Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: "Phán quyết PCA: Cái gì đúng, cái gì sai"?

21 Tháng Tám 20166:40 CH(Xem: 9065)

"VĂN HÓA-CALIFORNIA"  THỨ  HAI 22  AUGUST 2016


PTT Phạm Bình Minh chia sẻ về Biển Đông sau phán quyết của tòa trọng tài quốc tế


19/08/2016,


(Biển Đảo) - Phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế trong vụ việc Philippines kiện Trung Quốc ngày 12/7/2016 không làm thay đổi lập trường của Việt Nam. Tuy nhiên, đây là điều kiện mới để các bên liên quan có thể cùng nhau giải quyết vấn đề Biển Đông.


Nhân dịp Hội nghị Ngoại giao 29 và Hội nghị Ngoại vụ 18 sắp diễn ra từ 21 – 26/8/2016, ngày 18/8 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có buổi tiếp xúc, gặp gỡ với báo chí và chia sẻ về các vấn đề đối ngoại và ngành ngoại giao Việt Nam.


image018

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại buổi gặp gỡ báo chí ngày 18/8/2016 tại Hà Nội. Ảnh: Đinh Đức Tùng.


Tại buổi gặp gỡ báo chí, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chia sẻ về nhiều điểm trọng tâm trong quan hệ đối ngoại Việt Nam hiện nay. Một trong những vấn đề Phó Thủ tướng nhận được nhiều câu hỏi nhất trong buổi gặp gỡ chính là tình hình Biển Đông. Đặc biệt, kể từ sau phán quyết của Tòa trọng tài thường trực theo phụ lục VII, trực thuộc tòa trọng tài quốc tế (PCA), tình hình ở Biển Đông có nhiều chuyển biến. Điều này đặt ra dấu hỏi liệu có sự thay đổi trong cách tiếp cận đối với vấn đề Biển Đông của Việt Nam cũng như các nước liên quan hay không?


Trả lời câu hỏi này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh một lần nữa khẳng định lại quan điểm của Việt Nam, đã nhiều lần được thể hiện thông qua phát ngôn của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, rằng Việt Nam hoan nghênh các phán quyết của Tòa trọng tài thường trực đối với vụ việc Philippines kiện Trung Quốc. Trước khi Tòa trọng tài đưa ra phán quyết, vào tháng 12/2014, Việt Nam đã từng gửi tuyên bố của mình tới tòa, trong đó bác bỏ cái gọi là đường lưỡi bò vì nó hoàn toàn không có cơ sở pháp lý. Đồng thời, Việt Nam cũng bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình đối với quần đảo Trường Sa – Hoàng Sa.


Cũng theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chia sẻ, Tòa trọng tài quốc tế theo Phụ lục VII không phải là cơ chế giải quyết các tranh chấp biển, đây chỉ là nơi giải thích rõ về luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS), vì thế, không thể giải quyết tận gốc tranh chấp Biển Đông hiện nay.


“Tòa trọng tài không giải quyết tranh chấp mà để giải thích rõ luật pháp quốc tế và công ước luật biển năm 1982, giải thích cái gì đúng với công ước, cái gì sai với công ước. Cái chúng ta cần (thông qua vụ việc) là làm rõ luật pháp quốc tế như thế nào.


 Quan điểm (về chủ quyền Biển Đông – pv) của chúng ta hết sức rõ ràng.


Tuy nhiên, trong phán quyết còn có rất nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến lợi ích của chúng ta. Chúng ta phải nghiên cứu, xem xét rõ để bảo vệ lợi ích chính đáng của chúng ta theo công ước về luật biển 1982 bằng các phương án tốt nhất”, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết.


Tuy vậy, từ sau phán quyết của Tòa trọng tài, các biện pháp tiếp cận các vấn đề trên Biển Đông cũng đã có nhiều thay đổi. Theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN diễn ra tại Lào vừa qua, các nước thành viên ASEAN cũng đã đặt ra một điều kiện mới để tất cả nước cùng nhau tìm các biện pháp giải quyết vấn đề, không làm phức tạp thêm tình hình.


Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu: “Quan điểm chủ trương của Việt Nam là không sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982. Sau phán quyết, lập trường của chúng ta không thay đổi. Điểm đặt ra trong thời gian tới là phải hết sức kiềm chế trên thực địa, không làm ảnh hưởng môi trường hòa bình khu vực. Vấn đề thứ hai là phải cùng nhau tìm các biện pháp giải quyết các tranh chấp”.


Một thay đổi tích cực nhất gần đây trong vấn đề Biển Đông chính là việc Trung Quốc đã cùng ASEAN thúc đẩy ra Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) vào năm 2017. Nếu như trước đây, Tuyên bố ứng xử trên Biển Đông (DOC) chỉ mang tính chất của một tuyên bố chính trị nhằm ràng buộc các bên giữ nguyên hiện trạng hiện nay ở Biển Đông, tránh làm phức tạp thêm tình hình thì COC sẽ là văn kiện pháp lý ràng buộc cụ thể hơn trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên đối với khu vực nhạy cảm này.


Tiến trình thảo luận văn kiện COC từ trước đến nay diễn ra quá chậm so với mong muốn của các bên liên quan dù ASEAN đã đưa ra các thành tố quan trọng trong COC để thảo luận. Tuy nhiên, tiến trình này đã bị chậm lại do tình hình diễn biến phức tạp trong khu vực. Tuyên bố kể trên của Trung Quốc đem lại hy vọng có thể thúc đẩy nhanh hơn quá trình thảo luận và sớm đưa COC vào áp dụng để giải quyết các vấn đề tồn tại hiện nay.


(Theo Infonet)

23 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 4786)
09 Tháng Mười Một 2020(Xem: 4600)