Đô đốc Harry Harris đi đầu trong cuộc chiến chống bành trướng Biển Đông

30 Tháng Năm 201612:40 SA(Xem: 8232)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 30 MAY  2016        

Đô đốc Harry Harris đi đầu trong cuộc chiến chống bành trướng Biển Đông

(GDVN) - "Chúng tôi cần hợp tác với Trung Quốc ở khu vực có thể hợp tác, đối đầu với Trung Quốc ở khu vực cần phải đối đầu".

Đa Chiều ngày 27/5 dẫn lời quan chức Mỹ cho rằng, Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ đang ngầm thúc đẩy một cuộc "vận động" để Nhà Trắng áp dụng lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc.

image013

Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ. Nguồn ảnh: Hãng tin CNA Đài Loan/Đa Chiều


Theo Đa Chiều, ngay từ đầu năm 2015, Đô đốc Harry Harris đã trở thành một thành viên cứng rắn trong chính quyền Mỹ. Tháng 3/2015, ông tuyên bố: "Trung Quốc đang xây dựng một bức Trường Thành cát".

Là người thẳng thắn, ông Harry Harris có lúc không tránh khỏi đưa ra các ý kiến "không thống nhất" với Nhà Trắng.

Nhà Trắng mặc dù rất tự tin vào chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama vừa qua, nhưng không thể ngăn chặn có hiệu quả dã tâm và hành vi (ngày càng bành trướng, phiêu lưu) của Trung Quốc ở Biển Đông, Đa Chiều bình luận.

Tuần trước tại Washington, Đô đốc Harry Harris cho biết: "Chúng tôi cần hợp tác với Trung Quốc ở khu vực có thể hợp tác, đối đầu với Trung Quốc ở khu vực cần phải đối đầu". Ông hình dung các hành vi của Trung Quốc có lúc có "tính khiêu khích và tính tấn công".

Trong chuyến thăm Mỹ vào tháng 9/2015, ông Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo Trung Quốc từng cam kết sẽ không tiến hành quân sự hóa Biển Đông, nhưng đó chỉ là hứa suông. Đầu năm nay, Đô đốc Harry Harris đã không hề khách khí, đã chỉ trích cam kết này.

Trong một phiên điều trần của Quốc hội Mỹ, Đô đốc Harry Harris tuyên bố: "Trung Quốc rõ ràng đang tiến hành quân sự hóa. Nếu không, không bằng bạn tin quả đất là bằng phẳng. Tôi tin rằng, Trung Quốc đang mưu đồ bá quyền Đông Á".

Tranh chấp Biển Đông là một trong những bối cảnh của chuyến thăm Việt Nam 3 ngày của Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Ông Obama tuyên bố, ông sẽ hủy bỏ lệnh cấm bán vũ khí kéo dài 50 năm đối với Việt Nam. Đây là một hành động mới nhất của Mỹ để xây dựng liên minh châu Á, ngăn chặn (tham vọng bành trướng) của Trung Quốc ở khu vực này - Đa Chiều nhận định.

Vào Thứ Ba vừa qua tại Hà Nội, ông Barack Obam đã ám chỉ Trung Quốc, cho rằng: "Nước lớn không nên ức hiếp các nước nhỏ".

Tuy nhiên, Đa Chiều cho rằng, còn tồn tại nghi ngờ về khả năng Mỹ tiếp tục tăng cường phát huy vai trò ảnh hưởng ở châu Á. Bởi vì, ứng cử viên Tổng thổng Mỹ đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton từ chối chấp nhận một hiệp định thương mại châu Á-Thái Bình Dương, còn ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump nghi ngờ liên minh giữa Mỹ với Nhật Bản và Hàn Quốc.

Trong bối cảnh này, những bất đồng trong nội bộ chính quyền Barack Obama trong vấn đề Biển Đông đang gây chú ý đặc biệt cho các nước châu Á.

Do thái độ của Mỹ vẫn có những yếu tố không xác định, phát biểu công khai của Đô đốc Harry Harris đã lấp đi một số khoảng trống.

Nếu nói Barack Obama là Tổng thống Thái Bình Dương đầu tiên của Mỹ, như vậy, Đô đốc Harry Harris chính là Tư lệnh Thái Bình Dương thực sự đầu tiên của Mỹ, Đa Chiều đánh giá.

Đô đốc Harry Harris sinh ra ở Yokosuka, Nhật Bản, mẹ là người Nhật Bản, cha là một sĩ quan của Hải quân Mỹ. Khi 2 tuổi, cả gia đình Harry Harris chuyển đến sinh sống ở một nông trường thuộc bang Tennessee, Mỹ.

Harry Harris từng là một phi công hải quân lái máy bay tuần tra săn ngầm P-3C Orion. Ông cũng từng quản lý nhà tù Guantanamo, Cuba.

Sau khi Lầu Năm Góc gây sức ép, tháng 10/2015, Nhà Trắng đồng ý bắt đầu thực hiện hành động tự do đi lại, tức là tuần tra trong phạm vi 12 hải lý ở vùng biển đảo nhân tạo do Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp.

Phong Vân 28/05/16

Báo Đài Loan: Trung Quốc sẽ không ngại khai chiến với Mỹ, độc chiếm Biển Đông

 (GDVN) - Trung Quốc có quy hoạch hải quân lâu dài, đùng thực lực để độc chiếm Biển Đông, kiểm soát 30% hoạt động thương mại toàn cầu.

Thời báo Tự do Đài Loan ngày 27/5 cho rằng, những năm gần đây, Trung Quốc liên tiếp thúc đẩy các hành động (bành trướng, quân sự hóa bất hợp pháp) ở Biển Đông, gây bất mãn rất lớn cho Mỹ và các nước Đông Nam Á.

image015

Từ ngày 8 - 9/5/2016, biên đội tàu chiến Hạm đội Nam Hải tuần tra, tập trận bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa. Nguồn ảnh: Nhân Dân nhật báo, Trung Quốc


Bài báo còn dẫn nguồn tạp chí The Times Anh cho rằng, có 30% hoạt động thương mại toàn cầu sẽ đi qua Biển Đông. Bản thân Trung Quốc chính là nước lớn xuất nhập khẩu hàng hóa, vì vậy muốn áp đặt yêu sách (vô lý, phi pháp) của họ ở Biển Đông, theo đó, Trung Quốc có thể không ngại khai chiến với Mỹ.

The Times bình luận, Trung Quốc đang chuẩn bị biến Biển Đông thành "hồ nước" sân sau, hòa bình của khu vực này trước đây lệ thuộc vào (cái gọi là) sự tự kiềm chế của Trung Quốc và sự kiềm chế của các nước có quan hệ hữu nghị với Mỹ ở khu vực.

Nhưng hiện nay, sự cân bằng này đang bị phá vỡ, vì vậy sự phát triển của lực lượng hải quân đã trở thành nhiệm vụ cấp bách hàng đầu hiện nay của rất nhiều nước.

Trung Quốc gần đây ra sức khoe khoang vũ lực ở Biển Đông, có thể thấy họ có quy hoạch hải quân lâu dài, dựa vào thực lực hải quân quy mô đáng kể hòng thực hiện âm mưu kiểm soát biển Hoa Đông và Biển Đông, nắm trong tay 30% hoạt động thương mại của thế giới.

Nếu Hải quân Trung Quốc liên kết với Nga, e rằng sẽ làm chấn động vị thế cường quốc hải quân thế giới của Mỹ. Vì vậy, mặc dù chính quyền Barack Obama Mỹ triển khai muộn chiến lược "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương", nhưng vẫn là một sự lựa chọn đúng đắn.

image016

Ngày 10/3/2016, một trung đoàn của lực lượng đường không Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành huấn luyện tấn công đối hải, đối đất cường độ lớn. Nguồn ảnh: mod.gov.cn


Truyền thông Trung Quốc gần đây cho biết, từ đầu tháng 5/2016, biên đội huấn luyện biển xa Hạm đội Nam Hải đã tổ chức một loạt hoạt động diễn tập kéo dài từ phía bắc đến nam Biển Đông, thậm chí ở Đông Ấn Độ Dương, rồi đi một vòng quanh Philippines...

Những hoạt động diễn tập này được tuyên truyền nhằm răn đe các đối thủ của họ ở Biển Đông, mà những đối thủ này chẳng ai khác ngoài Mỹ, Philippines, Việt Nam...

Các hoạt động diễn tập này thậm chí diễn ra ở các vùng biển thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), có sự tham gia của các lực lượng quân sự Trung Quốc chiếm đóng (bất hợp pháp) trên các thực thể ở 2 quần đảo này.

Phong Vân 15:39 28/05/16

01 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8843)
Hãng thông tấn AP ngày 30/10 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana hôm nay cho biết, máy bay giám sát quân đội nước này vừa phát hiện 4 tàu hải cảnh Trung Quốc vẫn án ngữ tại bãi cạn Scarborough chứ không phải chúng đã rút đi như những báo cáo trước đó.
30 Tháng Mười 2016(Xem: 8556)
- Philippines: Tàu Trung Quốc vẫn kiểm soát Scarborough.
27 Tháng Mười 2016(Xem: 8687)
Mặt trận biển Đông Nam Á - 5 căn cứ quân sự Mỹ tại Philippines.
20 Tháng Mười 2016(Xem: 10197)
Hải đồ Văn Hóa biểu thị mặt trận đảo nhân tạo Chữ Thập. Năm 1988, TQ chiếm đảo Chữ Thập cách Cam Ranh khoảng 500km, cách Sàigon 630km, chiếm Gạc Ma cách Saigon 800km.
19 Tháng Mười 2016(Xem: 8989)
Không cho nước nào đặt căn cứ! Nhưng: VĂN HÓA tổng hợp 19/10/16 - 12/4/2016: Hai chiến hạm Nhật Bản có chuyến "thăm lịch sử” đến cảng Cam Ranh. - 02/5/2016: Tàu Thủy Văn Nga "thăm" Cam Ranh. - Đầu tháng 10/2016 , hai tàu khu trục hạm USS John S. McCaine và tàu tiếp liệu USS Frank Cable của Hải quân Hoa Kỳ cũng đã tới "thăm" Cam Ranh. - 16/10/2016: Ba chiến hạm 529, 531 và 890 thuộc hạm đội Bắc Hải TQ "thăm" cảng Sihanoukville hôm Chủ Nhật 16/10/2016 và ở lại thêm bốn ngày. -22/10/2016: Ba chiến hạm Tầu dự trù sẽ "thăm" Cam Ranh.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 8077)
- Trung Quốc cử tàu hải quân thăm Campuchia chỉ mấy ngày sau chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình. - Cùng ngày Chủ Nhật vừa qua, chiến hạm đổ bộ USS Germantown của Hoa Kỳ cũng vào thăm cảng Sihanoukville.
16 Tháng Mười 2016(Xem: 7911)
- Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte, ngày 16/10/2016 tuyên bố sẽ nêu lên phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye về vụ kiện Biển Đông trong chuyến công du Trung Quốc, đồng thời cam kết không từ bỏ bất cứ chủ quyền nào hoặc làm khác với phán quyết nói trên. (theo RFI) - Ông Zhao, Đại sứ TQ tại Phi nói hai nước có thể thiết lập “một vùng biển hòa bình và hợp tác”.
06 Tháng Mười 2016(Xem: 7887)
Tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu hồi tháng Chín, Trung Quốc tỏ rõ rằng tổng thống Nga Vladimir Putin là thượng khách hàng đầu. Cả Nga và Trung Quốc đều khoe là quan hệ song phương « tốt đẹp hơn bao giờ hết », đồng thời chứng tỏ một « sự tin tưởng cao độ chưa từng có ». Ông Putin mô tả quan hệ này là « đối tác toàn diện và hợp tác chiến lược ».
02 Tháng Mười 2016(Xem: 8231)
Cá nhân người viết cho rằng, thông tin từ cố vấn Trung Quốc nói với South China Morning Post về một thỏa hiệp giữa ông Obama với ông Tập Cận Bình xung quanh vấn đề Biển Đông rất đáng lưu tâm.
25 Tháng Chín 2016(Xem: 8036)
* Không quân TQ 'gửi thông điệp đến Nhật'. * Mỹ - Phi sẽ "tập trận" tháng tới.
11 Tháng Chín 2016(Xem: 9485)
- Chưa có chiến tranh nhưng tất cả đã thua Mỹ keo đầu. - Biển Quốc Tế "khắc tinh" của lưỡi bò 9 đoạn. - Sau chiến tranh VN là Philippines. - Tuyên bố của TT Obama tại thượng đỉnh ASEAN - Lào. - Hậu chấn PCA.
06 Tháng Chín 2016(Xem: 8295)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20
04 Tháng Chín 2016(Xem: 9197)
Dư luận ý kiến - Ct Trần Đại Quang: “Nếu để xảy ra mất ổn định, nhất là xung đột vũ trang thì không có người thắng, người thua, mà tất cả cùng thua.” - Ý kiến của Văn Hóa: "Nếu chiến tranh xẩy ra, Chính phủ VN và nhân dân VN đứng về phía Mỹ hay phía Tầu? - Cơ chế của ASEAN hiện nay và "sắp tới":"Đồng thuận"; loại bỏ "Đồng thuận X"; "Thiểu số phục tùng đa số" *
01 Tháng Chín 2016(Xem: 8519)
Ngoại trưởng Mỹ: “không có giải pháp quân sự” ở biển Đông "Phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ được đưa ra một ngày sau khi Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang cảnh báo tại Singapore rằng sẽ không có ai thắng cuộc nếu xảy ra xung đột vũ trang vì tranh chấp chủ quyền trên biển Đông".
28 Tháng Tám 2016(Xem: 8579)
Hai bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản và Úc vào hôm qua, 25/08/2016 đã đồng ý là sẽ thúc giục Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực La Haye, phủ nhận yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên hầu như toàn bộ Biển Đông.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 8540)
"Đại sứ Trương Triều Dương: Tình hình Philippines sau khi ông Rodrigo Duterte nhậm chức có một số điểm đáng chú ý". “Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh: Vấn đề mua vũ khí của Mỹ, trước hết Việt Nam cần tính xem nhu cầu ra sao, phía Mỹ có khả năng cung cấp đến đâu và nó có phù hợp với chiến lược quốc phòng của VN hay không?”