Điểm lại các mốc TQ bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông

11 Tháng Hai 201811:28 CH(Xem: 9506)

VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG  - THỨ  HAI 12  FEB  2018


Điểm lại các mốc TQ bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông


image037


Tháng Giêng 2013: Philippines khởi kiện Trung Quốc lên Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII Công ước Liên Hợp Quốc về áp dụng, giải thích sai Công ước ở Biển Đông sau cuộc khủng hoảng Scarborough tháng Tư 2012.


image039


Hội đồng Trọng tài của PCA trực tiếp thụ lý vụ kiện của Philippines, từ trái qua phải là các Thẩm phán: Jean-Pierre Cot, Stanislaw Pawlak, Thomas A. Mensah (Chủ tịch Hội đồng), Rüdiger Wolfrum,  Alfred H. A. Soons. Ảnh: PCA.


Tháng Tư 2014: Ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy tàu Trung Quốc nạo vét cát để xây dựng đảo nhân tạo ở Vành Khăn.


image040image041


Tháng Năm 2014: Philippines công bố hình ảnh một đường băng (ngắn) Trung Quốc xây dựng trái phép trên đá Gạc Ma.


image042


Tháng Mười 2014: Truyền thông Đài Loan đưa tin, Ngô Thắng Lợi - Tư lệnh Hải quân Trung Quốc ra thị sát 5 trong 7 cấu trúc địa lý Bắc Kinh chiếm đóng trái phép ở Trường Sa.


image043


Tư lệnh Hải quân Trung Quốc  Đô đốc Ngô Thắng Lợi họp với Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ Đô đốc John Richardson .


Tháng Chín 2015: Trung Quốc hoàn thành việc xây dựng đường băng dài 3125 mét trên đá Chữ Thập.


image044


Tháng Giêng 2016: Trung Quốc xây dựng một cầu cảng cho tàu ngầm ở đá Vành Khăn.


Tháng 11 năm 2016: Chiến dịch FONOF

Từ Ngoại giao chiến hạm đến cuộc Hành quân sau cùng của chiến dịch FONOF

Tháng 5 2017: Chiến dịch FONOF


Slide Show: Từ Ngoại giao chiến hạm đến cuộc hành quân FONOF cuối cùng

image045

Tháng Sáu cùng năm: ASEAN đã thất bại trong việc đưa ra tuyên bố chung bày tỏ quan ngại sâu sắc về các diễn biến trên Biển Đông mặc dù dự thảo đã xong.


Tháng Bảy 2016: Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 ra Phán quyết, bác bỏ hầu hết các yêu sách vô lý và phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông, bao gồm đường lưỡi bò cũng như vùng đặc quyền kinh tế cho một số cấu trúc địa lý.


Tháng Chạp 2017: Trung Quốc đã xây dựng căn cứ quân sự có kích thước gấp 4 lần trên các đảo nhân tạo.


Trong năm 2017 Trung Quốc đã xây dựng 29 héc ta mặt bằng cơ sở hạ tầng mới, bao gồm kho đạn, mảng cảm biến, hệ thống ra đa và kho chứa tên lửa.


image046


Gạc Ma nhìn từ đảo Cô Lin của VN.


image047