Chiến lược của Mỹ ở Biển Đông bị chọc thủng toang hai góc?

06 Tháng Mười Một 20167:43 CH(Xem: 8823)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  07  NOV  2016


Gió đã đổi chiều?


Chiến lược của Mỹ ở Biển Đông bị chọc thủng toang hai góc?


 (GDVN) - Không ai muốn Mỹ phải rời khỏi khu vực, nhường sân cho Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc đang sử dụng các đòn bẩy kinh tế, vị trí địa chính trị...


The New York Times ngày 3/11 có bài bình luận: Thỏa thuận của Philippines với Trung Quốc chọc thủng chiến lược của Hoa Kỳ.


Hai lỗ thủng chiến lược


Tờ báo đánh giá:


"Trong nhiều năm qua, Hoa Kỳ và các đồng minh đã phải vật lộn để chống lại tham vọng bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông, ngay cả khi Bắc Kinh liên tục bồi lấp các đảo nhân tạo và quân sự hóa.


Nhưng giờ đây Philippines đã bất ngờ thay đổi các tính toán. Việc Manila thuyết phục Bắc Kinh để ngư dân của mình đánh bắt ở bãi cạn Scarborough thiết lập một tiền lệ đáng lo ngại đối với Hoa Kỳ.


image028

Một tàu cá Philippines trở về từ Scarborough hôm thứ Ba, theo Reuters. Hãng thông tấn Anh ghi nhận từ ngư dân các tàu cá này rằng, họ vẫn chỉ được đánh bắt bên ngoài Scarborough mà không bị hành hung, còn tàu hải cảnh Trung Quốc vẫn án ngữ cửa vào đàm phá bãi cạn, không cho họ vào bên trong. Ảnh: Reuters.


Hy vọng của Washington sử dụng liên minh khu vực để bảo vệ vị thế của Mỹ là lực lượng thống trị ở Thái Bình Dương đang bị đe dọa.


Điều gì đã khiến một mặt trận đoàn kết chống yêu sách bành trướng của Trung Quốc trải dài từ Nhật Bản đến Malaysia, giờ đây lại trống toang hoang một góc Đông Nam, đó là Philippines, và có thể sẽ sớm thêm góc Tây Nam là Malaysia?


Trong cả hai trường hợp, sự oán giận chứ không phải sự can thiệp của Mỹ vào các vấn đề không liên quan, đó là chiến dịch chống ma túy của tân Tổng thống Philippines và vụ bê bối tài chính được cho là liên quan đến Thủ tướng Malaysia, có thể đã góp phần vào sự thay đổi.


Bilahari Kausikan, Đại sứ lưu động và là cố vấn chính sách của Bộ Ngoại giao Singapore bình luận:


"Không ai muốn Mỹ phải rời khỏi khu vực, nhường sân cho Trung Quốc.


Nhưng Trung Quốc đang sử dụng các đòn bẩy kinh tế, vị trí địa chính trị và sự thiếu quan tâm các vấn đề về quyền con người để cố gắng thay đổi cán cân lực lượng trong khu vực.


Khu vực này là nơi nền chính trị thay đổi thất thường của Hoa Kỳ đang bị đơ."


Thỏa thuận giữa Trung Quốc và Philippines trở nên rõ ràng hơn trong tuần qua với thông tin Bắc Kinh để ngư dân Philippines hoạt động đánh bắt ở Scarborough mà không sách nhiễu, đe dọa lần đầu tiên trong 4 năm qua.


Cho đến nay đây vẫn là một thỏa thuận ngầm, không có văn bản nào, nhưng có vẻ như đang cung cấp những gì cả hai bên mong muốn, từng bước vượt qua những vấn đề gây tranh cãi.


Trung Quốc không từ bỏ tuyên bố chủ quyền với Scarborough, và Philippines cũng không thừa nhận tuyên bố này của Trung Quốc. Nhưng mối quan tâm chính của Philippines ở khu vực này là cá, và họ đã nhận được một sự thỏa hiệp.


Với Trung Quốc, sự thỏa hiệp không chỉ kéo một đồng minh quan trọng của Mỹ khỏi vòng tay Washington, mà trên thực tế còn góp phần âm thầm thực thi một phần nội dung Phán quyết Trọng tài 12/7.


Luật sư trưởng đại diện Philippines trong vụ kiện Trung Quốc (ra Hội đồng Trọng tài theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982), Paul S. Reichler nhận xét:


"Trung Quốc đã bất ngờ quyết định hành động theo cách này, trong thực tế phù hợp với một khía cạnh của phán quyết. Đó là một diễn biến đáng hoan nghênh."


Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony J. Blinken nói rằng, ông đã đọc được báo cáo về việc này. Đó là một sự phát triển tích cực, vì nó cho thấy Trung Quốc hành động nhất quán với Phán quyết Trọng tài.


Ngay cả trong trường hợp động thái này báo trước một sự mất mát chiến lược tiềm năng, thỏa thuận này vẫn giúp Mỹ đạt được mục tiêu tìm kiếm bấy lâu: tháo ngòi nổ, giảm căng thẳng ở Biển Đông.


image030

Đại sứ lưu động Singapore Bilahari Kausikan, ảnh: mothership.sg.


Đại sứ Singapore thì nhận xét, thỏa thuận đạt được trong thời gian ngắn như vậy là ví dụ rõ ràng cho thấy, ông Rodrigo Duterte là nhân vật chính trị sắc sảo.


Quan hệ giữa ông Duterte với Trung Quốc có thể đi được bao xa, kéo dài bao lâu và có theo kịp các mối đe dọa của ông chống lại Hoa Kỳ hay không, vẫn còn là câu hỏi mở.


Tuần tới họp Nội các, ông Duterte sẽ nghe báo cáo của Bộ Quốc phòng Philippines về việc có nên tiếp tục cho Hoa Kỳ truy cập 5 căn cứ quân sự của nước mình hay không, trong đó có một căn cứ ở Palawan, gần Scarborough."


Chiến lược của Hoa Kỳ bị chọc thủng, hay Mỹ tự làm thủng?


Người viết cho rằng, sở dĩ có quan điểm cho là chiến lược của Hoa Kỳ ở Biển Đông bị "chọc thủng" như bình luận của The New York Times là vì, chiến lược mang danh chống yêu sách bành trướng của Trung Quốc, nhưng thực tế Mỹ đã làm rất ít để thực hiện điều này.


Điển hình là vụ để Trung Quốc ung dung chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ đồng minh hiệp ước của mình năm 2012.


Năm 2013 Trung Quốc lại tiếp tục ồ ạt bồi lấp đảo nhân tạo ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam), cũng là khu vực Philippines và một số nước khác yêu sách. Mỹ cũng chẳng làm được gì hơn.


Khi Philippines khởi kiện Trung Quốc áp dụng, giải thích sai UNCLOS 1982 ở Biển Đông và giành chiến thắng với Phán quyết Trọng tài hôm 12/7, cũng chính Hoa Kỳ kiềm chế phản ứng của Philippines và các nước liên quan với Trung Quốc.


Giờ đây, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony J. Blinken cũng thừa nhận, thỏa thuận đánh bắt cá ở Scarborough giữa Philippines và Trung Quốc giúp Mỹ đạt được mục tiêu bấy lâu mà không làm cách nào đạt được: tháo ngòi nổ xung đột.


Như vậy có thể thấy, đối với giới hoạch định chính sách của Nhà Trắng thì những diễn biến trên Biển Đông đang diễn ra theo đúng kịch bản của họ mới phải.


Cho rằng chiến lược của Mỹ ở Biển Đông bị "chọc thủng hai góc" phải chăng chỉ là suy đoán của người ngoài cuộc?


Bởi vậy, tình hình Biển Đông sẽ tiếp tục diễn biến như thế nào cần phải xem thái độ, hành động và lựa chọn chiến lược tiếp theo của Washington ra sao, hậu bầu cử.


Chứ không phải theo dõi ông Rodrigo Duterte hay ông Najib Razak. Tất nhiên không thể loại trừ nhân tố quan trọng nhất là Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ làm gì tiếp theo?


Theo cá nhân người viết, Rodrigo Duterte đã tạm khóa nòng súng Bắc Kinh ở Biển Đông, thì khả năng tiếp theo rất có thể là điểm khởi đầu của Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21 mà ông Tập Cận Bình vẫn nhắc, sẽ manh nha xuất hiện ở Biển Đông thời gian tới.


Và quan trọng hơn, cách tiếp cận của ông Rodrigo Duterte hay Najib Razak sẽ khiến Trung Quốc mất đi cái cớ gây hấn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của các nước láng giềng ven Biển Đông.


Ví dụ như cho tàu hải cảnh hộ tống tàu cá công khai xâm phạm, đánh bắt bất hợp pháp gần bờ biển các nước này như họ đã làm với Malaysia, Indonesia.


Và như vậy là cho dù ngoài miệng vẫn phản đối, nhưng hành động thực tế của Trung Quốc là "ngày càng phù hợp" với Phán quyết Trọng tài. Có lẽ đây là cách khả dĩ nhất để thực thi phán quyết trong thực tế, vô hiệu hóa đường lưỡi bò trong thực tế.


Còn Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21, các bên liên quan cần có sự nghiên cứu và chuẩn bị thấu đáo, làm sao bảo lưu được chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của mình không bị tổn hại bằng bất kỳ hình thức "mềm" nào, mà vẫn duy trì được hòa bình, ổn định và luật pháp quốc tế ở Biển Đông. 


Đây thực sự là một bài toán mới đang đặt ra hiện nay.


Tài liệu tham khảo:


http://www.nytimes.com/2016/11/03/world/asia/philippines-duterte-south-china-sea.html?_r=0


http://www.reuters.com/article/us-southchinasea-china-philippines-idUSKBN12X1Z3


Hồng Thủy 03/11/16

18 Tháng Năm 2017(Xem: 7830)
Duterte nói đơn giản : « Nếu có thể có được một cái gì đó mà không bị chút phiền hà nào thì tại sao không ? ». Tuy nhiên ông cũng nói thêm là một thỏa thuận như vậy phải « công bằng và cân đối ».
16 Tháng Năm 2017(Xem: 7538)
Vừa đi thăm Bắc Kinh trở về, ngày hôm nay 16/05/2017, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố sẵn sàng cùng thăm dò khai thác tài nguyên Biển Đông với Trung Quốc và Việt Nam.
14 Tháng Năm 2017(Xem: 7410)
Trả lời kênh truyền hình Philippines ABS-CBN, đại sứ Jose Santa Romana cho biết cuộc đối thoại đầu tiên này là dịp mở đầu cho một « cơ chế tham vấn song phương » lâu dài, dự kiến sẽ diễn ra với nhịp độ hai lần một năm.
11 Tháng Năm 2017(Xem: 7625)
Chiến hạm hộ vệ tên lửa 532/Jing Zhou đang cập cảng Bạch Đằng giang.
07 Tháng Năm 2017(Xem: 7449)
Theo AFP, hồ sơ Biển Đông đã được ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson dành nhiều thời giờ để bàn thảo với các đồng sự 10 nước Đông Nam Á tại Washington hôm thứ Năm 04/05/2017 với thông điệp ASEAN có thể tin cậy vào trợ giúp của Mỹ để bảo vệ quyền tự do lưu thông trên biển và trên không.
04 Tháng Năm 2017(Xem: 8156)
Từ những phân tích nói trên, chúng tôi cho rằng COC khó có thể sớm được thông qua, trừ phi Trung Quốc thay đổi yêu sách phi lý của họ hoặc các bên đồng lòng bàn đến phương án tạm thời gạt vấn đề chủ quyền ra ngoài COC; mọi quy định của COC không làm thay đổi yêu sách chủ quyền của các quốc gia liên quan; vấn đề này sẽ được bàn thảo ở một diễn đàn khác. Ảnh: Lãnh đạo các nước Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á tại thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30, Manila, Philippines, ngày 28/4/2017.REUTERS/Erik De Castro
27 Tháng Tư 2017(Xem: 7783)
Nếu thống nhất Nam-Bắc Triều Tiên, lính Mỹ sẽ có mặt ngay gần cửa ngõ Trung Quốc. Với Bắc Kinh, đây là điều không chấp nhận được. Nếu Washington vẫn muốn gắn các hồ sơ với nhau, thì Bắc Kinh còn có một yêu sách khác. Đó là Hoa Kỳ ngừng phản đối sự thống trị của Trung Quốc ở Biển Đông.
24 Tháng Tư 2017(Xem: 7417)
Đài CNN (Mỹ) dẫn nguồn tin từ một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết tàu ngầm lớp Ohio chạy bằng năng lượng hạt nhân có trang bị trên lửa dẫn đường USS Michigan dự kiến sẽ cập cảng ở Busan, Hàn Quốc trong hôm nay (25-4), đúng vào ngày Triều Tiên tiến hành kỷ niệm 85 năm thành lập Quân đội Nhân dân Triều Tiên.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 8509)
Với tất cả những quy định pháp lý đủ để điều chỉnh có hiệu quả mọi quan hệ, tranh chấp diễn ra trong Biển Đông, COC có thể được coi là một bộ Luật Biển khu vực, trong đó có những nội dung hết sức quan trọng và phức tạp như: phạm vi điều chỉnh, chủ thể khách thể điều chỉnh…. Cụ thể là:
09 Tháng Tư 2017(Xem: 9187)
Lời mở viết về 10 hòn đảo ở Trường Sa tháng Tư năm 2014
02 Tháng Tư 2017(Xem: 7756)
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm nói trong một cuộc họp báo thường kỳ mỗi tháng: “Không có cái gọi là đảo nhân tạo. Hầu hết các công trình xây dựng đều dành cho mục đích dân sự, kể cả các cơ sở phòng thủ cần thiết”.
28 Tháng Ba 2017(Xem: 7819)
Reuters trích dẫn tuyên bố của giám đốc cơ quan tham vấn Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI Greg Poling cho biết hình ảnh vệ tinh chụp trong tháng này cho thấy Trung Quốc vừa trang bị thêm nhiều « ăng-ten » ra-đa trên hai đảo đá Chữ Thập và Subi .
26 Tháng Ba 2017(Xem: 7557)
"Tại sao các người (Mỹ) không đến gặp Trung Quốc để làm việc khi họ xây dựng các cấu trúc ở đó? Tại sao các người không quở trách họ? Tại sao các người không đưa đến 5 tàu sân bay? Và các người đã phải chờ cho đến khi vấn đề trở thành một vấn đề quốc tế liên quan đến nhiều nước" - ông Duterte nêu ví dụ trong hàm ý chỉ trích Mỹ.
23 Tháng Ba 2017(Xem: 7919)
Vào tuần trước, một quan chức Trung Quốc tiết lộ rằng nước này đang chuẩn bị xây dựng một số trạm quan sát môi trường ở Biển Đông, trong đó có một trạm trên bãi cạn Scarborough mà họ đã chiếm từ tay Philippines. Phía Philippines đã liên tiếp phản đối, và vào hôm nay, 22/03/2017, Trung Quốc đã cải chính là không hề có kế hoạch tiến hành xây dựng ở bãi cạn Scarborough. Lời cải chính của bộ Ngoại Giao Trung Quốc được đưa ra vài tiếng đồng hồ, sau khi chính quyền Manila xác nhận đã yêu cầu Bắc Kinh làm sáng tỏ vụ việc.
19 Tháng Ba 2017(Xem: 8042)
Ngày 19/03/2017 khi bị báo chí đặt câu hỏi về tin Trung Quốc loan báo sẽ thiết lập « cơ sở theo dõi môi trường » trên Scarborough mà họ đặt tên là Hoàng Nham, chiếm của Philippines năm 2012. Theo giải thích của tổng thống Rodrigo Duterte thì Manila không có cách nào ngăn chận Trung Quốc. Nếu động binh thì « toàn bộ quân đội và cảnh sát Philippines sẽ bị tiêu diệt, đất nước sẽ tan nát ».
14 Tháng Ba 2017(Xem: 8833)
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: “Chiến lược Việt Nam từ xưa tới nay vẫn là mình là người yếu ở cạnh một nước mạnh, thì trước hết là mình không muốn làm cái gì mà gây hấn để nó lấy cớ nó đánh mình. Thứ hai là mình phải phòng vệ, mình phải khỏe, tự mình khỏe đã. Nếu mình không đủ sức khỏe thì mình vay mượn sức khỏe người khác, những liên minh quân sự, thực sự hoặc trá hình. Phải có một sự cân bằng lực lượng như vậy thì mới chống lại được cái sự lấn lướt của một nước lớn ngay trước mặt.”