Từ tiệc trà Bắc Kinh đến tiệc trà Hà Nội

23 Tháng Mười Một 20176:59 CH(Xem: 7604)

VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG  - THỨ  SÁU 24  NOV  2017


Từ tiệc trà Bắc Kinh đến tiệc trà Hà Nội


VĂN HÓA


20/11/2017


"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  16   JAN  2017


Tiệc trà Bắc Kinh


Trà đàm ở Bắc Kinh: Trọng - Bình sẽ "mềm dẻo" hơn ở biển Nam Trung Hoa/biển Đông


15 Tháng Giêng 201710:51 CH(Xem: 1699)


image032


Lý Kiến Trúc


VĂN HÓA


16/1/2017


image033

Ông Tập Cận Bình (P) và ông Nguyễn Phú Trọng trong buổi tiệc trà đàm ở Bắc Kinh.


Tại Đại lễ đường Nhân dân, sau khi cùng chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai Đảng, hai nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng dự tiệc trà.


Ông, Nguyễn Phú Trọng cùng ông Tập Cận Bình, hôm 12 tháng Giêng đã ký kết 15 văn kiện hợp tác “quan trọng” trong chuyến thăm đang diễn ra tại Bắc Kinh, trong đó có các thỏa thuận hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao giữa hai đảng, hợp tác kinh tế, quốc phòng… và biển nam Trung Hoa/biển Đông.


Ngay sau khi có tin tức về việc ông Trọng ký kết các văn kiện “quan trọng” với Trung Quốc, nhiều ý kiến từ công luận tỏ ra hoài nghi về nội dung bên trong cũng như mục đích thực sự trong chuyến thăm của người đứng đầu đảng Cộng Sản Việt Nam tới Bắc Kinh lần này. (theo VOA)


Tuy nhiên, tình hình và diễn biến mặt trận ở biển Nam Trung Hoa/ Biển Đông có lẽ vẫn là mối quan tâm hàng đầu của hai nguyên thủ.


Giới quan sát chính trị và nghiên cứu Biển Đông cho rằng vấn đề chủ quyền - quyền chủ quyền các thực thể hiện do Việt Nam đang chiếm giữ ở biển Trường Sa và 7 hòn đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp là một trong các chủ đề quan trọng trong cuộc hội đàm. Mối tương tác quân sự giữa các hòn đảo Việt Nam và 7 đảo nhân tạo có thể gây ra những nghi ngờ ẩn tàng đâu đó nếu quan sát trên hải đồ các vị trí chiến lược gần bên nhau ở vùng biển Trường Sa và cũng là vùng biển trung tâm khoảng cách giữa Việt Nam và Philippines.


Hoa Kỳ đã nhiều lên tiếng kêu gọi các bên dừng các hoạt động bồi đắp ở Trường Sa và liên tục đưa ra các hình ảnh dẫn chứng.


image034

Mặt trận vùng biển nam Trung Hoa / biển Đông/ biển Quốc tế. VĂN HÓA MAP


Trung Quốc vẫn khăng khăng bảo vệ (phi pháp) tính hiện trạng của đường lưỡi bò 9 đoạn do họ tự vẽ và 7 hòn đảo nhân tạo do họ bồi đắp ở trung tâm biển Trường Sa. Trùng với thời điểm này, lời cảnh cáo của ông Rex Tillerson đưa ra trong phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ hôm 11/01/2017, khi ông được hỏi về 7 hòn đảo nhân tạo ở biển Nam Trung Hoa.


Các câu trả lời của ông Tillerson  gần như thông điệp xác định quan điểm của Hoa Thịnh Đốn gởi đến Bắc Kinh. 


Lời cảnh cáo của ông Rex Tillerson đưa ra trước một ngày ông Nguyễn Phú Trọng đi gặp Tập Cận Bình ở Bắc Kinh không phải là không có ẩn ý.


Trong khi đó, bản thông cáo chung kết thúc chuyến viếng thăm của tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, tại Trung Quốc từ 12 đến 15/01/2017 khẳng định hai bên không để cho tình hình Biển Đông « diễn biến phức tạp ».


Theo bản tin của Tân Hoa Xã được Reuters trích dẫn, sau khi thảo luận « thẳng thắn », hai bên Việt Nam và Trung Quốc đồng ý « quản lý tốt những xung khắc trên biển, tránh làm cho tình hình phức tạp thêm, làm gia tăng căng thẳng, duy trì hòa bình ở biển Nam Hải ».


Bản tiếng Việt được báo chí Việt Nam đăng nguyên văn : « Hai bên nhất trí tiếp tục thực hiện toàn diện và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC); kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông ».


"Quản lý tốt những xung khắc trên biển, tránh làm cho tình hình phức tạp thêm" phải chăng đó là những ứng phó "mềm dẻo" của hai ông Trọng - Bình nhằm đối phó với diễn biến khó lường của ông Trump ở biển Nam Trung Hoa sau lời tuyên bố của ông Tillerson.


Gần đây Việt Nam đang âm thầm xây dựng, bố trí các phương tiện quân sự đuợc xem như là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và các hải đảo.


Trùng với thời điểm trà đàm ở Bắc Kinh, Hàng không Mẫu hạm nguyên tử Carl Vinson từ cảng San Diego đang trên đường tiến tới tây Thái bình dương./ (VH)


image035

Nguồn VOA, RFI, Google, báo trong nước.


Tiệc trà Hà Nội


VĂN HÓA


24/11/2017


image031

Ông Nguyễn Phú Trọng và nguyên thủ Trung Quốc trong buổi tiệc trà hôm 13/11/ 17 tại nhà sàn ông Hồ Chí Minh ở Hà Nội.


image036

Nhà sàn ông Hồ Chí Minh ở Hà Nội.


image037image038image039

Bà Nguyễn thị Kim Ngân, Chủ tịh Quốc hội đã tiếp đón Tổng thống Obama tại nhà sàn ông Hồ và thả cá ở đây hôm 23/5/2016.


Chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc, nhưng dư âm của chuyến đi này vẫn còn, nhất là từ một buổi thưởng trà của ông Tập và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.


Theo tin của Truyền hình Việt Nam, lãnh đạo Đảng Cộng sản hai nước đã uống trà trong khuôn viên nhà sàn của ông Hồ Chí Minh.


“Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mời Tổng bí thư Tập Cận Bình thưởng thức theo lễ nghi của người Việt các loại trà nổi tiếng của Việt Nam, giới thiệu với Tổng bí thư Tập Cận Bình về trà mộc Tân Cương nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên và trà ướp sen Tuyết San cổ thụ của tỉnh Hà Giang”, theo bản tin của VTV hôm 13/11.


"Không ngon bằng trà Trung Quốc". Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói với ông Tập Cận Bình khi thưởng thức trà của Việt Nam.


Phóng viên của Đài truyền hình Việt Nam còn đưa tin rằng “hai bí thư cùng ôn lại tiệc trà thân mật tại Đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc”, khi ông Trọng tới Trung Quốc vào tháng Một năm 2017.


Trong bản tin truyền hình, lúc hai người thưởng trà, ông Trọng quay sang Tổng bí thư Tập và nói rằng “không ngon bằng trà Trung Quốc”. Hiện chưa rõ vì sao ông Trọng lại nhận xét như vậy về trà của Việt Nam.


Sau đó, nguyên thủ Trung Quốc cũng đáp lại bằng tiếng Hoa, nhưng không rõ là nói gì trong bản tin của VTV.


Sau khi dự hội nghị APEC ở Đà Nẵng, ông Tập đã thăm chính thức Việt Nam - Hà Nội hôm 12/11 và Việt Nam đã bắn 21 phát đại bác để chào mừng./ (theo VTV)


image040

Hình ảnh bắn đại bác được truyền trực tiếp tại buổi lễ đón ông Tập Cận Bình tại Phủ Chủ tịch hôm 12/11.