Nhận xét về Vài ý kiến...

15 Tháng Mười Hai 20207:33 SA(Xem: 6124)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN THẢO LUẬN - THỨ BA 15 DEC 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Nhận xét về Vài ý kiến...

image004

TRẦN ANH TUẤN


Bài tôi viết vài hàng về sách Vietnam, Territoriality and the South China Sea: Paracel and Spratly Islands và gửi vào Văn Hóa Online ngày 10.12.2020 đã được tác giả Nguyễn Nhã Xin có vài ý kiến... hôm 14.12. Vì thế, đây là nhận xét của tôi để đáp lễ.


Khi anh Nguyễn Nhã và dịch giả của anh chỉ ghi nhận chủ quyền VN trên hai hòn đảo HS-TS thì tôi đã tưởng chỉ là cái lỗi vô tình. Nay nhờ sự thành thật của anh, tôi mới biết đó là cái sự cố ý!


Hóa ra nhà xuất bản Routledge bên London đã yêu cầu các anh phải đổi địa danh quần đảo ra thành hòn đảo. Ý của họ là các anh nên xác định chủ quyền của VN chỉ có trên HAI đảo mà thôi, chứ không phải là chủ quyền trên toàn cả hai quần đảo. Họ có hậu ý, sao các anh bị mắc bẫy? Các anh có biết, đó là cái giá rất đắt về sự chính trực mà các anh phải trả không? Hay các anh nhượng bộ vì quá mừng được họ chiếu cố?


Đó là chưa kể địa danh South China Sea trên bìa sách. Đến năm 2019 rồi mà các anh vẫn sử dựng địa danh này sao? Các anh còn lệ thuộc Tàu đến bao giờ nữa? Các anh không nghe tên Biển Đông, chí ít là Biển Đông Nam Á trong nhiều thập niên qua? Hay đây lại là ý kiến thứ hai của nhà xuất bản Anh quốc? 


Phần giải thích từ ngữ “islands” có chữ “s” của anh Nguyễn Nhã thuộc hạng chầy cối trong tranh cãi. Anh nào biết có “s” là do bìa sách của các anh có hai địa danh Paracel Spratly!  


Vì thế, việc “hiện nay chính quyền Việt Nam đang sử dụng cuốn sách Vietnam Territoriality and the South China Sea: Paracel & Spratly Islands” để đấu tranh cho Chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa” như anh Nguyễn Nhã viết theo tôi chỉ là hoang tưởng. Vì chính quyền nào mà lại... dại đến độ chỉ đấu tranh cho chủ quyền của hai đảo? 


Vì sự hoang tưởng của anh Nguyễn Nhã cứ lớn dần theo năm tháng, tôi phải lưu ý thêm cho anh biết chuyện “thâm và thủ” của giáo sư Carlyle A. Thayer khi khen anh là, nguyên văn, “private scholar.” Từ ngữ “scholar” tự nó có ý nghĩa trang trọng đủ rồi, tôi chưa hề thấy ai kèm chữ “private” theo nó. Private là gì, anh Nguyễn Nhã biết không? Là cá nhân, là riêng tư, là tài tử. Anh giáo sư người Úc này vì nghiên cứu Việt Nam cả đời nên đã nhiễm cái “thâm” của người Việt. Viết phần Foreword cho sách nên anh ta chọn chữ “scholar” để khen. Nhưng phải “thủ” chứ, vì nội dung hệ lụy nhiều đến chính trị nên chưa biết tốt xấu, binh chống, khen chê... thế nào. Vậy là kiếm chữ “private” để sau này dễ xoay sở.


14.12.2020

06 Tháng Tám 2017(Xem: 8244)