Khu bảo tồn Scarborough: Philipplines cấm đánh cá, Trung Quốc im lặng

24 Tháng Mười Một 20167:53 CH(Xem: 8296)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  SÁU   25  NOV  2016


Khu bảo tồn Scarborough: Philipplines cấm đánh cá, Trung Quốc im lặng

image008

Tàu cá Philippines chuẩn bị ra vùng biển Scarborough. Ảnh ngày 03/11/2016.Reuters


Bắc Kinh từ chối bình luận về đề nghị của tổng thống Philippines Rodrigo Duterte về việc thành lập khu bảo tồn biển tại khu đầm bên trong bãi cạn Scarborough (mà Philippines gọi là Panatag). Lời đề nghị được đưa ra trong buổi làm việc song phương ngày 19/11/2016 tại Lima, bên lề Diễn đàn APEC.


Theo website Philstar, điều này đi ngược với phát biểu gần đây của ông Martin Andanar, thư ký Văn phòng truyền thông tổng thống, rằng chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ghi nhận ý kiến của tổng thống Duterte. Theo đó, tổng thống Philippines có kế hoạch đơn phương tuyên bố cấm mọi hoạt động đánh bắt bên trong khu bảo tồn biển Scarborough, trong khi các hoạt động đánh bắt xung quanh vẫn được duy trì.


Trong buổi họp báo ngày 22/11/2016, khi được hỏi về phản ứng của Trung Quốc trước kế hoạch xây khu bảo tồn biển tại bãi cạn đang có tranh chấp, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Cảnh Song (Geng Shuang) chỉ nhấn mạnh : « Trung Quốc và Philippines đã đạt được một thỏa thuận là nối lại đối thoại và tham vấn để giải quyết tranh chấp Biển Đông ». Ông cũng khẳng định : « Chủ quyền và quyền tài phán của Trung quốc đối với đảo Hoàng Nham (tên gọi tiếng Trung bãi cạn Scarbourough) là không thay đổi ».


Theo AFP hôm nay, 23/11, nhiều ngư dân Philippines lên tiếng chỉ trích quyết định đơn phương của tổng thống Duterte. Đại diện hiệp hội nghề cá Pamalakaya của Philippines, với hơn 100.000 thành viên, lo ngại là quyết định này sẽ hoàn toàn bất lợi cho Philippines, bởi tàu cá Trung Quốc vẫn tiếp tục khai thác hải sản tại vùng biển mà ông Duterte cấm dân Phi vào đánh cá./ (theoThu Hằng 23-11-2016)

19 Tháng Bảy 2017(Xem: 11782)
Cảng quốc tế Cam Ranh: "Quân bài chiến lược không chống nước thứ 3!"
22 Tháng Sáu 2017(Xem: 7640)
Các sĩ quan 10 quốc gia thuộc Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) có chuyến thăm Biển Đông trên chiếc tàu chiến hiện đại nhất của Nhật Bản, tàu chở trực thăng Izumo. Đây là một dấu hiệu mới cho thấy Tokyo sẵn sàng đóng vai trò hậu thuẫn các nước ASEAN, đối trọng lại tham vọng của Bắc Kinh.
20 Tháng Sáu 2017(Xem: 7551)
Tướng Mỹ; Mỹ tiếp tục tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải; Tướng Tầu: biển đảo Nam Hải của TQ từ thời thượng cổ!
01 Tháng Sáu 2017(Xem: 7736)
Bắc Kinh đang nỗ lực xây dựng một mạng lưới ra đa dưới đáy biển để làm giảm khả năng tàng hình của tàu ngầm Mỹ và các nước khác hoạt động ở Biển Đông. [4] Vì vậy, nếu Washington chỉ đơn giản cho tàu chiến chạy quanh Biển Đông, thì Bắc Kinh sẽ tiếp tục lấn tới bằng cách cài đặt các thiết bị quân sự ngày càng tiến tiến trên mặt biển, và bây giờ là dưới lòng Biển Đông. Đảo nhân tạo và các thiết bị Trung Quốc cài cắm ở Biển Đông là vĩnh viễn, trong khi hoạt động tuần tra tự do hàng hải của Hoa Kỳ chỉ là tạm thời.