Những 'căn phòng hạnh phúc' ở Trường Sa

15 Tháng Giêng 20197:51 CH(Xem: 8188)

VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG - THỨ TƯ 16 JAN 2019


Những 'căn phòng hạnh phúc' ở Trường Sa


15/01/2019


TTO - "Căn phòng hạnh phúc" là cách nói vui của nhiều người về những căn phòng được ưu tiên dành riêng cho lính đảo có vợ ra thăm với hi vọng tình yêu sẽ đơm hoa kết trái ngay trên đảo sau những tháng ngày dài xa cách.


image006

Chị Hải Dương và bé Phạm Hoàng Yến - món quà bất ngờ sau chuyến ra đảo thăm chồng tháng 5-2017 - Ảnh: MY LĂNG


Thượng tá Phạm Duy Hướng, chủ nhiệm chính trị lữ đoàn 146, kể: "Năm 2017 tôi đi cùng đoàn thăm các đảo phía Nam. Trong đoàn có các cô, các chị có chồng làm bên rađa nên có tâm lý sợ chồng nhiễm sóng rồi vô sinh; họ mang theo nhiều đồ bổ ra đảo tẩm bổ cho các ông chồng.


Vợ chồng xa cách nhau nhiều ngày, nhiều người lại là vợ chồng son, họ chỉ mong có chuyến đi này để sinh em bé...".


"Phòng hạnh phúc" trong nhà khách


Trên đảo Trường Sa Lớn, một trong những đảo lớn của quần đảo Trường Sa, nhà khách rất rộng, cao hai tầng, có khoảng 30 phòng ngủ. Đây là công trình do TP Hà Nội xây tặng.


Thượng tá Lương Xuân Giáp, từng là chính trị viên ở đảo Trường Sa Lớn, cho hay: "Khi có trường hợp vợ ra thăm chồng thì chỉ huy đảo ưu tiên bố trí cho mỗi cặp ở hẳn một phòng. Nếu không đủ phòng thì anh em cán bộ chiến sĩ sẵn sàng nhường giường, nhường phòng của mình cho đồng đội".


Tại quần đảo Trường Sa chỉ có các đảo lớn như Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Nam Yết, Sinh Tồn, Sơn Ca... mới có nhà khách. Còn ở các đảo chìm không có nhà khách nên anh em lính đảo tự giác nhường nhịn, chia sẻ và tạo điều kiện cho nhau.


Do đảo chìm không gian rất chật hẹp, không thể bố trí gia đình này ở chung với gia đình kia được nên anh em bộ đội dồn hết xuống tầng dưới, nhường giường ở tầng trên thoáng mát, khô ráo cho đồng đội.


Mọi người coi niềm vui của đồng đội cũng là niềm vui của mình" - đại tá Đào Giang Hải (chính ủy lữ đoàn 146 - Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân) nói.


Trung tá Nguyễn Văn Nam, người từng có một thời gian làm chính trị viên đảo Song Tử Tây, cho biết: "Song Tử Tây là đảo lớn nên có nhà khách cao ba tầng, gần 30 phòng. Một phòng khoảng 20m2, được bố trí nhiều giường đôi và giường đơn.


Trước khi đoàn thân nhân ra thăm, tất cả phòng đều được mang vỏ gối, chăn màn ra giặt, ngâm bằng nước Comfort cho thơm tho và thay mới dầu gội đầu, bàn chải đánh răng, xà phòng, lau sàn nhà sạch sẽ.


Trong những "căn phòng hạnh phúc" đó, nhiều cặp vợ chồng đã thành công khi cho ra đời được "hải quân con" sau chuyến ra thăm đảo. Khi đồng đội mình có tin vui, anh em trên đảo phấn khởi lắm".


image007

Anh Định và chị Dung chia tay trong nước mắt sau chín ngày đêm sống trong “căn phòng hạnh phúc” trên đảo Sơn Ca - Ảnh: DUNG PHẠM


Trang trí như phòng cưới


Nhắc lại những kỷ niệm vui lúc đoàn thân nhân ra thăm đảo năm 2015 khi đang làm chính trị viên đảo chìm Cô Lin, đại úy Trương Trọng Tấn, hiện là trợ lý tuyên huấn lữ đoàn 146, bật cười.


Anh là người trực tiếp đi đón đoàn thân nhân ra đảo gồm năm người, trong đó có bốn ông bố và vợ của đại úy chuyên nghiệp Phạm Văn Sinh - nhân viên cơ yếu, người Thanh Hóa.


"Thông thường trên đảo chìm chỉ có chỉ huy đảo mới có phòng riêng. Nhưng anh Sinh là nhân viên cơ yếu nên do tính chất công việc cũng có phòng riêng. Bốn ông bố xếp giường nằm cạnh nhau trong một phòng. Riêng chị vợ được ưu tiên ở cùng chồng trong phòng riêng.


Trước khi chị vợ ra, ở ngoài đảo bọn mình đã bàn nhau làm công tác chuẩn bị phòng ốc, trang trí phòng của anh chị ấy như phòng cưới vậy. Bọn mình còn chỉnh sửa lại cái giường anh ấy cho chắc chắn, ngon lành hơn".


Theo đại úy Tấn, bình thường lính đảo toàn đàn ông với nhau, mọi cái đều xuề xòa. Nhưng khi có phụ nữ ra thì phải khác. Anh em được quán triệt nhiệm vụ từ lời ăn tiếng nói đến ăn mặc phải chỉn chu. Khi ăn uống thì mọi người cùng tập trung ở phòng ăn chung.


Bình thường bộ đội quần đùi áo lót ngồi ăn, có phụ nữ lên đảo anh em phải mặc quần dài cho lịch sự. Ăn xong rồi là phải vội thay cái quần dài ra để đỡ dơ quần.


Anh em ngoài đảo cái gì cũng chia ngọt sẻ bùi cùng nhau. Nhiều người không có vợ ra thăm cũng buồn lắm nhưng khi thấy đồng đội hạnh phúc, mình cũng hạnh phúc theo.


Câu chuyện chín ngày


Vừa cưới nhau, vợ chồng son chưa kịp lên kế hoạch có con thì bất ngờ anh Nguyễn Quang Định nhận quyết định ra đảo.


"Mình buồn lắm, mới cưới xong không muốn xa anh nhưng vẫn phải động viên chồng đi đảo" - chị Phạm Thị Dung (TP Cam Ranh, Khánh Hòa) chia sẻ.


Tháng 1-2016 anh lên đường ra đảo Sơn Ca. Cuối năm 2016, anh gọi điện thông báo sẽ về vào dịp Tết âm lịch. Người vợ trẻ hào hứng lên kế hoạch đón chồng nhưng cuối cùng anh không về được.


"Tôi rất buồn nhưng tự an ủi: mình đã cố gắng chờ một năm thì giờ thêm sáu tháng nữa cũng cố gắng chờ được" - chị nghĩ.


Cuối tháng 5-2017, chị ra Trường Sa thăm chồng, lúc này là thượng úy Nguyễn Quang Định. "Anh công tác ở đảo Sơn Ca. Đợt ấy đảo Sơn Ca có năm bà vợ ra thăm chồng, chỉ riêng mình chưa có con.


"Căn phòng hạnh phúc" của mình vốn là phòng khách dành cho đoàn nên có đến ba chiếc giường. Đó là sự ưu tiên đặc biệt của đảo dành cho chúng tôi để có không gian riêng tư. Ban chỉ huy đảo thì tạo điều kiện tối đa để mình có nhiều thời gian ở với chồng" - chị kể.


Chín ngày trên đảo, chị Dung không nghĩ mình sẽ có thai. Vợ chồng cưới nhau chưa đầy hai năm mà xa nhau đã 19 tháng. Về đến đất liền một thời gian, chị biết mình có thai và thông báo cho anh. Anh đã hét toáng lên, chạy đi thông báo cho cả đảo.


Thành công ngoài dự kiến


Việc có con thật sự là nằm ngoài dự kiến, vượt ngoài mong đợi của hai vợ chồng thượng úy Nguyễn Quang Định. Đó là sự may mắn và là kỷ niệm đáng nhớ của hai người.


Khi chị Dung sinh con, các nữ hộ sinh cười bảo: chu choa, thằng con Trường Sa nè. Vợ chồng chị đã đặt tên con trai là Quang Đăng, nghĩa là ngọn đèn hải đăng soi sáng đảo Sơn Ca.


image005

Chị Dung và bé Quang Đăng, đứa con trai đầu lòng được hoài thai trên đảo Sơn Ca - Ảnh: MY LĂNG


"Trong những "căn phòng hạnh phúc" đó, nhiều cặp vợ chồng đã thành công khi cho ra đời được "hải quân con" sau chuyến ra thăm đảo. MY LĂNG
18 Tháng Tám 2016(Xem: 8457)
Tờ China Daily của nhà nước Trung Quốc hôm 17/8 đưa tin Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc đặt mục tiêu đến giữa năm sau sẽ hoàn tất phần khung của một bộ quy tắc ứng xử để giảm căng thẳng ở Biển Đông có tranh chấp.
14 Tháng Tám 2016(Xem: 7995)
Mặc cả tài nguyên Biển Đông "Bãi cạn Scarborough, khu vực đánh cá truyền thống của ngư dân Philippines, cách bờ biển Philippines 230 km (140 hải lý), cách đảo Hải Nam Trung Quốc 650 km (350NM).
11 Tháng Tám 2016(Xem: 9180)
"Theo tin từ Bộ Ngoại giao, hội thảo quốc tế với chủ đề “Quy chế pháp lý của đảo, đá trong luật quốc tế và thực tiễn Biển Đông” sẽ được tổ chức từ ngày 16-18.8.2016 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa".
09 Tháng Tám 2016(Xem: 8129)
"Nhiều ảnh chụp từ vệ tinh mới đây cho thấy Trung Quốc xây dựng các nhà chứa máy bay trên ít nhất 3 đảo nhân tạo tại Trường Sa, bất chấp cam kết không quân sự hóa Biển Đông".
07 Tháng Tám 2016(Xem: 8162)
"Hãng truyền thông Fairfax Media đưa tin Úc sẽ đưa binh sĩ và khí tài quân sự đến Biển Đông để quan sát Nga và Trung Quốc tập trận, thu thập những thông tin quan trọng, bao gồm đánh giá xem sự hợp tác của Nga và Trung Quốc vào tháng 9".
28 Tháng Bảy 2016(Xem: 9287)
"Tôi là thuyền trưởng Buzz Donnnelly, chỉ huy Hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan. Chúng ta đang hoạt động ngay bây giờ ở vùng biển quốc tế trên Biển Đông, giữa quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa".
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 8469)
"Đảo - đá" Ba Bình sau phán quyết "Sự kiện diễn ra một tuần sau khi Tòa Trọng tài ở The Hague, Hà Lan ra phán quyết bác bỏ cái gọi là "quyền lịch sử" trong đường 9 đoạn Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông, đồng thời khẳng định Ba Bình chỉ là đảo đá, không được hưởng vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý".
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 10790)
"Nhiều chuyên gia đã đánh giá việc đổi tên Biển Đông (South China Sea) là rất cần thiết. Google Maps chắc hẳn sẽ có những điều chỉnh sao cho phù hợp với những luật lệ quốc tế".
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 8912)
Ảnh minh họa bên: Ngày 20-1-16, Hãng Reuters đưa tin, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi và Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ John Richardson vừa có cuộc họp trực tuyến kéo dài 120 phút, trong đó khuyến khích gia tăng sử dụng các quy chế ứng xử giữa chiến hạm 2 nước trong các cuộc chạm trán bất ngờ trên biển. Đây là cuộc hội đàm trực tuyến thứ 2 kể từ khi Đô đốc John Richardson nhậm chức Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ.
14 Tháng Bảy 2016(Xem: 8462)
"Một nước Trung Quốc phẫn nộ và một nước Philippines hân hoan đang nhắm tới việc mở đàm phán chính thức ... "
11 Tháng Bảy 2016(Xem: 12605)
Mạnh ai nấy chiếm - Hồn ai nấy giữ!
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 8446)
"Theo Hoàn Cầu Thời Báo, Bắc Kinh phải tăng cường khả năng phòng thủ và « sẵn sàng cho bất kỳ đối đầu quân sự nào ». Cho dù trong ngắn hạn, Bắc Kinh chưa thể cạnh tranh được với Hoa Kỳ nhưng phải đủ khả năng khiến cho Hoa Kỳ trả giá rất đắt nếu can thiệp quân sự vào tranh chấp ở Biển Đông".
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 8008)
"Cuộc tập trận sẽ bắt đầu từ ngày mai 5/7 và kết thúc vào Thứ Hai tuần tới 11/7, một ngày trước khi Tòa Trọng tài Thường trực PCA ra phán quyết vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc trên Biển Đông".
03 Tháng Bảy 2016(Xem: 8184)
Nếu TQ đánh chiếm đảo của Philippines, 2 Hàng không Mẫu hạm John C. Stennis và Ronald Reagan sẽ phản ứng ra sao? Tuyên bố của Đại sứ Mỹ với TT Philippines có ý nghĩa gì? Tờ Đông Phương xuất bản tại Hồng Kông ngày 28/6 đưa tin, trước thềm Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc (áp dụng sai, giải thích sai, vi phạm UNCLOS 1982) ở Biển Đông, các chiến hạm "át chủ bài" của cả 3 hạm đội hải quân Trung Quốc đã tập trung về đại bản doanh hạm đội Nam Hải ở đảo Hải Nam để "hội sư".
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 12860)
Mặt trận biển Tây Philippines
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 9493)
Cận kề phán quyết La Haye,Tầu khựa có ý đồ gì khi điều tàu cá xâm phạm Natuna?
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 8683)
"Theo nhiều nguồn tin, trong những tuần tới, Tòa Án sẽ ra phán quyết về vụ kiện này và có rất nhiều khả năng bất lợi cho Trung Quốc. Chính vì thế, Trung Quốc đã nói với các nhà ngoại giao thuộc Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á (ASEAN) là Bắc Kinh không loại trừ khả năng rút ra khỏi Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982".