Ý ký kết tham gia Sáng kiến Vành đai Con đường của TQ

24 Tháng Ba 201911:28 CH(Xem: 6917)

VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG - THỨ HAI 25 MAR 2019


Ý ký kết tham gia Sáng kiến Vành đai Con đường của TQ


23/3/2019

image020

Bản quyền hình ảnh Reuters Image caption Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng nước chủ nhà Giuseppe Conte có mặt chứng kiến việc ký kết hàng loạt các thỏa thuận giữa Trung Quốc và Italy


Italy trở thành nước đầu tiên trong số các nền kinh tế phát triển tham gia vào chương trình đầu tư toàn cầu của Trung Quốc, là dự gây quan ngại trong số các đồng minh phương Tây của Ý.


Có 29 thỏa thuận với tổng trị giá 2,5 tỷ euro đã được ký kết trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Rome.


Dự án được coi như tân Con đường Tơ lụa, nối Trung Quốc với châu Âu, giống như tuyến đường thương mại cổ xưa.


Các đồng minh của Ý trong Liên hiệp châu Âu và Hoa Kỳ đã tỏ ý quan ngại về sức ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.


Dự án của Trung Quốc làm những gì?


Dự án có tên Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) liên quan tới làn sóng tài trợ của Trung Quốc cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn trên thế giới, nhằm đẩy nhanh việc đưa hàng hóa Trung Quốc vươn ra các thị trường xa hơn.


Những người chỉ trích coi việc này cũng thể hiện một cách rõ rệt nỗ lực của Bắc Kinh trong việc gây ảnh hưởng địa chính trị và chiến lược.


Dự án cho đến nay đã tài trợ cho các hạng mục tàu hỏa, đường sá, và cảng biển, trong đó các công ty xây dựng của Trung Quốc được trao hợp đồng béo bở để kết nối các cảng với các thành phố, dùng nguồn vốn vay từ nhiều ngân hàng Trung Quốc.


Mức độ vay nợ Trung Quốc của các nước châu Phi và Nam Á khiến phương Tây và chính người dân các nước này quan ngại, nhưng sẽ có nhiều con đường, nhiều tuyến hỏa xa sẽ không thể được xây dựng nếu không dựa vào những khoản vay này.


image021


Ký kết những gì tại Rome?


Đại diện cho Italy là Phó thủ tướng Luigi Di Maio, lãnh đạo Phong trào Năm Sao theo chủ nghĩa dân túy, ký biên bản ghi nhớ với phía Trung Quốc, theo đó Italy chính thức trở thành một phần trong Con đường Tơ lụa Kinh tế và Sáng kiến Con đường Tơ lụa trên Biển cho Thế kỷ 21.


Các bộ trưởng sau đó ký thỏa thuận về năng lượng, tài chính, và sản xuất nông phẩm, rồi tiếp đến là giới đứng đầu các hãng gas và năng lượng cùng các hãng xây dựng lớn của Ý, các hãng được hứa hẹn tiếp cận thị trường Trung Quốc, ký.


Công ty Giao thông Kiến thiết (Communications and Construction Company), một công ty thuộc nhà nước Trung Quốc, sẽ được trao quyền tiếp cận cảng Trieste để tạo các cầu nối tới trung và đông Âu


Phía Trung Quốc cũng được tham gia phát triển cảng Genoa.


image022

Bản quyền hình ảnh Oxford Science Archive/Getty Imag Image caption Những chuyến đi của nhà thám hiểm Marco Polo dọc Con đường Tơ lụa được mổ xẻ trong cuốn sách "Book of Marvels"


EU quan ngại


Các thỏa thuận được ký tại Rome giữa lúc đang có những câu hỏi về việc liệu hãng Huawei của Trung Quốc có thể được phép tham gia xây dựng các mạng lưới thông tin nhạy cảm hay không, sau khi Mỹ bày tỏ quan ngại rằng hãng này có thể giúp Bắc Kinh do thám phương Tây.


Đây không phải là một phần trong các cuộc thương thuyết tại Italy.


Tuy nhiên, chỉ hơn một tuần trước khi thỏa thuận được ký, Ủy hội châu Âu đã ra một tuyên bố chung về "mức ảnh hưởng quyền lực kinh tế và chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc" và nhu cầu cần phải "xem xét" mối quan hệ.


Trong lúc Chủ tịch Tập Cận Bình công du tới Rome, các lãnh đạo EU tại Brussels đang cân nhắc xem nên dùng cách tiếp cận nào cho mối quan hệ của họ với Trung Quốc.


Hồi tháng Ba, phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Garrett Marquis chỉ ra rằng Ý là một cường quốc kinh tế và không cần "đem cho vay tính chính danh đối với dự án cơ sở hạ tầng hợm hĩnh của Trung Quốc".


Các quan chức Ý thì nói rằng thỏa thuận mà họ ký không phải là một hiệp định quốc tế, và không có tính ràng buộc. (BBC)
18 Tháng Tám 2016(Xem: 8543)
Tờ China Daily của nhà nước Trung Quốc hôm 17/8 đưa tin Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc đặt mục tiêu đến giữa năm sau sẽ hoàn tất phần khung của một bộ quy tắc ứng xử để giảm căng thẳng ở Biển Đông có tranh chấp.
14 Tháng Tám 2016(Xem: 8078)
Mặc cả tài nguyên Biển Đông "Bãi cạn Scarborough, khu vực đánh cá truyền thống của ngư dân Philippines, cách bờ biển Philippines 230 km (140 hải lý), cách đảo Hải Nam Trung Quốc 650 km (350NM).
11 Tháng Tám 2016(Xem: 9262)
"Theo tin từ Bộ Ngoại giao, hội thảo quốc tế với chủ đề “Quy chế pháp lý của đảo, đá trong luật quốc tế và thực tiễn Biển Đông” sẽ được tổ chức từ ngày 16-18.8.2016 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa".
09 Tháng Tám 2016(Xem: 8218)
"Nhiều ảnh chụp từ vệ tinh mới đây cho thấy Trung Quốc xây dựng các nhà chứa máy bay trên ít nhất 3 đảo nhân tạo tại Trường Sa, bất chấp cam kết không quân sự hóa Biển Đông".
07 Tháng Tám 2016(Xem: 8244)
"Hãng truyền thông Fairfax Media đưa tin Úc sẽ đưa binh sĩ và khí tài quân sự đến Biển Đông để quan sát Nga và Trung Quốc tập trận, thu thập những thông tin quan trọng, bao gồm đánh giá xem sự hợp tác của Nga và Trung Quốc vào tháng 9".
28 Tháng Bảy 2016(Xem: 9371)
"Tôi là thuyền trưởng Buzz Donnnelly, chỉ huy Hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan. Chúng ta đang hoạt động ngay bây giờ ở vùng biển quốc tế trên Biển Đông, giữa quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa".
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 8560)
"Đảo - đá" Ba Bình sau phán quyết "Sự kiện diễn ra một tuần sau khi Tòa Trọng tài ở The Hague, Hà Lan ra phán quyết bác bỏ cái gọi là "quyền lịch sử" trong đường 9 đoạn Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông, đồng thời khẳng định Ba Bình chỉ là đảo đá, không được hưởng vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý".
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 10873)
"Nhiều chuyên gia đã đánh giá việc đổi tên Biển Đông (South China Sea) là rất cần thiết. Google Maps chắc hẳn sẽ có những điều chỉnh sao cho phù hợp với những luật lệ quốc tế".
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 8991)
Ảnh minh họa bên: Ngày 20-1-16, Hãng Reuters đưa tin, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi và Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ John Richardson vừa có cuộc họp trực tuyến kéo dài 120 phút, trong đó khuyến khích gia tăng sử dụng các quy chế ứng xử giữa chiến hạm 2 nước trong các cuộc chạm trán bất ngờ trên biển. Đây là cuộc hội đàm trực tuyến thứ 2 kể từ khi Đô đốc John Richardson nhậm chức Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ.
14 Tháng Bảy 2016(Xem: 8565)
"Một nước Trung Quốc phẫn nộ và một nước Philippines hân hoan đang nhắm tới việc mở đàm phán chính thức ... "
11 Tháng Bảy 2016(Xem: 12675)
Mạnh ai nấy chiếm - Hồn ai nấy giữ!
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 8536)
"Theo Hoàn Cầu Thời Báo, Bắc Kinh phải tăng cường khả năng phòng thủ và « sẵn sàng cho bất kỳ đối đầu quân sự nào ». Cho dù trong ngắn hạn, Bắc Kinh chưa thể cạnh tranh được với Hoa Kỳ nhưng phải đủ khả năng khiến cho Hoa Kỳ trả giá rất đắt nếu can thiệp quân sự vào tranh chấp ở Biển Đông".
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 8103)
"Cuộc tập trận sẽ bắt đầu từ ngày mai 5/7 và kết thúc vào Thứ Hai tuần tới 11/7, một ngày trước khi Tòa Trọng tài Thường trực PCA ra phán quyết vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc trên Biển Đông".
03 Tháng Bảy 2016(Xem: 8279)
Nếu TQ đánh chiếm đảo của Philippines, 2 Hàng không Mẫu hạm John C. Stennis và Ronald Reagan sẽ phản ứng ra sao? Tuyên bố của Đại sứ Mỹ với TT Philippines có ý nghĩa gì? Tờ Đông Phương xuất bản tại Hồng Kông ngày 28/6 đưa tin, trước thềm Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc (áp dụng sai, giải thích sai, vi phạm UNCLOS 1982) ở Biển Đông, các chiến hạm "át chủ bài" của cả 3 hạm đội hải quân Trung Quốc đã tập trung về đại bản doanh hạm đội Nam Hải ở đảo Hải Nam để "hội sư".
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 12981)
Mặt trận biển Tây Philippines
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 9601)
Cận kề phán quyết La Haye,Tầu khựa có ý đồ gì khi điều tàu cá xâm phạm Natuna?
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 8767)
"Theo nhiều nguồn tin, trong những tuần tới, Tòa Án sẽ ra phán quyết về vụ kiện này và có rất nhiều khả năng bất lợi cho Trung Quốc. Chính vì thế, Trung Quốc đã nói với các nhà ngoại giao thuộc Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á (ASEAN) là Bắc Kinh không loại trừ khả năng rút ra khỏi Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982".