Hợp tác Philippines - Việt Nam có thể giúp quản lý tranh chấp Biển Đông

16 Tháng Tám 20165:23 CH(Xem: 8222)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ 17  AUGUST 2016


Hợp tác Philippines - Việt Nam có thể giúp quản lý tranh chấp Biển Đông


image026

đảo Thị Tứ do Philippines kiểm soat


 (GDVN) - Philippines nên tham vấn Việt Nam về cơ chế quản lý tranh chấp với Trung Quốc, đặc biệt là sử dụng các đường dây nóng để ngăn chặn leo thang.


Hợp tác Philippines - Việt Nam có thể giúp quản lý tranh chấp Biển Đông. Đó là nhận định của nhà nghiên cứu Mico A Galang từ Đại học Quốc phòng quốc gia Philippines trên East Asia Forum ngày 13/8. [1]


Quan hệ hợp tác Philippines - Việt Nam ngày càng chặt chẽ bởi Trung Quốc phiêu lưu, bành trướng Biển Đông


Nhà nghiên cứu Mico A Galang nhận xét:


"Trong những năm gần đây, hai nước Đông Nam Á này có quan hệ gần gũi hơn chủ yếu là do sự leo thang ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông. 


Lo ngại trước những nỗ lực của Bắc Kinh củng cố tuyên bố chủ quyền trong vùng biển tranh chấp, Manila và Hà Nội theo đuổi nỗ lực tăng cường hợp tác an ninh. Điển hình là việc hai nước ký tuyên bố chung về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược (JSESP) ngày 17/11/2015.


image028

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gặp Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Perfecto Yasay nhân dịp tham dự Hội nghị AMM 49. Ảnh: Phạm Kiên / TTXVN



Mặc dù bao gồm các lĩnh vực hợp tác khác nhau, JSESP có trọng tâm đặc biệt là về quốc phòng và an ninh. Hai nước đối tác chiến lược muốn thúc đẩy một khu vực hòa bình và ổn định, trong bối cảnh phát triển của cấu trúc chính trị, kinh tế và an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương.


Sau phán quyết trọng tài vụ kiện Biển Đông, Việt Nam đã lên tiếng hoan nghênh phán quyết, trong đó Hà Nội cũng đã sớm xem xét đặt nền móng cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp. Việt Nam cũng đã khẳng định rằng, họ đang xem xét một hành động pháp lý tương tự chống lại (yêu sách phi lý, hành vi phạm pháp của) Trung Quốc.


Mặc dù phán quyết trọng tài là chung thẩm và có tính ràng buộc, sự thật là nó không thể được thi hành (chừng nào Trung Quốc vẫn tiếp tục chính sách "3 Không"). 


Vì vậy để đạt được mục tiêu xây dựng quan hệ láng giềng tốt, hòa bình an ninh ở Biển Đông, bây giờ Philippines cần xác định lại một cách thận trọng quan hệ với Trung Quốc cũng như các đồng minh và đối tác, bao gồm Việt Nam.


Cho dù có kế hoạch đàm phán với Bắc Kinh, Manila cũng phải đảm bảo rằng, quan hệ đối tác chiến lược với Hà Nội được duy trì vì lợi ích chiến lược chung của hai bên. Về vấn đề này, JSESP có thể đóng vai trò giảm căng thẳng trên vùng biển tranh chấp."


Philippines có thể tìm hiểu kinh nghiệm đối thoại với Trung Quốc từ Việt Nam


Theo Mico A Galang: "JSESP được xây dựng dựa trên thỏa thuận song phương hiện tại giữa Philippines và Việt Nam. Hai bên đồng ý sẽ trao đổi kinh nghiệm trong các chuyến thăm viếng lẫn nhau theo thỏa thuận quốc phòng giữa hai nước.


Hà Nội có thể chia sẻ cho Manila các chi tiết của cơ chế quản lý tranh chấp với Bắc Kinh.


Khi Nội các Tổng thống Rodrigo Duterte có kế hoạch đàm phán với Trung Quốc, các quan chức Philippines nên tham vấn Việt Nam về cơ chế quản lý tranh chấp với Trung Quốc, đặc biệt là sử dụng các đường dây nóng để ngăn chặn leo thang.


Mặc dù các đường dây nóng vẫn có những hạn chế như đã thấy trong vụ Trung Quốc hạ đặt (bất hợp pháp) giàn khoan 981 (trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam) năm 2014, nhưng những đường dây nóng này vẫn luôn được mở để sửa chữa mối quan hệ, có kênh đàm phán trong thời gian khủng hoảng.


Những cơ chế này cũng có thể giúp đỡ trong việc giảm thiểu tác động lan tỏa từ tranh chấp Biển Đông sang các vấn đề khác, lĩnh vực khác của quan hệ Trung - Phi.


Năm 2017 Philippines sẽ đảm nhiệm ghế Chủ tịch luân phiên ASEAN. Với sự hỗ trợ của Việt Nam, Philippines có thể đề xuất thiết lập đường dây nóng trực tiếp giữa Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN, các tương tác trực tiếp giữa lực lượng hải quân ASEAN.


Hà Nội và Manila cũng có thể hợp tác trao đổi thông tin liên quan đến hoạt động của Cảnh sát biển hai nước.


Mặc dù mềm mỏng với Bắc Kinh, nhưng Hà Nội vẫn thừa nhận rằng một sự cân bằng quyền lực với Trung Quốc cần phải dựa vào năng lực phòng thủ của Việt Nam và những nước chủ chốt trong khu vực. Nó sẽ góp phần vào sự ổn định của Biển Đông.


Mặc dù có yêu sách chồng lấn ở Biển Đông, nhưng sự khác biệt đó không ảnh hưởng đến quan hệ hai nước trong tương lai gần, quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Philippines có thể đóng vai trò nhất định trong quản lý tranh chấp."


Đoàn kết và đối thoại, giải quyết tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế là lựa chọn chung của Philippines và Việt Nam


Cá nhân người viết đồng ý với nhận định của nhà nghiên cứu Mico A Galang rằng, hợp tác giữa Philippines và Việt Nam có thể giúp quản lý tranh chấp ở Biển Đông. Những yêu sách chồng lấn giữa 2 nước ở Biển Đông không ảnh hưởng nhiều đến quan hệ song phương.


Đặc biệt người viết đánh giá cao lập trường coi trọng đối thoại, giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế mà nhà nghiên cứu Philippines đề xuất.


Do đó, việc Tổng thống Rodrigo Duterte tìm cách đối thoại với Trung Quốc thiết nghĩ là một lựa chọn sáng suốt và cần thiết.


Đàm phán song phương với Trung Quốc không có nghĩa là nhân nhượng vô nguyên tắc hay "lép vế" trước Bắc Kinh, mà chỉ đơn giản là tìm cửa ngõ để đối thoại. Bởi những vấn đề có thể đưa ra đàm phán song phương chắc chắn là những tranh chấp song phương chứ không thể là tranh chấp đa phương.


Với thái độ "3 Không" chống phán quyết trọng tài hiện nay từ phía Trung Quốc, có thể thấy rất nhiều khó khăn đang chờ đợi Philippines, cần rất nhiều nỗ lực cũng như thiện chí của Manila để tìm ra "khe hẹp" đàm phán mà vẫn giữ thể diện cho Trung Quốc.


Theo The Straits Times ngày 14/8, trong chuyến đi Hồng Kông làm nhiệm vụ "phá băng" quan hệ với Trung Quốc tuần này của cựu Tổng thống Fidel Ramos, Manila đề xuất cách tiếp cận song song. 


Đó là trong lúc hai nước thúc đẩy hợp tác trên một số lĩnh vực, thì riêng các vấn đề gây tranh cãi như tranh chấp lãnh thổ cũng sẽ được "xử lý riêng", trước mắt là thông qua đối thoại giữa các tổ chức nghiên cứu, phi chính thức giữa hai nước.


Như thế sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho các cuộc đàm phán chính thức, trong khi có một nhóm khác đang làm việc này. Tuy nhiên đại diện phía Trung Quốc, bà Phó Oánh - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội chỉ "ghi nhận" đề xuất này và về báo cáo lại Trung Nam Hải. [2]


Trong khi đó theo người viết, cho dù phán quyết trọng tài không thể thực thi ngay lập tức, nhưng không có nghĩa là nó không có cơ hội thực thi trong tương lai.


Rõ ràng lúc này không sức mạnh nào ép được Trung Quốc "khoanh tay xin lỗi", cho dù uy tín và danh dự của họ đã bị tổn hại nghiêm trọng sau phán quyết.


Nhưng trong tương lai vẫn có thể có cơ hội thực thi một phần hoặc toàn bộ phán quyết theo nhiều cách khác nhau, ít nhất là từ phía các bên yêu sách khác ở Biển Đông và dư luận quốc tế.


Nói như ông Masato Ohtaka, Phó Thư ký báo chí Nội các Nhật Bản được The Jakarta trích dẫn hôm 13/8, các nước trên thế giới cần tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện phán quyết bất luận mất bao lâu đi nữa. [3]


Tài liệu tham khảo:


[1]http://www.eastasiaforum.org/2016/08/13/philippines-vietnam-partnership-can-help-manage-south-china-sea-dispute/


[2]http://www.straitstimes.com/asia/two-track-talks-for-philippines-and-china


[3]http://www.thejakartapost.com/news/2016/08/13/japan-urges-international-community-to-continue-its-support-of-un-ruling.html


Hồng Thủy 14/08/16

21 Tháng Tám 2016(Xem: 9063)
- "Tình hình ở Biển Đông có nhiều chuyển biến. Điều này đặt ra dấu hỏi liệu có sự thay đổi trong cách tiếp cận đối với vấn đề Biển Đông của Việt Nam cũng như các nước liên quan hay không?" - “Tòa trọng tài không giải quyết tranh chấp mà để giải thích rõ luật pháp quốc tế và công ước luật biển năm 1982, giải thích cái gì đúng với công ước, cái gì sai với công ước. Cái chúng ta cần (thông qua vụ việc) là làm rõ luật pháp quốc tế như thế nào.
18 Tháng Tám 2016(Xem: 8457)
Tờ China Daily của nhà nước Trung Quốc hôm 17/8 đưa tin Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc đặt mục tiêu đến giữa năm sau sẽ hoàn tất phần khung của một bộ quy tắc ứng xử để giảm căng thẳng ở Biển Đông có tranh chấp.
14 Tháng Tám 2016(Xem: 7992)
Mặc cả tài nguyên Biển Đông "Bãi cạn Scarborough, khu vực đánh cá truyền thống của ngư dân Philippines, cách bờ biển Philippines 230 km (140 hải lý), cách đảo Hải Nam Trung Quốc 650 km (350NM).
11 Tháng Tám 2016(Xem: 9179)
"Theo tin từ Bộ Ngoại giao, hội thảo quốc tế với chủ đề “Quy chế pháp lý của đảo, đá trong luật quốc tế và thực tiễn Biển Đông” sẽ được tổ chức từ ngày 16-18.8.2016 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa".
09 Tháng Tám 2016(Xem: 8129)
"Nhiều ảnh chụp từ vệ tinh mới đây cho thấy Trung Quốc xây dựng các nhà chứa máy bay trên ít nhất 3 đảo nhân tạo tại Trường Sa, bất chấp cam kết không quân sự hóa Biển Đông".
07 Tháng Tám 2016(Xem: 8162)
"Hãng truyền thông Fairfax Media đưa tin Úc sẽ đưa binh sĩ và khí tài quân sự đến Biển Đông để quan sát Nga và Trung Quốc tập trận, thu thập những thông tin quan trọng, bao gồm đánh giá xem sự hợp tác của Nga và Trung Quốc vào tháng 9".
28 Tháng Bảy 2016(Xem: 9287)
"Tôi là thuyền trưởng Buzz Donnnelly, chỉ huy Hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan. Chúng ta đang hoạt động ngay bây giờ ở vùng biển quốc tế trên Biển Đông, giữa quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa".
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 8467)
"Đảo - đá" Ba Bình sau phán quyết "Sự kiện diễn ra một tuần sau khi Tòa Trọng tài ở The Hague, Hà Lan ra phán quyết bác bỏ cái gọi là "quyền lịch sử" trong đường 9 đoạn Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông, đồng thời khẳng định Ba Bình chỉ là đảo đá, không được hưởng vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý".
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 10790)
"Nhiều chuyên gia đã đánh giá việc đổi tên Biển Đông (South China Sea) là rất cần thiết. Google Maps chắc hẳn sẽ có những điều chỉnh sao cho phù hợp với những luật lệ quốc tế".
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 8911)
Ảnh minh họa bên: Ngày 20-1-16, Hãng Reuters đưa tin, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi và Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ John Richardson vừa có cuộc họp trực tuyến kéo dài 120 phút, trong đó khuyến khích gia tăng sử dụng các quy chế ứng xử giữa chiến hạm 2 nước trong các cuộc chạm trán bất ngờ trên biển. Đây là cuộc hội đàm trực tuyến thứ 2 kể từ khi Đô đốc John Richardson nhậm chức Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ.
14 Tháng Bảy 2016(Xem: 8461)
"Một nước Trung Quốc phẫn nộ và một nước Philippines hân hoan đang nhắm tới việc mở đàm phán chính thức ... "
11 Tháng Bảy 2016(Xem: 12605)
Mạnh ai nấy chiếm - Hồn ai nấy giữ!
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 8444)
"Theo Hoàn Cầu Thời Báo, Bắc Kinh phải tăng cường khả năng phòng thủ và « sẵn sàng cho bất kỳ đối đầu quân sự nào ». Cho dù trong ngắn hạn, Bắc Kinh chưa thể cạnh tranh được với Hoa Kỳ nhưng phải đủ khả năng khiến cho Hoa Kỳ trả giá rất đắt nếu can thiệp quân sự vào tranh chấp ở Biển Đông".
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 8008)
"Cuộc tập trận sẽ bắt đầu từ ngày mai 5/7 và kết thúc vào Thứ Hai tuần tới 11/7, một ngày trước khi Tòa Trọng tài Thường trực PCA ra phán quyết vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc trên Biển Đông".
03 Tháng Bảy 2016(Xem: 8183)
Nếu TQ đánh chiếm đảo của Philippines, 2 Hàng không Mẫu hạm John C. Stennis và Ronald Reagan sẽ phản ứng ra sao? Tuyên bố của Đại sứ Mỹ với TT Philippines có ý nghĩa gì? Tờ Đông Phương xuất bản tại Hồng Kông ngày 28/6 đưa tin, trước thềm Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc (áp dụng sai, giải thích sai, vi phạm UNCLOS 1982) ở Biển Đông, các chiến hạm "át chủ bài" của cả 3 hạm đội hải quân Trung Quốc đã tập trung về đại bản doanh hạm đội Nam Hải ở đảo Hải Nam để "hội sư".
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 12857)
Mặt trận biển Tây Philippines
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 9492)
Cận kề phán quyết La Haye,Tầu khựa có ý đồ gì khi điều tàu cá xâm phạm Natuna?
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 8682)
"Theo nhiều nguồn tin, trong những tuần tới, Tòa Án sẽ ra phán quyết về vụ kiện này và có rất nhiều khả năng bất lợi cho Trung Quốc. Chính vì thế, Trung Quốc đã nói với các nhà ngoại giao thuộc Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á (ASEAN) là Bắc Kinh không loại trừ khả năng rút ra khỏi Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982".