Cơ chế ASEAN hiện nay và "sắp tới" :"Đồng thuận"; loại bỏ "Đồng thuận X"; hay "Thiểu số phục tùng đa số" *

04 Tháng Chín 20165:52 CH(Xem: 8748)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  05  SEP 201


Cơ chế ASEAN hiện nay và "sắp tới" :"Đồng thuận"; loại bỏ "Đồng thuận X"; hay "Thiểu số phục tùng đa số" *


VĂN HÓA - Điểm nhấn:


CT Trần Đại Quang: "Biển Đông nằm trong lòng khu vực Đông Nam Á, đem lại nhiều lợi ích quan trọng không chỉ cho các quốc gia trong khu vực mà còn là tuyến giao thông hàng hải, hàng không huyết mạch của thế giới. Cả khu vực đang nỗ lực vươn lên, thúc đẩy các sáng kiến liên kết, hợp tác về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục…" “Nếu để xảy ra mất ổn định, nhất là xung đột vũ trang thì không có người thắng, người thua, mà tất cả cùng thua.”


- “đồng thuận” là một nguyên tắc cơ bản trong cách vận hành của ASEAN, nhưng cũng cho rằng do “các vấn đề mới phát sinh”, ASEAN nên xem xét thiết lập các cơ chế bổ sung để cho phép một mức độ linh hoạt nhất định nhằm quản lý tốt hơn những thách thức an ninh này.


Giáo sư Ngô Vĩnh Long: "Bởi vì Việt Nam là một nước rất quan trọng trong khu vực Biển Đông, mà nếu Việt Nam thụ động, thì không thể đẩy Asean đi thêm được nữa. "Tôi nghĩ có thể ông biết có một nước nào đó có thể đi đến việc càng ngày càng gây hấn, ông muốn báo động và ông muốn cho biết Việt Nam sẵn sàng bảo vệ quyền lợi của mình, nếu nước kia, hay nước nào đó tiếp tục đe dọa an ninh".


TS Jonathan London: "Chúng ta đã bước vào một giai đoạn mới, một giai đoạn chúng ta thấy rất rõ những hạn chế của Asean như thế nào, từ trước tới nay đã có nhiều thành viên của Asean, trong đó có Việt Nam, Singapore và các nước khác muốn Asean đóng một vai trò quan trọng, để đề cập những tranh chấp trong Biển Đông. "


"Nhưng bây giờ thấy rõ hơn bao giờ hết rằng vị trí của Campuchia không cho phép để khối Asean có một vai trò quyết định và như thế".


"Và như thế, khi ông Trần Đại Quang có nói là có những bài học có thể học được qua kinh nghiệm của Singapore, trong đó không chỉ là mô hình chính trị, kinh tế của Singapore, mà cũng là mô hình hợp tác với Mỹ".


"Trả lời câu hỏi của BBC Tiếng Việt về giàn 'tứ trụ' mới của Việt Nam với vấn đề Biển Đông, PGS.TS Jonathan London từ Đại học Leiden, Hà Lan cho rằng, lãnh đạo Việt Nam nên thử cách làm hoàn toàn mới, đặc biệt trong việc "truyền thông tới dân chúng tốt hơn", "nên có các bài diễn văn trên vô tuyến và nói rất rõ quan điểm của Việt Nam là như thế nào để người dân biết được họ có thể chờ đợi gì và lãnh đạo sẽ làm việc như thế nào."


GS Nguyễn Mạnh Hùng: "Ý kiến thứ hai của ông Trần Đại Quang có nói về quy chế đồng thuận của Asean là tốt, nhưng ông đề nghị có quy chế mới, quy chế bổ sung cho đồng thuận cũ để cho hình thức ngoại giao của Asean không bị tê liệt.


"Bởi chính sách đồng thuận này trước kia lợi cho Việt Nam, vì Việt Nam thường thuộc về thế thiểu số, bây giờ có một số 'ông thiểu số' khác nhỏ hơn mà ngáng chân, thì Việt Nam không muốn cơ chế đồng thuận nữa. Bây giờ ông muốn một cơ chế bổ sung kiểu mới.


"Còn điều thứ ba mà các học giả nói chiến tranh ai cũng thiệt, chiến tranh tôi nghĩ nói toạc ra là ông Quang cũng nói là nếu Trung Quốc muốn chiến tranh thì Việt Nam cũng sẵn sàng chấp nhận chiến tranh.


"Điểm thứ ba là khi ông Trần Đại Quang nói đến giải pháp hòa bình thông qua ngoại giao và pháp lý, thì chữ pháp lý này có nghĩa là có thể Việt Nam cũng có triển vọng có thể dọa kiện nếu cần". (theo BBC)


* Văn Hóa: - "Nếu chiến tranh xẩy ra, Chính phủ VN và nhân dân VN đứng về phía Mỹ hay phía Tầu?


- Tìm cách loại trừ "hòn đá ngáng đường" Asean không có gì khó! Hun Sen vẫn còn tham vọng bám chức thủ tướng.


- Cơ chế của ASEAN hiện nay và "sắp tới": "Đồng thuận"; loại bỏ "Đồng thuận X"; hay "Thiểu số phục tùng đa số"


image030

Việt Nam, ASEAN và thế lưỡng nan về “đồng thuận”


01/09/2016


(Thời sự) - “Đồng thuận” là một nguyên tắc cơ bản trong cách vận hành của ASEAN, nhưng do “các vấn đề mới phát sinh”, ASEAN nên xem xét thiết lập các cơ chế bổ sung để cho phép một mức độ linh hoạt nhất định nhằm quản lý tốt hơn những thách thức an ninh, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang phát biểu tại Singapore hôm 30/8.


Trong Bài giảng Singapore thứ 38 do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute) chủ trì ngày 30/08/2016, Chủ tịch Nước Việt Nam Trần Đại Quang đã nhấn mạnh tầm quan trọng của ASEAN trong việc định hình các phản ứng của khu vực đối với các mối đe dọa an ninh truyền thống cũng như phi truyền thống, tuyên bố rằng việc duy trì một “cấu trúc khu vực đa cực, đa tầng nấc, trong đó ASEAN đóng một vai trò trung tâm” là điều hết sức quan trọng.


Mặc dù đánh giá cao vai trò của ASEAN trong việc quản lý các vấn đề an ninh khu vực, bao gồm tranh chấp ở Biển Đông, song ông Trần Đại Quang cũng chia sẻ thẳng thắn đề nghị  ASEAN nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc giải quyết hiệu quả các tranh chấp, một vấn đề chủ yếu do nguyên tắc đồng thuận của khối gây ra.


image032

Chủ tịch Nước Việt Nam Trần Đại Quang.


Trả lời một câu hỏi từ cử tọa về quan điểm của Việt Nam về vai trò của ASEAN trong các vấn đề khu vực, Chủ tịch Nước Việt Nam dù công nhận “đồng thuận” là một nguyên tắc cơ bản trong cách vận hành của ASEAN, nhưng cũng cho rằng do “các vấn đề mới phát sinh”, ASEAN nên xem xét thiết lập các cơ chế bổ sung để cho phép một mức độ linh hoạt nhất định nhằm quản lý tốt hơn những thách thức an ninh này.


Trong số các “vấn đề mới phát sinh” mà ông Trần Đại Quang đề cập tới có những khó khăn gần đây mà nguyên tắc đồng thuận gây ra cho việc định  hình một quan điểm chung của ASEAN về các vấn đề an ninh khu vực, đặc biệt là về vấn đề tranh chấp Biển Đông.


Kể từ khi gia nhập ASEAN vào năm 1995, Việt Nam đã rất chú trọng sử dụng các cơ chế ASEAN để quản lý tranh chấp Biển Đông với các quốc gia yêu sách khác, đặc biệt là Trung Quốc. Tuy nhiên, nguyên tắc đồng thuận của ASEAN cũng đặt ra một tình thế khó xử đối với Việt Nam trong việc theo đuổi chiến lược này. Trong khi nguyên tắc này cho phép Việt Nam về cơ bản có thể phủ quyết các chính sách và hành động của ASEAN nào có thể gây phương hại đến lợi ích quốc gia của mình, nó cũng làm hạn chế những nỗ lực của Việt Nam nhằm tạo ra một lập trường chung giữa các quốc gia thành viên ASEAN về vấn đề tranh chấp Biển Đông.


Vì vậy, đề nghị của ông Trần Đại Quang rằng ASEAN có thể tính tới các cơ chế bổ sung nhằm vượt qua các khó khăn mà nguyên tắc đồng thuận của ASEAN gây ra phản ánh thực tế rằng vấn đề tranh chấp Biển Đông đang chiếm vị trí trung tâm trong chương trình nghị sự đối ngoại của Việt Nam, vượt lên trên những lợi ích khác mà nguyên tắc này có thể mang lại cho Hà Nội trong các vấn đề khác.


Đề nghị của Chủ tịch Nước Trần Đại Quang có thể được ASEAN xem xét nếu ASEAN muốn tăng cường hiệu quả của mình trong việc giải quyết các vấn đề bức xúc có tác động lớn đối với an ninh khu vực. Nó cũng trùng hợp với đề nghị của một số học giả khu vực cho rằng ASEAN cần đánh giá lại cơ chế ra quyết định dựa trên đồng thuận của mình bằng cách loại bỏ quyền phủ quyết của các nước thành viên, đồng thời áp dụng nguyên tắc “ASEAN trừ nước X” thay vì sự đồng thuận đầy đủ trong việc giải quyết các vấn đề nhất định.


Để đề xuất này được thông qua bởi ASEAN, trước hết các quốc gia thành viên cần phải đạt được một sự đồng thuận về sự cần thiết phải thay đổi cơ chế làm việc nền tảng lâu nay của Hiệp hội. Nếu xét tình hình gần đây của ASEAN, triển vọng để các nước thành viên có thể để đạt được một sự “đồng thuận chống lại đồng thuận” như vậy, hoặc ít nhất là đồng ý về các cơ chế bổ sung cho nguyên tắc đồng thuận như ông Trần Đại Quang đề nghị, có thể không cao.


Trong bối cảnh đó, Việt Nam và một số đối tác ASEAN khác có chung lợi ích và quan điểm có thể làm việc cùng nhau để hình thành các cơ chế tạm thời nhằm giải quyết các vấn đề an ninh khẩn cấp, đặc biệt là liên quan tới tranh chấp Biển Đông. Dù cách tiếp cận như vậy có thể ít nhiều làm suy yếu vai trò trung tâm và sự đoàn kết của ASEAN, nhưng đó có thể là một sự đánh đổi mà các thành viên ASEAN phải chấp nhận nếu họ kiên quyết muốn giữ vững nguyên tắc đồng thuận.


Lê Hồng Hiệp – Nghiên cứu viên chính tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak Institute), Singapore.


(Theo Vietnamnet)


* tựa của Văn Hóa

15 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 6126)