đây, Trung Quốc liên tiếp thúc đẩy các hành động (bành trướng, quân sự hóa bất hợp pháp) ở Biển Đông, gây bất mãn rất lớn cho Mỹ và các nước Đông Nam Á.

image015

Từ ngày 8 - 9/5/2016, biên đội tàu chiến Hạm đội Nam Hải tuần tra, tập trận bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa. Nguồn ảnh: Nhân Dân nhật báo, Trung Quốc


Bài báo còn dẫn nguồn tạp chí The Times Anh cho rằng, có 30% hoạt động thương mại toàn cầu sẽ đi qua Biển Đông. Bản thân Trung Quốc chính là nước lớn xuất nhập khẩu hàng hóa, vì vậy muốn áp đặt yêu sách (vô lý, phi pháp) của họ ở Biển Đông, theo đó, Trung Quốc có thể không ngại khai chiến với Mỹ.

The Times bình luận, Trung Quốc đang chuẩn bị biến Biển Đông thành "hồ nước" sân sau, hòa bình của khu vực này trước đây lệ thuộc vào (cái gọi là) sự tự kiềm chế của Trung Quốc và sự kiềm chế của các nước có quan hệ hữu nghị với Mỹ ở khu vực.

Nhưng hiện nay, sự cân bằng này đang bị phá vỡ, vì vậy sự phát triển của lực lượng hải quân đã trở thành nhiệm vụ cấp bách hàng đầu hiện nay của rất nhiều nước.

Trung Quốc gần đây ra sức khoe khoang vũ lực ở Biển Đông, có thể thấy họ có quy hoạch hải quân lâu dài, dựa vào thực lực hải quân quy mô đáng kể hòng thực hiện âm mưu kiểm soát biển Hoa Đông và Biển Đông, nắm trong tay 30% hoạt động thương mại của thế giới.

Nếu Hải quân Trung Quốc liên kết với Nga, e rằng sẽ làm chấn động vị thế cường quốc hải quân thế giới của Mỹ. Vì vậy, mặc dù chính quyền Barack Obama Mỹ triển khai muộn chiến lược "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương", nhưng vẫn là một sự lựa chọn đúng đắn.

image016

Ngày 10/3/2016, một trung đoàn của lực lượng đường không Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành huấn luyện tấn công đối hải, đối đất cường độ lớn. Nguồn ảnh: mod.gov.cn


Truyền thông Trung Quốc gần đây cho biết, từ đầu tháng 5/2016, biên đội huấn luyện biển xa Hạm đội Nam Hải đã tổ chức một loạt hoạt động diễn tập kéo dài từ phía bắc đến nam Biển Đông, thậm chí ở Đông Ấn Độ Dương, rồi đi một vòng quanh Philippines...

Những hoạt động diễn tập này được tuyên truyền nhằm răn đe các đối thủ của họ ở Biển Đông, mà những đối thủ này chẳng ai khác ngoài Mỹ, Philippines, Việt Nam...

Các hoạt động diễn tập này thậm chí diễn ra ở các vùng biển thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), có sự tham gia của các lực lượng quân sự Trung Quốc chiếm đóng (bất hợp pháp) trên các thực thể ở 2 quần đảo này.

Phong Vân 15:39 28/05/16

03 Tháng Mười 2017(Xem: 7756)