"Phải làm sạch sẽ Dioxin ở căn cứ KQ Biên Hòa để báo cáo Quốc Hội"

19 Tháng Mười 201812:03 SA(Xem: 7506)

VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG - THỨ SÁU 18 OCT 2018


"Phải làm sạch sẽ Dioxin ở căn cứ KQ Biên Hòa để báo cáo Quốc Hội"


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm sân bay Biên Hòa


17/10/2018


TTO - Trọng tâm trong chuyến thăm đến sân bay Biên Hòa của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis là khu xử lý chất độc da cam dioxin - nơi quân đội Mỹ từng chọn làm nơi chứa chất diệt cỏ trong thời kỳ chiến tranh.

image002

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mattis lắng nghe về công tác xử lý dioxin ở sân bay Biên Hòa - Ảnh: DUY LINH


Sáng 17.10.18, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cùng các quan chức Mỹ đã có mặt ở sân bay Biên Hòa.


Một quan chức Mỹ tháp tùng cho biết công việc xử lý chất độc da cam dioxin ở sân bay Biên Hòa gấp 4 lần sân bay Đà Nẵng. 


Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, dự kiến vào đầu tháng 11 phía Mỹ sẽ chính thức tuyên bố đã làm sạch hoàn toàn đất nhiễm dioxin ở sân bay Đà Nẵng.


Công việc xử lý chất độc da cam tại sân bay Biên Hòa dự kiến bắt đầu vào năm sau với chi phí khoảng 390 triệu USD.


"Tôi muốn tận mắt thấy (dự án làm sạch dioxin ở sân bay Biên Hòa) như thế nào để khi về nước và đứng trước quốc hội, tôi có thể nói chính xác cảm nhận về những gì đã chứng kiến", ông Mattis nói trước khi đến Việt Nam.


"Chúng tôi đã hứa sẽ giúp. Đây là cách người Mỹ giữ lời hứa khắc phục một phần những gì trong quá khứ", Bộ trưởng Mattis chia sẻ trước chuyến thăm sân bay Biên Hòa.


Ông Chuck Searcy, một cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam và hiện sống tại Hà Nội, không giấu được cảm xúc khi Bộ trưởng Mattis thăm sân bay Biên Hòa. 


"Chuyến thăm của ông ấy rất quan trọng bởi nó phản ánh cam kết của Lầu Năm Góc trong việc là một phần của vấn đề chất độc da cam dioxin theo một hướng tích cực", ông Searcy chia sẻ với Hãng thông tấn AFP.


image004

Thiếu tướng Bùi Anh Chung, phó tư lệnh Phòng không không quân Việt Nam, đón tiếp Bộ trưởng Mattis tại sân bay Biên Hòa - Ảnh: REUTERS


Trước đó, chiều 16-10, nhân dịp dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng tại Singapore, Bộ trưởng Mattis đã đến chào xã giao Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân.


Đây là chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của ông Mattis trên cương vị người đứng đầu Lầu Năm Góc. Hãng thông tấn AP nhận định dù chuyện các bộ trưởng quốc phòng Mỹ thăm Việt Nam kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ đã trở nên bình thường, việc có đến 2 chuyến thăm trong cùng một năm là điều đặc biệt.


Hồi tháng 1, Bộ trưởng Mattis khi thăm Hà Nội đã khẳng định Viêt Nam và Mỹ chia sẻ nhiều lợi ích chung. Sau khi thăm sân bay Biên Hòa, ông Mattis sẽ trở về TP.HCM và có cuộc hội đàm với người đồng cấp Việt Nam - đại tướng Ngô Xuân Lịch. BẢO DUY


Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis


image005


Thụy Miên


17/10/2018  Thanh Niên Online


Lúc 10 giờ 40 ngày 17.10, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Ngô Xuân Lịch tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tại TP.HCM.


image006

Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis sáng 17.10 tại TP.HCM. Ảnh: Độc Lập


Cuộc gặp diễn ra tại khách sạn Tân Sơn Nhất, TP.HCM. Đây là cuộc gặp thứ năm giữa hai Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam - Mỹ trong khoảng 12 tháng.


Theo Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Randall G.Schriver, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis là người chủ trương thúc đẩy quan hệ an ninh quốc phòng Mỹ - Việt Nam


Đây là một trong những lần hiếm hoi bộ trưởng quốc phòng Mỹ đến TP.HCM và cũng là lần thứ hai từ đầu năm 2018 ông James Mattis thăm Việt Nam. Việt Nam là chặng dừng đầu tiên trong chuyến công du châu Á của ông Mattis. Sau Việt Nam, ông Mattis sẽ tham dự cuộc gặp thường niên Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN+ diễn ra tại Singapore từ ngày 18.10.


image007

Bộ trưởng Quốc phòng, đại tướng Ngô Xuân Lịch tiếp đón Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis. Ảnh: Thụy Miên


Trước đó, vào sáng 17.10, Bộ trưởng James Mattis đã đến sân bay Biên Hòa (TP.Biên Hòa, Đồng Nai), thăm dự án xử lý dioxin tại sân bay này. Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, thiếu tướng Bùi Anh Chung và phái đoàn Mỹ do Bộ trưởng Mattis dẫn đầu tiến hành thảo luận về dự án xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa. Một viên chức phái đoàn Mỹ cho biết dự án xử lý dioxin ở Biên Hòa có quy mô lớn gấp 4 lần so với dự án tương tự ở Đà Nẵng, dự kiến sẽ mở thầu vào cuối năm và chính thức bắt đầu vào năm 2019.


Khu vực sân bay Biên Hòa là điểm nóng ô nhiễm dioxin lớn nhất còn lại tại Việt Nam. Việc xử lý thành công ô nhiễm dioxin tại khu vực này sẽ góp phần làm giảm nguy cơ phơi nhiễm dioxin và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.


Trước khi đến Việt Nam, Bộ trưởng James Mattis cho biết Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) đang chuẩn bị khởi động dự án lớn về việc xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa. Dự kiến quá trình này sẽ mất vài năm.


“Tôi muốn chứng kiến tận mắt (dự án xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa - PV) và khi quay về Mỹ sẽ tường trình với Quốc hội Mỹ những ấn tượng của tôi tại nơi này”, theo ông Mattis.


Hồi tháng 5, tại thủ đô Hà Nội, USAID và Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức Lễ ký thỏa thuận viện trợ không hoàn lại bản hạn chế cho dự án xử lý dioxin khu vực sân bay Biên Hòa, theo TTXVN.


image002

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và phái đoàn tại sân bay Biên Hòa . Thụy Miên


Lúc bấy giờ, ông Michael Greene, Giám đốc USAID tại Việt Nam, đại diện cho phía Mỹ, và trung tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, đại diện phía Việt Nam, đã ký bản thỏa thuận để bắt đầu tiến trình lập kế hoạch chuẩn bị cho việc xử lý ô nhiễm dioxin tại Biên Hòa.


image008

Khu vực sân bay Biên Hòa được xác định là một trong những "điểm nóng" về ô nhiễm chất độc hóa học tồn lưu sau chiến tranh ở Việt Nam. Độc Lập


Chi phí dự kiến để xử lý dioxin tại Biên Hòa là 390 triệu USD. Quá trình xử lý dự kiến sẽ hoàn thành trong 10 năm.  Mỹ cam kết hợp tác với Việt Nam cũng như Bộ Quốc phòng Việt Nam giải quyết các di sản chiến tranh, đồng thời tiếp tục thúc đẩy các quan hệ kinh tế, văn hóa, an ninh giữa hai nước.


Từ năm 2000 đến nay, Mỹ đã hợp tác với Việt Nam để giải quyết các vấn đề nhân đạo và di sản chiến tranh. Các hoạt động hợp tác bao gồm loại bỏ vật liệu chưa nổ, xác định danh tính hài cốt của những người mất tích và xử lý dioxin.


Cuối năm 2018, dự kiến USAID và Bộ Quốc phòng Việt Nam sẽ hoàn thành dự án kéo dài 6 năm với kinh phí 110 triệu USD giúp làm sạch đất ô nhiễm dioxin tại sân bay quốc tế Đà Nẵng.