Bộ trưởng Anh quốc Williamson nêu kế hoạch lập căn cứ của Anh ở Đông Nam Á

02 Tháng Giêng 20197:34 CH(Xem: 7722)

VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG - THỨ NĂM  03 JAN 2019


image011

The US Navy has relieved the USS John S. McCain's top two officers for a "loss of confidence" following the deadly collision in August that killed 10 sailors. On August 21 the destroyer collided with the oil freighter Alnic MC in a busy shipping lane near Singapore. The collision claimed the lives of 10 sailors and injured five others.


Bộ trưởng Anh quốc Williamson nêu kế hoạch lập căn cứ của Anh ở Đông Nam Á

image013

Lần đầu kể từ Thế Chiến 2, Anh Quốc lên kế hoạch lập căn cứ quân sự trở lại ở Đông Nam Á để 'tăng vị thế quốc tế'.


Bản quyền hình ảnh Christopher Furlong Image caption Hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth R08 cập cảng New York hôm 19/10/2018. Chiếc tàu dự kiến sẽ tới Biển Đông trong một thời gian tới


Tin này ngay lập tức đã thu hút bình luận từ giới quan sát tại Trung Quốc, cảnh báo Anh không nên dính líu vào "tranh chấp trong khu vực".


Trở lại Phía Đông Kênh đào Suez


Bộ trưởng Quốc phòng Gavin Williamson phát biểu hôm cuối năm 2018 rằng Anh Quốc có kế hoạch xây một căn cứ quân sự ở Đông Nam Á và một ở vùng biển Caribbe.


Dự án nhằm đề cao vai trò của Anh sau khi rời Liên hiệp châu Âu (EU), báo Anh dẫn lời ông Williamson hôm 31/12/2018.


Trong nhiều thập niên qua chính sách quốc phòng của Anh là "không đi quá phía Đông của Kênh đào Suez" và chỉ tập trung vào vùng xung quanh châu Âu.


Nay, trả lời một tờ báo Anh, ông Gavin Williamson nói:


"Chúng ta cần nói rõ rằng chính sách cũ bị vứt bỏ, và Anh Quốc một lần nữa trở thành quốc gia toàn cầu."


image014

Bản quyền hình ảnh MOD Image caption Một phi cơ Typhoon của Không lực Hoàng gia Anh theo sát hàng không mẫu hạm Nga Đô đốc Kuznetsov


Chiến lược cũ có từ thập niên 1960 theo sau khủng hoảng Kênh đào Suez, khi Anh và Pháp phải rút quân vì can thiệp bất thành chống lại chính phủ Ai Cập thời đó.


Nhưng Anh Quốc còn tham vọng trở lại vị thế ở Đông Á như thời Thế Chiến 2.


Anh từng đóng gần 100 nghìn quân ở Singapore trong Thế Chiến 2 nhưng phải rút đi vì thua Nhật Bản năm 1942.


Ngoài ra, ông Williamson cũng nói sau khi rời EU, Anh sẽ thắt chặt quan hệ với Australia, Canada, New Zealand, các nước vùng Biển Caribbe và châu Phi.


Tuy ông không nói cụ thể về vị trí cho hai căn cứ quân sự mới, các báo Anh tin rằng chính phủ đang bàn thảo để chọn đặt căn cứ ở Singapore hoặc Brunei cho vùng Đông Nam Á, và Montserrat hoặc Guyana ở vùng Biển Caribbe.


Hiện nay, Anh Quốc có căn cứ quân sự hải ngoại ở Cyprus, Gibraltar, vùng đảo Falkland (Malvinas, gần Argentina) và Diego Garcia ở Ấn Độ Dương.


Ngoài ra, Anh cũng có thỏa thuận tiếp cận địa bàn với nhiều nước khác cho mục tiêu huấn luyện, diễn tập quân sự chung.


Hàng không mẫu hạm Anh chạy thử


Theo trang South China Morning Post hôm 01/01/2019, giáo sư Từ Lập Bình từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội TQ đã nói về kế hoạch của Anh:


"Đây là động tác lên gân, nhắm vào Trung Quốc và tìm cách gắn kết với các thế lực bên ngoài trong cuộc tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa."


Báo này cũng trích lời ông Nễ Lạc Hùng, chuyên gia hải quân ở Đại học Chính trị và Pháp luật Thượng Hải nói "đây là bằng chứng Anh cùng các đồng minh thân cận khác của Mỹ ngày càng lại gần đường lối cứng rắn của Donald Trump chống lại Trung Quốc".


Trong năm 2018, Anh Quốc đã cử các tàu HMS Albion và HMS Sutherland vào Biển Đông, đi qua các tuyến hàng hải mà Trung Quốc đang tìm cách hạn chế quyền đi lại.


Theo chuyên gia Thành Đỗ từ Paris viết cho BBC Tiếng Việt trong tháng 12/2018, không chỉ Anh mà Pháp, qua lời Bộ trưởng Quốc phòng Florence Parly cũng nói sẽ cử hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle tới Biển Đông trong năm 2019.


image015

Bản quyền hình ảnh Reuters Image caption P-8 Poseidon, phi cơ do thám của Hoa Kỳ tại hội chợ hàng không Singapore Airshow


Đối tác năm nước


Trên thực tế, dù không có căn cứ quân sự nào sau Thế Chiến 2 ở Nam Á và Đông Nam, Anh vẫn là thành viên chủ chốt của một liên minh quân sự nhỏ, 'Five Power Defence Arrangements' (FPDA) từ 1971.


Các nước này đều là thành viên Khối Thịnh vượng chung (Commonwealth), trong đó có Anh, Úc, Malaysia, New Zealand, và Singapore.


Quy chế đối tác gồm năm quốc gia này được nâng cấp hồi 2016 và đề ra kế hoạch cho các tàu chiến và hàng không mẫu hạm Anh thăm vùng biển Đông Nam Á.


Họ cũng đồng ý với nhau rằng các nước gần nhất như Úc và New Zealand sẽ ứng cứu Singapore và Malaysia nếu bị tấn công.


Anh Quốc vì ở xa hiện chỉ đóng góp phần huấn luyện hải quân và không quân, với các đơn vị Không quân Hoàng gia Anh (RAF) thường xuyên có mặt tại căn cứ Butterworth, bang Penang của Malaysia.


image016

Bản quyền hình ảnh ROSLAN RAHMAN Image caption Hải quân Singapore duyệt đội danh dự ở quân cảng Changi


Tại Brunei, Anh Quốc hiện có thỏa thuận tiếp cận cơ sở huấn luyện cho bộ binh và biệt kích cùng quân lực hoàng gia nước chủ nhà.


Sang ngày 2/01/2019, Bộ trưởng Ngoại giao Anh, Jeremy Hunt, phát biểu tại Singapore xác nhận rằng Anh Quốc "muốn mở rộng hiện diện qua các đối tác quân sự đã có trong vùng" và nhắc đến tiểu đoàn Gurkha của Anh có mặt tại Brunei.


Trên bình diện quốc tế, Anh Quốc, cũng qua lời Bộ trưởng Gavin Williamson, gần đây lên tiếng mạnh mẽ hơn về đe dọa an ninh mạng từ Nga và Trung Quốc.


Anh hiện cũng là thành viên của liên minh tình báo 'Năm Con Mắt' gồm các nước nói tiếng Anh: Hoa Kỳ, Anh Quốc, Australia, New Zealand và Canada.


Trong năm qua, quan chức hoặc chuyên gia từ các nước này đều lần lượt nói về nguy cơ 'tin tặc' và điều họ gọi là 'nạn trộm cắp công nghệ cao' một số đối tượng từ Trung Quốc thực hiện./(theo BBC 01/1/2018)
05 Tháng Ba 2017(Xem: 7661)
Hãng tin Reuters cho rằng việc 308 hành khách đi tour du lịch mới tới quần đảo hiện nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc ở Biển Đông “là nỗ lực mới nhất của Bắc Kinh nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền ở vùng biển chiến lược”.
02 Tháng Ba 2017(Xem: 7945)
Bộ trưởng Đài Loan Phùng Thế Khoan (Feng Shih Kuan): Đài Loan « cần có những cải cách mới trong hoạt động huấn luyện… Lực lượng Hải quân, khi đi tuần tra ở Biển Đông, sẽ tiến hành luyện tập với lực lượng Không quân, để bảo vệ ngư dân, các tàu tiếp tế hậu cần, đồng thời thao dượt các hoạt động cứu hộ »
26 Tháng Hai 2017(Xem: 8867)
Những tấm ảnh làm bằng chứng cho thấy Trung Quốc lắp vũ khí phòng không "đáng kể" trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông, một cơ quan nghiên cứu cho hay. Những hình ảnh vệ tinh được một tổ chức của Mỹ công bố cho thấy súng phòng không và các hệ thống phòng thủ tên lửa được lắp đặt trên bảy hòn đảo.
23 Tháng Hai 2017(Xem: 8565)
Tại Hội nghị San Francisco năm 1951, khi bàn đến chủ quyền các lãnh thổ trong đó có các đảo, quần đảo bị Nhật chiếm của các quốc gia sẽ trao trả cho ai, Thủ tướng Trần Văn Hữu trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam phát biểu khẳng định chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa là của VIệt Nam.
13 Tháng Hai 2017(Xem: 8815)
Philippines Daily Inquirer ngày 10/2 đưa tin, một số nhà nghiên cứu tin rằng, bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) khó có thể ra đời trong năm 2017, thậm chí quá trình đàm phán COC khi nào mới kết thúc cũng chưa có câu trả lời xác định.
09 Tháng Hai 2017(Xem: 8447)
Trả lời phỏng vấn hãng tin AFP ngày 07/02/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết ông tin rằng Trung Quốc có thể sẽ bồi đắp bãi cạn Scarborough, chỉ nằm cách đảo Luzon của Philippines 230 km. Trung Quốc đã chiếm giữ bãi cạn này từ năm 2012.
07 Tháng Hai 2017(Xem: 8332)
TIN LIÊN QUAN: - Xem thêm ở mục Mục PHỎNG VẤN Nhân ngày Hội thảo Quốc tế tại Nha Trang.
24 Tháng Giêng 2017(Xem: 8584)
"Mỹ sẽ đảm bảo rằng chúng tôi bảo vệ quyền lợi của chúng tôi ở đó. Đó là câu hỏi rằng, có phải những hòn đảo nhân tạo này trong thực tế nằm ở vùng biển quốc tế và không phải một phần của lãnh thổ hợp pháp của Trung Quốc. Tất nhiên sau đó chúng tôi sẽ phải bảo đảm rằng, chúng tôi sẽ bảo vệ lãnh thổ quốc tế khỏi sự kiểm soát của một quốc gia".
22 Tháng Giêng 2017(Xem: 8697)
Phó Đô đốc Thẩm Kim Long, Tư lệnh Hạm đội Nam Hải được thăng chức Tư lệnh Hải quân Trung Quốc thay ông Ngô Thắng Lợi. Phó Đô đốc Viên Dự Bách - Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải được thăng chức Tư lệnh Chiến khu Nam phụ trách địa bàn Biển Đông.
19 Tháng Giêng 2017(Xem: 8379)
Ông chủ Điện Manacanang - Tổng thống Rodrigo Duterte đã thể hiện một cách xuất sắc kế này trong việc mang về cam kết 24 tỉ USD viện trợ, đầu tư từ Trung Quốc, 8,7 tỉ USD cam kết viện trợ và đầu tư từ Nhật Bản, hai kỳ phùng địch thủ ở Đông Á
17 Tháng Giêng 2017(Xem: 8453)
Ảnh chụp vệ tinh của CSIS - AMTI công bố ngày 13/12/2016 cho thấy các điểm đặt pháo phòng không được Trung Quốc triển khai trên đá Xu Bi (Subi) thuộc quần đảo Trường Sa, Biển ĐônẢnh do AMTI cung cấp cấp REUTERS
15 Tháng Giêng 2017(Xem: 8372)
AP ngày 13/1 đưa tin, Thủ tướng Nhật Bản đã kết thúc chuyến thăm Philippines 2 ngày vào hôm nay, sau khi mang đến cam kết viện trợ và đầu tư 8,7 tỉ USD cho quốc gia này.
12 Tháng Giêng 2017(Xem: 8622)
1. Oanh tạc cơ chiến lược H-6 TQ bay quanh Trường Sa. 2. Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh thử vũ khí ở phía Nam đảo Hải Nam. 3. Tàu ngầm tấn công của Trung Quốc cập cảng Kota Kinabalu của Malaysia.
08 Tháng Giêng 2017(Xem: 8121)
Hải quân Nhật Bản và Philiipines tập trận chung trong vùng biển Subic để chống lại mọi « âm mưu thay đổi nguyên trạng » tại Biển Đông. Một phát ngôn viên hải quân Nhật kêu gọi Hoa kỳ và các quốc gia châu Á cùng nỗ lực bảo vệ quyền tự do lưu thông đang bị đe dọa. Theo Reuters, cuộc tập trận chung Nhật- Philippines diễn ra ngày thứ sáu 06/01/2017.
05 Tháng Giêng 2017(Xem: 8588)
Duterte: "Tôi sẵn sàng tuyên chiến với Trung Quốc ngay ngày mai, với điều kiện toàn bộ Hạm đội 7 Hoa Kỳ được điều động đến đây".
03 Tháng Giêng 2017(Xem: 8023)
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 29/12 cho biết ông sẽ kiên quyết đòi hỏi (việc thực hiện) phán quyết của Tòa trọng tài hồi tháng 7 nếu Bắc Kinh bắt đầu khai thác dầu khí ở Biển Đông.
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 8553)
Tổng thống Philippines đã nhắc lại rằng ông muốn tránh đối đầu với Trung Quốc và nói rằng không có gì cấp thiết trong việc yêu cầu Bắc Kinh thi hành phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực về vụ kiện Biển Đông, đưa ra vào đầu tháng 7 vừa qua, nhưng đã bị Trung Quốc bác bỏ.