Chiến đấu cơ Nam Hàn theo dõi máy bay TQ trong vùng nhận diện phòng không

27 Tháng Mười Một 20187:02 CH(Xem: 7203)

VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG - THỨ TƯ 28 NOV 2018


Chiến đấu cơ Nam Hàn theo dõi máy bay TQ trong vùng nhận diện phòng không


image010

Văn Khoa

27/11/2018 


Quân đội Hàn Quốc vừa cáo buộc một máy bay quân sự Trung Quốc bay vào vùng nhận diện phòng không Hàn Quốc (KADIZ) 3 lần vào ngày 26.11 mà không thông báo trước.


image009

Chiến đấu cơ Nam Hàn. AFP


Yonahp dẫn thông báo từ Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) cho hay chiếc máy bay Trung Quốc vào KADIZ từ phía tây bắc của đảo Jeju thuộc miền nam Hàn Quốc, vào khoảng 11 giờ sáng 26.11 rồi bay về hướng bãi đá ngầm Ieo/Tô Nham tiêu, thực thể đang có tranh chấp giữa hai nước.


Sau đó, máy bay Trung Quốc lại vào KADIZ thêm 2 lần, từ hướng bãi đá ngầm Ieo/Tô Nham và thành phố Pohang thuộc miền nam Hàn Quốc, trước khi rời khỏi khu vực vào lúc 15 giờ 53 phút.


Không quân Hàn Quốc đã triển khai khoảng 10 chiến đấu cơ để theo dõi và phát cảnh báo đối với máy bay Trung Quốc, theo JCS.


Sau đó cùng ngày, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã triệu tập một tùy viên quân sự thuộc Đại sứ quán Trung Quốc ở Seoul để phản đối vụ việc. Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Bắc Kinh.


Đây là lần thứ 2 trong vòng chưa đầy một tháng máy bay quân sự Trung Quốc bị tố vào KADIZ mà không thông báo trước. (Thanh Niên Online)
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 11698)
Cảng quốc tế Cam Ranh: "Quân bài chiến lược không chống nước thứ 3!"
22 Tháng Sáu 2017(Xem: 7569)
Các sĩ quan 10 quốc gia thuộc Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) có chuyến thăm Biển Đông trên chiếc tàu chiến hiện đại nhất của Nhật Bản, tàu chở trực thăng Izumo. Đây là một dấu hiệu mới cho thấy Tokyo sẵn sàng đóng vai trò hậu thuẫn các nước ASEAN, đối trọng lại tham vọng của Bắc Kinh.
20 Tháng Sáu 2017(Xem: 7497)
Tướng Mỹ; Mỹ tiếp tục tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải; Tướng Tầu: biển đảo Nam Hải của TQ từ thời thượng cổ!
01 Tháng Sáu 2017(Xem: 7666)
Bắc Kinh đang nỗ lực xây dựng một mạng lưới ra đa dưới đáy biển để làm giảm khả năng tàng hình của tàu ngầm Mỹ và các nước khác hoạt động ở Biển Đông. [4] Vì vậy, nếu Washington chỉ đơn giản cho tàu chiến chạy quanh Biển Đông, thì Bắc Kinh sẽ tiếp tục lấn tới bằng cách cài đặt các thiết bị quân sự ngày càng tiến tiến trên mặt biển, và bây giờ là dưới lòng Biển Đông. Đảo nhân tạo và các thiết bị Trung Quốc cài cắm ở Biển Đông là vĩnh viễn, trong khi hoạt động tuần tra tự do hàng hải của Hoa Kỳ chỉ là tạm thời.