Bãi Scarborough; bãi Cỏ Mây: "Canh bạc Philippines - China"

29 Tháng Sáu 201612:12 SA(Xem: 12857)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ 29  JUNE 2016

Mặt trận biển Tây Philippines

Bãi Scarborough; bãi Cỏ Mây: "Canh bạc Philippines - China"

 

image025

Hải đồ trên (chấm đỏ) mô tả 7 bãi đá chìm do Trung Quốc bồi đắp biến thành đảo nhân tạo với hệ thống mạng lưới hỏa lực bao trùm trung tâm quần đảo Trường Sa. Từ đảo Vành Khăn TQ chiếm từ năm 1999 tới bãi Cỏ Mây chỉ cách 41km; từ bãi Cỏ Mây tới bờ biển Palawan cách 120 hải lý. Từ bãi Cỏ Mây tới đảo Hải Nam TQ cách khoảng 800 hải lý.

Chấm xanh trên hải đồ là mạng lưới phòng thủ có quân lính của Philippines chiếm đóng.

Giáo sư luật quốc tế Philippe Sands thuộc trường đại học University College London xác định rằng các thực thể như Vành Khăn (Mischief Reef), Xu Bi (Subi Reef), Ken Nan (Mckennan Reef), Ga Ven (Gaven Reef), và cả Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), hiện do Philippines kiểm soát, đều là bãi cạn lúc chìm lúc nổi (low-tide elevation), căn cứ theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS. Do vậy, các thực thể này không được hưởng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa. (VH)

Con tàu mục nát ở bãi Cỏ Mây


image029

15/9/2014

Theo BBC: Một con tàu hoen rỉ, tàn dư của Đệ nhị thế chiến, đóng vai trò gì trong tuyên bố chủ quyền của Philippines tại Biển Đông?

Hải quân Philippines cố tình vứt con tàu Sierra Madre này tại Bãi Cỏ Mây (Ayungin Reef) làm tiền đồn cho một nhóm thủy quân lục chiến.

Ayungin Reef khoảng 120 hải lý cách bờ biển Palawan - Philippines trong khi cách bờ biển Trung Quốc hơn 800 hải lý.

Phóng viên BBC Rupert Wingfield-Hayes miêu tả không khí trên con tàu này.

++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Nghị sĩ Philippines: Chỉ 1-2 năm nữa Trung Quốc sẽ chiếm bãi Cỏ Mây

15/03/2015

Theo Acedillo, sau khi xây xong các đảo nhân tạo bất hợp pháp, Trung Quốc có thể duy trì tuần tra hải – không quân 24/7 khiến Bắc Kinh có thể…

image030

Nghị sĩ Philippines Rep. Francisco Ashley Acedillo

Rep. Francisco Ashley Acedillo, một nghị sĩ Philippines và từng là cựu sĩ quan không quân cho biết: “Chắc chắn sau khi kết thúc các hoạt động cải tạo, Trung Quốc sẽ biến các bãi đá và rặng san hô này thành các đảo nhân tạo. Hơn nữa bây giờ họ có thể đặt lực lượng hải quân và không quân ở đó”. Ông dự đoán, Philippines có thể mất quyền kiểm soát bãi Cỏ Mây (nằm trong quần đảo Trường Sa) chỉ 1 đến 2 năm nữa vào tay Trung Quốc.

Trung Quốc đang xây đảo nhân tạo bất hợp pháp trên đá Vành Khăn cách bãi Cỏ Mây chỉ 41 km, nơi Philippines cắt quân đồn trú trên xác một chiếc chiến hạm cũ. Acedillo cảnh báo, trong vòng 2-3 năm sau khi Trung Quốc đã chiếm được bãi Cỏ Mây, Scarborough, tiếp theo sẽ là khu vực ngoài khơi tỉnh Zambales. Và khoảng 1 thập kỷ tiếp theo, Philippines có thể buộc phải di dân khỏi đảo Thị Tứ (nằm trong quần đảo Trường Sa).

Theo Acedillo, sau khi xây xong các đảo nhân tạo bất hợp pháp này, Trung Quốc có thể duy trì tuần tra hải – không quân 24/7 khiến Bắc Kinh có thể hiện thực hóa tham vọng độc chiếm gần như toàn bộ Biển Đông, gây thiệt hại không chỉ với Philippines mà là tất cả các nước ven Biển Đông khác. Với hoạt động xây dựng của Trung Quốc ngoài thực địa, khó có thể hy vọng đạt được một bộ Quy tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông thời gian tới.

Trung Quốc đã tranh thủ thời gian trì hoãn COC để tăng tốc xây dựng bất hợp pháp ở Trường Sa. Một khi Trung Quốc xây xong, việc đạt được COC có hiệu lực và ràng buộc được Trung Quốc còn khó khăn hơn nhiều.

(Theo Giáo Dục)

Hình ảnh hoạt động cố thủ của lính Philippines ở Bãi Cỏ Mây

29/05/2013

 

image031

Xác chiếc chiến hạm BRP Sierra Madre Philippines mua lại của Mỹ và cố ý kéo nằm ỳ tại bãi Cỏ Mây năm 1999 làm căn cứ đồn trú.


image032

Chiếc tàu chiến cũ tại Bãi Cỏ Mây có tên BRP Sierra Madre, dài 100 mét là loại tàu đổ bộ của Mỹ được đóng năm 1944 sau đó được Philippines mua lại năm 1976. Xác chiếc chiến hạm BRP Sierra Madre Philippines mua lại của Mỹ và cố ý kéo nằm ỳ tại bãi Cỏ Mây năm 1999 làm căn cứ đồn trú. Bãi Cỏ Mây là một rặng san hô hình vòng nằm trong cụm Bình Nguyên, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.


image034

Thủy quân lục chiến Philippines chào cờ trên chiến hạm BRP Sierra Madre

Cận cảnh xác con tàu cũ rỉ sét BRP Sierra Madre của Philippines cố thủ trên bãi Cỏ Mây

image035image036

Mặt sàn xác tàu - công sự

image037image038

Rỉ sét toàn bộ từ hơn 15 năm nay.


image039

Một người lính Thủy quân Lục chiến Philippines đi tuần trên boong tàu.


image040

Khoảng 1 tiểu đội (12 lính) thủy quân lục chiến Philippines được trang bị súng máy cố thủ trên chiến hạm. Tiểu đội Thủy quân lục chiến Philippines được trang bị súng máy cố thủ trên xác chiếc tàu cũ nhằm mục đích khẳng định tuyên bố "chủ quyền" đối với khu vực Bãi Cỏ Mây trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Juancho Sabban, một cựu chỉ huy lực lượng thủy quân lục chiến này nói với AFP: "Cuộc sống của họ rất khó khăn, nhưng họ là những người lính thủy quân lục chiến và họ được điều động để thực hiện những nhiệm vụ tương tự như vậy. Không có công sự, họ phải sống trên xác chiếc tàu cũ, mọi nhu yếu phẩm được lực lượng hậu cần cung cấp cho họ."

Hiện tại, Philippines, Trung Quốc và Đài Loan không chỉ tuyên bố "chủ quyền" mà còn đang tranh giành bãi Cỏ Mây gây căng thẳng trên biển Tây Philippines. Trung Quốc cho tàu chiến, tàu Hải giám và tàu cá xâm nhập, đóng chốt thường xuyên và xua đuổi ngư dân Phi đến đánh bắt cá.


image041

Cá biển phơi khô, một trong nguồn thực phẩm cho lính cố thủ trên tàu. Hải quân Philippines thỉnh thoảng tiếp cận chi viện hậu cần, đồ ăn, nước uống và các nhu yếu phẩm cần thiết cho lực lượng cố thủ trên xác chiếc chiến hạm cũ ở bãi Cỏ Mây.

Hải cảnh Trung Quốc rượt đuổi tàu tiếp tế bãi Cỏ Mây của Phi

image043image045

Tàu tuần duyên của Trung Quốc chặn một tàu tiếp liệu của Philippines trên Biển Đông ngày 29/03/ 2014.REUTERS/Erik De Castro/Files

Sau gần 2 giờ rượt đuổi, thuyền trưởng tàu tiếp tế Philippines lái chiếc tàu vào vùng nước cạn, nơi các tàu Trung Quốc không vào được, đến cạnh chiếc chiến hạm BRP Sierra Madre, từng được Hải quân Philippines cố tình ủi bãi cho mắc cạn để làm nơi đồn trú của một tiểu đội thủy quân lục chiến giữ chủ quyền tại đây. Một chiếc máy bay với biểu tượng của Hải quân Mỹ lúc này cũng đang bay trên chiếc tàu bị mắc cạn.

Chiếc tàu chở theo khoảng 10 tấn thực phẩm, gồm cả gạo, đồ hộp và nước uống.

 

Hôm 9/3, các tàu Trung Quốc đã chặn không cho một tàu tiếp tế khác của Philippines đến được Bãi Cỏ Mây. Kể từ đó, Philippines đã hai lần phải dùng máy bay của không quân thả thực phẩm và nước xuống tiếp tế cho đơn vị đồn trú tại đó.

“Chính sách của chúng tôi là khoan dung tối đa”, Đại úy Gato cho hay. Ông cũng cho biết, nhất quyết hoàn thành chuyến công tác tiếp tế dù có sự đe dọa của phía Trung Quốc. “Tôi sẽ không để họ ngăn chặn vì nếu không các binh sĩ của chúng tôi sẽ chết đói,” ông nói.


image047

Binh sỹ Philippines làm lễ chào cờ trên chiếc tàu mắc cạn ở Bãi Cỏ Mây

 (Theo Petrotimes)

Hồng Lỗi tuyên bố ngang ngược: “Trường Sa là của Trung Quốc”

Thứ sáu, 24/05/2013

Một lần nữa Trung Quốc thể hiện quan điểm ngông cuồng, bất chấp thực tế và luật pháp quốc tế khi cho người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi tuyên bố chủ quyền của nước này đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam và vùng nước phụ cận các đảo trong quần đảo này.

Trong buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tổ chức hôm 23/5, khi các phóng viên quốc tế đặt câu hỏi về phản ứng của Trung Quốc trước lời tố cáo của Philippines về việc Trung Quốc đã “hiện diện bất hợp pháp” tại bãi Cỏ Mây (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, Philippines đang kiểm soát trái phép trong khi Trung Quốc cũng đòi “chủ quyền”), người phát ngôn Hồng Lỗi đã tuyên bố:


image049

Bãi Cỏ Mây (Ảnh chụp vệ tinh)

“Ren’ai Jiao (Nhân Ái Tiêu – cách Trung Quốc gọi Bãi Cỏ Mây) là một phần của quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và Trung Quốc có chủ quyền ‘không thể tranh cãi’ đối với quần đảo này và các vùng nước phụ cận. Các tàu công vụ của Trung Quốc ‘có quyền’ được tuần tra trong khu vực Bãi Cỏ Mây”.

Hôm thứ Ba (21/5/13), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez đã ra tuyên bố và gửi công hàm tới Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila để phản đối sự hiện diện “khiêu khích và bất hợp pháp” của một tàu chiến và một số tàu hải giám của Trung Quốc xuất hiện và di chuyển vòng quanh khu vực Bãi Cỏ Mây (Philippines gọi là bãi Ayungin Shoal).

Bãi Cỏ Mây (tên tiếng Anh là Second Thomas Shoal) là một rặng san hô vòng thuộc cụm Bình Nguyên nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Chiều dài của bãi này tính theo trục chính bắc-nam là 9 hải lí (16,7 km) và chiều rộng tối đa là 3 hải lí (5,6 km), với tổng diện tích vào khoảng 60 km².

Hiện Philippines đang kiểm soát trái phép khu vực này và dùng xác tàu BRP Sierra Madre mắc cạn tại đây vào năm 1999 để làm chỗ đóng quân cho binh lính.

Ngày 9/5/13, tờ Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, phía Trung Quốc đã phát hiện 3 chiến hạm Philippines kéo ra Bãi Cỏ Mây, chở theo khá nhiều vật liệu xây dựng định đổ bộ xây dựng công sự (trái phép) tại Bãi Cỏ Mây phục vụ ý đồ chiếm đóng (trái phép Bãi Cỏ Mây của Việt Nam) lâu dài. Trung Quốc đã quyết định cử tàu chiến và tàu hải giám ra khu vực này để ngăn Philippines xây căn cứ.

Trong khi đó, tờ tờ Manila Standard Today của Philippines cũng lên tiếng cho rằng có một số báo cáo từ Biển Đông gửi về nói rằng có nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc cũng đang bắt đầu dựng các cọc sắt song song với việc đổ trộm vật liệu nhằm mục đích xây dựng công sự trái phép trên bãi Cỏ Mây.

Cần phải khẳng định rằng hành động của cả Trung Quốc và Philippines đều là trái phép, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam tại Bãi Cỏ Mây cũng như quần đảo Trường Sa. Điều này làm phức tạp thêm tình hình, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).


image051

Philippines đã cố tình để tàu BRP Sierra Madre mắc cạn ở bãi Cỏ Mây để lấy cớ đưa quân đến đóng và kiểm soát khu vực này.

Mới đây nhất, trước việc Trung Quốc cử đội tàu đánh cá gồm 32 chiếc xâm nhập vùng biển Trường Sa của Việt Nam hồi đầu tháng 5/2013, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã thể hiện quan điểm nhất quán của Việt Nam: “Mọi hoạt động của các bên liên quan tại Biển Đông cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước liên quan. Việt Nam khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa và mọi hoạt động của các bên ở khu vực này mà không được sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam”.

(BIFN)

23 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 4786)
09 Tháng Mười Một 2020(Xem: 4600)