Những nước cờ thần tốc của Donald Trump buộc Trung Quốc "thí quân cứu tướng"

25 Tháng Mười Hai 20165:45 CH(Xem: 9462)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  26   DEC  2016


Những nước cờ thần tốc của Donald Trump buộc Trung Quốc "thí quân cứu tướng"


 (GDVN) - Chiếc US Mustin đã được điều động trực tiếp từ Cam Ranh chạy thẳng ra khu vực gần bãi cạn Scarborough nhận lại UUV từ tàu hải quân Trung Quốc.


Forbes ngày 23/12 đăng bài phân tích của tác giả Douglas Bulloch nhận định, Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump là người không thể đoán trước, sẽ đẩy Trung Quốc từ thế công sang thế thủ.


Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger năm 2011 đã từng ví von, Trung Quốc nuôi dưỡng tâm lý chiến lược khác với phương Tây.


Nếu như phương Tây quen chơi cờ vua và giải quyết vấn đề bằng "chiếu tướng", thì Trung Quốc theo tư duy chơi cờ vây, chiếm đất vây thành để hạ đối thủ.


Ví von của Kissinger gần như đã trở thành câu cửa miệng. Tuy nhiên nó được lưu ý rằng, ngoài cờ vây, môn cờ tướng cũng phổ biến không kém ở Trung Quốc.


image008

Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump, ảnh: Fortune.

Điều quan trọng hơn nữa là, trong lập luận của Kissinger, cách chơi cờ tướng có xu hướng tấn công mạnh hơn, "gây hấn" hơn, nhanh gọn và quyết đoán hơn.


Thuật chơi cờ chỉ đơn thuần là một phép ẩn dụ?


Lý do đặt lại vấn đề này là vì, ngay bây giờ có một ván cờ đang diễn ra giữa hai siêu cường. Tuy nhiên, luật chơi có thể sẽ thay đổi sau ngày 20/1/2017 khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chính thức ngồi vào phía bên kia bàn cờ.


Động thái mở của ván cờ này đã bắt đầu từ trong chiến dịch tranh cử, với nhiều tuyên bố thẳng thừng từ phía Donald Trump. Khi ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm 8/11, những nước cờ có giá trị hơn đã bắt đầu xuất hiện.


Có thể kể đến là cuộc điện đàm giữa ông Trump với bà Thái Anh Văn, nhà lãnh đạo đảo Đài Loan. Hay việc nhắc lại những tuyên bố rõ ràng về lập trường của Donald Trump đối với quan hệ thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc đã được nêu ra trong lúc tranh cử.


Bắc Kinh tấn công trở lại bằng những đòn phát tín hiệu cảnh cáo, nhưng đồng thời vẫn tỏ ra kiên nhẫn. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể không thích nền dân chủ Mỹ, nhưng họ hiểu được nhu cầu phải tìm cách liên lạc với các nhóm đại cử tri khác nhau.


Sau đó Trung Quốc đã lắp đặt hệ thống vũ khí hỏa lực phòng không "đáng kể" trên đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông, rồi "tịch thu" tàu lặn không người lái (UUV) của Mỹ đang hoạt động hợp pháp ở Biển Đông.


Mỹ đã im lặng bất thường cho đến khi ông Donald Trump bất ngờ lên tiếng trên Twitter rằng: cứ để Bắc Kinh giữ lấy nó (UUV) - một nhận xét gợi lên sự báng nhạo đối với người Trung Quốc.


Nhưng có một logic trong đó. Điều Donald Trump thực sự muốn nói không phải là Trung Quốc nên giữ hay không nên giữ lấy chiếc UUV, mà là Mỹ không cần phải làm gì để đòi lại nó.


Không có lời xin lỗi, không một cái bắt tay, hãy gọi đó là hành vi trộm cắp và chờ xem Trung Quốc làm gì. 5 ngày sau, Trung Quốc trả lại chiếc UUV với đề nghị thân thiện về một "kênh phù hợp". 


Tuy nhiên một vài nhà quan sát đã sớm nhận ra rằng, Trung Quốc "tịch thu" chiếc UUV từ tàu khảo sát USNS Bowditch không vũ trang, nhưng họ phải trao lại chiếc UUV này cho tàu khu trục mang tên lửa USS Mustin vừa mới cập cảng Cam Ranh mấy hôm trước.


Chiếc US Mustin đã được điều động trực tiếp từ Cam Ranh chạy thẳng ra khu vực gần bãi cạn Scarborough nhận lại UUV từ tàu hải quân Trung Quốc.


Theo nguồn tin của tờ The Washington Times ngày 21/12, việc phái USS Mustin ra nhận chiếc UUV là có chủ ý và mang thông điệp cứng rắn với Trung Quốc.


Chỉ vài ngày sau đó, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã chỉ định Peter Navarro là người đứng đầu Hội đồng Thương mại Quốc gia mới.


Navarro là một người có quan điểm cứng rắn với Bắc Kinh. Ông là tác giả cuốn sách "Cái chết bởi Trung Quốc".


Trung Quốc "thí quân cứu tướng"


Douglas Bulloch nhận định, những động thái rất quyết đoán của Donald Trump có khả năng đẩy các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải chuyển sang thế thủ.


Những nhà lãnh đạo Trung Quốc vốn thích và quen lối chơi tấn công, nhưng bây giờ nhận họ thấy cần phải xem xét phản ứng của mình một cách cẩn thận.


Truyền thông đã có những báo cáo rằng, Trung Quốc có thể bán tháo trái phiếu kho bạc Mỹ, làm suy yếu đồng USD trong khi nước này đang giữ lượng vàng lớn thứ 2, chỉ sau Nhật Bản.


Tuy nhiên bất chấp những nỗ lực này, đồng USD vẫn tăng giá, trong khi thị trường nợ giống như chất lỏng, còn bản thân Trung Quốc vẫn gặp những trục trặc nghiêm trọng trong thị trường trái phiếu của chính họ.


Vài ngày qua, Henry Kissinger đã bất ngờ công khai dành cho Donald Trump những lời khen ngợi có cánh, rằng Trump đang mở ra cho nước Mỹ một cơ hội rất lớn, do cá tính không thể đoán trước của mình nên ông sẽ có thể hỏi rất nhiều "câu hỏi lạ".


"Những câu hỏi lạ" sẽ nhắc nhở ai hâm mộ cờ vua về một vài nước đi di chuyển thần tốc, bất ngờ có thể kết thúc một ván cờ.


Nó xuất hiện sau một thời gian dài duy trì lối chơi phòng ngự tinh tế, khiến mọi người đặt câu hỏi, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?


Trong mọi trường hợp, phong cách phi truyền thống của Trump sẽ buộc Trung Quốc phải "thí quân cứu tướng" luôn tồn tại trong tâm trí ông, và ông chỉ còn vài tuần nữa là bước vào Nhà Trắng.


Nguồn:


http://www.forbes.com/sites/douglasbulloch/2016/12/23/unpredictable-trump-puts-china-on-the-defensive/#7b2460f17877


Hồng Thủy 23/12/16


+++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


USS Mustin thăm Cam Ranh


 image010


Phát biểu đến Cam Ranh, Trung tá Thane Clare, sĩ quan chỉ huy tàu USS Mustin, nói: "Thủy thủ đoàn của tàu Mustin rất vui mừng đóng góp cho quan hệ đối tác của chúng tôi với Việt Nam và hiểu biết về tầm quan trọng của mối quan hệ đối với lợi ích của cả hai bên trong hòa bình, ổn định và gắn với một trật tự quốc tế dựa trên luật pháp. Và tất nhiên, chúng tôi nóng lòng được trải nghiệm lòng hiếu khách nổi tiếng của Việt Nam và khám phá thành phố Nha Trang tuyệt vời".


 image012


Trong khi đó, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius phát biểu: "Lần dừng chân của tàu USS Mustin tại Cảng Quốc tế Cam Ranh là một ví dụ về sự sâu sắc của quan hệ đối tác toàn diện của chúng ta và tầm quan trọng của việc tăng cường quan hệ dân sự và quân sự của chúng ta".


 image014


Chiến hạm USS Mustin thăm Cam Ranh thuộc lớp Arleigh Burke được trang bị hệ thống tác chiến Aegis. Tàu có lượng giãn nước khoảng gần 8.000 tấn, tốc độ tối đa có thể đạt 50 km/h.


 image016


Về trang bị vũ khí, tàu USS Mustin có hai hệ thống phóng đứng tên lửa. Hệ thống thứ nhất ở phần trước boong tàu với 32 hộp, hệ thống còn lại gồm 64 hộp nằm phía sau gần khu vực đỗ trực thăng.


 image006


Các hệ thống này có thể phóng đi nhiều loại tên lửa khác nhau như: tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa Harpoon chống tàu chiến, tên lửa RIM-66 chống máy bay, hỏa tiễn chống tên lửa, hỏa tiễn chống tàu ngầm…


 image018


Trong đó, các hỏa tiễn chống tên lửa giúp tàu sở hữu một lá chắn hữu hiệu khi kết hợp cùng những thiết bị định vị, cảnh báo sớm. Tất nhiên, USS Mustin cũng mang theo ngư lôi. Ở phía trước, tàu này được trang bị một pháo cỡ nòng 127 mm.


 image020


Ngoài ra, chiến hạm USS Mustin còn mang theo một hoặc hai hệ thống pháo cận chiến Phalanx CIWS và hai pháo vỡ nòng 20 mm. Loại chiến hạm này cũng có thể chở theo trực thăng chiến đấu đa nhiệm Sikorsky SH-60 Seahawk vốn được hải quân Mỹ ưa chuộng.


 image022


Với số khí tài hùng hậu trên, tàu khu trục USS Mustin đủ sức tác chiến xa bờ để tấn công mọi mục tiêu trên biển, trên không lẫn trên mặt đất. Tuy nhiên, điểm làm nên sự đặc biệt giữa USS Mustin so với các chiến hạm cùng lớp của Mỹ là con tàu này được trang bị thí điểm hệ thống phòng thủ khói.


 image024


Hiện nay Hải quân Mỹ đang tiến hành thử nghiệm hệ thống bảo vệ chủ động mới dưới dạng sương mù đặc biệt dành cho lực lượng tàu chiến của nước này có thể vô hiệu hóa các loại tên lửa đối hạm. Trong đợt thử nghiệm từ 21-25/6 Bộ Tư Lệnh Hải quân Mỹ đã triển khai biên đội tàu gồm: tàu khu trục lớp Arleigh Burke USS Mustin (DDG 89), USS Wayne E. Meyer (DDG 108) và tàu hậu cần tàu ngầm USS Frank Cable (AS 40) trong khu vực thử nghiệm nằm phía nam đảo Guam.


 image026


Quá trình thử nghiệm này đánh giá khả năng chiến thuật của hệ thống phòng thủ mới cũng như kiểm tra mức độ hoạt động của hệ thống này trong môi trường tác chiến trên biển. Các thiết bị phòng thủ mới được lắp đặt trên tàu sẽ tạo ra các đám mây chứa sợi hạt carbon siêu nhỏ lơ lửng trên không, các hạt này sẽ hấp thụ và khuếch tán sóng radar phát ra từ các tên lửa chống hạm làm mất khả năng dò tìm và tấn công chính xác mục tiêu.


(Đất Việt16/12/2016)

11 Tháng Tư 2016(Xem: 8349)
"Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter sẽ tới thăm các địa điểm ở Philippines, nơi Mỹ dự tính đồn trú binh sĩ, trong đó có một căn cứ gần biển Đông.Kênh CNN hôm nay đưa tin rằng ông Carter sẽ tới thăm một căn cứ cách Trường Sa khoảng 160 km".
07 Tháng Tư 2016(Xem: 8691)
"Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở thủ đô Washington, ông Carter nói rằng "trong năm qua Trung Quốc là quốc gia hiếu chiến nhất” trong khu vực, và Mỹ “đang phản ứng đơn phương theo khuôn khổ của việc tái cân bằng”.
05 Tháng Tư 2016(Xem: 8803)
"Bất chấp các cảnh báo từ Bắc Kinh, chính quyền Nhật Bản vẫn giữ nguyên lập trường đưa nguy cơ xung đột gia tăng tại Biển Đông vào Tuyên bố chung của thượng đỉnh lần thứ 42 của khối G7, sẽ diễn ra trong hai ngày 26 và 27/05/2016 tại Nhật Bản".
31 Tháng Ba 2016(Xem: 8661)
"Việc Mỹ tuần tra bên trong 12 hải lý đá Xu Bi, Vành Khăn ở Trường Sa hay đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa hoàn toàn đúng luật, lại có tác dụng phá âm mưu hiện thực hóa đường lưỡi bò bằng yêu sách ngầm 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế mà Trung Quốc giăng ra, tại sao phải do dự khi lên tiếng ủng hộ, bảo vệ hành động ấy?" - "Trung Quốc đẩy nhanh quân sự hỏa Biển Đông. Trong hình là một chi đội tàu khu trục Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận đối kháng thực binh bắn đạn thật ở Biển Đông từ ngày 17 - 21/2/2016".
29 Tháng Ba 2016(Xem: 8601)
- "Theo hãng tin Anh Reuters, trong một bản thông cáo được bộ Quốc Phòng Trung Quốc công bố hôm qua, bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc đã nhấn mạnh rằng quân đội hai nước nên « tăng cường các chuyến thăm cấp cao và trao đổi chiến lược, nâng cao tình hữu nghị, củng cố hoạt động giao lưu quốc phòng biên giới và hợp tác thiết thực trên vấn đề tham gia chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, nghiên cứu khoa học quân sự và công nghiệp quốc phòng ».
27 Tháng Ba 2016(Xem: 10649)
Ảnh trái: Tham vọng "chiếm nước" dòng chảy nguyên thủy của sông Mekong bắt nguồn từ rặng núi Himalaysa xuống đất Trung Quốc gọi là sông Lan Thương. Trung Quốc xây một loạt chuỗi đập thượng nguồn khổng lồ tiêu biểu là đập Cảnh Hồng (Jinghong) ở sông Lan Thương kéo xuống các đập ở Lào (Xayabouri), ở Thái, ở Cambodia, đe dọa trực tiếp đồng bằng vựa lúa sông Cữu Long. Ảnh phải: tham vọng "chiếm đất"(đảo, đá)ở Biển Đông của Trung Quốc. VĂN HÓA minh họa.
24 Tháng Ba 2016(Xem: 8555)
"Theo hãng tin Đài Loan CNA, có khoảng một chục phương tiện truyền thông ngoại quốc được một chiếc phi cơ vận tải quân sự C-130 chở đến Ba Bình (mà Đài Loan đặt tên là Thái Bình), thực thể địa lý tự nhiên lớn nhất ở vùng Trường Sa : hai đài truyền hình CNN và Al-Jazeera, ba tờ báo Wall Street Journal, Financial Times, Yomiuri Shimbun cùng các hãng thông tấn AP, AFP, Reuters, Bloomberg và Kyodo".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 8436)
"Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông, những diễn biến mới nhất về hành động phi pháp của Trung Quốc là nội dung hội thảo “Tranh chấp lãnh thổ và luật hòa bình trong thời toàn cầu hóa” tại Học viện Tư pháp Liên bang Nga hôm 21/3. Hơn 100 chuyên gia chuyên gia, học giả, nhà Việt Nam học của Nga và quốc tế tham gia sự kiện do Học viện Tư pháp Nga thuộc Tòa án Tối cao Liên bang Nga tổ chức". - Đài Loan sẽ đưa báo chí ra thăm đảo Ba Bình
17 Tháng Ba 2016(Xem: 8505)
"Vương Hàn Linh, Giáo sư thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc nói với South China Morning Post: "Khuyến khích các tàu cá tham gia bảo vệ quyền lợi hàng hải là rất phổ biến trong các nước Đông Nam Á như Việt Nam và Philippines, bởi vì điều này không bị luật pháp quốc tế, Luật Biển cấm đoán".
13 Tháng Ba 2016(Xem: 8890)
"Một tấm bản đồ toàn bộ Biển Đông được Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS, trụ sở tại Washington công bố vào cuối tháng Hai, đã nêu bật tầm hoạt động của các loại tên lửa và chiến đấu cơ mà Trung Quốc đã triển khai tại vùng Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các loại thiết bị radar mà Bắc Kinh đang rốt ráo lắp đặt".
03 Tháng Ba 2016(Xem: 8221)
"Bloomberg ngày 3/3 dẫn lời cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cho rằng, các nước ASEAN nên tránh đối đầu quân sự với Trung Quốc trên Biển Đông vì sức mạnh tuyệt đối của họ. Các bên liên quan nên tìm cách giải quyết tranh chấp chủ quyền - hàng hải với Bắc Kinh thông qua đối thoại, đàm phán hòa bình".
25 Tháng Hai 2016(Xem: 9619)
1. Tình hình biển Đông Trung Quốc bành trướng bằng thủ đoạn "cắt xúc xích". 2. USS Lassen-82 xuyên qua khu vực 12 hải lý quanh đảo Xu Bi ra sao? 3. TQ khánh thành sân bay Chữ Thập phi pháp. 4. USS Curtis Wilbur xâm nhập 12 hải lý đảo Triton. 5. Cận cảnh HQ-9 và cơ sở quân sự phi pháp của Trung Quốc ở đảo Phú Lâm. 6. Trung Quốc đặt radar phi pháp ở đảo nhân tạo Châu Viên. 7.Trung Quốc tặng Campuchia 2 chiến hạm. 8. Hải quân Campuchia sẽ thao dượt với các tàu Trung Quốc. 9. Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ kêu gọi dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí cho VN
21 Tháng Hai 2016(Xem: 8410)
"Việc Trung Quốc có kéo tên lửa đối hạm ra triển khai ở Biển Đông hay không, theo ông Kiệt sẽ phụ thuộc vào cái gọi là "mức độ khiêu khích từ phía Mỹ". Nói cách khác, Trung Quốc đang chờ một cái cớ từ Mỹ, như vụ tuần tra đảo Tri Tôn hay đá Xu Bi. Còn kế hoạch họ đã chuẩn bị sẵn từ lâu - PV". Ảnh: Các cứ điểm hỏa tiễn trên đảo Phú Lâm. Photo Fox News 14 Feb 16.
16 Tháng Hai 2016(Xem: 10151)
"Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ (CSIS) dự báo, đến năm 2030 Biển Đông gần như sẽ trở thành ao nhà của Trung Quốc. Đó là hệ quả của sự hiện diện gần như liên tục của Trung Quốc. Điều này sẽ bẻ gẫy trật tự an ninh khu vực sau Chiến tranh Thế giới thứ II".