Biển Đông trong mối nguy của tàu “dân quân” Trung Quốc

10 Tháng Giêng 201911:15 CH(Xem: 7885)

VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG - THỨ SÁU 11 JAN 2019


Biển Đông trong mối nguy của tàu “dân quân” Trung Quốc


Ngô Minh Trí


11/01/2019 


Bên cạnh các nguy cơ quân sự, an ninh và nguồn thủy hải sản trên Biển Đông còn đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi lực lượng tàu cá và cả tàu “dân quân” của Trung Quốc.


image007


“Tàu cá” Trung Quốc ở khu vực bãi Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của VN . Ảnh: DigitalGlobe - Vulcan INC


Ngày 10.1 (theo giờ VN), Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại thủ đô Washington D.C (Mỹ) tổ chức công bố dự án An ninh hải dương Stephenson nhằm lên tiếng bảo vệ nghề cá và môi trường của các vùng biển trên thế giới.


Một phần đáng kể “tàu cá” Trung Quốc tại khu vực này dường như mang nhiệm vụ “dân quân” hàng hải. Chúng tôi nhận ra điều đó vì cách hành xử không bình thường của các tàu cá Trung Quốc


Tham dự buổi công bố có tiến sĩ John Hamre, Chủ tịch CSIS - cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, và thượng nghị sĩ Sheldon Whitehouse cùng nhiều chuyên gia trong lĩnh vực hàng hải. Cũng tại sự kiện này, ông Gregory B.Poling, Giám đốc Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải (AMTI) thuộc CSIS, đã có bài phản ánh thực trạng nguồn hải sản cũng như an ninh ổn định trên Biển Đông. Về vấn đề này, ông Poling đã có cuộc trả lời phỏng vấn Thanh Niên ngay trước sự kiện ra mắt dự án An ninh hải dương Stephenson.


“Vỏ bọc” tàu cá

Ông đánh giá thế nào về tình hình quản lý ngư nghiệp và hợp tác môi trường trên Biển Đông trong những năm qua?


Đây là vấn đề cấp bách nhất mà các bên tranh chấp trên Biển Đông phải đối mặt. Nếu tình trạng đánh bắt quá mức, hủy hoại môi trường tiếp tục đang diễn ra như hiện nay thì nguồn thủy sản ở vùng biển này sẽ sớm cạn kiệt trong vài năm tới. Ước tính, nguồn thủy sản tại đây đã giảm đến 70% trong 2 thập niên qua. Vì thế, nếu không sớm có biện pháp phù hợp, nguồn sinh kế của hàng triệu ngư dân ven Biển Đông sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.


Một trong những biện pháp căn cơ là các bên liên quan cần sớm đạt thỏa thuận quản lý ngư nghiệp, mà không cần phải chờ đến khi đạt được Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).


Từ năm 2012 đến nay, tàu cá Trung Quốc thường xuyên có nhiều đợt “tràn” xuống Biển Đông với hàng chục ngàn tàu mỗi lượt. Cũng thời gian qua, rất nhiều tàu cá của ngư dân VN bị đâm phá trên Biển Đông bởi tàu Trung Quốc mà trong đó không ít tàu dân quân ngụy trang tàu cá do Trung Quốc triển khai. Ông đánh giá thế nào về tình trạng này?


Nghiên cứu của chúng tôi đã kết luận rằng Trung Quốc đang có đội tàu cá lớn nhất ở khu vực quần đảo Trường Sa, áp đảo số lượng tàu cá VN, Philippines và Malaysia. Một phần đáng kể “tàu cá” Trung Quốc tại khu vực này dường như mang nhiệm vụ “dân quân” hàng hải. Chúng tôi nhận ra điều đó vì cách hành xử không bình thường của các tàu cá Trung Quốc. Thay vào đó, chúng ngụy trang như tàu cá nhưng chủ yếu quanh quẩn gần các thực thể mà Bắc Kinh đang chiếm đóng để thực hiện nhiệm vụ “canh phòng”.


Chẳng hạn như trong quá trình dùng vệ tinh theo dõi từ tháng 8 - 10.2018, chúng tôi phát hiện 200 - 300 “tàu cá” Trung Quốc dài hơn 50 m hoạt động quanh bãi đá Vành Khăn và rạn Xu Bi thuộc Trường Sa. Số tàu này chẳng mấy khi có hoạt động đánh bắt hải sản.


Thực tế, Bắc Kinh đã tiêu tốn một khoản tiền khổng lồ để phát triển và nâng cấp lực lượng tàu “dân quân” này, gây nên những căng thẳng, nguy hiểm khó lường trên Biển Đông. Bởi lực lượng này rất đông và hoạt động thiếu lề lối, khó kiểm soát.


Quá nguy hiểm khi ngư dân được vũ trang


Vậy đâu là giải pháp để ngăn chặn tình trạng trên?


Các nước Đông Nam Á và Trung Quốc cần sớm đạt được thỏa thuận về kiểm soát nghề cá, bên cạnh việc đàm phán giải quyết tranh chấp. Một phần trong các thỏa thuận phải là cách thức, thậm chí có thể trợ cấp tài chính chuyển đổi ngành nghề, để giải quyết tình trạng đánh bắt quá đà ở Biển Đông.  


Đồng thời, Trung Quốc phải có nghĩa vụ ngăn chặn lực lượng tàu cá khổng lồ mà nước này triển khai đến Trường Sa. Thật quá nguy hiểm khi ngư dân lại được vũ trang và hoạt động như “vũ khí” của Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh vẫn luôn bao biện rằng giải quyết tranh chấp bằng ngoại giao. Số tàu này phải bị ngăn chặn hoàn toàn, vì nếu chúng không hoạt động công tác “dân quân” mà chuyển qua đánh bắt như ngư dân thì nguồn hải sản bị cạn kiệt. Số lượng tàu này nhiều đến mức có thể có tổng năng lực đánh bắt nhiều hơn tổng số tàu cá của các nước khác trong khu vực.


Cộng đồng quốc tế, trong đó có Mỹ, phải gia tăng áp lực ngoại giao để Trung Quốc phải thay đổi hành vi, tiến hành đàm phán nghiêm túc với các nước láng giềng. Mỹ cùng các nước khác cần cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và pháp lý để các quốc gia Đông Nam Á phát triển khả năng quản lý nghề cá ở vùng biển đang tranh chấp.     Bên cạnh đó, Washington và nhiều bên khác cần nhận thức rõ rằng việc thực thi tự do hàng hải (FONOP) dựa trên luật pháp quốc tế là rất cần thiết để bảo vệ tự do hàng hải cho cộng đồng quốc tế, đồng thời bảo vệ nguồn tài nguyên trên Biển Đông. Để làm được điều này, cộng đồng quốc tế cần hỗ trợ xây dựng và tăng cường năng lực hàng hải cho các nước trong khu vực Đông Nam Á. Ông Gregory B.Polin./ (theo Thanh Niên)
11 Tháng Tư 2016(Xem: 8349)
"Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter sẽ tới thăm các địa điểm ở Philippines, nơi Mỹ dự tính đồn trú binh sĩ, trong đó có một căn cứ gần biển Đông.Kênh CNN hôm nay đưa tin rằng ông Carter sẽ tới thăm một căn cứ cách Trường Sa khoảng 160 km".
07 Tháng Tư 2016(Xem: 8690)
"Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở thủ đô Washington, ông Carter nói rằng "trong năm qua Trung Quốc là quốc gia hiếu chiến nhất” trong khu vực, và Mỹ “đang phản ứng đơn phương theo khuôn khổ của việc tái cân bằng”.
05 Tháng Tư 2016(Xem: 8803)
"Bất chấp các cảnh báo từ Bắc Kinh, chính quyền Nhật Bản vẫn giữ nguyên lập trường đưa nguy cơ xung đột gia tăng tại Biển Đông vào Tuyên bố chung của thượng đỉnh lần thứ 42 của khối G7, sẽ diễn ra trong hai ngày 26 và 27/05/2016 tại Nhật Bản".
31 Tháng Ba 2016(Xem: 8660)
"Việc Mỹ tuần tra bên trong 12 hải lý đá Xu Bi, Vành Khăn ở Trường Sa hay đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa hoàn toàn đúng luật, lại có tác dụng phá âm mưu hiện thực hóa đường lưỡi bò bằng yêu sách ngầm 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế mà Trung Quốc giăng ra, tại sao phải do dự khi lên tiếng ủng hộ, bảo vệ hành động ấy?" - "Trung Quốc đẩy nhanh quân sự hỏa Biển Đông. Trong hình là một chi đội tàu khu trục Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận đối kháng thực binh bắn đạn thật ở Biển Đông từ ngày 17 - 21/2/2016".
29 Tháng Ba 2016(Xem: 8601)
- "Theo hãng tin Anh Reuters, trong một bản thông cáo được bộ Quốc Phòng Trung Quốc công bố hôm qua, bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc đã nhấn mạnh rằng quân đội hai nước nên « tăng cường các chuyến thăm cấp cao và trao đổi chiến lược, nâng cao tình hữu nghị, củng cố hoạt động giao lưu quốc phòng biên giới và hợp tác thiết thực trên vấn đề tham gia chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, nghiên cứu khoa học quân sự và công nghiệp quốc phòng ».
27 Tháng Ba 2016(Xem: 10643)
Ảnh trái: Tham vọng "chiếm nước" dòng chảy nguyên thủy của sông Mekong bắt nguồn từ rặng núi Himalaysa xuống đất Trung Quốc gọi là sông Lan Thương. Trung Quốc xây một loạt chuỗi đập thượng nguồn khổng lồ tiêu biểu là đập Cảnh Hồng (Jinghong) ở sông Lan Thương kéo xuống các đập ở Lào (Xayabouri), ở Thái, ở Cambodia, đe dọa trực tiếp đồng bằng vựa lúa sông Cữu Long. Ảnh phải: tham vọng "chiếm đất"(đảo, đá)ở Biển Đông của Trung Quốc. VĂN HÓA minh họa.
24 Tháng Ba 2016(Xem: 8553)
"Theo hãng tin Đài Loan CNA, có khoảng một chục phương tiện truyền thông ngoại quốc được một chiếc phi cơ vận tải quân sự C-130 chở đến Ba Bình (mà Đài Loan đặt tên là Thái Bình), thực thể địa lý tự nhiên lớn nhất ở vùng Trường Sa : hai đài truyền hình CNN và Al-Jazeera, ba tờ báo Wall Street Journal, Financial Times, Yomiuri Shimbun cùng các hãng thông tấn AP, AFP, Reuters, Bloomberg và Kyodo".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 8433)
"Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông, những diễn biến mới nhất về hành động phi pháp của Trung Quốc là nội dung hội thảo “Tranh chấp lãnh thổ và luật hòa bình trong thời toàn cầu hóa” tại Học viện Tư pháp Liên bang Nga hôm 21/3. Hơn 100 chuyên gia chuyên gia, học giả, nhà Việt Nam học của Nga và quốc tế tham gia sự kiện do Học viện Tư pháp Nga thuộc Tòa án Tối cao Liên bang Nga tổ chức". - Đài Loan sẽ đưa báo chí ra thăm đảo Ba Bình
17 Tháng Ba 2016(Xem: 8504)
"Vương Hàn Linh, Giáo sư thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc nói với South China Morning Post: "Khuyến khích các tàu cá tham gia bảo vệ quyền lợi hàng hải là rất phổ biến trong các nước Đông Nam Á như Việt Nam và Philippines, bởi vì điều này không bị luật pháp quốc tế, Luật Biển cấm đoán".
13 Tháng Ba 2016(Xem: 8890)
"Một tấm bản đồ toàn bộ Biển Đông được Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS, trụ sở tại Washington công bố vào cuối tháng Hai, đã nêu bật tầm hoạt động của các loại tên lửa và chiến đấu cơ mà Trung Quốc đã triển khai tại vùng Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các loại thiết bị radar mà Bắc Kinh đang rốt ráo lắp đặt".
03 Tháng Ba 2016(Xem: 8221)
"Bloomberg ngày 3/3 dẫn lời cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cho rằng, các nước ASEAN nên tránh đối đầu quân sự với Trung Quốc trên Biển Đông vì sức mạnh tuyệt đối của họ. Các bên liên quan nên tìm cách giải quyết tranh chấp chủ quyền - hàng hải với Bắc Kinh thông qua đối thoại, đàm phán hòa bình".
25 Tháng Hai 2016(Xem: 9618)
1. Tình hình biển Đông Trung Quốc bành trướng bằng thủ đoạn "cắt xúc xích". 2. USS Lassen-82 xuyên qua khu vực 12 hải lý quanh đảo Xu Bi ra sao? 3. TQ khánh thành sân bay Chữ Thập phi pháp. 4. USS Curtis Wilbur xâm nhập 12 hải lý đảo Triton. 5. Cận cảnh HQ-9 và cơ sở quân sự phi pháp của Trung Quốc ở đảo Phú Lâm. 6. Trung Quốc đặt radar phi pháp ở đảo nhân tạo Châu Viên. 7.Trung Quốc tặng Campuchia 2 chiến hạm. 8. Hải quân Campuchia sẽ thao dượt với các tàu Trung Quốc. 9. Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ kêu gọi dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí cho VN
21 Tháng Hai 2016(Xem: 8410)
"Việc Trung Quốc có kéo tên lửa đối hạm ra triển khai ở Biển Đông hay không, theo ông Kiệt sẽ phụ thuộc vào cái gọi là "mức độ khiêu khích từ phía Mỹ". Nói cách khác, Trung Quốc đang chờ một cái cớ từ Mỹ, như vụ tuần tra đảo Tri Tôn hay đá Xu Bi. Còn kế hoạch họ đã chuẩn bị sẵn từ lâu - PV". Ảnh: Các cứ điểm hỏa tiễn trên đảo Phú Lâm. Photo Fox News 14 Feb 16.
16 Tháng Hai 2016(Xem: 10149)
"Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ (CSIS) dự báo, đến năm 2030 Biển Đông gần như sẽ trở thành ao nhà của Trung Quốc. Đó là hệ quả của sự hiện diện gần như liên tục của Trung Quốc. Điều này sẽ bẻ gẫy trật tự an ninh khu vực sau Chiến tranh Thế giới thứ II".